NGỌC PHẢ ĐỀN DIÊN KHÁNH – CHÙA ĐÔNG XUYÊN

NGỌC PHẢ ĐỀN DIÊN KHÁNH – CHÙA ĐÔNG XUYÊN
Thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình


Lại nói hạ lưu hai con sông Hồng Hà và Trà Lý đổ ra biển, hàng vạn năm phù sa bồi đắp lên giữa biển một hòn đảo phù sa nhỏ gọi là Tiền Châu. Tạo ra thế đất lưỡng long tranh châu. Cây ngô đồng xưa mọc trên hòn đảo này. Bên hạ lưu sông Hồng là làng Kênh Son xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình gồm 3 dòng họ lớn là Đặng, Nguyễn, Trần sống bằng nghề chài lưới thường ra đánh cá nơi Tiền Châu.
Bỗng một năm biển động bão lớn thuyền bè chìm cả, dân chài mới hướng lên không trung kêu cứu. Bỗng thấy một người con gái mình mặc áo trắng mang đai ngọc lưu ly ngự trên rồng vàng bay lên từ mặt nước nói rằng :
— Ta là con gái động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Công Chúa, Thượng đế sắc phong cho ta giúp nước cứu dân cõi Nam Giao, nay dân chúng gặp tai họa ta phụng lênh thượng đế đến cứu giúp. Sau được bình yên nên dựng miếu thờ nơi cây Ngô Đồng khi xưa ta về thủy cung, viết thần vị xuân thu cúng tế thì ắt được nhân khang vật thịnh.
Quả nhiên một đàn cá Nhà Táng ở đâu bơi lại cứu vớt ngư dân đưa lên đảo Tiền Châu.

Thoát nạn ngư dân bảo nhau lập một ngôi đền bên cạnh cây Ngô Đồng để thờ phụng Công chúa mỗi khi vào lộng ra khơi cầu đảo đều rất là linh nghiệm hàng năm đến ngày 13/06 là chính tiệc tế lễ đều có cá Nhà Táng về chầu.
Trải bao nhiêu vật đổi sao dời hai con sông bồi đắp đến năm 1828 đời Minh Mạng thứ 9 Doanh điền sứ Nguyễn Công Trức có công đắp đê lấn biển khắp vùng Tiền Châu trở thành đất liền. Dân làng Kênh Son theo đức tiên công xuống vị trí ngôi đền Diên Khánh xưa lập làng sinh sống lấy tên là Kênh Xuyên.Lại nói ở làng Kênh Xuyên có hai vợ chồng lão ông Trần Thái Công và lão bà Đặng Thị hiền lành nhân đức đã luống tuổi mà chưa có con nối dõi bèn phát nguyện ra trông coi đèn hương đền thờ Thủy Tinh công chúa. Dầu dãi trải mấy thu không tiếc công lao, lại làm phúc đắp đường, sửa đê, bố thí người nghèo khổ. Công đức cảm động đến Thánh Mẫu một đếm thái bà nằm mơ thấy một người con gái mình mặc áo trắng mang đai ngọc lưu ly tay ôm một đứa bé trai kháu khỉnh, ngự trên rồng vàng bay lên từ mặt nước nói rằng :
— Ta là con gái động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Xích Lân Long Nữ Công Chúa thấy vợ chồng ngươi siêng năng làm phúc, chăm sóc đèn hương, nên cho Hoàng tử Long cung đầu thai làm con để lo báo hiếu, sau này sẽ cứu giúp dân lành nhiều phen.
Tỉnh dậy thái bà thấy trong lòng khác lạ mà mang thai, đến kỳ khai hoa mãn nguyệt bỗng thấy mây ngũ sắc vây quanh, hương thơm sực nức, từ trên trời hào quang sáng chói như trăm hồng ngàn tía. Đúng ngọ ngày hạ chí 13/06 sinh ra một cậu bé trai khôi ngô tuấn tú, dung mạo khác thường bèn đặt tên là Trần Minh Đức, 8 tháng biết nói, 9 tháng biết đi, 5 tuổi đã đọc thông sách vở. Lớn lên chỉ mộ về đạo Phật thiền gia dù cho Thái ông, Thái bà có giục giã cũng không màng chuyện hôn nhân phu phụ. Năm 22 tuổi Minh Đức lập một thảo am để hàng ngày tu luyện. Sau khi Thái ông, Thái bà về Tiên, thì Minh Đức cũng đi đâu không rõ. Ngôi đền và thảo am để nhang lạnh khói tàn, bỗng một đêm dân làng ai ai cũng đều mơ thấy có một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú đầu đội kim khôi,mình mặc áo trắng lưng giắt kiếm bạc, cưỡi trên đôi bạch xà hiện lên trên mặt biển nói rằng.”Ta là hoàng tử long cung, giáng sinh vào để tác phúc cho Thái ông, Thái bà nay hết hạn ta về thủy cung. Dân làng khá phải nên thờ phụng Thánh Mẫu thủy tinh cho nghiên cẩn như xưa khi có nạn ắt ta đến cứu. Về sau sẽ âm phù cho đất đai rộng mãi. ” Sáng dậy ai cũng thuật lại cho nhau giấc mơ y hệt, bèn cung kính sợ hãi mà cho rằng ngôi đền rất linh thiêng nên hương hỏa ngày đêm không dứt. Đến năm Giáp Ngọ ngày 13/08 có bão lớn con đê Ngự Hàm bỗng dưng vỡ toác, nước ngập mênh mông, người chết vật trôi nhiều vô số kể. Việc đắp đê hàn long không thể tiến hành, dân làng bèn nhớ giấc mơ xưa lập đàn cầu đảo, bỗng đâu từ ngoài biển có đôi rắn trắng bơi vào, rắn bơi đến đâu hàn long đến đó, khi hàn long xong thì cũng không thấy đôi rắn đâu nữa.Dân làng đều biết là Minh Đức hoàng tử cứu giúp bèn về đền lễ tạ.Và xây một ngôi miếu nhỏ ngay chỗ vỡ đê thờ Minh Đức hoàng tử.
40 năm sau khi vỡ đê biển bồi đắp thêm đất đai cư dân các vùng về lập ra 4 làng nữa là Hưng Thịnh, Hải Long, Hưng Long, Bạch Long. 3 năm sau khi lập làng con đê mới đắp bỗng dưng vỡ, nước biển tràn vào làm người chết vật trôi thảm nạn thấu trời tiếng than nhức óc. Dân thôn làm lễ vào ngồi miếu trong đê Ngự Hàm làm lễ thì việc hàn long đê vỡ được tốt đẹp, đắp đê xong thì thấy đôi Rắng trắng đi trước rước một con Bạch long bơi sau từ của sông Trà Lý đến cửa sông lân chỗ đền Mẫu Biển Đông thì biến mất nhân đó mà đặt tên 3 ngôi làng mới lập là Hải Long, Hưng Long, Bạch Long.
Đồng thời sửa sang ngôi miếu thờ Minh Đức hoàng tử, Chỗ Thảo am bên đèn Diên Khánh xưa hoàng tử tu học lập Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm,bên cạnh đó dòng họ Trần Bá của làng lại hưng công xay dựng ngôi đền Trần thờ vọng 14 hoàng đế Trần Triều và đức Thánh Trần. Tạo thành một quần thể đền chùa tứ thời cúng tế đều linh nghiêm trải 60 năm nay tuyệt nhiên không con lo lắng chuyện đê vỡ. Dân chài vào lộng ra khơi đều đến cầu đảo rất là linh nghiệm. Tiếc thay đến năm 1964 đền bị dỡ, dân làng bèn rước long ngài bài vị và sắc phong về thờ chung với Thánh Trần tại khuân viên đền Trần, phủ Thánh Mẫu và chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay. Đến triều được vua Khải Định sắc phong cho các thần là :
1. Triều Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng đẳng thần2. Động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Xích Lân Long Nữ Công Chúa thượng đẳng thần.3. Thủy tề Bạch Long, HàmHoằng, Thiện Ý, Trung Trực, Linh Phù, Hiển Ứng, Minh Đức đại vương thượng đẳng thần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *