Nghiệp làm Thầy Tứ Phủ

       Hiện nay, việc buôn thần bán thánh đang là một vấn nạn của cả Đạo Mẫu. Rất nhiều đồng thày lợi dụng Tứ phủ để mê hoặc con nhanh đệ tử khiến nhiều con nhang đệ tử khi ra trình đồng mở phủ lại còn khổ hơn, cơ đày nhiều hơn. Chúng tôi xin biên tập lại một số ý kiến về Nghiệp làm Thày của Đồng thầy Huyền Tích, phụng thánh ở Sóc Sơn – Một người thày hết lòng vì sự chấn hưng Đạo Mẫu, để mọi người tham khảo. Hy vọng bài viết, phần nào giúp cho mọi người bị cơ hành, tìm kiếm và chọn cho mình được một đồng thày tâm đức, đang hành chính pháp của Đạo Mẫu.
Thày Huyền Tích
        Câu ” Trên theo Phật Thánh dưới theo Đồng Thầy” là câu chúng ta hay nghe thấy nhất trong các buổi lễ Xuất thủ trình đồng hay lễ tôn nhang của Đạo Mẫu chúng ta. Chính câu này làm nhiều người thắc mắc và hỏi: Theo học Lễ hay theo học Đạo ? 
        Tất cả các Đạo đều có Pháp. Người sáng lập ra Đạo gọi là Tổ. Tổ để lại Pháp truyền lại cho đời để cho đệ tử nương theo tu tập. 
       Đạo Phật thì có ba ngôi đó là: Phật – Pháp -Tăng. Đạo Khổng, Đạo Thiên Chúa … Đạo nào cũng có ba ngôi rõ ràng như thế. Nhưng riêng Đạo Mẫu chúng ta khuyết một ngôi đó là Pháp.
       Người làm Thầy bên Tứ Phủ truyền Đạo kiêm luôn truyền Pháp. Thế nên có câu ” Trên theo Phật Thánh dưới theo Đồng Thầy”  để răn mọi người học Đạo, học Pháp chứ không phải theo lễ!
      Mẫu không để lại một Pháp môn nào cho đời, mà chỉ có để lại một số Thánh Tích. Chính vì chúng ta không có Pháp môn tu tập đạo tràng nên tạo ra bất đồng ngôn luận, khiến người này chê người kia. Người biết thì giấu nghề, người không biết thì tỏ ra nguy hiểm. Thế nên,  người có căn số chưa vào Đạo thì không phân biệt được đâu là trắng đâu là đen. 
     Nhưng Mẫu cũng quy Phật để lại ngụ ý cho chúng ta nương vào chánh Pháp của nhà Phật mà tu.
     Người làm thày đầu tiên phải làm lính.
   Người làm lính tại gia, đầu tiên cần phải chuyên tâm học Đạo, học Pháp. Người làm lính trong Tứ Phủ thường phải trải qua cơ hành thử thách gian nan. Đó là thử thách nghịch duyên và thử thách thuận duyên. Qua nghịch sẽ sang thuận.
     Thử thách nghịch duyên ở đây là sự cơ hành. Khi bị cơ hành mọi chuyện không thuận, cuộc sống vất vả khổ cực không gì không nếm trải, gặp đủ hoạn nạn, oan trái; cuộc sống bế tắc đến cùng cực! Trong tất cả khổ cực ấy sau đều gặp hung hóa cát gặp họa hóa bình an. Đó đều là do bề trên che chở hóa giả hiểm nguy, gặp quý nhân dẫn lối chỉ đường chia sẻ khó khăn. Khi đủ nhân duyên ra quy hàng bốn Phủ xuất thủ trình đồng làm con bốn Phủ thời gian mọi chuyện dần dần thuận lợi. Khi trải qua hết kiếp nạn cơ hành thử thách gọi là nghịch duyên cũng là hết phần trả nghiệp.

       Người làm lính có mệnh làm thày tu tập đạo, tu tập Pháp tốt theo dẫn tu của Đồng Thày, được Phật Thánh gia hộ được khai tâm khai minh sau nhiều năm cũng được ra làm Thầy dẫn trình cho đệ tử.
    Khi làm Thày thì phải trải qua thử thách thuận duyên. Thử thách nghịch duyên vượt qua thì dễ, nhưng con đường thử thách thuận duyên ở đây không mấy ai vượt qua được. Thuận duyên quá dễ sinh cao ngạo tự cao tự đại, được nhiều người tung hô, lại được hộ trì tiền bạc phú quý … Nhiều khi Quỷ Thần gia hộ soi ra bói thấy có một vài sự ứng nghiệm, nhìn thấy vong áp vong gọi hồn thì tưởng mình oai, là giỏi không ai bằng mình.   Khi được con nhang, đệ tử  vái lạy tung hô gọi Thầy,  gọi Cô, gọi Cậu lại cứ tưởng mình chứng được Thần Thông tuệ nhãn cao siêu, tâm sinh cao ngạo dễ bị quỷ thần sâm nhập lấn chiếm thể xác dần dần tham lam ích kỉ đố kị sân si …  Ấy là chưa kể, đôi khi quỷ thần còn biến giả ra Phật Thánh để mê hoặc lòng tham thì không cưỡng nổi. Có khi vì lòng tham mà miệng lưỡi thêm bớt cho huyền bí để làm mê hoặc con nhang, đệ tử.
     Sự thử thách thuận duyên rất khó vượt qua. Nếu tâm không sáng, trí không trong dễ bị tiền tài danh lợi mê hoặc.  Kẻ làm Thầy sợ mất lộc, sợ không có người đến soi bói, sợ không có đàn lễ, thì đó là tâm bất chính.  Kẻ làm Thày mà mưu tính để có lễ nghi hay mưu tính để có đệ tử, chỉ biết khen mình chê người thì đó là trí không trong. Kẻ làm thày đó không phải đang hành Chánh Đạo mà đang hành Tà Đạo.
      Đúng là ” có Thực mới vực được Đạo”, nhưng Thực phải đi mới Tâm. Người làm Thảy phải biết tùy duyên tùy tâm, không áp đặt, phải biết trước lợi người sau đến mình. ” Lợi lạc nhân sinh” là thế,
     Làm Thầy mà không trải qua thử thách cơ hành khổ cực, thì không thể thấu hiểu được nỗi khổ của kẻ làm con. 
    Nếu kẻ làm thày khi còn làm tôi chưa trải qua cơ hành, chưa trải qua hết thời gian thử lính, thử đồng tự nhiên ham danh hám lợi bỏ ra ít tiền thuê Thầy lập đàn hoành tráng, quay phim, chụp ảnh, đăng báo đánh bóng rầm rộ rồi ra làm Thầy thì kẻ đó không có mệnh làm Thầy, không được bề trên cắt cử. Kẻ đó có ra làm thày thì chỉ có Tà Quỷ hộ trì dù có đền to, phủ lớn, điện cao, đàn lễ nhiều cũng chỉ là đang hành Tà Đạo.
     Trăm người lính định một người đồng, trăm người đồng định một Thầy Đồng, không phải cứ ra đồng hầu cho đẹp rồi đợi vài ba năm hay 12 năm rồi đi mở phủ cho đệ tử là được,
      Khi bạn đã ra mở phủ bạn là đồng lính mở cho yên căn bản mệnh làm sao trong gia trung trên kính dưới hòa, trong ấm ngoại êm, là trọn đạo làm con Phật Thánh. Còn là Đồng Thầy cần phải trên lo việc thánh dưới gánh việc trần. Được mệnh làm Thầy, thì phải ra sức học đạo làm phúc tích phúc. Để có thể cứu khổ độ mê, mình còn tham còn mê, còn sân si, thì độ mê cho ai, thì cứu khổ được cho ai.
      Tất cả các Pháp đều là phương tiện. Tổ có nói:” Thuận hành nghịch hành, tận thị đạo tràng vô vi phật sự”. Làm đúng, hay làm sai, làm ngược làm xuôi, nhưng mục đích không vì tư lợi không vì tiền bạc danh vọng, thì đều vô tội.  Còn có câu rằng  trong Pháp có Phi pháp”, điều có có nghĩa nếu vì mục đích dẫn dụ đạo tràng từ phi pháp đến chính pháp thì không có lỗi.
       Ngày xưa, tổ Huyền Quang Tôn Giả viết ra khoa cúng nhằm ứng phó với đạo tràng để dẫn dụ một số phật tử thích cúng bái tế lễ. Ngài cho thành lập trai đàn cúng lễ vài ba ngày nhưng mục đích chính cuối cùng là thuyết pháp khai mê.
    Như vậy, việc cúng lễ đâu cốt ở mâm cao, hay cỗ đầy, mã lắm mà chính là tâm thành của người làm thầy.
      Vì vậy, việc tu Đạo, tu Pháp cứu giúp mọi người qua mê hoặc là trách nhiệm của người hành Đạo.

      Sau khi ra hầu thánh thì việc hầu như thế nào cho đúng; hầu sao cho có phúc, có lộc. Đó là điều mọi thanh đồng rất muốn biết. Các bạn có thể tham khảo ý kiến của thày Huyền Tích xin click vào TẠI ĐÂY.
      

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *