Mục lục bài viết
- 0.0.1 1. Các truyền thuyết Mẫu Thoải là con gái vua Thủy Tề (Long Vương)
- 0.0.2 Có hai truyền thuyết Mẫu Thoải xuất thân là con gái của Long Vương:
- 0.0.3 Mẫu Đệ Tam vốn là con gái Vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung. Bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, bà ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân cơ hội đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị, vốn là thư sinh quê đất Thanh Miện nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Thấy bà vậy, Liễu Nghị đến hỏi han, sau khi biết rõ sự tình, Liễu Nghị nhận giúp đỡ bà. Bà đã viết thư nhờ Liễu Nghị mang về đến chốn Long Cung để vua cha thấu hêt sự tình rồi sẽ định liệu sau. Theo lời bà, Liễu Nghị ra đến sông Ngân Hán, là mái Long Giai ngoài biển Đông, thấy có cây ngô đồng, Liễu Nghị rút cây kim thoa, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động ầm ầm, giữa dòng thấy hiện lên đôi bạch xà, Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống Thủy Cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Thủy Tề bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho Trưởng Tử Xích Lân lên đón bà về. Sau đó bà được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan. ( Theo Bodetam.vn)
- 0.0.4 Trong văn thỉnh Mẫu Thoải cũng có một đoạn nhắc đến giai thoại này:
- 0.0.5 3. Truyền thuyết Mẫu Thoải là hóa thân của 3 công chúa của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- 0.0.6 4. Đền chính của Mẫu Thoải
- 0.1 Bài viết liên quan:
- 1 Bản văn : CÔ NHẤT VÂN ĐÌNH
- 2 HỖN THIÊN NGŨ HÀNH
- 3 Thời gian Âm lịch & ý nghĩa (Mốc thời gian tính hai tiếng là một giờ)
- 4 LỄ CHẠP (HAY LỄ TẠ MỘ) NGÀY 30 TẾT
- 5 Phong thủy với gương soi
1. Các truyền thuyết Mẫu Thoải là con gái vua Thủy Tề (Long Vương)
Có hai truyền thuyết Mẫu Thoải xuất thân là con gái của Long Vương:
![]() |
Đền Hạ Tuyên Quang thờ Mẫu Thoải |
Mẫu Đệ Tam vốn là con gái Vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung. Bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, bà ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân cơ hội đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị, vốn là thư sinh quê đất Thanh Miện nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Thấy bà vậy, Liễu Nghị đến hỏi han, sau khi biết rõ sự tình, Liễu Nghị nhận giúp đỡ bà. Bà đã viết thư nhờ Liễu Nghị mang về đến chốn Long Cung để vua cha thấu hêt sự tình rồi sẽ định liệu sau. Theo lời bà, Liễu Nghị ra đến sông Ngân Hán, là mái Long Giai ngoài biển Đông, thấy có cây ngô đồng, Liễu Nghị rút cây kim thoa, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động ầm ầm, giữa dòng thấy hiện lên đôi bạch xà, Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống Thủy Cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Thủy Tề bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho Trưởng Tử Xích Lân lên đón bà về. Sau đó bà được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan. ( Theo Bodetam.vn)
Trong văn thỉnh Mẫu Thoải cũng có một đoạn nhắc đến giai thoại này:
2. Truyền thuyết Mẫu Thoải là vợ của Vua Thủy Tề
3. Truyền thuyết Mẫu Thoải là hóa thân của 3 công chúa của Lạc Long Quân và Âu Cơ
![]() |
Đền Dầm thờ Mẫu Thoải ở Ninh Sở |
4. Đền chính của Mẫu Thoải
Mẫu Thoải được thờ phụng hầu hết ở các vùng sông nước. Tuy nhiên, điều kỳ lạ vùng núi Tuyên Quang lại được coi là nơi phát tích của Mẫu Thoải. Có lẽ là là vì tích của Mẫu liên quan đến Vua Hùng.
Tuyên Quang có 3 ngôi đền thờ Mẫu Thoải: Đền Hạ (Đền Tam Cờ), Đền Ỷ La, Đền Thượng (Đền Dùm). Đền Hạ là đền gốc, còn hai đền kia là đền được chia tách từ Đền Hạ. Đây là ba ngôi đền chính của Mẫu Thoải được gắn với sự phát tích của Mẫu.
Mẫu Thoải có công trạng phù các triều đại đánh giặc, giữ nước. Dấu tích của Mẫu Thoải phù cho Trần Nhân Tông đánh quân Nguyên được phát tiết tại vùng Thường Tín – Hà Nội. Tiêu biểu về dấu tích này là đền Xâm Thị ở xã Hồng Vân và Đền Dầm xã Ninh Sở. Đây được coi là hai ngôi đền chính của Mẫu Thoải gắn với tích Mẫu hiển linh phù vua Trần.
Đền Mẫu Thác Hàn – Thanh Hóa là dấu tích của Mẫu Thoải hiển linh giúp vua Lê Lợi.
Ngoài ra, Mẫu Thoải còn được thờ vọng ở nhiều nơi. Có lẽ phải kể đến Đền Mẫu Thoải tại Lạng Sơn, Đền Ghềnh – Gia Lâm…