Untitled Post

Ngày sát chủ 

Bài thơ để nhớ về ngày Sát Chủ như sau: 
Giêng Rắn, hai Chuột, ba Dê nằm.
Bốn Mèo, sáu Chó, Khỉ tháng năm.
Bảy Trâu, chin Ngựa, tám Heo nái .
Một Cọp, mười Gà, chạp Rồng xâm.

Nghĩa là : 
Trong tháng Giêng vào ngày Tỵ ( Rắn) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Hai vào ngày Tý ( Chuột) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Ba vào ngày Mùi ( Dê ) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Tư vào ngày Mão ( Mèo) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Năm vào ngày Thân ( Khỉ) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Sáu vào ngày Tuất ( Chó ) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Bảy vào ngày Sửu ( Trâu ) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Tám vào ngày Hợi ( Lợn ) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Chín vào ngày Ngọ ( Ngựa) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Mười vào ngày Dậu ( Gà ) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Mười Một vào ngày Dần ( Hổ – Cọp) là ngày Sát Chủ 
Trong tháng Mười Hai vào ngày Thìn ( Rồng) là ngày Sát Chủ 

Khi muốn xem ngày giờ tốt để làm việc gì quan trọng lớn lao, người xem ngày
phải trước tiên loại ra ngày Sát Chủ vì ác tính của vị thần này. 
Đối chiếu phép xem ngày trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, thì những ngày Sát Chủ
hầu như đều có nhiều hung ác tinh, nên không thể lấy dùng vào việc.

Sự tích về thần Sát Chủ : 
Xưa, có bốn vị đạo gia tu luyện phép tiên. Một ngày kia đắc đạo đều trở thành
tiên, tên hiệu lần lượt là Tế Công nhất Tiên, Bán Hạ nhị Tiên, Thất Chiêu tam
Tiên và Mai Thanh tứ Tiên. Trải qua một thời gian sau đó, bốn bị tiên gia được
lên cõi Đâu Suất để tu tập Phật Pháp. Trong số bốn vị thì Mai Thanh tứ Tiên là
người ít tuổi nhất vẫn ham cảnh vui thú đời thường, nên đối với việc học tập
kinh chú, luyện pháp Phật có phần trễ nải. 

Đối với Phật Pháp có bát giới ( tám điều răn ) là : 
1.Không sát sanh
2.Không trộm cướp
3.Không tà dâm
4.Không nói bậy
5.Không uống rượu
6.Không ngồi giường cao
7.Không mang đồ vàng, trang sức đẹp tốt
8.Không tập múa hát vui vẻ.

Mai Thanh tứ Tiên đã cố gắng tránh được 7 điều, duy có việc không được uống
rượu là không làm sao khắc phục nổi. Vì vậy được Đức Phật đặt cho pháp danh là
Bát Giới Thượng Tiên, mục đích là nghe đến tên phải nghĩ tới tám điều mà tu
chỉnh bản thân, mới mong việc tu tập đắc thành quả.

Tuy nhiên chứng nào tật nấy không thay đổi, cho nên Bát Giới Thượng Tiên vẫn
không có được kết quả gì. Trong khi các vị huynh trưởng đã được đắc đạo tiếp
tục tu luyện lên cao. Điểm xấu của Bát Giới Thượng Tiên là một khi uống rượu
say thì nổi ác tính, rất háo sát, ít người can ngăn được. Vì thế, giới tiên đều
xa lánh ngại tiếp xúc và đặt thêm cho cái tên là : Sát Giới Thượng Tiên.

Đức Phật thấy tính khí con người này chưa được thuần hậu, khó tu thành chính
quả bèn điều Sát Giới Thượng Tiên về làm Thiên binh Thiên Tướng dưới sự quản
chế của Na Tra Thái Tử Đại Vương, mong rằng tính nết ham mê rượu nhờ kỷ cương
quân pháp mà chấm dứt. Khi có sự giác ngộ, thay đổi bản tính thì cho phép quay
về tiếp tục tu tập đạo pháp.

Sát giới Thượng Tiên được giao thống lĩnh 5 vạn Thiên binh. Nhiệm vụ tuần tiễu
vào hai ngày nhất định trong tháng (như ở trong cách tỉnh đã nêu trên). Khi
không “ma men” khuấy đảo thì Sát giới Thượng tiên quân pháp rất chặt
chẽ, thưởng phạt nghiêm minh, khiến binh lính dưới quyền đều nể phục. Nhưng khi
“Tửu nhập ngôn xuất” thì hành động hồ đồ, ác tính nổi lên. Thấy điều
gì ngang tai trái mắt không vừa lòng là ra tay sát phạt, bất kể hay dở. Chính
vì thế ngày mà có vị này đi tuần tra thường hay sinh ra những việc tai bay vạ
gió bất ngờ. Người phàm trần nếu làm những việc gì quan trọng như động thổ, cất
nóc, cưới hỏi, an táng … nhằm vào ngày này là khó bề thuận lợi, hay phát sinh
tai ương họa hại, chuốc lấy rủi ro. Vì lẽ đó mà Sát Giới Thượng Tiên lại được
xem như là ôn thần, gọi là Thần
Sát Chủ.
 Ngày
Nguyệt kỵ 

Ngày Nguyệt kỵ là những ngày nhất thiết phải kiêng kỵ trong
tháng. 
Mỗi tháng có ba ngày là các ngày : ngày mồng 5, ngày 14 và ngày 23. 
Trong ba ngày này nhiều sự kỵ dụng như : Làm nhà, Cưới gả, Ăn hỏi, Tậu đất, Mua
bán những thứ có giá trị lớn, Xuất hành đi xa ( du lịch, công tác đột xuất,
thăm viếng thân nhân,…); Đổ trần, cất nóc; Động thổ; An táng; Tôn tượng hô
thần; Trình đồng mở phủ; Lập điện thờ Phật, Thần; Cúng bái tế lễ, lập đàn cầu
siêu, giải oan, giải hạn…. 

Tóm lại là ngày
xấu đối với những việc có tính chất dị thường, quan trọng, khác biệt so với
những công việc thường ngày
. Chẳng hạn thường ngày vẫn đi làm,
đi chợ, đi học, đi làm thuê …gọi là việc thường nhật, thì những ngày trên không
phải kiêng kỵ. Nếu bỗng dưng khác đi, cần phải đi mua sắm xe máy mới, ô tô mới,
vậy đó là việc có tính chất dị thường, quan trọng ( vì chiếc xe là tài sản cố
định có giá trị, gắn bó lâu dài với người sử dụng, mục đích phục vụ cuộc sống
chất lượng hơn.). Hoặc tích lũy được số tiền lớn qua bao tháng, năm cần cù lao
động, đến một ngày nào đó tính đến việc mua tậu đất đai để xây dựng nhà cửa.
Vậy sự việc đó mang tính chất dị thường, quan trọng. Hoặc gia đình đang yên vui,
bỗng dưng xảy ra việc có người nhà đột quỵ, thiên thu vĩnh biệt, vậy cũng hiểu
như trên. 

Nói chung ai cũng biết ba ngày này nhưng tại sao lại phải kiêng khem như vậy
thì không có ai hiểu rõ chân tướng. Nay trình bày cho mọi người được biết : 
Ngày mồng 5 . Ngày 14 ( 1+4 = 5) . Ngày 23 ( 2+3=5) tất cả đều hiển thị con số
5.
Từ ngày mồng 5 đến ngày 14 cách nhau 9 ngày. Từ ngày 14 đến ngày 23 cũng cách
nhau đúng 9 ngày. Ta thấy đều biểu thị con số 9. 
Số 5 là con số của Thổ ( Địa ) gọi là Ngũ Hoàng trung thổ, sức mạnh vĩ đại thâm
sâu, dịu dàng nhân ái bao dung như tấm lòng người mẹ ( Địa Mẫu).
Số 9 là con số của Bát Quái Cửu Cung, chính là bầu trời thái cực, sức mạnh khôn
lường, biến hóa vô biên, quyền lực tối cao tối thượng, uy nghi lẫm liệt, nghiêm
nghị hiên ngang như đức tính người cha ( Thiên Phụ ) .

Những ngày này Thiên Địa tương thông ( Thiên Địa thông giao) . Đại Hội Đồng
Tiên Thánh ban sắc lệnh : “Chư vị Tiên gia,
chư vị Thánh Thần phải bế cung tu luyện đạo pháp”. 
Lại truyền khẩu dụ xuống dưới sai Thiên Thương Nguyệt Sát Thị Đẳng Thần là
Thiên binh Thiên tướng thống lĩnh 50 vạn Thiên binh nghiêm trì luật giới. Bất
cứ kẻ nào dám phạm luật đều bị nghiêm trị. 
Vì lý do đó mà các ty, quận, ban, sở …thuộc thế giới Thần Thông không được phép
tiếp nhận giải quyết các tấu sớ trình, văn khấn báo và những hành động bất
thường khác có liên quan đến sự phải chú ý, phải bảo vệ của Thánh Thần hoặc gia
tiên tiền tổ…. Vì thế mới có sự kiêng kỵ như đã nêu trên . Một khi phạm kỵ tất
nhiên sẽ phải chuốc lấy tai ương, rủi ro, hoạn nạn, không thể toại ý sở

Ngày Tam Nương ( Tam Ma Nhật Kỵ) 

Dân gian lưu truyền ngày Tam Nương mồng 3, mồng 7, 13 – 18, 22 – 27 tổng cộng
sáu ngày.
Lại còn có bài thơ kể rằng :
“Mồng
Ba, mồng bảy tránh xa
Mười ba, mười tám cũng là không hay
Hăm hai, hăm bảy sáu ngày
Là Tam Nương sát họa tai khôn lường

Vào những ngày kể trên thì tất cả mọi công việc được coi là thành quả hoặc sẽ
mang lại thành quả, sự vận động mang tính chất khác thường, … đều không nên
tiến hành khởi sự vì sẽ bị phá hỏng, chuốc lấy rủi ro, tai ương, hoạn nạn bất
ngờ, vận xui rủi, tai họa rình rập nguy hiểm….mức độ ảnh hưởng tác động còn
mạnh hơn cả ngày Nguyệt kỵ.

Sự kiêng kỵ cũng giống như đối với ngày Nguyệt kỵ : Không tổ chức ăn hỏi, đám
cưới, an táng, động thổ, cất nóc, đổ trần nhà, đào ao, mua súc vật về chăn
nuôi, tế lễ cầu siêu, chiêu an giải hạn, lập điện thờ Phật Thần, hô thần nhập
tượng, đi lễ đền chùa ( đi xa), xuất hành ( đi du lịch nước ngoài, đi công
tác nước ngoài để ký kết hợp đồng, đi thăm thân nhân…). Khai trương cửa hàng,
nhà hàng, siêu thị…, cho vay cho mượn,…

Nguồn gốc của chuyện này như sau: 
Xưa, thuở ấy con người phàm tục và những vị Phật, Tiên gia, Thánh, Thần có
nhiều điều kiện tiếp xúc gặp gỡ, khó phân biệt thân phận. Trong một cơ duyên
của trời đất, có ba người con gái được học thần thông mà tu luyện đắc đạo
thành Thần, có phép biến hóa. Cả ba người đều cùng chọn một ngọn núi lớn để
tiếp tục hành trình tu học phép Tiên trong thời gian 3 năm . Tình cờ một ngày
đều gặp nhau khi đi lấy nước, hỏi han một hồi biết là cùng đồng đạo thì hoan
hỉ lắm, bèn rủ nhau tập hợp lại để việc rèn luyện nhanh chóng và giúp đỡ nhau
cho khỏi cô quạnh.

Vì việc bế cung tu luyện phải lâu dài, mà việc ăn uống không thể nào bỏ mặc.
Nên phân chia nhau ra mỗi người đi kiếm thức ăn một lượt. Thượng tuần mồng 3.
mồng 7. Trung tuần 13 , 18 . Hạ tuần 22, 27 . ( Trong thế giới Thần Thông
không chia tháng ra bốn tuần như người cõi trần mà chia ra ba tuần, mỗi tuần
có 10 ngày. Thượng tuần từ mồng 1 đến mồng 10. Trung tuần từ 11 đến ngày 20.
Hạ tuần từ ngày 21 đến ngày 30).

Người đầu tiên được cử đi vào ngày mồng 3 và mồng 7 của thượng tuần . Sau khi
xin được các đồ chay tịnh, trái quả, trên đường mang về thấy một nơi có nhiều
chim bay, đậu thì không kềm chế được sự thèm thuồng, bèn tìm cách bắt được
mấy con đem vặt lông nướng thơm đánh chén no say. Đương nhiên khi về đến động
thất, giấu lẹm hai người kia việc đó.

Người thứ hai được cử đi vào ngày 13,18 của trung tuần. Sau khi xin được các
đồ chay tịnh, trái quả, trên đường về qua một nơi thấy có nhiều hang rắn,
nhiều loài rắn to nhỏ sinh sống, cũng không kềm chế được sự thích thú, bèn
tìm cách đánh bắt vài con đem nướng chin, ngồi thảnh thơi đánh chén. Đương
nhiên khi về đến động thất cũng tuyệt nhiên không kể gì thêm.

Người thứ ba được cử đi vào ngày 22, 27 hạ tuần. Sau khi xin được các đồ ăn
thức uống chay tịnh thì trên đường về, qua một nơi thấy có rất nhiều loài Dúi
sinh sống , bèn bắt mấy con đem nướng thơm lừng rồi ngồi đánh chén. Đương
nhiên khi về cũng không nói chuyện cho ai hay.

Trải qua thời gian, đã gần 3 năm cứ diễn biến như vậy. Một hôm có người thợ
săn sống ở gần ngọn núi đó đi săn bắn, tình cờ bắt gặp người đàn bà đi như
bay trên mặt đất đuổi theo lũ chim mà bắt giết, nướng ăn thịt thì lấy làm lạ
lắm. Bèn bí mật theo dõi, biết được sự việc của ba người nữ đang tu luyện
phép tiên, về kể lại cho Sơn Thần Thổ Địa nghe chuyện. Thổ Địa bất bình lên
tấu trình Thiên Quan. Thiên Quan lại bẩm tấu lên Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nổi
giận sai Thiên Binh, Thiên Tướng lập tức xuống bắt ngay ba người nữ kia về
trị tội, giáng xuống đầu thai làm loài Ngạ Quỷ.

Nhờ có chút bản lĩnh mà bọn họ đều trở thành quỷ tướng trong thế giới Quỷ.
Nhưng trí nhớ thì đã bị lãng quên do ăn canh Cháo Lú, trong tiềm thức chỉ còn
lờ mờ ký ức về những ngày lạ lùng trong tháng là mồng 3, mồng 7, 13-18,
22-27. Mỗi khi đến những ngày đó thì ma tính nổi lên rất mạnh, điên cuồng.
Bèn sai bọn lâu la thuộc hạ dưới quyền cùng đi theo để phá phách gây hại,
gieo rắc tai bay vạ gió cho muôn người, muôn nhà. Vì thế mà ngày này có tên
là ngày Tam Nương hay là ngày Tam Ma nhật kỵ.

cầu. Không
Phòng kỵ giá thú 

Trong việc xem ngày cưới, ngày Không Phòng được đặt lên hàng
đầu trong việc loại trừ các ngày được coi là bất lợi cho hôn thú. Ngày này có
một bài thơ để cho dễ nhớ như sau : 
Xuân : Long – Xà – Thử kỵ Không Phòng 
Hạ : Khuyển – Chư – Dương phá bại vong
Thu : Mã – Thỏ – Dần vô nghi dụng 
Đông : Kê – Hầu – Sửu kết hôn hung 

Giảng nghĩa : 
Vào mùa Xuân, tức là vào các tháng Giêng, Hai, Ba ( tháng Dần, tháng Mão,
thángThìn ) những ngày là Thìn ( Long), Tỵ ( Xà), Tý ( Thử ) là ngày Không
Phòng.

Vào mùa Hạ, tức là vào các tháng Bốn, Năm, Sáu ( tháng Tỵ, tháng Ngọ, tháng
Mùi) những ngày là Tuất ( Khuyển ), Hợi ( Chư), Mùi ( Dương ) là ngày Không
Phòng.

Vào mùa Thu, tức là vào các tháng Bảy, Tám, Chín ( tháng Thân, tháng Dậu, tháng
Tuất) những ngày là Ngọ ( Mã), Mão ( Thỏ) , Dần là ngày Không Phòng 

Vào mùa Đông, tức là vào các tháng Mười, Mười Một, Mười Hai ( tháng Hợi, tháng
Tý, tháng Sửu) những ngày là Dậu ( Kê), Thân ( Hầu ), Sửu là ngày Không Phòng. 

Kết hôn vào ngày Không Phòng chủ việc cô đơn, bất lợi, không hạnh phúc lâu dài.
Cuộc sống gia đình hay trục trặc dễ đổ vỡ. Hôn nhân không được thuận lợi. 
Đây chỉ kỵ việc kết hôn, việc ăn hỏi không kỵ.

Nguồn gốc sự tích ngày Không Phòng như sau: 
Xưa, có vị tiên gia tên hiệu Không Phòng Hôn Thú Thị Đẳng Thần là một trong số
những thuộc hạ dưới quyền của Đức Nguyệt Lão Nhân Duyên Phu Thê Tử Tôn Tác Hợp.
Được giao nhiệm vụ tra cứu sổ sách duyên nghiệp, tác hợp nhân duyên cho chúng
sanh bá tánh nơi cõi trần. Vì tình cờ gặp gỡ mà thân quen với một tiên nữ có
tên là Lan Tiên – thị nữ của Hằng Nga Tiên Nữ, ở cung Quảng Hàn. 

Trải qua thời gian biến đổi, nam nữ tình thân, phát sinh mối quan hệ tình cảm
yêu thương tha thiết. Tuy nhiên, luật của thế giới thần thông đối với Tiên,
Thần là không được phép có ái tình nhục dục, không được yêu đương, tình cảm nam
nữ không được vượt quá giới hạn tình bạn.

Hai người bàn tính việc bỏ trốn xuống trần gian. Sự việc bị bại lộ, Lan Tiên bị
giáng xuống làm phàm nhân, đầu thai vào cõi Nhân làm người, vĩnh viễn không
được trở lại Tiên giới. Không Phòng Hôn Thú Thị Đẳng Thần bị bãi miễn chức vụ,
bắt giam 100 ngày rồi sau khi thụ hình giáng xuống làm người trông coi vườn
Thượng Uyển ở cung Đâu Suất.
Mặc dù phải chịu hậu quả do làm trái Thiên Quy, nhưng Không Phòng vẫn không hề
hối tiếc. Trong tâm trí của chàng, hình ảnh nàng Lan Tiên xinh tươi, dịu dàng,
đằm thắm lúc nào cũng hiển hiện không phai mờ. Xa cách ngàn trùng, nỗi bi ai
chán chường, buồn phiền vô hạn. Chàng Không Phòng giờ đây không còn thanh tao,
đạo mạo như xưa nữa. Mái tóc chàng nửa thì đen, nửa thì trắng, lại dài đến tận
thắt lưng. Một khuôn mặt ưu tư, khắc khổ, âu sầu, đôi mắt chỉ toát lên nỗi nhớ
nhung và tiếc thương khôn tả. Khoác trên người chiếc áo choàng dài màu xám, bộ
dạng của chàng đáng thương tới mức Thần Tiên gặp mặt cũng buồn lây, Ma, Quỷ
trông thấy cũng hờn dỗi.

Mỗi khi nhớ đến Lan Tiên, chàng xin phép đi ngao du nơi trần gian . Mục đích là
xuống cõi trần để tìm gặp lại một lần bạn tâm tình xưa cũ. Nhưng Lan Tiên đã bị
giáng đầu thai làm người phàm , giờ đây dung mạo và hoàn cảnh đã đổi khác, biết
tìm ở nơi đâu?
Chàng nhìn thấy trong những đám cưới , cô dâu nào cũng xinh đẹp như là tiên nữ
giáng trần. Chàng tự hỏi: “Biết đâu trong số đó chính là Lan Tiên? “
Thôi thì nhầm còn hơn bỏ sót, chàng liền dùng cây gậy Bạch Trúc chỉ vào cô dâu,
chú dể mà niệm thần chú, khiến cho người con gái nọ phải thay lòng, người con
trai kia phải đổi dạ, để họ không thể có được sự tâm đầu ý hợp, hòa đồng, hạnh
phúc, để không ai có thể cướp đi người trong mộng của chàng.

Từ đó, cứ vào 3 ngày cố định của bốn mùa, chàng Không Phòng lại xuống cõi nhân
gian kiếm tìm trong hy vọng. Gây ra cho chúng sanh biết bao nhiêu hậu quả nhân
duyên trái ngang.

Ngày tốt ngày xấu
trong năm

XEM NGÀY

SỬA MỆNH
– Qua ba bài viết về “Xem tướng sửa mệnh”, tác
giả có nói đến nếu tướng xấu phải sửa, gặp ngày tháng xấu nên tránh. Kỳ này tác
giả nói đến những ngày tháng tốt xấu (cát – hung) nhằm giúp bạn đọc tìm được
ngày tốt nhất để thực hiện việc cần làm.

Nên nói về mệnh vận mỗi người tức vận hạn, đều
được phổ biến trong âm lịch (cần xem trong các loại lịch vạn sự có ghi tên sao
hoặc ngày tốt xấu) mang độ chính xác được tính bằng ngày.Có những cách thức
dùng để xem vận hạn trong ngày như sau :

A/- CÁCH XEM

Các phương pháp để tính cát hung cho bản mệnh :

1- Xét theo năm :Lấy tuổi của bạn tính với Thiên
Can hay Địa Chi trong năm hiện hành, để xét tính hóa hợp xung.Thí dụ : tuổi
Canh Ngọ gặp năm Mậu Tý :- Về Bát Quái : tuổi Ngọ thuộc cung Ly là hành Hỏa,
hợp với các quẻ Khảm, Chấn, Tốn hay vào các tháng ngày giờ Tỵ, Ngọ, Mùi, thuộc
hướng Nam và nên tránh tháng ngày giờ Hợi, Tý, Sửu thuộc hướng Bắc.- Về Ngũ
Hành : Canh Ngọ vản mệnh Lộ Bàng Thổ gặp năm Mậu Tý là Tích Lịch Hỏa. Hỏa sinh
Thổ, là được sinh nhập mất phần khắc, tốt.Theo đó năm Mậu Tý có lợi cho tuổi
Canh Ngọ, nhưng mưu sự thành công không lớn, do lửa sấm sét chỉ xảy ra vào đầu
Hạ cuối Thu (tốt), còn Đông suy, Xuân diệt (xấu).

2- Xét theo tháng :Tính qua Bát Quái của tuổi
Canh Ngọ thuộc hành Thổ theo bản mệnh, sẽ gặp những tháng xấu vào mùa Đông là
tháng 10, 11 và 12 (Hợi, Tý, Sửu) nên đề phòng. Xét về hóa hợp xung 3 tháng Hợi
– Tý – Sửu :- Tháng 10 (Quý Hợi, Thủy) Thổ khắc Thủy, Thổ gặp khắc xuất là mất
phần khắc. Không xấu.- Tháng 11 (Giáp Tý, Kim) Thổ sinh Kim, Thổ gặp sinh xuất.
Xấu.- Tháng 12 (Ất Sửu, Kim) xấu như tháng 11 Giáp Tý.Xét Lục xung, Tứ hành
xung, Tự hình với tuổi Canh Ngọ kỵ các tháng Tứ Tuyệt : Tý, Ngọ, Mão, Dậu tức
tháng 2, 5, 8 và 11. Canh Ngọ còn gặp Tự hình vào tháng 5. Cát hung như sau :-
Tháng 11 (Giáp Tý, Kim) gặp khắc xuất, xấu.- Tháng 2 (Ất Mão, Thủy) Thổ khắc
Thủy, tuy gặp khắc xuất, nhưng không xấu.- Tháng 5 (Mậu Ngọ, Hỏa) Ngọ gặp Tự
hình, là Ngọ tự hình với Ngọ. Khi gặp năm tháng Tự hình phải xét đến Thiên Can,
Địa Chi và Ngũ hành nạp âm giữa tuổi với năm hiện hành.Như tuổi Canh Ngọ Lộ
Bàng Thổ với tháng Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa.Về Thiên Can, Canh chỉ kỵ với Giáp.
Canh (dương Kim) có Mậu (dương Thổ) sẽ hóa Kim. Lưỡng Kim thành khí là hợp
mệnh. Về Địa Chi, Ngọ với Ngọ đều thuộc dương Hỏa, thuộc thế lưỡng Hỏa thành
viên hợp mệnh. Về nạp âm Hỏa sinh Thổ, nên cũng rất hợp với mệnh.Cả ba vế Thiên
Can, Địa Chi, Ngũ hành nạp âm cho thấy tuổi Canh Ngọ dù găp tháng Mậu Ngọ tự
hình (hay găp tuôi, găp năm)̣ vẫn tốt, không mất phần phúc.- Tháng 8 (Tân Dậu,
Mộc) Mộc khắc Thổ, gặp khắc nhập, xấu.- Xét Lục hại : Sửu (tháng 12, Ất Sửu,
Kim) hại Ngọ, vì Thổ sinh Kim, nên Ngọ gặp sinh xuất mất phần phúc.- Xét Tứ
Tuyệt : Ngọ tuyệt với Hợi (tháng 10, Quý Hợi, Thủy), Thổ khắc Thủy, Ngọ khắc
xuất, không xấu.- Xét Tam tai : như tuổi Canh Ngọ gặp tam tai tháng, ngày tại :
Thân, Dậu, Tuất (tháng 7, 8 và 9) :Tháng 7, 8 (Canh Thân, Tân Dậu thuộc Mộc)
Mộc khắc Thổ, Ngọ gặp khắc nhập xấu.Tháng 9 (Nhâm Tuất, Thủy) Thổ khắc Thủy,
Ngọ gặp khắc xuất, không xấu.- Xét Lục hợp : Ngọ hợp với Mùi (tháng 8, Tân Dâu,
Môc) nhưng Mộc khắc Thổ, Ngọ gặp khắc nhập xấu, nên chuyển từ cát sang hung.-
Xét Tam hợp : Ngọ hợp với Dần, Tuất (tháng 1, tháng 9), tháng 9 như đã nói Ngọ
gặp khắc xuất, còn tháng giêng (Giáp Dần, Thủy) Thổ khắc Thủy, Ngọ gặp khắc
xuất nên cũng không xấu.Các tháng còn lại là những tháng không cần lưu ý :-
Tháng 3 (Bính Thìn, Thổ) tốt. Lưỡng Thổ thành sơn- Tháng 4 (Đinh Tỵ, Thổ) tốt.
Lưỡng Thổ thành sơn.- Tháng 6 (Kỷ Mùi, Hỏa) tốt. Hỏa sinh Thổ.Xét theo 12
tháng, chúng ta có thể kết luận được những tháng cát hung cho bản mệnh, theo
thí dụ trên với tuổi Canh Ngọ vừa được diễn giải, ta có :- Tháng tốt : tháng 5
dù gặp Tự hình nhưng từ hung chuyển sang cát, cùng các tháng 3, 4 và 6 đi từ
Thìn đến Mùi như bản mệnh (nói ở phần xét năm) là rất hợp.- Tháng khắc mà không
xấu : tháng 1, 2, 9 và 10, là những tháng không nên mưu sự hay làm những việc
to lớn, đầu tư những chuyện nhỏ để chờ thời cơ. Tuy không xấu nhưng cũng không
được tốt, vì chỉ là “mất phần khắc” thôi.- Tháng xấu : tháng 7, 8, 11 và 12,
làm việc gì cũng nên suy nghĩ phân tích cho kỷ, không nên đầu tư mọi viêc lớn
nhỏ nào sẽ không có lợi.

3 – Xét theo ngày :Sau các yếu tố xét về năm,
tháng cho mệnh vận, để vận dụng những tháng tốt xấu xem các tinh đẩu tọa thủ
trong ngày.Ở phần này chúng tôi diễn giải cách tính hung kiết cho một ngày, và
qua các thí dụ đã xuyên suốt từ trên cho tuổi Canh Ngọ lấy làm điển hình cho
những tuổi khác.Theo thí dụ : tuổi Canh Ngọ bản mệnh Lộ Bàng Thổ tức đất đường
lộ, cung Ly, tính ngày Đinh Sửu trong năm Mậu Tý :1- Theo tháng : ngày Đinh Sửu
thuộc tháng giêng (Giáp Dần) năm Mậu Tý. Về tháng Dần không ảnh hưởng đến hung
kiết, vì tuổi Ngọ được khắc xuất (đã diễn giải phần xét theo tháng), thêm tam
hợp Dần, Ngọ, Tuất, được xem là tháng thứ kiết, do mất phần khắc, không được
phần phúc.2- Theo ngày : ngày Đinh Sửu thuộc hành Thủy (Giang Hà Thủy, nước
sông dài), Thổ khắc Thủy cũng là khắc xuất với tuổi Canh Ngọ, đất đường lộ có
thể cản được nước sông dài. Đồng thời Đinh Sửu thuộc cung Ly, tuổi Canh Ngọ
cũng mệnh Ly, tức lưỡng Hỏa thành viên.Theo phép coi “Ngũ mệnh đặc quái” : lửa
gặp lửa sẽ bốc cháy lên to, tuy vậy nhưng không có nhiều may mắn. Có tiểu nhân
rình rập ám hại (là do gặp khắc xuất mất phần khắc, nếu là sinh nhập tức được
phần phúc sẽ đại cát).Qua 2 bước trên chúng ta tính đến nhóm sao Nhị Thập Bát
Tú và 12 ngày Trực.3- Nhị Thập Bát Tú : có sao Đẩu tọa thủ, mang tính chất :Đẩu
Mộc Giải (Cua, sao Mộc) tốt mọi việc.Tác giả soạn theo bộ lịch Ngọc Hạp Thông
Thư của đời nhà Nguyễn ban hành, cho rằng sao Đẩu là cát tinh (trong bộ Trạch
Cát Hội Yếu của Trung Hoa lại ghi, sao Đẩu xấu mọi việc). Tuy nhiên chúng ta
nên xét đến sự sinh khắc thuộc Ngũ hành.Thí dụ tuổi Canh Ngọ mệnh Thổ gặp sao
Mộc là Mộc khắc Thổ, tuổi Ngọ gặp khắc nhập tức mất phần phúc, xấu.Những cung
mệnh khác như hành Hỏa, hành Kim gặp sao Đẩu là tốt vì được sinh nhập, khắc
xuất. Còn hành Thủy, hành Thổ xấu, vì gặp sinh xuất (Thủy sinh Mộc), khắc nhập
(Mộc khắc Thổ).4- 12 ngày Trực : ngày Đinh Sửu có Trực Bế, xấu mọi sự, trừ việc
đắp đê, lấp rảnh. Mọi tuổi đêu không dùng được.5- Tinh đẩu tọa thủ : trong ngày
Đinh Sửu có :Sao tốt : Thiên đức, Tuế hợp, Tục thế, Đại hồng sa, Trực tinh –
Hoàng đạo Minh Đường.Sao xấu : Địa tặc, Hoang vu, Hỏa tai, Nguyệt hư, Cô quả,
Cửu thổ quỷ, Bát phong, Huyết chi, Huyết kỵ.Ngày Đinh Sửu tức mùng 1 tháng
giêng năm Mậu Tý- Có Thủy ngấn thuộc tinh đẩu phục vụ ngành nông lâm ngư
nghiệp.- Không có những ngày : Nguyệt kỵ, Nguyệt tận, Tam nương, Dương Công kỵ
nhật- Không có các tinh đẩu như Tuế đức, Xích khẩu, Long Thần hành, Đại tiểu
không vong, Sơn ngấn, Kim Thần Thất Sát, Thập Ác Đại Bại.- Theo Tiết khí :
không có Tứ Ly, Tứ Tuyệt- Hoàng đạo, Hắc đạo : ngày Đinh Sửu có Minh đường
Hoàng đạo, nên có các giờ tốt : Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân, Dậu. Không có ngày giờ
Hắc đạo.- Tránh giờ Sát Chủ và Thọ Tử : Sát chủ vào giờ Dần, Thọ Tử vào giờ
Ngọ. 

B – TINH ĐẨU VÀ CÔNG VIỆC : Ứng dụng các tinh
đẩu tọa thủ trong ngày có ghi trong các loại lịch vạn sự, vào các việc cần làm,
sẽ thấy có các nhóm tinh đẩu chủ cho một công việc mang tính cát hay hung, được
liệt kê sau đây.Như vào thời phong kiến, triều đình có 67 việc cần làm, còn dân
chúng có 37 việc đáng nhớ. Nhưng nay chỉ những việc đáng quan tâm về tính cát
hung dùng để chọn ngày lành tránh ngày dữ như sau :

– Chọn cát tinh : (những sao tốt mọi việc) gồm
Thiên đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức, Nguyệt đức hợp, Tuế đức, Tuế hợp, Thiên phú,
Thiên quý, Thiên ân, Thiên Thụy, Thiên thành, Thiên quan, Nguyệt ân, Ngũ Phú,
Tam hợp, Ngũ hợp, Lục hợp, Hoàng ân, Cát khánh, Âm đức, Mãn đức, Thời đức, Đại
hồng sa, Phúc sinh, U vi tinh, Quan nhật.- Nhóm sao Hoàng đạo có Thanh long,
Minh đường, Ngọc đường, Kim đường, Kim quỹ, Tư mệnh.- Nhóm ngày Trực tốt gồm
Trực Trừ, Trực Bình và Trực Khai.- Nhóm Nhị thập bát tú các sao tốt gồm Phòng,
Vĩ, Cơ, Đẩu, Thất, Bích, Lâu, Vị, Tất, Tỉnh, Trương, Chẩn.- Nhóm giải hạn :
Giải thần, Thiên giải, Nguyệt giải, Bất tương, Thiên quý, Minh tinh, Sát cống,
Nhơn chuyên, Trực tinh (3 tinh đẩu sau gặp Thất sát, Lục tinh không gây được
tác dụng giải trừ), Hoạt diệu (gặp ngày Thọ tử sẽ trở nên xấu, không dùng được)

.- Tránh hung tinh : (mọi việc nên tránh) gồm
Sát chủ, Thọ tử, Vãng vong, Thiên cương, Kiếp sát, Kim thần thất sát, Thập ác
đại bại, Đại hao, Trùng tang, Hoang vu, Thiên lại, Thiên hỏa, Tai sát, Tiểu
hồng sa, Nguyệt phá, Nguyệt hình, Băng tiêu, Cửu thổ quỷ (tinh đẩu này sẽ thành
đại hung khi tọa thủ cùng ngày với Trực Kiến, Phá, Bình, Thâu, còn gặp nhiều
cát tinh, nhất là những ngày Hoàng đạo không kỵ).- Nhóm sao Hắc đạo có Bạch hổ,
Chu tước, Huyền vũ, Câu trận, Thiên hình, Thiên lao.- Ngày hung kỵ : Nguyệt kỵ,
Nguyệt tận, Tam nương, Dương công kỵ nhật, Tứ ly, Tứ tuyệt.- Nhóm ngày Trực có
Trực Phá, Trực Nguy, Trực Bế.- Nhóm Nhị thập bát tú : Đê, Tâm, Nữ, Hư, Nguy,
Mão, Chủy, Sâm, Quỷ, Liễu, Dực.Sau khi xét 2 nhóm Cát tinh và Hung tinh, trong
từng hạng mục sau đây có những tên tinh đẩu trùng lắp vì chúng thuộc sao chủ
thể cần được lưu ý. Nếu gặp nhiều hung tinh cần có nhóm sao giải hạn kềm cặp để
hóa giải.

XEM NGÀY XÂY DỰNG : Bao gồm ký kết mua bất động
sản, động thổ đổ móng, cất nhà, gác kèo, lợp mái hay đại trung tu nhà, khởi sự
công việc mới, làm bếp, sửa lò. Những tinh đẩu chủ về xây dựng :- Tốt : ngoài
nhóm Cát tinh, thêm Thiên phú (tọa thủ cùng ngày với trực Khai rất tốt), Sinh
khí, Nguyệt không, Kim quỹ, Tư mệnh, Lộc khố. Trực Thành, trực Chấp. Sao Giác,
Khuê, Chủy, Sâm, Tinh (sao Tinh chỉ tốt cho sửa chữa nhà làm mái, làm bếp, dựng
buồng).– Xấu : ngoài nhóm Hung tinh, còn có Kiếp sát, Sát chủ, Thọ tử, Vãng
vong, Thiên xá (nếu gặp Sinh khí không ky), Thiên hỏa, Thiên ôn, Thiên tặc,
Thiên địa chuyển sát, Tam tang, Trùng tang, Trùng phục, Nguyệt phá, Nguyệt hỏa,
Hỏa tai (2 tinh đẩu sau tránh làm bếp, sửa bếp, đặt lò), Nguyệt tặc, Hoang vu,
Thổ phù, Thổ ôn, Thổ cấm, Lỗ ban sát, Phủ đầu dát, Lục bất thành, Ngũ hư, Hỏa
tinh, Lôi công.Trực Kiến, trực Thâu, trực Khai. Sao Cơ.- Nhập trạch : tránh các
sao Thiên tặc, Tai sát, Ly sào, Chu tước.-
Phép quyền biến : trong xây dựng có nhiều tinh đẩu thuộc hung sát tinh rất ít
cát tinh, vì vậy trong tháng nếu gạn lọc chỉ được từ hai đến ba ngày tốt. Nếu
chờ có ngày tốt để khởi sự e rằng sẽ hỏng việc, vì thế cổ nhân đã chế ra phép quyền
biến trong xây dựng như sau:Nếu gia chủ không được tuổi (xem tuổi qua phép Tứ
Kim Lâu, Lục Hoang ốc) mà buộc phải xây dựng trong năm, nên tìm người hợp tuổi
đứng ra thay thế cúng kiến làm lễ động thổ cúng thành hoàng bản địa, các cô hồn
uổng tử. Khi xây dựng nhà xong, người đóng thay soạn mâm lễ tại nhà mới vái van
đến thành hoàng bản địa giao lại chìa khóa nhà cho gia chủ như cho thuê nhà.Đến
năm gia chủ đã hợp tuổi xây dựng, lúc đó mới chọn ngày giờ cúng tế như lễ thú
phạt với thành hoàng, thổ công, thổ địa rồi tổ chức mừng tân gia. 

XEM TUỔI LỤC HOANG ỐC – TỨ KIM LÂU

– Cách xem Lục Hoang Ốc : 

Khởi đếm 10 tuổi âm lịch tại Nhứt kiết,
20 Nhì nghi, 30 Tam địa sát, 40 tại Tứ tấn tài, 50 tại Ngũ thọ tử
và 60 tại Lục hoang ốc theo chiều thuận kim đồng hồ. Nếu tuổi lẻ,
thí dụ tính tuổi 33, tính 30 ở Tam địa sát, 31 ở Tứ tấn tài, 32 ở
Ngũ thọ tử và 33 ở Lục hoang ốc là xấu, phải qua 34 tuổi sẽ ̃ở
cung Nhứt kiết mới tốt. Các cung Nhứt kiết, Nhì nghi, Tứ tấn tài là
tốt, còn Tam địa sát, Ngũ thọ tử và Lục hoang ốc là xấu.- Cách xem
Tứ Kim Lâu : cũng tính theo chiều thuận, khởi đầu tại cung Khôn đếm là
10, Đoài là 20, Kiề̀n 30, Khảm 40, cung trung 50, cung Cấn 60… tiếp tục
các cung Chấn, Tốn, Ly. Người tuổi 50 không xây dựng được vì “ngũ
thập nhập cung trung” năm trời đất. Tứ Kim Lâu có 4 cung tốt là Đoài,
Khảm, Chấn, Ly còn 4 cung xấu mang các tính chất như :Người tuổi lẻ
có cách tính như Lục Hoang Ốc, thí dụ tuổi 54, tính 50 ở cung trung, 51
ở cung Cấn, 52 ở cung Chấn, 53 ở cung Tốn và 54 ở cung Ly là tốt
(nhưng theo Lục Hoang Ốc thì 54 lại xấu, vì 50 ở cung Ngũ thọ tử, 51
ở Lục hoang ốc, 52 ở Nhứt kiết, 53 ở Nhì nghi và 54 ở Tam địa sát).
Người tuổi 54 cũng không xây dựng được.Tuy nhiên cách tính tuổi Tứ Kim
Lâu và Lục Hoang Ốc, có 8 tuổi không kỵ việc xây dựng bất cứ năm
nào, là các tuổi : Tân Mùi, Nhâm Thân, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Sửu, Nhâm
Dần, Kỷ Mùi và Canh Thân.Khi phối hợp 2 cách tính Lục Hoang Ốc và
Tứ Kim Lâu, nếu cả hai đều nằm trong cung tốt mới thực sự là được
vận khí, tốt cho việc xây dựng hay tu tạo nhà cửa. Còn gặp một trong
hai cách, chỉ vào thứ kiết.

XEM VỀ HÔN NHÂN : Gồm các lễ vấn danh, hỏi
cưới, nhập gia, nhập phòng.- Tốt : chọn ngày giờ Hoàng đạo và cát
tinh cùng sao Thiên hỉ (hóa giải được Cô thần), Ích hậu, Tục thế,
Yếu yên. Trực Kiến. Sao Giác, Cang.Tìm hướng xuất hành trong hôn nhân
có Hỉ thần và Tài thần, tránh hướng Hạc thần.- Xấu : tránh những
ngày Hắc đạo, tránh Hung Sát tinh và các sao Kiếp sát, Vãng vong, Ly
sào, Ly sàng, Tứ Ly, Tứ tuyệt, Nguyệt yếm, Nguyệt hư, Tam tang, Trùng
tang, Âm thác, Dương thác, Cô thần, Quả tú, Tứ thời Cô quả, Tai sát,
Nhân cách, Ngũ hư, Xích khẩu. Sao Cơ, Khuê.- Phép quyền biến : hai họ
đã chọn ngày giờ Hoàng đạo để đón rước dâu, nhưng đường sá kẹt xe
nên giờ Hoàng đạo đã bước qua, người ta dùng phép quyền biến là tạm
thời cha mẹ chú rể lánh mặt cho nhà gái vào nhà trước rồi mới
xuất hiện sau. Vì theo phép xã giao, cha mẹ chú rể phải có mặt đón
bên nhà gái, dẫn dâu vào nhà.

XEM KHAI TRƯƠNG, CẦU TÀI : Bao gồm khởi sự
việc mới, khai trương, mở cửa hàng đầu năm, gặp gỡ, ký kết hợp
đồng, cầu tài lộc. Sau khi chọn sao nhóm A tránh nhóm B :- Tốt : Thiên
phú, Thiên mã, Thiên tài, Kim quỹ, Lộc khố, Địa tài, Nguyệt tài, Mẫu
thương, Phúc hậu. Trực Mãn, Định, Thành, Thâu, Khai.- Xấu : Sát chủ,
Vãng vong, Thập ác đại bại, Tiểu hao, Thiên tặc, Cửu không, Đại, Tiểu
không vong, Lục bất thành, Nguyệt hư, Xích khẩu, Hắc đạo Chu Tước.
Trực Chấp.

XEM HƯỚNG XUẤT HÀNH, HAY MUỐN THAY ĐỔI : Bao
gồm ngày đầu năm, đi thực hiện công việc mới, đi xa, muốn thay đổi, di
chuyển. Chọn nhóm Cát tinh tránh nhóm Sát tinh cùng các tinh đẩu
khác :- Tôt : Thiên mã, Dịch mã, Nguyệt tài, Phổ hộ, Mẫu thương. Trực
Kiến.– Xấu : Vãng vong, Kiếp sát, Địa tặc, Nguyệt yếm, Hoàng sa, Ngũ
quỹ, Cửu không, Âm thác, Dương thác, Ly sào, Đại, Tiểu không vong, Quan
nhật, Tiểu hao, Thất sát, Hà khôi (nếu đi về đường sông biển), Thập
ác đại bại, Dương công kỵ nhật. Trực Chấp, trực Thâu.- Phép quyền
biến : dùng thuật “Tứ tung ngũ hoành”, khi muốn đi xa nhưng ngặt nỗi
ngày xuất hành lại quá xấu, chọn hướng không có đường đi. Người
muốn xuất hành phải đứng ở giữa cửa nhà, chắt lưỡi đúng 36 lần,
rồi dùng ngón tay trỏ vạch 4 đường dọc, tiếp theo là 5 đường ngang,
miệng khấn vái xin đi gặp may mắn, và bước đi thẳng không ngoái cổ lại.

XEM NGÀY AN TÁNG, CẢI TÁNG : Bao gồm tẩn
liệm, động quan, hạ huyệt, bốc mả, sửa chữa mồ mả. Khi di quan nên
chọn ngày giờ Hoàng đạo, hướng Hỉ thần, Tài thần, tránh hướng Hạc
thần và ngày giờ Hắc đạo.- Tốt : Nhóm cát tinh, cùng Thiên phú, Tư
mệnh, Kính tâm. Sao Quỷ.- Xấu : các sao Hắc đạo Bạch Hổ, Huyền Vũ,
Câu Trận, Thiên hình, Thiên lao, cùng Thọ tử, Sát chủ, Kiếp Sát, Tam
Tang, Trùng Phục, Trùng Tang, Tứ thời Đại Mộ, Thổ Ôn, Thiên Tặc, Địa
Tặc, Thổ Phù, Nguyệt Kiên, Thổ Cấm, Ngũ Hư, Nguyệt Sát, Quỷ Khốc, Âm
thác, Dương thác. Trực Khai, trực Thâu. Sao Giác, Cang, Khuê, Tỉnh.–
Phép quyền biến : chỉ sử dụng từ sau tiết Đại Hàn 5 ngày, là chôn
cất không cần xem ngày chọn giờ tẩn liệm, động quan và hạ huyệt, vì
các vị thổ thần đang bận rộn đón Xuân (sắp vào tiết Lập Xuân) cũng
như đang lo thủ tục tống cựu nghinh tân.Từ ngày 23 đến trưa 30 tháng
chạp cũng không cần coi ngày giờ, đồng thời theo phong tục tập quán
cũng không để người chết nằm trong nhà khi bước qua năm mới đưa đi
chôn. Phép quyền biến này được gọi là Thừa loạn mai táng.Còn phép
Thừa hung mai táng, như ngày giờ động quan, di quan hay còn gọi ngày
phát dẫn, quan trọng như xem ngày giờ Hoàng đạo để đón dâu. Là lúc
người chết bị vận đen (chết do tai nạn, chết oan), một là đem xác
đến tang nghi quán, hai để xác ngoài đầu hè. Rồi dùng cách quyền
biến Thừa hung mai táng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, không
cần chọn ngày giờ, dù là ngày có Kim thần thất sát tọa thủ, vẫn
di quan hạ huyệt, rồi chờ đến tiết Thanh Minh đến đắp mả và làm lễ
tạ tội tại mộ. Tức “lấy độc trị độc” trừ vận đen không theo đuổi
người sống, và người sống không còn bị ám ảnh bởi người chết.

XEM NGÀY TẾ LỄ, CHỮA BỆNH : Bao gồm cúng
tế cầu phúc, cầu an, cầu con, giải hạn, chữa bệnh cả về sửa tướng, sửa
sắc đẹp. Trong nhóm Cát tinh có nhiều tinh đẩu mang tính giải trừ tai
ương tật ách, nhưng các sao chủ gồm Thiên xá, Thánh tâm, Giải thần,
Phổ hộ, Bất tương, Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên. Trực Mãn. Sao
Cang.Nên tránh gặp các sao hung như Thiên ôn, Thổ ôn, Thần cách,Tội
chí, Quỷ khốc và Trực Định.

XEM NGÀY VÀO ĐƠN KIỆN THƯA, TRANH CHẤP : Bao
gồm vào đơn thưa kiện, tranh chấp phân chia, ly hôn (thuộc các án dân
sự). Ngoài các Cát tinh mang tính giải hạn, nên tránh các ngày Hắc
đạo là Chu tước, Huyên vũ cùng Nguyệt đức hợp, Sát chủ, Vãng vong,
Thập ác Đại bại, Tội chí, Thần cách, Thiên hình, Thiên lao, Xích
khẩu, Thổ Ôn. Trực Định.

XEM NGÀY ĐI MUA VẬT DỤNG :Trong các cách
đáng quan tâm là việc tìm ngày để đi mua vật dụng phục vụ đời sống
nhằm mưu cầu tài lộc. Tuy nhiên dù ngày có các Cát tinh phù hợp,
nhưng bản mệnh khắc với Can Chi ngày hiện hành tức gặp khắc nhập,
sinh xuất mất phần phúc, việc mua vật dụng sẽ không như các tính chất
được nói sau đây :

– Mua bóp, mua tủ, xe cộ : 

là hai thứ dùng chứa tiền, giữ tiền, mong
cho tiền đẻ thêm tiền. Ngoài các ngày giờ Hoàng đạo, đi hướng Tài
thần, cần có ngày Kim quỹ, Lộc khố đi cùng Thiên phú hay Thiên quý,
Yếu yên, thêm ngày Trực Khai, trực Mãn sẽ tốt đẹp. Nên tránh ngày
Sát chủ, Thiên tặc, Địa tặc (có thể bị trộm cướp viếng).Ngoài việc
mua bóp, mua tủ dùng chứa đựng tiền bạc, xe cộ là một động sản cần
thiết dùng làm phương tiên di chuyên lo công việc làm ra tiền. Nên ngoài
những tinh đẩu kể trên tìm thêm sao Thiên mã, Dịch mã là 2 tinh đẩu
chủ về đường đi và sự thay đổi may mắn.

– Mua giường : 

là thứ vật dụng cần thiết cho hôn nhân và
cầu con. Chọn ngày giờ Hoàng đạo đi hướng Hỉ thần, tìm sao Thiên hỉ,
Kính tâm, Ích hậu. Trực Mãn, trực Kiến. Tránh Sát chủ, Thiên ôn, Thổ
ôn, Lỗ ban sát, Hoang vu, Quỷ khốc, Âm thác, Dương thác, Tứ thời Cô
quả hay Cô thần, Quả tú, Tứ ly, Tứ tuyệt. Ngày sao Khuê, sao Cơ.

– Mua bêp : 

tối kỵ mua ngày mùng 1 và 25 mỗi tháng,
các ngày Dương công kỵ nhật, Nguyệt kỵ, Nguyệt tận, Tam nương, Sát
chủ, Thiên hỏa, Nguyệt hỏa, Lỗ ban sát. Tìm ngày Trực Thành, trực
Khai, sao Tinh cùng Thiên quý, Thiên phú, Yếu yên, Địa tài, Nguyệt tài,
Nguyệt không và Phục đoan.

XEM VỀ NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP : Những tinh đẩu
trực tiếp với các nghề nông lâm ngư nghiệp không nhiều, vì tính cát
hung đã thể hiện trong các tinh đẩu hàng ngày. Có một số tinh đẩu
mang tính chất đặc thù, như :– Gieo trồng : tốt khi có thêm Sinh khí
và sao Mão, xấu với Địa hỏa, Khô tiêu, Ngũ hư.– Làm chuồng cho gia
súc : tốt vào ngày Nguyệt tài, xấu gặp Sát chủ, Thiên ôn. Còn chọn
ngày thả gia súc đi rông, kỵ ngày Phi liêm đại sát.– Thiến mổ xỏ mũi
gia súc : kỵ các sao Đao chiêm sát, Huyết chi, Huyết kỵ.– Trừ sâu bọ :
có ngày Phục đoan.– Đào ao, đào giếng : nuôi cá, lấy nước kỵ các sao
Thổ ôn, Địa tặc.– Làm men, làm nước chấm : những thứ vùng nông thôn
thường tự sản xuất, như làm men lên rượu, làm nước tương, vùng biển
làm nghề nước mắm, hay những loại nước chấm lên men như mắm tôm, mắm
cá kỵ gặp ngày Thủy ngấn.- Ra sông ra biển : theo nghề chài lưới,
đánh bắt cá hay du lịch trên sông biển, kỵ các ngày Long thần hành,
Hà khôi, Bát phong, Diệt môn.- Săn băn, đốn củi : tốt với ngày Thọ Tử
nhưng xấu với sao Sơn ngân.

XEM VỀ MÀU SẮC : Mỗi tuổi hợp với một
màu, cụ thể như :Người thuộc Đông trạch (Khảm, Ky, Chấn, Tốn thuộc Cung
Phi) : – Khảm : hợp màu đen (hay xanh đen) – Ly : Đỏ tía (màu đỏ + xanh),
màu hồng đậm – Chấn : Các màu xanh – Tốn : các màu xanh nhạt, sáng
trắng.Người Tây trạch (Đoài, Kiền, Cấn, Khôn thuộc Cung Phi) : – Đoài :
màu trắng (hay các màu vàng nhạt) – Kiền : Đỏ đậm (màu đỏ + đen),
hồng nhạt, trắng – Cấn : các màu vàng – Khôn : màu vàng và đen.Về
tuổi Cung Phi chúng tôi sẽ có bài viết riêng.Như người Đông trạch, hay người
Tây trạch cùng đồng mệnh, có thể sử dụng màu sắc lẫn nhau, nhưng có
4 yếu tố chính sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc, mang các độ số cao
thấp khác nhau :- Cung Sinh Khí : thượng kiết gồm các cung :Đông trạch
: người cung Khảm hợp với Tốn, cung Chấn hợp với Ly, cung Tốn hợp
với Khảm và cung Ly hợp với Chấn.Tây trạch : người cung Kiền hợp với
Đoài, cung Cấn hợp với Khôn, cung Khôn hợp với Cấn và cung Đoài hợp
với Kiền.Thí dụ : người cung Ly hợp với đỏ tía, cung Sinh khí của Ly
là Chấn, có thể chọn thêm màu xanh sẽ thích hợp hơn.- Cung Phục Vì :
kiết tại chính cung, như Khảm tại Khảm, Đoài tại Đoài v.v…Thí dụ :
người cung Khảm hợp màu đen, khi sử dụng màu đen chỉ thuộc kiếtkhông
được thượng kiết.– Cung Phúc đức : thứ kiết, gồm các cung :Đông trạch
: Tốn (của Chấn), Ly (của Khảm), Khảm (của Ly) và Chấn (của Tốn).Tây
trạch : Khôn (của Kiền), Đoài (của Cấn), Kiền (của Khôn) và Cấn (của
Đoài).Thí dụ : người cung Khôn hợp với màu vàng và đen, sử dụng thêm
màu đỏ đậm (của Kiền) hay trắng (của Đoài) sẽ hóa Khôn thuộc cung
Phúc đức, chỉ thuộc thứ kiết không được kiết hay thượng kiết.- Cung
Thiên y : thứ kiết, gồm các cung :Đông trạch : Chấn (của Khảm), Khảm
(của Chấn), Ly (của Tốn) và Tốn (của Ly).Tây trạch : Cấn (của Kiền),
Kiền (của Cấn), Đoài (của Khôn) và Khôn (của Đoài).Thí dụ : theo như
cung Phúc đức.Người Cung phi Đông trạch không sử dụng màu sắc của
người có Cung phi Tây trạch, sẽ khắc kỵ gây tổn tài, hại của. Do các cung
Tây trạch Kiền, Cấn, Khôn, Đoài khắc với người Đông trạch. Người Tây
trạch cũng không nên sử dụng màu sắc của người Đông trạch là Khảm,
Chấn, Tốn, Ly vì sẽ gặp Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Họa
hại.Thí dụ : người cung Ly (hợp màu đỏ tía) sử dụng màu của Khôn
là đen sẽ gặp Lục sát, màu trắng của Đoài gặp Ngũ Quỷ, màu đỏ
đậm, hồng nhạt của Kiền gặp Tu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *