Kết cấu sàn nhà

Kết cấu sàn nhà

Tôi đang xây nhà trên một mảnh đất 40 m2. Tôi mong được toà soạn tư vấn về vấn đề kết cấu sàn. Xin toà soạn cho biết ưu, nhược điểm khi rải sắt sàn bằng sắt cuộn phi 8 và sắt cây phi 10. (Trần Anh Phong)

Tôi đang xây nhà trên một mảnh đất 40 m2. Tôi mong được toà soạn tư vấn về vấn đề kết cấu sàn. Xin toà soạn cho biết ưu, nhược điểm khi rải sắt sàn bằng sắt cuộn phi 8 và sắt cây phi 10. (Trần Anh Phong)
Yêu cầu:
Thay vì rải sắt phi 8×8 lưới 15×15 tôi dùng sắt phi 10×6 (tức là thanh chịu lực sắt 10, thanh còn lại sắt 6) có được không? Hoặc nếu như dùng cả sắt phi 10 với lưới rộng hơn (20×20) thì sao? Độ dãn nở nhiệt của bê tông phù hợp với độ dãn nở nhiệt của loại sắt nào hơn? Xin cám ơn quý toà.
Trả lời:
Việc sử dụng sắt phi 8 hay phi 10 phụ thuộc vào kích thước ô bản sàn, phụ thuộc vào cách tính toán của kỹ sư kết cấu và phụ thuộc vào kinh phí xây dựng nhà. Sắt phi 10 có ưu điểm hơn sắt cuộn phi 8 là không phải nắn thép nên dễ thi công và thép không bị trùng do sắt phi 8 nếu duỗi thẳng bằng thủ công sẽ không thẳng, sắt phi 10 là sắt gai nên liên kết với bê tông tốt hơn sắt phi 8 trơn.
Độ dãn nở nhiệt của thép và bê tông trong cấu kiện bê tông cốt thép gần khớp nhau, nên bạn không cần quan tâm đến việc ảnh hưởng của dãn nở nhiệt đến việc sử dụng sắt phi 8 hay phi 10. Việc đan lưới thép (10×6) hay (20×20) phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của ô bản sàn của nhà bạn. Nếu ô bản sàn vuông (hoặc chiều dài và chiều rộng ô sàn gần bằng nhau) thì sàn sẽ chịu lực bằng nhau theo hai phương, nên đan sắt theo dạng ô vuông. Nếu ô bản sàn hình chữ nhật thì sàn nên bố trí thép chịu lực theo cạnh ngắn của ô sàn, thép bố trí theo cạnh dài có thể giảm tiết diện hoặc tăng khoảng các giữa các thanh sắt để tiết kiệm chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *