Âm Dương trong Khoa Học Phong Thủy

Âm
Dương trong Khoa Học Phong Thủy
Khi
bước chân vào một căn nhà, thường cảm giác ngay thấy sáng sủa, ấm cúng, hoặc tối
tăm, lạnh lẽo. “Âm và Dương” Hai mặt đối lập này thuộc hai yếu tố căn bản của
khoa Phong Thủy.
Khoa
Phong Thủy có quan niệm đơn giản, mọi vật trên quả đất này chỉ ở trong hai trạng
thái, hoặc Âm, hoặc Dương. Khái niệm về Âm Dương cũng rất giản dị, chẳng hạn:
Ánh sáng là dương, bóng tối là âm. Ngày là dương, đêm là âm. Nóng là dương, lạnh
là âm. Màu đỏ là dương, màu đen là âm v.v… Âm Dương là hình thức khởi thủy của
vạn vật, là hai trạng thái đối nghịch, nhưng không thể tách rời ra được, phải
nương tựa vào nhau để tác động hỗ tương cho nhau.
Khoa
Phong Thủy cũng quan niệm mọi vật trên quả đất này được chia làm 5 loại: Kim,
Mộc, Thủy, Thổ và Hỏa. Mỗi loại có một đặc tính riêng gọi là hành. Và mỗi hành
có một màu tượng trưng, như màu trắng tượng trưng cho hành Kim, màu xanh tượng
trưng cho hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thủy, màu vàng tượng trưng cho
hành Thổ, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa. Vật này tạo ra hay nuôi dưỡng, làm
lợi cho vật khác gọi là tương sinh. Còn ngược lại, vật này hủy diệt hay cản trở
vật kia thì gọi là tương khắc.
Ngoài
vật thể, phương hướng cũng bị chi phối bởi Ngũ Hành, cho nên mỗi hướng có một
hành riêng, chẳng hạn, hướng Bắc thuộc hành Thủy, hướng Nam thuộc hành Hỏa,
hướng Đông thuộc hành Mộc, hướng Tây thuộc hành Kim v.v… Một căn nhà, dù ở bất
cứ vị trí nào, cũng bị ảnh hưởng bởi tám hướng, do đó,mỗi phần của một căn nhà
hay một cơ sở thương mại sẽ thích hợp với màu tương ứng của hành ở hướng
này.
Bởi
vậy, nếu chỉ giới hạn trong lãnh vực sắp xếp, trang trí cho nhà ở và cơ sở
thương mãi, thì ý nghĩa của Âm Dương và Ngũ Hành lại càng đơn giản hơn, có thể
xem như chỉ gồm trong hai vấn đề: màu sắc và ánh
sáng.
Khi
chọn một căn nhà để ở, dù là nhà mướn hay nhà mua, thì chúng ta phải hiểu rằng,
ở một vài tháng hay một vài năm, thì đó cũng là nơi cư ngụ của mình, là tổ ấm
của mình sau những giờ lao tâm khổ trí ngoài đời mỗi ngày. Cái tổ của chúng ta
có êm ấm, bền vững hay không là do từng ngọn cỏ, cọng rơm mà chúng ta lót thành
tổ. Bởi vậy, trang trí nhà cửa là một nghệ thuật. Nếu nghệ thuật này được phối
hợp với những quan niệm căn bản của khoa Phong Thủy thì sẽ mang đến cho chúng ta
rất nhiều lợi ích.

đây, chúng ta chỉ lưu ý đến hai nguyên tắc: Âm Dương hòa hợp và Ngũ Hành tương
sinh. Trong lãnh vực trang trí nhà cửa hay cơ sở thương mại, Âm Dương hòa hợp
chẳng qua chỉ là sự phối trí giữa ánh sáng và bóng tối thế nào cho hợp lý. Chỗ
nào đáng sáng thì sáng, nơi nào cần tối thì tối. Chẳng hạn, cửa chính là nơi
tiếp nhận sinh khí vào nhà, cho nên, cửa chính phải ở một vị trí sáng sủa. Phía
trước cửa chính không nên bị những tàn cây lớn che phủ làm cho thiếu ánh sáng.
Hoặc trường hợp cửa chính nằm trong một hành lang dài và hẹp, thì ánh sáng cũng
không đủ để hấp dẫn sinh khí vào nhà, do đó cần phải có đèn cho sáng
hơn.
Sau
cửa chính, phòng khách, phòng ăn và phòng làm việc đều nên sáng sủa. Chỉ có
phòng ngủ là không nên sáng quá, vì đây là nơi mà chúng ta nghỉ ngơi sau một
ngày làm việc mệt nhọc. Bởi vậy, không nên trang trí phòng ngủ bằng nhiều màu
“nóng”, như màu đỏ, màu hồng hay màu rượu chát… Không nên đặt TV, máy hát,
radio, máy computer trong phòng ngủ. Cũng không nên chưng nhiều hoa trong phòng
ngủ, dù là hoa thật hay hoa giả. Những thứ vừa nêu trên tạo ra nhiều dương khí,
không thích hợp cho một nơi để nghỉ ngơi và cho một giấc ngủ an
lành.

Đèn,
màn cửa và màn sáo (mini blind) là những thứ chính yếu để điều chỉnh ánh sáng
theo ý muốn của chúng ta. Điều chỉnh ánh sáng trong một căn nhà, trong một căn
phòng hay trong một cơ sở thương mãi là chủ ý cho Âm Dương được hòa hợp. Âm
Dương hòa hợp thì cuộc sống mới êm đềm, công việc làm ăn mới trôi chảy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *