Tam Đa Phúc Lộc Thọ: Tác dụng, vị trí đặt, cách sắp xếp đúng chuẩn

Tam Đa Phúc Lộc Thọ: Tác dụng, vị trí đặt, cách sắp xếp đúng chuẩn

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là gì, có tác dụng thế nào, cách sắp xếp theo thứ tự ra sao, đặt thờ cúng ở chỗ nào mới đúng? Cùng theo dõi nội dung sau sẽ rõ.


1. Tam Đa Phúc Lộc Thọ là gì?


Tam da phuc loc tho
 

Trong quá trình ảnh hưởng giao lưu về kinh tế, văn hóa, lịch sử từ lâu đời, ông cha ta đã khơi trong gạn đục, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa của các dân tộc khác, đặc biệt là Trung Hoa để làm giàu có, phong phú hơn cho đời sống tâm linh và tinh thần của người Việt ta.

Trong những phong tục đó phải kể đến tục thờ Tam Đa Phúc Lộc Thọ. Từ xưa đến nay, tượng ba ông Tam Đa Phúc Lộc Thọ thường được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình Việt để gửi gắm ba điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và sức khỏe (Thọ).

Người xưa quan niệm, người vô phúc (không có con cái) thì cuộc sống có được nhiều lộc và tuổi thọ cao đi nữa thì cũng không viên mãn. Tương tự như vậy, nếu không có lộc thì phúc và thọ bao nhiêu cũng không hạnh phúc.

Sở dĩ có cái tên “Tam Đa” là bắt nguồn từ truyền thuyết: Đời thượng cổ ở Trung Quốc, tương truyền vua Nghiêu là một vị Hoàng đế hiền minh thời thịnh trị, thái bình.

Nhân dịp tiết xuân nhà vua đi thưởng ngoạn cảnh xuân, nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều: Chúc nhà vua trường thọ, phú quý nhiều lộc, sinh nhiều con trai tỏa phúc ấm cho cả Hoàng tộc.

Tuy nhiên nhà vua vẫn không chấp nhận những lời chúc phúc ấy. Nhà vua đã thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều “Đa phúc, đa lộc, đa thọ” được gọi làm “Tam đa” cho cả trăm họ.

Từ đó, Tam Đa trở thành lời chúc nhau may mắn, hạnh phúc trong những ngày tết đến, xuân sang. Và tượng ba ông “Tam đa” cũng ra đời từ đó.

Ba ông Tam Đa Phúc Lộc Thọ được thờ cúng chung với nhau, không tách rời. Cả ba vị đều có khuôn mặt nhân hậu và nụ cười rất hoan hỷ.

2. Ý nghĩa của tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ


Tam da phuc loc tho 1
 

Ba ông Tam Đa Phúc Lộc Thọ trong phong thủy được xem là tiêu biểu cho 3 điều hạnh phúc lớn nhất của đời người, ai cũng mong ước có nhiều lộc, lắm phúc và được sống lâu. Nhưng quan niệm hạnh phúc như thế nào cho đúng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện lịch sử tùy từng thời điểm.

Nếu ngày xưa, ông cha ta quan niệm “nhiều con lắm phúc”, “có con trai mới có phúc” thì ngày nay, gia đình êm ấm, sum vầy đoàn tụ, con trai hay con gái đều là phúc.

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ ngày nay hiện diện ở khắp nơi trong các gia đình, cửa hàng, nhà hàng, cơ sở buôn bán, kinh doanh… của người Việt ta.

Với ý nghĩa mang lại những điều tốt lành, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe, ba ông Phúc – Lộc – Thọ được thờ cúng như một tín ngưỡng để cầu mong sự an ổn và tiền tài cho cả gia đình.

Ngoài ra, các con cháu cũng thường sử dụng tượng Tam Đa làm quà tặng cho ông bà cha mẹ vào những dịp như mừng thọ với mong ước người được nhận trường thọ, sông lâu trăm tuổi. Bên cạnh tượng Tam Đa, rùa phong thủy cũng là vật phẩm chiêu tài, trường thọ mà bạn không thể bỏ qua.

Dù luôn được đặt chung với nhau, song mỗi vị thần trong Tam Đa lại thể hiện ý nghĩa và mang lại tác dụng phong thủy khác nhau.

Ông Phúc:


Tam da phuc loc tho 7
Phúc tinh trong bộ Tam Đa


Trong bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ, ông Phúc tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, tốt lành, con hiền cháu thảo, gia đình sung túc…

Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm có thật trong lịch sử Trung Hoa và đứng đầu triều đình xưa, tên là Quách Tử Nghi. Ông có rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và tài giỏi hơn người.

Vì vậy, tượng ông Phúc thường bế một đứa bé trên tay. Phúc cũng là điều mong ước đầu tiên của mỗi người. Trưng bày tượng ông Phúc sẽ đem đến cho gia chủ nhiều phúc phần, con cháu ngoan hiền, hiếu thảo và thành đạt.

Ông Lộc:


Tam da phuc loc tho 2
Lộc tinh trong bộ Tam Đa
Ông Lộc trong bộ Tam Đa còn được gọi là ông Thần Tài, tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và tài lộc sung túc.

Truyền thuyết nói rằng ông Lộc là quan lớn của triều đình, có tài ăn nói khéo léo nên được vui ban nhiều bổng lộc vô kể.

Hình tượng ông Lộc có phần đầu đội mũ quan, tay cầm ngọc như ý tượng trưng cho sự thăng tiến về công danh sự nghiệp, vạn sự được như ý, tài lộc tấn tới. Trong bộ Tam Đa, ông Lộc đứng ở giữa.

Bên cạnh đó, Gậy như ý phong thủy là một vật phẩm phong thủy giúp gia tăng quyền lực, kích tài chiêu lộc, cầu cát giải hung mà bạn không nên bỏ lỡ.

– Ông Thọ:


Tam da phuc loc tho 3
Thọ tinh trong bộ Tam Đa
Ông Thọ được khắc họa với hình tượng ông tiên già, râu tóc bạc trắng, trán cao với nụ cười hiền hậu. Tay trái ông Thọ ôm một trái đào tiên, tay chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn.

Ông Thọ sẽ phù hộ cho gia chủ luôn có sức khỏe và sự trường thọ để được hưởng phúc.

Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao tượng ông Thọ thấp hơn 2 ông Phúc và ông Lộc, một số người cho rằng đây là lỗi trong khâu đục tượng nhưng sự thực không phải như thế. Ông Thọ là hình ảnh cụ già chống gậy nên lưng lúc nào cũng khom xuống, chính vì vậy tượng ông thấp hơn là điều hợp lý.

3. Tác dụng của Tam Đa Phúc Lộc Thọ


Tam da phuc loc tho 4
 

Ba Tiên ông Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh là biểu tượng may mắn về Tiền bạc, Sung túc – Hạnh phúc con cháu đầy đàn. Tiếp đó là sức khỏe dồi dào, tuổi thọ trường sinh khi tích hợp cả ba vị này.

Trong tiếng Trung, chữ Đa có nghĩa là nhiều, là nhân lên. Hàm ý của bộ Tam đa này là gia tăng Đa Phúc, Đa Lộc và Đa Thọ.

Ngoài ra, ba ông Tam Đa còn mang nguyên khí của sao Lục, Bạch, Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận bát quái, làm gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, giúp chủ nhà thịnh vượng, công danh rực rỡ, tiền tài thăng tiến, học hành thành đạt, tăng tuổi thọ, sức khỏe và cầu thêm con cái.

4. Cách sắp xếp Tam Đa Phúc Lộc Thọ đúng chuẩn


Tam da phuc loc tho 5
 

Bày tượng Tam Đa đúng chuẩn, Tam Tinh luôn ngự trị trong nhà cho nên tượng ba ông Tam Đa luôn luôn phải đặt theo đúng thứ tự để phát huy tính năng phong thủy cao nhất. 

Do có nguồn gốc từ Trung Hoa, nên theo thứ tự của Hán tự, phải sắp xếp vị trí của Tam Đa ngựợc lại từ phải sang trái. Có nghĩa là ta sắp xếp theo thứ tự như sau là đúng nhất: Tượng Phúc Tinh – đặt bên phải, tượng Lộc Tinh – đặt ở giữa, tượng Thọ Tinh – đặt bên trái.

Tuy nhiên, sự sắp xếp theo cách này không phải là bắt buộc. Trong thực tế, người ta cũng có thể chọn để sắp xếp chúng theo nhiều cách. Ví dụ: Ông Phúc tại trung tâm, ông Thọ bên phải của mình và ông Lộc bên trái.

Bạn nên đặt tượng ba ông Tam Đa Phúc Lộc Thọ trong những căn phòng chính của ngôi nhà như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc, thư phòng và nên đặt ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ để khai thác cát khí và năng lượng Phong Thủy may mắn. Vị trí đặt tượng phải cao hơn 80cm trở lên trên bàn kệ hay tủ.

Mỗi vị trí lại có ý nghĩa, tác dụng khác nhau như:

– Quầy thu ngân: Tiền tài luôn dư dả. Đừng bỏ lỡ: Quầy thu ngân phạm phong thủy cửa hàng khiến kinh doanh khó phát

– Trên nóc bàn thờ ông địa: Thuận tiện việc thờ các ngài

– Phòng làm việc: Luôn cảm thấy phấn chấn tinh thần

– Phòng khách: Theo phong thủy phòng khách, đặt tượng Tam Đa ở đây sẽ khiến khách tới luôn cảm thấy thiện chí, vui vẻ

Có thể đặt gần vị trí bàn ăn gia đình, song phải đặt trên bàn có chiều cao từ 80cm trở lên.

Bộ tam đa này Phúc – Lộc – Thọ có thể được đặt phía sau vị trí ngồi của bạn để đạt được sự hỗ trợ rất quan trọng, đón nhận may mắn, giữ tài sản tốt và hoàn thành các ước muốn của bạn.

Tượng Tam Đa nếu đem tặng sẽ trở thành món quà tặng phong thủy tốt lành đầy ý nghĩa như lời chúc tốt đẹp nhất cho người thân, bạn bè nhân dịp họ khánh thành nhà mới, chuyển đến nhà mới, hoặc mới tu tạo nhà. Chắc chắn chủ nhà sẽ lưu giữ lại kỷ vật này của bạn lâu dài. 

5. Một số lưu ý khi trưng bày tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ


Tam da phuc loc tho 6
 

– Khi trưng tượng không để bám bụi hoặc các đồ vật che khuất mắt tượng.

– Để tượng nên hướng về phía cửa chính để đón cát khí từ Phúc – Lộc – Thọ. Tham khảo: Sai lầm về vị trí đặt tượng Thần Tài trong nhà khiến tài lộc cứ thế “đội nón ra đi”

– Đại kỵ để tượng Tam Đa gần hoặc trong nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ.

– Tam Tiên Phúc – Lộc – Thọ là những biểu tượng của các ngôi sao may mắn: Phúc tinh – Lộc tinh – Thọ Tinh, cho nên không đặt trên bàn thờ mà thường đặt những những vật phẩm trang trí, cầu may mắn trong nhà.

– Không nên trưng chỉ 1 hoặc 2 bức trong bộ Tam Đa. Gia chủ nên trưng đầy đủ cả bộ 3 bức. Trường hợp nếu có 1 bức tượng bị hỏng thì cần làm lại bức mới chứ tuyệt đối không nên để trưng 2 bức hoặc chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.

– Không để tượng ở vị trí quá thấp, vị trí tối thiểu mà các chuyên gia phong thuỷ thống nhất là mặt của tượng phải ngang tầm ngực trở lên.

– Không để tượng nhìn thẳng ra cửa chính sẽ làm thất thoát tài lộc. Khác với tượng chấn trạch (như Quan Công, tượng Hổ…), thường để nhìn thẳng ra cửa chính thì tượng dùng để chiêu tài (Phúc Lộc Thọ, Tỳ hưu, Thiềm thừ…) thường tránh nhìn thẳng ra cửa chính.

Đừng bỏ lỡ: Chớ dại dịch chuyển vị trí của Thiềm thừ hay tượng Tam đa kẻo làm ăn sa sút, tài lộc hao tổn

– Tùy vào mục đích trưng bày mà gia chủ nên xem xét việc có khai quang tượng hay không. Nếu không khai quang thì tượng đơn giản chỉ là những đồ vật trang trí. Nếu đã khai quang thì phải thờ cúng đầy đủ và đặt ở những vị trí hợp phong thủy.

– Nếu trưng tượng mà không muốn thờ cúng thì nên dùng bút lông gạch hình chữ thập (+) dưới đế của tượng. Khi không thờ tượng nữa thì nên mang lên chùa gửi tuyệt đối không đốt, vứt vào nơi ô uế.


tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *