Phúc họa với hình và thế đất huyệt mộ

Phúc họa với hình và thế đất huyệt mộ

Cái gọi là “hình” trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí. Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất vì vậy bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí như thế gọi là chân huyệt.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Hình có to nhỏ, cao thấp, sấp ngửa, béo gầy, cân lệch.
Các nhà phong thủy chia hình thế đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm.
Yêu cầu hình thế đất: Thứ nhất là phải ngăn được khí (khí tụ); thứ 2 là phải tàng (giấu), đất lộ, khí tán theo gió; thứ 3 phải vuông cân, nếu đất nghiêng lệch khí uế sẽ phát sinh; thứ 4 là thế đất phải có hình vòng cung, khí tụ và lưu thông trong huyệt, đất ẩm.
Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, tản mạn, tàn tạ đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau.
Táng Kinh viết rất cụ thể như sau:
– Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên.


– Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong.


– Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.


– Thế đất lởm chởm (đất không có hình thế), bách sự hỗn loạn.


– Thế đất như loạn y (quần áo bừa bãi), thê thiếp dâm loạn.


– Thế đất như túi rách (chỉ đất, cát, sỏi, phù sa bồi), tai họa liên miên.


– Thế đất như thuyền lật, nữ bệnh nam tù.


– Thế đất ngang lệch (thế đất xiên xẹo, không ra hình thế), con cháu tuyệt tự.


– Thế đất như kiếm nằm (thế đất dài như thanh kiếm), chu di bức hại.


– Thế đất như đao ngửa (thế đất dài như thanh đao), hung họa suốt đời.
Như vậy, sách xưa khẳng định: “Hình thế rõ ràng thì tìm huyệt dễ, không rõ ràng thì tìm huyệt khó khăn”; “Thế đến, hình ngăn gọi là toàn khí. Đất toàn khí khi an táng thì tụ được khí”.
Không những thế, khi chọn đất táng, vai trò của hình và thế cần được coi trọng như nhau. Vì: “Hình và thế thuận là cát, hình và thế nghịch là hung. Thế cát hình hung thì bách phúc không còn, thế hung hình cát thì họa hại vô cùng”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *