Lễ Hội chùa Keo Hành Thiện 2010

Lễ Hội chùa Keo Hành Thiện 2010

Như các bạn đã biết, hằng năm cứ đến tháng 9 âm lịch, cư dân thuộc Làng Hành Thiện, Xã Xuân Hồng Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định lại tổ chức Hội Làng Truyền Thống để mừng ngày sinh nhật của đức Thánh Tổ Dương Không Lộ (Không Lộ Thiền Sư 14-9 âm lịch). Hội diễn ra trong 5 ngày từ ngày mồng 10 đến ngày 15. Có 2 ngày chính là 12 và 15, cũng là 2 ngày dân làng Rước Kiệu truyền thống và diễn ra hội thi Bơi Trải, một nét văn hóa đặc trưng, độc đáo nhất mà không nơi nào có trên mảnh đất Việt Nam. Phóng sự ảnh sau đây tôi gửi tới các bạn ngắn gọn về nội dung chính của Lễ Hội năm 2010 và cũng giống như hằng năm, gồm có 2 phần chính quan trọng nhất là: Rước Kiệu và Thi Bơi Trải

Phần 1 – Lễ Rước Kiệu truyền thống


Phần 2 – Hội thi Bơi Trải truyền thống

Tôi xin được nói qua về Hội Thi Bơi Trải truyền thống: Làng Hành thiện có tất cả 17 xóm (thống kê mới nhất) nhưng chỉ có 15 Trải (Thuyền đua) ứng với 15 xóm tham gia (vì xóm Trung mới nhập, xóm 12 và 13 nhập thành một Đội). Vì sao Tôi nói trên là một môn thi độc nhất vô nhị vì ở đây là Bơi Trải đứng (Chèo đứng như chèo đò), mỗi Trải có 10 người tham gia, trong đó có 1 ông lái và 9 người chèo. Tư thế chèo ở đây các bạn hình dung như chèo đò để dễ hiểu nhất (không giống như các hội thi chèo thuyền của những địa phương khác trên đất nước Việt Nam là ngồi và cầm mái chèo vục xuống nước). Bắt đầu xuất ở trong sông con (một dòng sông chảy quanh co theo trục của làng Hành Thiện) độ dài của sống chừng 4-5km, đi hết con sông này đoàn đua sẽ ra tới sông lớn là sông Ninh Cơ (nhánh của sông Hồng), và thực hiện luật thi là chèo vòng quanh con sông này với 3.5 vòng rồi quay về bắt Têu (như dân địa phương hay gọi) hay Nêu (theo đúng nghĩa của nó) trong sông con, nếu đội nào về đầu thì sẽ dành giải nhất. Trung bình mỗi cuộc thi bơi trải diễn ra từ 3.5 – 4 h đồng hồ) Đây là môn thi đấu cổ truyền rất tuyệt vời đáng được ghi nhớ cũng như lưu trong sử sách của Dân tộc ta, và vẻ đẹp của nói khó ở môn thi nào có được. Giải thưởng của nó thì chẳng đáng là bao với vài trăm ngàn đồng và những tấm bánh dày, nhưng môn thi này đã ăn sâu vào trong tâm thức của người dân ở vùng quê tôi, nó đã là một điều gì đó thiêng liêng mà là một niềm kiêu hãnh không thể khuất phục. Tôi tự hào về nó…

CHÈOOOOOOOOOO……

Thực hiện:
Vũ Quang Thành 2010

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *