CHỌN NGÀY TẨN LIỆM, CHÔN CẤT, XẢ TANG

CHỌN NGÀY
TẨN LIỆM, CHÔN CẤT, XẢ TANG



I.-COI GIỜ
LIỆM
a/.      GIỜ TRÙNG TANG LIÊN TÁNG (xấu, nên
tránh).
– Tuổi: Thân, Tý, Thìn chết nhằm:
năm, tháng, ngày, giờ Tỵ là phạm trùng tang liên táng.
– Tuổi: Dần, Ngọ, Tuất chết nhằm: năm, tháng, ngày,
giờ Hợi là phạm trùng tang liên táng.

Tuổi: Tỵ, Dậu, Sữu chết nhằm: năm, tháng, ngày, giờ Dần là phạm trùng tang liên
táng.
– Tuổi: Hợi, Mẹo, Mùi chết nhằm:
năm, tháng, ngày, giờ Thân là phạm trùng tang liên táng.
– Liệm, chôn cũng tránh mấy giờ đó mà cải táng (đào
lên đem chôn chỗ khác) cũng phải tránh những ngày, giờ trùng tang liên
táng.
b/.  LIỆM CHÔN KỴ NGƯỜI CÒN SỐNGThí dụ: Trưởng nam tuổi Dần, dâu lớn tuổi Mẹo, cháu
lớn tuổi Thìn thì kỵ ba giờ: Dần, Mẹo, Thìn, nên dùng: Ngọ, Mùi, Dậu thì
tốt.
Nếu người chết không con trai, dâu,
cháu nội thì tránh tuổi anh lớn và tuổi cha mẹ của người chết.
Cẩn thận, nên xem ngày đó kỵ tuổi nào, nhắc thân nhân
có tuổi đó tránh mặt lúc tẩn.
Lúc nào cũng
phải tránh giờ: Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Nên
lựa giờ Nguyệt tiên mà những giờ tốt trong bài đó.
c/.  TÙY NGÀY
LỰA GIỜ TỐT ĐỂ TẨN LIỆM
Ngày Tý nên dùng
giờ Giáp, Canh.
Ngày Sửu nên dùng giờ Ât,
Tân.
Ngày Dần nên dùng giờ Đinh,
Quý.
Ngày Mẹo nên dùng giờ Bính,
Nhâm.
Ngày Thìn nên dùng giờ Giáp,
Đinh.
Ngày Tỵ nên dùng giờ Ât,
Canh.
Ngày Ngọ nên dùng giờ Đinh,
Quý.
Ngày Mùi nên dùng giờ Ât,
Tân.
Ngày Thân nên dùng giờ Giáp,
Quý.
Ngày Dậu nên dùng giờ Đinh,
Nhâm.
Ngày Tuất nên dùng giờ Canh,
Nhâm.
Ngày Hợi nên dùng giờ Ât,
Tân.
**Dưới đây tùy CAN của ngày mà tìm CAN của
giờ.
1.      Giáp, Kỷ: khởi Giáp Tý (1)2.      Ất, Canh: Bính tác sơ (2)3.      Bính, Tân: Mậu Tý khởi4.      Đinh, Nhâm: Canh Tý cư5.      Mậu, Quý: hà phương mích? (3)Nhâm Tý khởi vi đầu.CHÚ
THÍCH:
(1)   Ngày Giáp, ngày Kỷ thì giờ Tý
ngày đó tính là giờ Giáp Tý, kế là Ất Sửu, Bính Dần …
(2)   Ngày Ất, ngày Canh thì giờ Tý của những ngày đó
là Bính Tý … cho đến …
(3)   Ngày Mậu,
ngày Quý thì giờ Tý của các ngày đó là giờ Nhâm Tý, rồi đến Quý Sửu vân vân …
tính tới …
d/. TÍNH NGÀY NGUYỆT TIÊN (1) Tý, Ngọ gia
Tý, Mẹo, Dậu gia Ngọ,
Thìn, Tuất gia
Thân, Sửu, Mùi gia Dần,
Dần, Thân gia
Thìn, Tỵ, Hợi gia Tuất.
(thuộc
lòng)
(2) NGUYỆT TIÊN, THIÊN ĐỨC, Thiên sát, THIÊN KHAI, Tòa
thần, Thiên nhạc, NHỰT TIÊN, Địa sát, THIÊN QUÝ, MINH CHUYỂN, Thiên hình, Thiên
tụng. (thuộc lòng)
Giờ tốt thì chữ IN HOA.Thí dụ: Ngày Tý hoặc ngày Ngọ mà ta muốn dùng giờ Mẹo,
coi giờ Nguyệt tiên tốt xấu. Ta thấy ở (1) có câu “Tý, Ngọ gia Tý”, vậy ngày Tý
hoặc ngày Ngọ khởi hô Nguyệt tiên tại cung Tý trên bàn tay, thuận hành đến cung
Mẹo (cũng là giờ Mẹo) nhằm THIÊN KHAI, giờ Mẹo gặp Thiên khai là giờ
tốt.
Hay: ngày Thân giờ Tuất, ta thấy ở
(1) có câu :”Dần, Thân gia Thìn”, vậy ngày Thân khởi tại cung Thìn, ta theo (2)
hô Nguyệt tiên tại cung Thìn, thuận hành đến cung Tuất nhằm NHỰT TIÊN, giờ Tuất
gặp Nhựt tiên là giờ tốt.
II. LỰA NGÀY GIỜ AN TÁNG (CHÔN)Tùy theo tháng mà chọn ngày tốt, lại phải tránh thêm
những ngày: Trùng tang, Trùng phục, Tam tang, Thọ tử, Sát chủ, Sát chủ âm,
Nguyệt phá, Thiên tặc, Thiên can, Hà khôi, Âm thố, Dương thố, Thố
cấm.
Tháng giêng:                 5 Dậu (5 Can=Ất, Đinh,
Kỷ, Tân, Quý : Dậu). Ất, Tân, Đinh, Quý: Mẹo.  Bính,Nhâm:    Ngọ.
Tháng hai:                     Giáp, Bính, Canh, Nhâm:
Dần. Đinh, Kỷ, Quý: Mùi. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân.
Tháng ba:                     Bính, Canh, Nhâm: Tý.
Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Ngọ. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân. Ất, Đinh, Quý, Tân:
Dậu.
Tháng tư:                      5 Sửu,
5 Dậu. Giáp, Mậu, Canh: Ngọ.
Tháng năm:  
                5 Dần. Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Thân.
Tháng sáu:                    Giáp, Canh, Nhâm:Ngọ.
Giáp, Bính, Canh: Thân. Kỷ, Đinh, Tân, Quý:Dậu. Ất, Tân, Quý: Mẹo.
Tháng bảy:                    Bính, Nhâm: Tý. Nhâm
Thìn. Bính, Mậu, Nhâm: Thân. 5 Dậu.
Tháng
tám:                    Đinh, Quý: Sửu. 5 Dần. Nhâm Thìn. Giáp, Bính, Canh,
Nhâm: Thân. Đinh, Kỷ, Quý:Dậu.
Tháng chín:
                  Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần, Ngọ. Kỷ, Đinh, Tân, Quý:
Dậu.
Tháng mười:                 Giáp
Thìn, Canh Tý. Giáp, Mậu, Canh: Ngọ. Kỷ, Tân, Quý: Mùi. 5 Mẹo.
Tháng mười một:           5 Dậu, 5 Thân. Giáp, Mậu,
Canh, Nhâm: Thìn. Nhâm Tý.
Tháng mười
hai:            Giáp, Bính, Canh, Nhâm: Dần, Thân, Ngọ. Ất, Đinh, Canh, Quý:
Dậu.
– Ngày chôn tốt (an táng kiết nhựt):Nhâm Thân, Quý
Dậu, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Thân, Đinh Dậu, Nhâm Dần, Bính Ngọ, Kỷ
Dậu, Canh Thân, Tân Dậu (là rất tốt).
Canh
Ngọ, Nhâm Thìn, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Giáp Dần, Bính Thìn, Canh Dần (là tốt
vừa).
Cẩn thận, nên xem ngày đó kỵ tuổi
nào, nhắc thân nhân có tuổi đó tránh mặt lúc hạ huyệt.
– Nên chọn những ngày, giờ tốt trong bài Huỳnh đạo mà
an táng, nên nhớ tránh giờ Tỵ, Hợi và tuổi của tang chủ như đã nói ở phần “COI
GIỜ LIỆM”, còn những tuổi bị THÁI TUẾ ÁP TẾ CHỦ thì khi hạ huyệt mới dặn mấy
người tuổi đó tránh đi chỗ khác (ở trong lịch Tàu mỗi năm có ghi sẵn 6 tuổi Thái
tuế áp tế chủ, tức là những tuổi phạm Thái Tuế, xung Thái Tuế , bàng Thái Tuế
v.v…).
*CÁCH CHIẾM GIỜ HOÀNG  ĐẠO ĐẠI KIẾTTa nên thuộc hai câu sau đây:Bao giờ gặp
CHUỘT đuổi TRÂU
THỔ NGŨ KÊ HẦU  trăm việc
đều nên .
Hai câu trên là nói 6 giờ đại kiết: CHUỘT là giờ Tý,
TRÂU là giờ Sửu, THỐ là giờ Mẹo, NGŨ là giờ Ngọ, KÊ là giờ Dậu, HẦU là giờ Thân.
Trong 12 giờ coi gặp 6 giờ này là giờ ĐẠI KIẾT.
CÁCH COI: Ngày đầu khởi giờ đó, ngày cách tiết nghịch
hành, giờ liên tiết thuận hành. Khởi ngày Tý tại cung Tý trên bàn
tay.
Thí dụ: Ngày Mẹo, giờ nào đại kiết?Khởi ngay ngày
Tý tại cung Tý nghịch hành lùi lại bỏ một cung: Sửu tại cung Tuất, Dần tại cung
Thân, ngày Mẹo tại cung Ngọ. Ngày Mẹo tại Ngọ, ta khởi giờ Tý tại Ngọ thuận hành
liên tiết, giờ Sửu tại Mùi, giờ Dần tại Thân, giờ Mẹo tại Dậu, giờ Thìn tại
Tuất, giờ Tỵ tại Hợi, giờ Ngọ tại Tý, giờ Mùi tại Sửu, giờ Thân tại Dần, giờ Dậu
tại Mẹo, giờ Tuất tại Thìn, giờ Hợi tại Tỵ. Ta nhận thấy 6 giờ: Ngọ, Mùi, Dậu,
Tý, Dần, Mẹo đứng trên 6 cung: Tý, Sửu, Mẹo, Ngọ, Thân, Dậu là giờ ĐẠI KIẾT.
III. COI NGÀY XẢ TANGNên chọn những ngày:Nhâm, Giáp, Bính, Canh, Mậu=ThânBính, Canh, Nhâm=TýTân, Ất=MẹoBính, Mậu=Ngọ.Kỷ Dậu, Tân Dậu, Kỷ Mùi, Ất Mùi, Mậu Dần, Quý Sửu và
những ngày trực Trừ.
Nên tránh những ngày: Thọ tử, Sát chủ, Trùng tang,
trực Kiến, trực Phá.
Chú ý: tháng hai trực
Trừ gặp Thọ tứ, tháng ba trực Trừ gặp Trùng tang, tháng năm, tháng tám trực Trừ
gặp Tam tang, trong 4 tháng vừa kể trên gặp trực Trừ không dùng
được.
*CHÚ Ý LỜI DẶN:1.         Khi dở lịch ra chọn ngày tốt, được Tam hạp,
Lục hạp và tương sanh (hay tỳ hòa), ta lại phải dò trong “Đổng Công Tuyển Trạch
Nhựt Yếu Lãm” (chữ LÃM có người đọc lầm ra chữ GIÁC) coi ngày ấy có tốt
không?
Nếu như trong lịch và trong Đổng
Công đều tốt cả thì dùng được đại kiết, còn trong lịch bình thường mà trong Đổng
Công nói tốt thì dùng cũng được tốt, còn trong lịch nói tốt mà trong Đổng Công
chê xấu thì chẳng nên dùng.
2.         Tuy
hai chỗ bảo tốt, nhưng phải dò lại trong bảng Tuyển nhựt coi có phạm Sát chủ,
Thọ tử hay những ngày cấm kỵ nào khác không, nếu có thì cũng phải chừa (coi bảng
Tuyển nhựt trích yếu ngoạt trung tuyển nhựt )
BẢNG TRA GIỜ ÂM
LỊCH
(Theo múi giờ 7)Tháng 11:đầu giờ Tý từ   23 giờ 10 phút   đến   1 giờ
9 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 10 phút  
đến   13 giờ 9 phút
Tháng 12,10:đầu giờ Tý từ   23 giờ 20 phút   đến   1
giờ 19 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 20
phút   đến   13 giờ 19 phút
Tháng 1, 9:đầu giờ Tý từ   23 giờ 30 phút   đến   1
giờ 29 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 30
phút   đến   13 giờ 29 phút
Tháng 2, 8:đầu giờ Tý từ   23 giờ 40 phút   đến   1
giờ 39 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 40
phút   đến   13 giờ 39 phút
Tháng 3, 7:đầu giờ Tý từ   23 giờ 50 phút   đến   1
giờ 49 phút
đầu giờ Ngọ từ   11 giờ 50
phút   đến   13 giờ 49 phút
Tháng 4, 6:đầu giờ Tý từ   0 giờ 00 phút   đến   1 giờ
59 phút
đầu giờ Ngọ từ   12 giờ 00 phút  
đến   13 giờ 59 phút
Tháng 5:   đầu giờ Tý từ   0 giờ 10 phút   đến   2 giờ
09 phút
đầu giờ Ngọ từ   12 giờ 10 phút  
đến   14 giờ 09 phút

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *