Tìm hiểu về “chín phương trời; mười phương phật”


Tìm hiểu về “chín phương trời;
mười phương phật”


A/. Chín phương
trời
 :


Hiểu
theo dân gian Việt Nam gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam,
Đông

Bắc, Tây Nam, Tây
Bắc và trung ương.

Người Trung Quốc cổ đại gọi chín phương trời là cửu
dã   hay cửu thiên   bao gồm trung ương và
tám phương hướng – tức là tứ chính   (bốn hướng chính:
Đông, Tây, Nam, Bắc) và tứ ngung  (bốn góc: Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây
Bắc).

Theo sách Lã Thị Xuân
Thu (chương Hữu thủy lãm) đời nhà Tần, chín phương trời có tên gọi và vị trí như
sau:


(1) Ở trung ương gọi là
Quân Thiên   (quân: đều đặn, quân bình);

(2)
Phương Đông là Thương Thiên   (thương: màu xanh biếc);

(3)
Phương Đông Bắc là Biến Thiên   (biến: thay đổi);

(4)
Phương Bắc là Huyền Thiên   (huyền: màu đen huyền);

(5)
Phương Tây Bắc là U Thiên   (u: tối tăm, kín đáo, sâu xa);

(6)
Phương Tây là Hạo Thiên   (hạo: sáng trắng);

(7)
Phương Tây Nam là Chu Thiên   (chu: màu đỏ như son);

(8)
Phương Nam là Viêm Thiên   (viêm: nóng, ngọn lửa);

(9)
Phương Đông Nam là Dương Thiên   (dương: trái với
âm).


Sang đời Hán, sách Hoài
Nam Tử (chương Thiên văn) giải thích gần giống Lã Thị Xuân Thu, chỉ thay khác
nhau hai điểm: phương Đông Bắc là Mân Thiên   (mân: bầu trời); phương Tây là Hạo
Thiên  (hạo: sáng trắng; chữ Hán viết khác với Lã Thị Xuân
Thu).


Sách Quảng nhã (chương
Thích thiên) giải thích cũng hơi khác: Phương Đông là Hạo Thiên  (hạo: rộng rãi,
lồng lộng; chữ Hán viết khác với Lã Thị Xuân Thu và Hoài Nam Tử), phương Tây là
Xích Thiên  (xích: màu đỏ). Các phương còn lại thì cũng giống giải thích của hai
sách trên.


Sách Thái huyền kinh của
Dương Hùng chỉ liệt kê chín tầng trời (cửu thiên) là: Trung Thiên  (Trung: ở
giữa); Tiện Thiên   (tiện: dư thừa); Đồ Thiên  (đồ: không có); Phạt Canh Thiên 
(phạt: hình phạt; canh: thay đổi); Tối Thiên  (tối: trọn một năm); Quách Thiên 
(quách: tường thành bọc phía ngoài); Hàm Thiên  (hàm: bao gồm tất cả); Trị
Thiên  (trị: sửa sang, cai trị); và Thành Thiên  (thành: thành tựu, làm
xong).


Thay vì nói chín phương
trời, đạo Lão quan niệm có chín tầng trời và gọi là: cửu trùng, cửu giai, cửu
tiêu, cửu thiên. Một thuyết cho rằng chín tầng trời
là:


(1) Uất Thiền Vô Lượng
Thiên ;

(2) Thượng Thượng Thiền Thiện Vô Lượng Thọ
Thiên;

(3) Phạn Giám Tu Diên Thiên ;

(4)
Tịch Nhiên Đâu Suất Thiên ;

(5) Ba
La Ni Mật Bất Kiêu Lạc Thiên ;

(6) Động Huyền
Hóa Ứng Thinh Thiên ;

(7)
Linh Hóa Phạn Phụ Thiên ;

(8)
Cao Hư Thanh Minh Thiên ;

(9) Vô
Tưởng Vô Kết Vô Ái Thiên .


(Tham khảo: Trương Chí
Triết chủ biên, Đạo giáo văn hóa từ điển, Giang Tô Cổ Tịch xuất bản xã, 1994,
trang 82).


Tuy nhiên, trong văn học
khi nói chín phương trời thường ngụ ý là trọn cả bầu trời, khắp nơi khắp
chốn.


B/. Mười phương
Phật:


 Tức là thập phương chư
Phật . Mười phương (hay thập phương) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông
Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất (hay trung
ương).


Tuy nhiên, có quan niệm
cho rằng thập phương không phải là mười phương mà hàm nghĩa tất cả mọi nơi. Nói
mười phương Phật hay thập phương chư Phật tức là chỗ nào cũng có Phật; Phật có ở
khắp nơi.


Chín phương Trời mười phương
Phật


Tiếng đời thường nói:
“Chín phương Trời mười phương Phật”. Cho nên kẻ thế lầm tưởng rằng Phật lớn hơn
Trời vì Trời chỉ có chín phương mà Phật lại mười phương. Lời nói cổ truyền ấy có
nghĩa là kẻ thế không tu luyện lúc lâm chung thần hồn sẽ xuất ra cửu khiếu thì
tất nhiên không vượt ra ngoài bầu trời đất đặng, vẫn còn trong vòng chín phương
Trời. Còn người có tu luyện, nhờ phép Ðạo vận chuyển khai phá Thiên Môn (Nê Hườn
cung) là cửa thứ mười, con đường duy nhất thẳng đến Thiên môn Phật cảnh; cho nên
đến lúc quy liễu giác hồn xuất ra nơi đó; nếu giác hồn xuất tại Thiên môn thì tự
nhiên thoát khỏi bầu Trời Ðất thẳng đền Phật phương. Từ nơi đơn điền mà muốn
vượt khỏi Thiên Môn, chơn thần phải vượt qua 3
cửa.


1/. Ải thứ
nhất
: cung Khôn.
 Nơi đây có đường đi xuống mà  không có đường đi lên.
Nếu không nhờ phép đạo vận hành càn khôn nghịch chuyển thì chỉ có phương giáng
hạ chứ không thể thăng thượng được.


2/. Ải thứ hai: cung Khãm. Lên đến ngang lưng chỗ thận thủy là cung Khãm. Bịt
bùng không nẻo qua rồi cũng phải nhờ phép chiết khãm điền Ly làm cho đường cốt
tủy thông thì chơn hồn mới lên cửa Thiên Môn
đặng.


3/. Ải thứ
ba
: cung Càn. 
Cửa đóng then cài kín mít cũng nhờ phép đạo vận hành
biến Càn vi Khôn, chuyển Khôn thành Càn mà khai phá Thiên Môn, thông đồng Thái
Cực. Nhờ vậy, mà đến khi quy liễu, mới do con đường quen thuộc là cửa thứ mười
(phương Phật) mà quy nhứt bổn.



SAO GỌI LÀ MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT


Thập
phương chư Phật được giải thích theo 2
cách:


1/- là các vị Phật ở 10
phương. Thập phương là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây
Nam, phương trên, phương dưới.
Ý của Thập
phương chư Phật là tất cả các vị Phật ở khắp mọi nơi trong càn khôn vũ
trụ


2/- là các vị Phật ở
từng trời thứ 10, gọi là cõi cực lạc niết bàn
Trời có 36 tầng, dưới 36 từng trời còn có một từng nữa
là Nhứt mạch đẳng tinh vi gọi là Cảnh Niết Bàn.
Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên Khai Hóa, tức là 9
phương trời, cộng với Niết Bàn là 10, gọi là Thập phương chư Phật. Gọi 9 phương
trời 10 phương Phật là do đó.


Cõi Niết
Bàn là chỗ Phật ngự: Phật Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan Âm ngự nơi hướng Nam. Mỗi
từng đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương bát hướng, liên đài hằng hà sa số Phật.”
Cảnh Niết Bàn là ở từng trời thứ 10, bên trên Cửu Trùng Thiên, do Đức Nhiên Đăng
Cổ Phật chưởng quản. Nơi từng trời thứ 10 nầy có: Ngọc Hư Cung ở tại trung tâm
và Cực Lạc Thượng Gioi ở hướng Tây nên cũng gọi là Tây phương Cực
Lạc.


KINH A DI ĐÀ CÓ
ĐOẠN:

Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay
ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông
cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật,
Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra
tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên Đại thiên mà nói lời thành thật
rằng:

 “Chúng sanh các ngươi phải
nên tin kinh:

 Xưng Tán Bất Khả
Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật-
Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật,
Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật…

Hằng hà
sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài
trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các
ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật
Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế
giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng
Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang
Phật…

 Hằng hà sa số những đức
Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam
thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin
kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm
Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới
phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh
Phật, Võng-Minh Phật…

 Hằng hà sa
số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm
khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi
phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ
Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới
phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật,
Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật…

 Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước
mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời
thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư
Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm
Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật,
Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật,
Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật…

Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước
mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời
thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư
Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm
Này”.


LẠI NỮA, KINH LỄ BÁI SÁU
PHƯƠNG

Một thời đức Thế Tôn trú tại chùa Trúc Lâm gần thành
Vương Xá. Vào buổi sáng Ngài đắp y mang bát đi khất thực. Lúc bấy giờ đức Thế
Tôn trông thấy thanh niên Sin Ga La lễ bái sáu phương đông nam tây bắc trên
dưới, Ngài hỏi tại sao làm thế. Sin Ga La trả lời: Khi thân phụ lâm chung nhắn
nhủ phải thường lễ bái sáu phương. Ðức Thế Tôn dạy rằng: Cách thức lễ bái
sáu phương trong đạo lý thánh hiền không giống như
vậy.

Thanh niên
Sin Ga La thỉnh cầu đức Phật giảng dạy đạo lý ấy. Ðức Phật dạy
rằng:

Nầy gia chủ, 

Phương đông được hiểu là cha mẹ

Phương nam được hiểu là thầy tổ

Phương
tây được hiểu là người hôn phối

Phương
bắc được hiểu là bạn bè

Phương
dưới được hiểu là người giúp việc

Phương
trên được hiểu là sa môn (niết bàn, pháp đạo)

Nầy gia chủ,
đối với phương đông tức cha mẹ, người con nên làm năm việc:

Một là phụng dưỡng cha mẹ

Hai là
làm công việc thay cha mẹ

Ba là
gìn giữ gia phong

Bốn là khéo quản trị tài sản thừa kế

Năm là
tạo phước hồi hướng

Ðáp lại, đối
với con, cha mẹ nên làm năm việc:

Một là ngăn con không làm điều ác

Hai là
dạy con làm việc lành

Ba là
hướng dẫn nghề nghiệp

Bốn là
tác thành gia thất

Năm là trao tài sản thừa kế khi thích hợp

Ðó
là cách lễ bái phương đông tức đạo nghĩa cha mẹ con cái. Làm như vậy được an lạc
không gì lo lắng.

Nầy gia chủ, đối với phương nam tức thầy tổ,
người học trò nên làm năm việc:

Một là
giữ lòng kính trọng

Hai là quan tâm săn sóc

Ba là
chăm chỉ học hành

Bốn là đáp ứng khi cần

Năm là
hấp thụ những gì được truyền dạy

Ðáp lại, đối với trò, thầy nên làm năm
việc:

Một là dạy trò những chuyên môn của mình

Hai là
dùng phương pháp dễ hiểu

Ba là
không giấu nghề

Bốn là giới thiệu tiến thân

Năm là
bố trí an toàn cho trò

Ðó là cách
lễ bái phương nam tức đạo nghĩa thầy trò. Làm như vậy được an lạc không gì lo
lắng.

Nầy gia chủ,
đối với phương tây tức người hôn phối thì người chồng nên làm năm
việc:
Một là đối xử hoà ái

Hai là
không bạc đãi khinh khi

Ba là
một dạ thủy chung

Bốn là giao quyền nội chính

Năm là
tùy khả năng mua sắm tư trang cho vợ

Ðáp lại, đối với chồng, người vợ nên làm năm
việc:

Một là quán xuyến công việc gia đình

Hai là
cư xử với hai họ một cách đồng đều

Ba là
một lòng tiết hạnh
 

Bốn là gìn giữ tài sản

Năm là
cần mẫn trong bổn phận.

Ðó là cách
lễ bái phương tây tức đạo nghĩa vợ chồng. Làm như vậy được an lạc không gì lo
lắng.

Nầy gia chủ, đối với phương bắc tức bạn bè nên làm năm
việc:

Một là
rộng rãi

Hai là nhã nhặn

Ba là
quan tâm lợi ích của bạn

Bốn là
đồng cam cộng khổ

Năm là thành thật

Ðáp lại, đối
với một bạn tốt, nên làm năm việc:

Một là cảnh giác bạn trước những cám dỗ

Hai là
giữ hộ tài sản khi bạn sa ngã

Ba là
làm nơi nương tựa cho bạn lúc sa cơ

Bốn là
không bỏ bạn lúc nguy biến

Năm là
cư xử tốt với người thân của bạn

Ðó là cách
lễ bái phương nam tức đạo nghĩa bạn bè. Làm như vậy được an lạc không gì lo
lắng.

Nầy gia chủ,
đối với phương dưới tức người giúp việc thì người chủ nên làm năm
việc:
Một là không giao việc quá sức

Hai là
trả thù lao tương xứng

Ba là
chăm sóc khi đau yếu

Bốn là chia sớt món ngon vật lạ

Năm là
không bắt làm việc quá giờ

Ðáp lại, đối
với chủ, người giúp việc nên làm năm việc:

Một là thức trước chủ

Hai là
ngủ sau chủ

Ba là không lấy những thứ không cho

Bốn là
siêng năng làm việc

Năm là giữ tiếng tốt cho chủ

Ðó là cách
lễ bái phương dưới tức đạo nghĩa chủ tớ. Làm như vậy được an lạc không gì lo
lắng.

Nầy gia chủ,
đối với phương trên tức sa môn thì người cư sĩ nên làm năm việc:

Một là cử chỉ thân thiện

Hai là
lời nói thân thiện

Ba là tư tưởng thân thiện

Bốn là
luôn mở rộng cửa đón tiếp

Năm là
cúng dường tứ sự

Ðáp lại, đối
với cư sĩ, sa môn nên làm năm việc:

Một là
hướng dẫn cư sĩ xa điều ác

Hai là
hướng dẫn cư sĩ làm việc lành

Ba là
luôn cư xử với tâm từ ái

Bốn là
giảng giải đạo lý tường tận

Năm là
chỉ đường an vui đời sau

Ðó là cách
lễ bái phương nam tức đạo nghĩa tăng tục. Làm như vậy được an lạc không gì lo
lắng.
Nghe đức Thế Tôn dạy như vậy, thanh
niên Sin Ga La bày tỏ niềm hoan hỷ: Thật vi diệu, bạch đức Thế Tôn, Chánh Pháp
được giảng dạy như người lật lên những gì bị úp xuống, phơi bày những gì bị che
phủ, chỉ đường cho người lạc lối, đem ánh sáng vào chỗ tối. Con xin qui y Phật,
con xin qui y Pháp, con xin qui y Tăng. Xin Ngài nhận biết cho con là đệ tử từ
nay cho đến trọn đời.


Như vậy, Khi ta lạy Chín
phương trời, mười phương phật ta phải biết cách lạy Phật đúng nhất, lạy Phật
đúng cách đó là học và làm theo các lời Phật dạy, noi gương các đức tính tốt đẹp
của Phật mà làm theo.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *