Những bí ẩn chôn Nghê trấn yểm của người Việt

Những bí ẩn chôn Nghê trấn yểm của người Việt

Trong phong thủy xưa và nay, việc dùng linh vật trấn yểm để xua đuổi tà khí, thu hút sinh khí nhằm mang lại bình yên cho ngôi nhà hay các công trình xây dựng là điều phổ biến. 

Bất ngờ chuyện nhà tướng cướp… yểm Nghê
Thời gian vừa qua, nhiều người dân khi đào móng xây nhà thường phát hiện ra những con Nghê cổ được chôn dưới móng nhà cũ. Tháng 10 năm ngoái trong lúc đào móng xây nhà, gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc (xóm 7, xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã tình cờ đào được một con Nghê cổ bằng đá xanh. Con Nghê nặng khoảng 3kg, dài 35cm, rộng 30cm với những hoa văn và đường nét chạm trổ hết sức độc đáo.
Theo một số người am hiểu lĩnh vực này thì con Nghê có xuất xứ từ thời Lý. Vậy thì gia đình anh Ngọc (từ các đời trước) có chôn Nghê để trấn yểm hay không? Theo anh Ngọc thì anh không được nghe kể hay bất kỳ chuyện trấn yểm hay bùa ngải ở đất nhà mình. Vậy đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi những con Nghê này bị vùi lấp và tồn tại qua những biến thiên của lịch sử?
phong thủy

Những bí ẩn chôn Nghê trấn yểm của người Việt
Chuyện người dân khi đào móng nhà tìm thấy linh vật là Nghê cổ không còn quá xa lạ. Mới đây nhất, tại nhà anh H. (Bắc Ninh) trong quá trình đào móng nhà cũng phát hiện một con Nghê bằng đồng có hình dáng rất lạ. Tạo hình con Nghê này là cụt đuôi, mặt hướng về phía trước, thân vặn về phía sau như thể đang chuẩn bị chạy trốn.
Anh H. cho biết: “Khi đào móng làm nhà, tôi đã phát hiện ra con Nghê đồng này. Tôi không được ông cha kể về việc trấn yểm nhà bằng Nghê nên thấy làm lạ khi phát hiện ra nó. Nhiều người, kể cả người thân trong họ tộc, biết việc này đều bảo tôi phải mời thầy địa lý, thầy cúng về xem lại đất nhưng tôi vẫn rất phân vân chưa quyết định. Cha tôi cũng không nói gì về chuyện này. Ngay cả ông nội tôi lúc sinh thời cũng chưa hề nhắc đến chuyện trấn yểm nhà bằng Nghê đồng”.
Trong quá trình tìm hiểu, PV được biết, gia đình từ đời cụ kỵ của anh H. không được “thuận” lắm. Từ đời cụ cho đến đời bố anh H. đều có thành tích “bất hảo”. Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, cụ anh H. từng là một tướng cướp có tiếng thời Pháp thuộc. Thế rồi đến đời bố anh H. cũng có nhiều sự kiện không hay xảy ra.
Điểm trùng hợp lạ lùng là cả ông và bố anh H. đều có những người vợ sinh trưởng trong gia đình gia giáo, xinh đẹp nhưng chết trẻ khi chưa có con. Vì vậy nhiều người trong làng khi thấy Nghê cổ chôn dưới móng nhà thì cho rằng đó là vật trấn yểm của các cụ nhà anh H. ngày trước. Nhiều người khuyên anh nên đi mời thầy địa lý, thầy cúng về xem cho khỏi “động mạch”.
Từ những trường hợp như trên, nhiều ý kiến tranh luận quanh việc Nghê có được coi là một linh vật trấn yểm hay không? Dưới cái nhìn của các chuyên gia văn hóa, phong thủy, linh vật này có vai trò như thế nào trong việc xua đuổi tà khí và mang lại thịnh vượng cho gia chủ?
TS. Đinh Hồng Hải (viện Nghiên cứu Văn hóa, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phân tích: “Con Nghê là một linh vật rất phức tạp và không đơn giản như các linh vật khác. Đến nay chưa tìm thấy tài liệu lịch sử nào có thể xác định nguồn gốc ra đời và ý nghĩa cụ thể của nó. Chúng ta chỉ biết được gốc tích của nó thông qua những bức phù điêu còn sót lại. Không như các linh vật của Trung Quốc khi mà mỗi con đều có quy định về vai trò, vị trí rất rõ ràng, linh vật Nghê của Việt Nam hầu hết là sản phẩm của dân gian. Chính bởi vậy, mọi yếu tố chỉ là tương đối mà thôi”.
Sử dụng Sư tử hay Kì lân để trấn yểm hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt.
Hóa giải được hung khí?
Nhằm làm rõ thực hư khả năng trấn yểm của linh vật mang tên Nghê, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia phong thủy Phạm Cương. Chuyên gia Phạm Cương cho biết: “Trấn và yểm theo tôi cần phân biệt nhằm tránh đồng nhất giữa hai khái niệm này. Theo quan niệm phong thủy thì “trấn” dùng để chỉ việc đặt các vật khí phong thủy hiện hữu trên mặt đất và nhìn thấy được, còn “yểm” là các vật đó được đem chôn dưới đất hoặc gói bọc… nhằm đạt được mục đích làm phong thủy”.
Lý giải những hoài nghi quanh việc người dân thường xuyên đào được Nghê dưới móng và cho rằng đó là phương pháp yểm đất của người xưa, chuyên gia Phạm Cương không đồng tình với cách nhìn nhận như vậy.
Theo chuyên gia này thì Nghê chủ yếu được sử dụng để trấn giữ cửa đình, chùa hoặc cửa ngôi nhà. Ngoài ra, nó còn được dùng như họa tiết trang trí trên mái các ngôi đình, chùa đó. Nghê ít sử dụng để yểm đất (tức chôn xuống).
“Trải qua hàng ngàn năm với các tầng văn hóa nối tiếp nhau nên rất nhiều Nghê bị chôn vùi dưới đất. Vì vậy, ngày nay khi tiến hành xây dựng, chúng ta có thể gặp Nghê bên dưới lòng đất. Thông thường đó là những con Nghê cách đây vài chục, vài trăm năm hoặc hơn nữa, được bài trí trước nhà cửa để bảo hộ cho gia chủ bình an và theo năm tháng bị vùi lấp xuống dưới đất” – chuyên gia Phạm Cương nói.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng đánh giá cao cái gọi là tác dụng của Nghê trong việc trấn giữ cửa nhà nói riêng và vai trò trấn giữ tại các công trình kiến trúc mang tính tâm linh nói chung. Anh chia sẻ: “Trong phong thủy, Nghê thường được dùng trấn giữ cửa nhà, hóa giải hung khí chiếu tới khi đối diện với cửa nhà khác hay bị ngã ba ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà. Nghê cũng dùng để hóa giải hung khí của các sao Sát khí như Ngũ Hoàng, Nhị Hắc… chiếu mỗi năm”.
Và khả năng trấn yểm
Tất nhiên việc dùng Nghê để trấn các ngôi nhà, các công trình kiến trúc tâm linh cần được xem xét cẩn thận. Nói theo cách của chuyên gia Phạm Cương thì việc sử dụng Nghê để trấn yểm chủ yếu dựa vào hướng nhà, phương vị nhà cùng với thuyết âm dương, ngũ hành và bài trí trên mặt đất chứ ít khi chôn xuống dưới. Nghê hiện nay được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gốm sứ, gỗ.
Tùy vào từng hướng nhà mà gia chủ có thể sử dụng cho phù hợp. Chẳng hạn khi chúng ta cần dùng hành Mộc có thể sử dụng Nghê gỗ, hành Thổ dùng Nghê bằng gốm sứ, hành Kim dùng Nghê đồng. Nghĩa là mỗi chất liệu đều có tác dụng cụ thể khác nhau đối với mảnh đất và mạng số của gia chủ đó.
Riêng đối với những trường hợp đào được Nghê dưới móng nhà, người dân cũng không cần phải hoang mang hay có những nghi vấn mang tính chất hoang đường. Điều này vốn rất bình thường và không nên đẩy vấn đề đi quá xa. Chuyên gia Phạm Cương cảnh báo: “Khi xây nhà nếu người dân phát hiện Nghê thì cũng không nên quá lo lắng, vì đó thực chất là những con Nghê vô tình bị vùi lấp từ các thời kỳ trước chứ không phải dùng để yểm long mạch của khu đất đó.
Những con Nghê này thường mang ý nghĩa tích cực nhiều hơn là tiêu cực, cho nên khi gặp tình huống này không nên quá hoang mang. Trong trường hợp còn nghi ngờ, người dân nên gặp các chuyên gia uy tín để được giải thích không nhất thiết phải bày vẽ cúng bái gây tốn kém tiền bạc mà lại không giải quyết được vấn đề gì”.
Trong khi đó nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế (đại học Mỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Con Nghê trong suy nghĩ của người Việt không có tác dụng trấn yểm mạnh như các linh vật khác của Trung Quốc. Hai trạng thái tình cảm lớn nhất của hình tượng này là trầm mặc và hoan hỷ. Rất ít hình tượng Nghê có biểu hiện dữ dằn trong tạo tác như Sư tử hay Kỳ lân. Chính bởi vậy con Nghê không có chức năng đe dọa, hung tợn và tất nhiên, nếu thế thì khả năng trấn giữ của nó không mạnh bằng các linh vật khác”.
Vì sao Nghê được dùng để trấn giữ chốn thiêng?Hiện nay, có nhiều thắc mắc về việc sử dụng Nghê để trấn giữ tại các cổng đền, chùa hay trên mái của các công trình tôn giáo. Câu hỏi là sao người ta lại chọn Nghê chứ không phải là các linh vật khác? Chuyên gia phong thủy Phạm Cương lý giải: “Tùy theo tính chất và quy mô của công trình mà chúng ta sử dụng các linh vật cho phù hợp chứ không quy định cụ thể khi nào dùng Nghê, khi nào dùng các linh vật khác


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *