1. Cải tạo nhà nằm ở vị trí đất xấu
Theo quan niệm phong thủy, vị trí đất có ảnh hưởng quan trọng đến tài lộc và vận may của chủ nhà. Khi ngôi nhà tọa lạc tại một vị trí đất xấu, chủ nhân có thể sẽ thường xuyên gặp những điều bất trắc, không may trong cuộc sống.
Để nhận biết một mảnh đất xấu, chủ nhà có thể xem xét các dấu hiệu sau:
- Hình dáng mảnh đất: Phong thuỷ rất đề cao sự đối xứng, hài hoà. Do đó, những mảnh đất lồi lõm, khuyết góc hay chéo góc đều là những dấu hiệu không tốt.
- Địa hình xung quanh nhà: Nếu xung quanh nhà bạn có nhiều nhà bỏ hoang hoặc nhiều mảnh đất trống thì đó cũng là một dấu hiệu của phong thủy xấu.
- Mảnh đất gần công xưởng ồn ào, nhiều khói bụi: Mảnh đất gần công xưởng ồn ào, nhiều khói bụi cũng là một vị trí đất xấu. Những mảnh đất này thường mang nguồn năng lượng tiêu cực, khiến chủ nhà dễ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi ngôi nhà tọa lạc tại một vị trí đất xấu, chủ nhân có thể sẽ thường xuyên gặp những điều bất trắc, không may trong cuộc sống
Khi nhận thấy nhà mình đang nằm ở vị trí thế đất không tốt, chủ nhà có thể tham khảo một số cách thức hoá giải như sau:
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà: Cây xanh không chỉ làm đẹp cho không gian sống, mà còn có tác dụng hóa giải năng lượng tiêu cực, mang lại sự thanh tịnh và bình an cho chủ nhà. Bạn nên chọn những loại cây có lá xanh mướt, hoa tươi thắm, tránh những loại cây có gai, lá nhọn hoặc hoa có mùi hôi.
- Đặt vật phẩm phong thủy trong không gian sống: Chủ nhà có thể đặt những vật phẩm mang năng lượng tích cực như quả cầu pha lê. tượng phật, … ở những nơi có phong thủy xấu để đẩy lùi những vận xui.
- Sử dụng màu sắc hợp mệnh chủ nhà: Sự kết hợp màu sắc tạo nên nguồn cảm hứng và năng lượng cho không gian sống của bạn. Chủ nhà nên tránh sử dụng màu đen, đỏ trong nội thất khi nhà có phong thủy xấu bởi những gam màu này càng làm nổi bật cảm giác u ám, căng thẳng.
2. Cải tạo phong thuỷ nhà thấp hơn mặt đường
Nền nhà thấp hơn mặt đường là một lỗi phong thuỷ khá phổ biến ở những ngôi nhà xây kiểu cũ hoặc ngôi nhà xây dựng trong khu vực trũng thấp. Đây là một dấu hiệu bất lợi cho chủ nhân, khiến công việc làm ăn khó phát triển, con đường sự nghiệp bị đình trệ. Để cải thiện lỗi phong thủy nhà thấp hơn mặt đường, gia chủ có thể:
1 – Nâng nền nhà bằng hoặc cao hơn so với mặt đường
Để thực hiện phương án này, tầng trệt nhà bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện về chiều cao. Đối với nhà ống 2 tầng đơn giản, chiều cao sàn tầng 1 phải ít nhất là 2,8m để đảm bảo ngôi nhà đẹp và hợp phong thủy. Nếu chiều cao thông thuỷ (đo từ sàn nhà lên đến mặt trong của trần) nhỏ hơn 2,5m thì không nên áp dụng cách này.
2 – Cắt bỏ trần tầng
Để cải tạo phong thuỷ nhà thấp hơn mặt đường, một giải pháp cũng rất hiệu quả là tháo dỡ trần tầng 1 để tạo không gian thông tầng với tầng 2. Điều này giúp cho tầng 1 trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Chủ nhà cũng có thể kết hợp với phương pháp nâng nền để không gian sống hài hoà hơn.
Bên cạnh đó, nếu trần nhà có chiều cao thấp hơn 2,5m, chủ nhà và kiến trúc sư phải tính toán chính xác về việc gia cố thêm cột để đảm bảo an toàn cho tầng trên. Nếu móng nhà yếu, gia đình cần phải cấy thêm cột để hỗ trợ khung chịu lực của ngôi nhà.
3 – Thay đổi tầng 1 thành tầng hầm hoặc nhà để xe
Bạn cũng có thể cân nhắc đến giải pháp cải tạo chức năng tầng 1 thành tầng hầm hoặc nhà để xe. Đây là giải pháp đơn giản, không can thiệp đến phần thô của ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến việc đảm bảo khả năng chống ngập cho khu vực tầng 1 có nền thấp hơn mặt đường khi sử dụng làm hầm để xe.
Thay đổi chức năng tầng 1 thành tầng hầm hoặc nhà để xe
3. Cải tạo hướng nhà xấu
Chủ nhà có thể nhận biết hướng nhà xấu qua các dấu hiệu dưới đây:
- Hướng nhà tuyệt mệnh: Hướng tuyệt mệnh là hướng nhà xấu nhất trong 8 hướng Bát Trạch, vì nó mang theo âm khí nặng nề. Nếu xây nhà, mua nhà đất hướng tuyệt mệnh, chủ nhà sẽ gặp nhiều khó khăn về sức khỏe và tài lộc của bản thân và gia đình.
- Hướng nhà ngũ quỷ: Đây là hướng thuộc ngũ hành Hỏa, liên quan đến tính cách nóng nảy. Nếu xây nhà phạm phải hướng này, chủ nhà sẽ dễ bị thị phi, vận rủi, rắc rối pháp lý. Gia đình sẽ không có sự bình an, hòa thuận.
- Hướng nhà Hại Hoạ: Hại hoạ cũng là một sao xấu trong phong thủy, thuộc hành Thổ và còn gọi là Lộc Tồn. Nếu nhà cửa, đất đai của chủ nhà nằm ở hướng này sẽ gặp nhiều khó khăn về tài lộc, sự nghiệp và danh tiếng.
- Hướng nhà lục sát: Lục Sát là hướng xấu thuộc hành Thủy, tọa về sao Văn Khúc. Ngôi nhà quy về hướng này có thể mang lại những rủi ro, tai ương hoặc khiến gia đình lục đục.
Nếu nhà đang hướng về phía xấu hoặc không phù hợp với mệnh, chủ nhà nên áp dụng một số cách thức để hoá giải lỗi phong thuỷ này
Nếu nhà đang hướng về phía xấu hoặc không phù hợp với mệnh của bạn, bạn có thể thử áp dụng ba cách sau để cải thiện phong thủy nhà ở:
- Tạo thêm một lối vào khác: Chủ nhà có thể bố trí một cửa phụ ở hướng tốt để khắc phục tình trạng cửa chính hướng xấu. Lưu ý, cửa phụ này phải thường xuyên được sử dụng để hấp thụ năng lượng tích cực từ hướng mới.
- Treo gương bát quái: Gương bát quái có tác dụng điều hòa năng lượng, tránh sát khí từ hướng xấu.
- Đặt thảm ở cửa: Quan niệm dân gian cho rằng, đặt một tấm thảm ở cửa ra vào nhà có thể giữ lại những năng lượng tiêu cực bên ngoài ngôi nhà.
4. Cải tạo các lối ra vào và hành lang của ngôi nhà
Cửa ra vào và hành lang là hai yếu tố quan trọng trong phong thủy nhà ở, vì chúng liên quan đến việc hấp thụ và phân bố các luồng sinh khí cho ngôi nhà. Khi cải tạo các khu vực này, chủ nhà cần chú ý đến vị trí, kích thước và hình dạng của cửa ra vào và hành lang, để tạo ra một không gian thoáng đãng, hài hòa và thuận lợi cho sự vượng khí và tài lộc của gia đình.
Chủ nhà cần cải tạo không gian hành lang thoáng đãng, nhiều ánh sáng – tránh sự bí bách
5. Cải tạo ánh sáng không gian trong nhà
Theo quan niệm của phong thuỷ, ánh sáng là yếu tố đại diện cho dương khí, xua tan những điều xui rủi, không may mắn. Không gian nhà ở thiếu sáng sẽ dẫn đến âm khí tích tụ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm trạng của chủ nhân ngôi nhà.
Nếu nhà bạn bị thiếu ánh sáng, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện phong thủy nhà ở:
- Lắp đặt thêm cửa sổ: Chủ nhà có thể lắp thêm cửa sổ trên mái nhà hoặc các tầng gác để đón nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.
- Sử dụng cửa kính (nên chọn loại cửa kính cách nhiệt): Cửa kính nhiệt có khả năng chống lại nhiệt độ cao và giữ cho không gian trong nhà luôn mát mẻ. Đồng thời, dạng cửa kính cũng giúp ngôi nhà luôn bừng sáng nhờ ánh sáng tự nhiên.
- Thiết kế lại hệ thống đèn chiếu sáng: Bố trí số lượng và cường độ các bóng đèn trong nhà hợp lý để tạo nên không gian sống đủ sáng.
Theo quan niệm của phong thuỷ, ánh sáng là yếu tố đại diện cho dương khí, ý nghĩa xua tan những điều xui rủi
6. Cải tạo màu sắc phong thuỷ nhà ở
Nếu có nhu cầu cải tạo màu sắc phong thuỷ nhà ở, chủ nhà nên lựa chọn các gam màu sơn nhà tương sinh hoặc tương hợp với cung mệnh của mình:
- Nhà hướng Bắc (thuộc hành Thủy): Màu sắc nhà nên chọn là màu đen, xanh dương (thuộc hành Thuỷ) hoặc màu trắng, vàng nhạt (Kim sinh Thuỷ).
- Nhà hướng Nam (thuộc hành Hỏa): Màu sắc sơn nhà nên chọn là màu hồng nhạt, tím, đỏ (thuộc hành hoả hoặc màu xanh lá (Mộc sinh Hoả)
Ngoài ra, chủ nhà có thể lựa chọn màu sắc sơn nhà dựa vào chính sự tương sinh – tương hợp với cung mệnh của mình:
- Chủ nhà thuộc mệnh Kim: Nên chọn màu trắng
- Chủ nhà thuộc mệnh Mộc: Nên chọn màu xanh lục, màu nâu
- Chủ nhà thuộc mệnh Thủy: Nên chọn màu xám, lam.
- Chủ nhà thuộc mệnh Hỏa: Nên chọn màu đỏ, cam, vàng.
Nếu có nhu cầu cải tạo màu sắc phong thuỷ nhà ở, chủ nhà nên lựa chọn các gam màu sơn nhà tương sinh hoặc tương hợp với cung mệnh của mình
Chủ nhà mệnh Hoả có thể đọc thêm bài viết gợi ý màu sơn nội thất cho mệnh Hoả chuẩn phong thuỷ cũng như các mẫu nhà phối màu sơn hợp mệnh, hiện đại để chủ nhà dễ dàng áp dụng vào căn nhà của mình.
7. Cải tạo từng không gian chức năng trong nhà
Các không gian chức năng là những thành tố cơ bản cấu tạo nên ngôi nhà của bạn. Vì thế, nếu bạn có nhu cầu cải tạo phong thuỷ cho ngôi nhà, việc xem xét bố trí của từng không gian: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… là điều không thể bỏ qua.
7.1. Cải tạo không gian phòng khách
Phòng khách là không gian đón tiếp khách khứa, đồng thời cũng là là nơi sum họp của gia đình. Trong phong thủy, phòng khách được coi là nơi hội tụ của vượng khí, mang lại may mắn, tài lộc.
Chủ nhà nên lưu ý một số điều sau khi cải tạo phong thuỷ phòng khách:
- Trang trí cây phong thuỷ: Cây phong thủy không chỉ giúp hút tài lộc mà còn làm đẹp cho không gian sống. Một trong những loại cây phong thủy phổ biến nhất là cây Kim Tiền, cây Kim Ngân, cây Lưỡi Hổ…Các loại cây này rất dễ trồng và chăm sóc, chủ nhà chỉ cần đặt ở nơi có ánh sáng vừa phải và tưới nước đều đặn.
- Tránh để phòng khách có hình dáng lệch hay thiếu góc: Nếu không thể tránh được, bạn có thể sử dụng chậu cây xanh, rèm cửa hay tranh ảnh để che đi những góc cạnh hay những vị trí không may mắn.
- Lựa chọn nội thất có hình dáng tròn hoặc bo góc: Lựa chọn đồ nội thất có hình dáng tròn mềm mại để tạo cảm giác ấm cúng và thân thiện. Những đồ nội thất có góc nhọn sẽ gây ra những luồng khí xấu, rất có hại cho phong thuỷ.
Phòng khách là không gian trung tâm của ngôi nhà, là nơi đón tiếp khách khứa, là nơi sum họp của gia đình
7.2. Cải tạo không gian phòng ngủ
Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, thư giãn và rất riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình. Trong phong thủy, phòng ngủ được coi là nơi hội tụ của khí âm, là nơi liên quan đến sức khỏe, tình cảm của chủ nhà.
Một số lưu ý khi cải tạo phòng ngủ:
- Vị trí giường ngủ: Chủ nhà tránh đặt chân giường hướng ra cửa hoặc đặt giường nằm dưới dầm. Nếu nằm ngủ ở những vị trí này, tinh thần sẽ dễ mệt mỏi như có một áp lực vô hình đè nặng.
- Ánh sáng phòng ngủ: Bạn nên sử dụng các loại đèn treo tường nhỏ để chiếu sáng phòng ngủ, vì những loại đèn này sẽ tạo ra ánh sáng dịu nhẹ, hài hòa, giúp bạn thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
- Trang trí quả cầu pha lê: Phong thuỷ cho rằng việc treo một quả cầu pha lê trong phòng ngủ có thể tăng cường năng lượng tích cực. Đây là một vật phẩm có khả năng phân tán ánh sáng và hấp thụ năng lượng tiêu cực.
- Thiết kế thông minh: Bạn nên tận dụng không gian phòng ngủ một cách hiệu quả bằng các thiết kế thông minh, như các kệ sách, tủ quần áo, hộc kéo…
Phòng ngủ là không gian riêng tư của mỗi người, là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc, học tập
7.3. Cải tạo không gian phòng bếp
Phòng bếp là không gian nội trợ và nấu nướng, có thể kết hợp làm khu vực ăn uống của cả gia đình.. Phong thuỷ coi phòng bếp được coi là nơi hội tụ của khí dương – liên quan đến sức khỏe, tài lộc của chủ nhà.
Khi cải tạo phong thủy nhà ở phòng bếp, chủ nhà cần lưu ý tới một số điều quan trọng sau đây:.
- Không đặt bếp thẳng với cửa ra vào: Điều này sẽ làm cho tài lộc, sức khỏe của gia đình bị hao mòn, không ổn định.
- Không đặt gương đối diện bếp: Gương thuộc hành Thủy, bếp thuộc hành Hỏa, hai hành này tương khắc nhau, gây ra nhiều xung đột, khó khăn trong cuộc sống của gia đình.
- Ánh sáng từ ban công, cửa sổ không được chiếu thẳng vào bếp: Điều này phạm vào “xuyên tâm sát” trong phong thủy, làm cho tài lộc của gia đình không được tích lũy, dễ bị tiêu tan.
- Không đặt bếp dưới xà ngang: Bếp dưới xà ngang sẽ bị vượng khí của ngôi nhà đè nén, ảnh hưởng xấu đến tiền bạc của gia đình.
Phòng bếp là nơi nấu nướng và ăn uống của gia đình
7.4. Cải tạo phòng thờ
Trong văn hoá và quan niệm sống của người Việt từ ngàn đời nay, phòng thờ là khu vực thiêng liêng – dùng để tưởng nhớ về tổ tiên. Do đó, khi cải tạo phòng thờ, chủ nhà nên chú ý một số nguyên tắc phong thuỷ sau đây:
- Nên đặt phòng thờ ở tầng cao nhất của ngôi nhà: Bàn thờ gia tiên tại vị ở nơi cao nhất mang ý nghĩa tôn kính và tạo ra niềm tin tâm linh rằng các vị tổ tiên đi trước sẽ “vuốt ve che chở” cho các thành viên trong gia đình.
- Không đặt bàn thờ dựa vào cửa sổ hoặc gần cửa sổ: Quan niệm phong thuỷ cho rằng bàn thờ đặt trong khu vực này sẽ làm mất đi sự tích tụ linh khí của bát hương.
- Không đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào hoặc gần lối đi lại: Khu vực phòng thờ cần có không gian yên tĩnh, hạn chế tối đa những tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng đến không gian trang nghiêm này.
Trong văn hoá và quan niệm sống của người Việt từ ngàn đời nay, phòng thờ là khu vực thiêng liêng – dùng để tưởng nhớ về tổ tiên
7.5. Cải tạo nhà vệ sinh
Theo phong thuỷ, phòng vệ sinh là khu vực có năng lượng âm cao, có thể gây tổn hại về sức khỏe, công danh sự nghiệp của chủ nhà nếu không được bố trí đúng. Nếu bạn đang có mong muốn cải tạo phong thuỷ phòng vệ sinh, bạn nên lưu ý tránh một số lỗi sau:
- Tránh đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà: Phong thuỷ cho rằng khu vực vệ sinh là nơi chứa uế khí – mang nguồn năng lượng tiêu cực, vì vậy tránh đặt chính giữa nhà (trung cung).
- Sử dụng thảm phòng tắm màu đen, xanh thẫm hoặc đỏ: Các gam màu này sẽ giúp cân bằng năng lượng Thuỷ – chiếm đa số trong khu vực nhà vệ sinh.
Theo phong thuỷ, phòng vệ sinh là khu vực có năng lượng âm cao
8. Cải tạo không gian xung quanh nhà
Bằng cách trồng thêm cây xanh hay hoa, chủ nhà có thể tạo ra một không gian sống đẹp mắt, thanh thoát và hài hòa. Tuy nhiên, cần chú ý không để cây xanh quá dày đặc, gây cản trở sự lưu thông của không khí và năng lượng.
Nếu nhà có diện tích rộng, chủ nhà có thể bố trí các chậu cây lớn hay hàng cau để tăng thêm sự tươi mát, dịu nhẹ cho không gian sống. Ngoài ra, các loại cây này còn có tác dụng hút khí âm, mang lại sự bình an và may mắn cho gia đình.
Nếu nhà có diện tích nhỏ, chủ nhà có thể chọn các loại cây nhỏ gọn, dễ chăm sóc như hoa phong lan, cây phát tài… Những loại cây này không chỉ làm đẹp cho không gian sống, mà còn có ý nghĩa phong thủy tốt, giúp chủ nhà thu hút nhiều năng lượng tích cực và tài lộc.
Nếu muốn duy trì bầu không khí tích cực cho không gian sống, chủ nhà có thể cân nhắc đến việc cải tạo không gian xung quanh nhà
9. 3 nguyên tắc cần lưu ý sau khi cải tạo phong thuỷ nhà ở
Chủ nên lưu ý duy trì các nguyên tắc sau đây sau khi cải tạo phong thuỷ nhà ở:
1 – Giữ cho ngôi nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ
Một không gian sống sạch sẽ và thoáng đãng không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện tâm trạng. Điều này giúp quá trình học tập và làm việc hiệu quả hơn.
Đồng thời, theo quan niệm phong thủy, việc dọn dẹp nhà cửa cũng có ý nghĩa loại trừ các yếu tố tiêu cực và năng lượng xấu, nhường chỗ cho các năng lượng tích cực và lành mạnh.
2 – Cân bằng yếu tố ngũ hành
Ngũ hành trong phong thủy là một khái niệm phức tạp, nhưng có thể hiểu đơn giản là sự tương tác giữa năm yếu tố cơ bản của vũ trụ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ngũ hành có thể được thể hiện trong nhà bạn theo hai cách:
- Vật chất: Ví dụ, một chiếc tủ gỗ (Mộc) hoặc một chiếc gương (Kim).
- Biểu tượng: Ví dụ, một bức tranh phong cảnh núi non (Thổ) hoặc một bức tượng Phật (Kim).
Các lý thuyết phong thuỷ đều rất coi trọng sự hài hoà và cân bằng của 5 yếu tố ngũ hành này. Hiểu một cách đơn giản, nếu ngôi nhà của bạn có quá nhiều yếu tố Hỏa (ví dụ như màu đỏ, đèn chùm,…), bạn có thể cân bằng bằng cách thêm các yếu tố Thủy (ví dụ như màu xanh lam, bể cá,…).
Chủ nhà cần chú ý đến sự hài hoà về ngũ hành khi cải tạo phong thuỷ nhà ở
3 – Đặt các vật phẩm phong thuỷ tốt cho ngôi nhà
Bằng cách chọn lựa các vật dụng có màu sắc, hình dạng, chất liệu và ý nghĩa phù hợp với bản mệnh, chủ nhà có thể tăng cường vượng khí, tài lộc và may mắn cho gia đình.
Dưới đây là một số gợi ý về các vật dụng trang trí phù hợp với từng mệnh:
- Mệnh Kim: Chủ nhà mệnh Kim có thể sử dụng các vật dụng có chất liệu kim loại như gương, tác phẩm điêu khắc bằng đồng, sắt, thép,… hoặc các đồ nội thất bằng kim loại như bàn ghế, giường, tủ,… để tạo sự sang trọng cho không gian sống. Ngoài ra, các vật dụng có chất liệu phản quang như gốm sứ, pha lê, đá quý,… cũng có thể giúp chủ nhà thu hút tài lộc và vận may.
- Mệnh Mộc: Nếu thuộc mệnh Mộc, chủ nhà có thể tham khảo các vật dụng có chất liệu gỗ như các đồ gỗ gia dụng, đồ điêu khắc bằng gỗ, bình hoa giấy hay hoa gỗ,…. Các vật dụng có màu xanh lá cây, xanh lam cũng giúp chủ nhà mệnh Mộc tăng cường sức khoẻ và may mắn.
- Mệnh Thuỷ: Chủ nhà mệnh Thuỷ có thể trang trí nhà bằng các yếu tố thủy như hồ cá, tranh ảnh biển, sông nước, suối,…. để tăng cường trí tuệ và sáng tạo.
- Mệnh Hoả: Nến, lò sưởi, tranh ảnh hoàng hôn, bình minh,…là những vật dụng trang trí rất phù hợp với người mệnh Hoả. Chủ nhà mệnh Hoả cũng rất hợp với những món đồ có màu đỏ, cam hoặc hồng, tím.
- Mệnh Thổ: Mệnh Thổ đại diện cho đất do đó rất phù hợp với các món đồ trang trí có đá, pha lê, trang trí đồ đất nung,… Đồ nội thất màu vàng hoặc nâu cũng có thể giúp chủ nhà tăng cường ổn định và an toàn.
Bằng cách chọn lựa các vật dụng có màu sắc, hình dạng, chất liệu và ý nghĩa phù hợp với bản mệnh, chủ nhà có thể tăng cường vượng khí, tài lộc
Chủ nhà thuộc mệnh Hoả hoặc mệnh Kim có thể tham khảo thêm bài viết về nội thất cho người mệnh Hỏa và đồ nội thất cho người mệnh Kim giúp chủ nhà lựa chọn đồ nội thất hợp mệnh, thu hút tài lộc.
Xây Tổ Ấm – Cầu nối giúp chủ nhà tìm kiếm đơn vị cải tạo phong thuỷ nhà ở hàng đầu
Hiểu được những khó khăn của các chủ nhà trong quá trình tìm kiếm nhà thầu uy tín, nền tảng Xây Tổ Ấm đã ra đời. Với mạng lưới đối tác chất lượng và không ngừng được mở rộng, Xây Tổ Ấm hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm xây dựng và cải tạo nhà cửa an tâm hơn bao giờ hết.
Đến với nền tảng, chủ nhà sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ như:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí khi lựa chọn nhà thầu: Bằng cách cung cấp các thông tin, đánh giá, báo giá sơ bộ của các nhà thầu đã được kiểm định năng lực bởi đội ngũ chuyên gia của Xây Tổ Ấm.
- Nhận tư vấn từ chuyên gia chuẩn Nhật: Chủ nhà sẽ được giải đáp thắc mắc, hỗ trợ đàm phán, kiểm tra chất lượng công trình trong quá trình thiết kế và thi công nhà.
- Có nhiều lựa chọn về phong cách, năng lực và giá cả của các nhà thầu: Phù hợp với nhu cầu và ngân sách của chủ nhà.
Xây Tổ Ấm được tạo ra bởi Công ty TNHH MVC & CO, một thành viên của tập đoàn Mitsui Nhật Bản
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn 9 cách cải tạo phong thuỷ nhà ở thu hút tài lộc và may mắn. Hy vọng, những gợi ý của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng cải tạo không gian sống sao cho vừa đẹp mắt, vừa đi đúng với các quan niệm phong thuỷ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.