Phong thủy cho mặt tiền và mặt hậu của ngôi nhà
Mặt tiền là phía mặt có chứa cửa chính, mặt hậu là phần đối xứng với mặt tiền hay còn gọi là lưng nhà. Theo phong thủy, mặt tiền và mặt hậu của ngôi nhà cần có sự cân bằng âm dương.
Tuy nhiên, theo xu thế chung, mặt tiền cần thịnh dương nhiều hơn, còn mặt hậu thì có thể thịnh âm hay thịnh dương, tùy vào mặt hậu có những vùng khí trường gì. Cần nhớ rằng, mặt tiền và mặt hậu không có nghĩa là 2 mặt trái ngược nhau,.Vì cùng nằm trong tổng quan ngôi nhà nên 2 mặt này cần có sự uyển chuyển, cân bằng về dòng khí, tránh bị đứt đoạn.
Một ngôi nhà có mặt tiền và mặt hậu chuẩn Phong thủylà khi mặt tiền và mặt hậu có sự phối kết hợp, thuộc phối cảnh của ngôi nhà, không chỉ mang tính chất trang trí mà cần dẫn chuyển dòng khí. Mặt tiền cần có dương khí thịnh, sáng rộng, thoáng đãng. Mặt hậu cũng cần tránh sự tối tăm, ẩm thấp.
Lâu nay, khái niệm “minh đường tụ thủy, hậu đường tọa sơn” thường được áp dụng rộng rãi. Khái niệm này có thể hiểu là mặt tiền cần phải sáng sủa, thoáng đãng và mặt hậu cần có điểm tựa vững chắc. Gia chủ nên dành ra một khoảng sân trước cửa vì sân như một lớp vỏ bọc bảo vệ dòng khí xung trực từ đường, thanh lọc bớt đi hung khí. Nhiều người hiểu “minh đường tụ thủy” là phía trước cần có nước nên đã đặt bể nước trước nhà. Đây là sự nhầm lẫn bởi thế “minh đường tụ thủy” còn cần phải phù hợp với phương hướng mới áp dụng được. “Vượng hướng” mới có thể để thủy, “vượng sơn” mà để thủy là phá cách.
Theo Phong thủy thế nhà xấu nhất là bị tóp hậu vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai. Tuy nhiên, nếu chẳng may ngôi nhà bị như thế vẫn có thể xử lý bằng cách xây một khoảng sân vườn ở mặt hậu. Khoảng sân này sẽ có tác dụng nắn lại hình thái ngôi nhà, đồng thời tăng cường ánh sáng ở vùng tóp hậu, ánh sáng lộ thiên sẽ hóa giải những khoảng tối tăm do thế tóp hậu mang lại.
Mặt hậu của nhà nhất thiết phải có cửa vì cửa đó sẽ là đường ra cho những điềm hung. Nếu không thể trổ cửa ở mặt hậu, gia chủ có thể thay thế bằng cửa sổ và 3 thang cửa phía trên.
Trong cùng một dãy phố thẳng hàng, nhà quá cao, quá thấp, nhô lên hay thụt xuống so với mặt bằng chung đều không tốt. Một ngôi nhà nằm trong tổng thể cần đảm bảo sự hài hòa với tổng quan cũng mặt bằng kiến trúc. Nếu quá khác biệt, ngôi nhà ấy không những làm mất đi vẻ thẩm mỹ của cả khu phố mà còn tạo ra những xung khắc về ngũ hành.
Khi xây dựng, sắp xếp nhà cửa, gia chủ cần lưu ý, tránh đặt các vật uế tạp như: chổi lau nhà, thùng rác… ở trước nhà vì mặt tiền cần sạch sẽ. Mặt hậu cũng cần tránh lộn xộn, tối tăm. Trong nhà, gia chủ nên bài trí một cái kho ở hướng xấu đặt những vật xấu, uế tạp…
Nếu nhà mình bị những mặt hậu bị những tòa nhà khác chiếu vào ví như những miệng cầu thang lớn của nhà hàng xóm hướng đến thì có thể sử dụng hàng rào nhà mình hoặc núi giả, tiểu cảnh khô để hóa giải. Có thể tưởng tượng miệng cầu thang nhà khác chiếu vào như con hổ ở phía sau lưng, với những hung họa, bất an rình rập. Do đó, cần phải có những vật ngăn chặn những xung xạ không tốt từ phía mặt hậu ngôi nhà như vậy.
Hình thái kiến trúc ưa chuộng nhất hiện nay chính là mặt tiền xây hình vòm, mặt hậu xây vuông vức. Đây được đánh giá là thế “thổ sinh kim ” (tức “hậu sinh tiền”), phú quý song toàn.st
Một ngôi nhà có mặt tiền và mặt hậu chuẩn Phong thủylà khi mặt tiền và mặt hậu có sự phối kết hợp, thuộc phối cảnh của ngôi nhà, không chỉ mang tính chất trang trí mà cần dẫn chuyển dòng khí. Mặt tiền cần có dương khí thịnh, sáng rộng, thoáng đãng. Mặt hậu cũng cần tránh sự tối tăm, ẩm thấp.
Lâu nay, khái niệm “minh đường tụ thủy, hậu đường tọa sơn” thường được áp dụng rộng rãi. Khái niệm này có thể hiểu là mặt tiền cần phải sáng sủa, thoáng đãng và mặt hậu cần có điểm tựa vững chắc. Gia chủ nên dành ra một khoảng sân trước cửa vì sân như một lớp vỏ bọc bảo vệ dòng khí xung trực từ đường, thanh lọc bớt đi hung khí. Nhiều người hiểu “minh đường tụ thủy” là phía trước cần có nước nên đã đặt bể nước trước nhà. Đây là sự nhầm lẫn bởi thế “minh đường tụ thủy” còn cần phải phù hợp với phương hướng mới áp dụng được. “Vượng hướng” mới có thể để thủy, “vượng sơn” mà để thủy là phá cách.
Theo Phong thủy thế nhà xấu nhất là bị tóp hậu vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai. Tuy nhiên, nếu chẳng may ngôi nhà bị như thế vẫn có thể xử lý bằng cách xây một khoảng sân vườn ở mặt hậu. Khoảng sân này sẽ có tác dụng nắn lại hình thái ngôi nhà, đồng thời tăng cường ánh sáng ở vùng tóp hậu, ánh sáng lộ thiên sẽ hóa giải những khoảng tối tăm do thế tóp hậu mang lại.
Mặt hậu của nhà nhất thiết phải có cửa vì cửa đó sẽ là đường ra cho những điềm hung. Nếu không thể trổ cửa ở mặt hậu, gia chủ có thể thay thế bằng cửa sổ và 3 thang cửa phía trên.
Trong cùng một dãy phố thẳng hàng, nhà quá cao, quá thấp, nhô lên hay thụt xuống so với mặt bằng chung đều không tốt. Một ngôi nhà nằm trong tổng thể cần đảm bảo sự hài hòa với tổng quan cũng mặt bằng kiến trúc. Nếu quá khác biệt, ngôi nhà ấy không những làm mất đi vẻ thẩm mỹ của cả khu phố mà còn tạo ra những xung khắc về ngũ hành.
Khi xây dựng, sắp xếp nhà cửa, gia chủ cần lưu ý, tránh đặt các vật uế tạp như: chổi lau nhà, thùng rác… ở trước nhà vì mặt tiền cần sạch sẽ. Mặt hậu cũng cần tránh lộn xộn, tối tăm. Trong nhà, gia chủ nên bài trí một cái kho ở hướng xấu đặt những vật xấu, uế tạp…
Nếu nhà mình bị những mặt hậu bị những tòa nhà khác chiếu vào ví như những miệng cầu thang lớn của nhà hàng xóm hướng đến thì có thể sử dụng hàng rào nhà mình hoặc núi giả, tiểu cảnh khô để hóa giải. Có thể tưởng tượng miệng cầu thang nhà khác chiếu vào như con hổ ở phía sau lưng, với những hung họa, bất an rình rập. Do đó, cần phải có những vật ngăn chặn những xung xạ không tốt từ phía mặt hậu ngôi nhà như vậy.
Hình thái kiến trúc ưa chuộng nhất hiện nay chính là mặt tiền xây hình vòm, mặt hậu xây vuông vức. Đây được đánh giá là thế “thổ sinh kim ” (tức “hậu sinh tiền”), phú quý song toàn.st