MINH ĐẠO GIA HUẤN ( Người gửi tài liệu : Chuongaz )

Đạo Mẫu Việt Nam, Tục Thờ Mẫu, đạo mẫu tứ phủ, tín ngưỡng dân gian Việt Nam
dao mau viet nam – dao mauĐạo Mẫu Việt Nam – dongaphu.vnCLB Bảo Tồn Phục Dựng Văn Hoá Tâm Linh Và Đạo Mẫu Việt Nam Theo Lối Cổ – www.dongaphu.vn TRỤ SỞ : SỐ 27 – NGHÁCH 426/20 – NGÕ 426 – ĐƯỜNG LÁNG – ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI . Tel:   0982.747.026    –     01686373566     –    0912.012.799Mail: dongaphu.vn@gmail.com     hoặc    hoangthuy.vip@yahoo.com.vndao mau viet nam – dao mauĐạo Mẫu Việt Nam – dongaphu.vnCLB Bảo Tồn Phục Dựng Văn Hoá Tâm Linh Và Đạo Mẫu Việt Nam Theo Lối Cổ – www.dongaphu.vndao mau viet nam – dao mau

MINH ĐẠO GIA HUẤN

TRÌNH HẠO

Bản do: VŨ VĂN KÍNH & LẠC THIỆN dịch

Nhân sinh bách nghệ: Người đời làm cả trăm nghề
Văn học vi tiên: Văn học là nghề đứng đầu
Nho sĩ thị trân: Nho sĩ là người đáng trọng
Thi thư thị bảo: Thi thư là sách đáng quý.
Cổ giả thánh hiền: Ngày xưa các bậc Thánh hiền
Dịch tử nhi giáo: Đổi con với nhau mà dạy
Đức hạnh thuần hòa: Những trang đức hạnh thuần hòa
Trạch vi sư hữu: Đáng chọn làm thầy và bạn.

Dưỡng nhi bất giáo: Nuôi con mà chẳng dạy
Thị phụ chi quá: Là lỗi của cha
Giáo nhi bất nghiêm: Dạy mà không nghiêm
Thị sư chi nọa (đọa): Là lỗi của Thầy
Học vấn bất cần: Học hỏi chẳng siêng năng
Thị tử chi ác: Là lỗi của con.
Hậu tòng tiên giác: Người sau theo người hiểu biết trước
Giám cổ tri kim: Soi việc xưa mà biết việc nay.

Học hỏi tam tâm: Người học phải có ba niềm
Bất khả thất nhất: Bỏ sót một chẳng được
Phụ mẫu hậu thật: Cha mẹ phúc hậu thật thà
Tử học mẫn cần: Phận con học siêng năng
Nghiêm sư tác thành: Thầy nghiêm chỉnh chỉ dạy.

Nhân hữu tam tình: Người ta có ba ơn
Khả sự như nhất: Nên thờ trọng như một
Phi phụ bất sinh: Không có cha, mình chẳng được sinh
Phi quân bất vinh: Không vua, mình chẳng được vinh
Phi sư bất thành: Không thầy, mình chẳng làm nên.
Hữu đạo đức giả: Người có đạo đức
Tử tôn thông minh: (thì) Con cháu thông minh
Vô đạo đức giả: Kẻ không đạo đức
Tử tôn ngu muội: (thì) Con cháu ngu muội.

Dưỡng nam bất giáo: Nuôi con trai mà chẳng dạy
Bất như dưỡng lư: Chẳng bằng nuôi con lừa
Dưỡng nữ bất giáo: Nuôi con gái mà chẳng dạy
Bất như dưỡng trư: Chẳng bằng nuôi con heo.
Giáo huấn chi sơ: Việc giáo huấn buổi ban đầu
Tiên thủ lễ phép: Trước hết dạy giữ lễ phép
Bất tri vấn đáp: Kẻ chẳng biết hỏi và thưa
Thị vị ngu si: Gọi là đứa ngu si.

Bất giáo nhi thiện: (người) Chẳng học mà hay
Phi thánh nhi hà: Chẳng phải là thánh sao?
Giáo nhi hậu thiện: (người) Có học mới hay
Phi hiền nhi hà: Chẳng phải là hiền sao?
Giáo nhi bất thiện: (người) Học mà chẳng thông
Phi ngu nhi hà: Chẳng phải là ngu sao?
Khốn nhi tri chi: (người) Chịu khó mà thông hiểu
Phi trí nhi hà: Chẳng phải là trí sao?

Hữu điền bất canh: Có ruộng mà chẳng cày
Thương lẫm không hư: Kho đụn trống rỗng
Hữu thư bất giáo: Có sách mà chẳng dạy
Tử tôn ngoan ngu: (thì) Con cháu ngu ngốc
Thương lẫm không hề: Kho đụn mà trống không
Tuế thì phạp thực: Năm tháng thiếu ăn
Tử tôn ngu hề: Con cháu mà ngu ngốc
Lễ nghĩa toàn vô: Thì không có lễ nghĩa.

Phàm nhân bất học: Hễ người mà chẳng học
Minh như dạ hành: Mờ mịt như người đi đêm
Thính thư như tủng: Nghe sách như điếc
Vọng tự như manh: Trông chữ như mù.

Ẩu nhi cần học: Nhỏ mà siêng học
Trưởng tắc thi hành: Lớn mới làm được việc
Chánh tâm tu thân: Rèn lòng, sửa mình
Tề gia trị quốc: Yên nhà, trị nước.

Sĩ tu ư gia: Kẻ sĩ sửa sang việc nhà
Tự hương nhi quốc: Từ việc làng rồi đến việc nước
Khoa mục triều tước: Những vị thi đậu làm quan
Hữu độc thư nhân: Vốn là người có học.

Bần nhi cần học: Nghèo mà chăm học
Khả dĩ lập thân: Nhờ đó lập nên thân phận
Phú nhi cần học: Giàu mà chăm học
Ích vinh kỳ danh: Nhờ đó mà danh vọng càng cao
Khai quyển hữu ích: Mở quyển sách là có ích
Chí giả cánh thành: Có chí ắt thành công.

Bác học quảng vấn: Học sâu hỏi rộng
Kỳ trí ích minh: Trí tuệ càng sáng suốt
Bất sỉ hạ vấn: Chẳng thẹn hỏi kẻ dưới
Nghĩa lý ích tinh: Nghĩa lý càng tinh thông
Độc học vô hữu: Học một mình không bạn
Cô lậu quả văn: Kiến văn hạn hẹp.

Nhân hữu ngũ luân: Người đời có năm luân
Cương thường vi thủ: Với cương thường là trọng
Bất tri cương thường: Nếu chẳng biết cương thường
Hà dị cầm thú: Có khác chi loài cầm thú
Phong nghị hữu chủ: Ong, kiến còn có chúa
Huống ư nhân hồ: Phương chi là loài người?

Tam cương cửu trù: Ba cương với chín trù
Cổ kim bất dịch: Xưa nay chẳng đổi dời
Vi quân chỉ kính: Làm vua đứng ở mức Kính
Vi thần chỉ trung: Làm tôi đứng ở mức Trung
Vi phụ chỉ từ: Làm cha đứng ở mức Từ
Vi tử chỉ hiếu: Làm con đứng ở mức Hiếu
Vi huynh chỉ ái: Làm anh đứng ở mức Ái
Vi đệ chỉ cung: Làm em đứng ở mức Cung
Vi phu chỉ hòa: Làm chồng đứng ở mức Hòa
Vi phụ chỉ thuận: Làm vợ đứng ở mức Thuận
Bằng hữu chỉ tín: Bè bạn đứng ở mức Tín
Trương ấu chỉ khiêm: Lớn nhỏ đứng ở mức Khiêm
Hương đảng chỉ hòa: Làng xóm đứng ở mức Hòa
Lân bang chỉ nhượng: Láng giềng đứng ở mức Nhượng.
Hành giả nhượng lộ: Đi đường nhường bước
Canh giả nhượng bạn: Cày ruộng nhường bờ
Quá khuyết tắc hạ: Qua dinh xuống ngựa
Quá miếu tắc xu: Qua miếu lẹ chân.

Xuất nhập khởi cư : Khi ra vào, lúc đứng ngồi
Phi lễ bất chỉnh: Trái lễ phép thì chẳng tề chỉnh
Ngôn ngữ ẩm thực: Khi nói năng, lúc ăn uống
Phi lễ bất túc: Trái lễ phép thì chẳng nghiêm trang.
Tu thân quả dục: Sửa mình, ít ham muốn
Cần kiệm tề gia: Cần kiệm, tề gia
Cấm chỉ xa hoa: Ngăn ngừa lãng phí
Tu phòng hậu dụng: Nên để dành (tiền của) khi cần đến.
Đắc vinh tu nhục: Được vinh hiển, nghĩ đến lúc nhục
Cư an tư nguy: Được ở yên, phòng bị cơn nguy
Đạo cao đức trọng: Người đạo cao đức trọng
Bất sỉ tệ y: Chẳng thẹn mặc áo cũ rách.

Tích cốc phòng cơ: Chứa thóc phòng khi đói
Tích y phòng hàn: Chứa áo phòng cơn lạnh
Kiệm tắc thường túc: Kiệm ước thường đủ dùng
Tĩnh tắc thường an: Bình tĩnh thường an ổn
Dự bị phòng gian: Đề phòng kẻ gian
Dưỡng tử phòng lão: Nuôi con phòng lúc già.

1-Ăn cháo đái bát
Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đái bát.
Thí dụ: “Nhà mày trước nghèo đói, nhờ khởi nghĩa được tí ruộng vườn, tí vợ con. Thế mà rồi ăn cháo đái bát.” (Vũ Cao. “Những người cùng làng”).
Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đái bát). /ề thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo , một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng… Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.

2-có công mài sắt có ngày nên kim :

Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim, một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh sắt và kim; mặt khác, thông qua sự liên hệ tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc – nhà thơ Lý Bạch.

Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim, một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh sắt và kim; mặt khác, thông qua sự liên hệ tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc – nhà thơ Lý Bạch.

Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá! Trước mắt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. “Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt để làm gì nhỉ?” Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi:

– Cụ ơi, cụ mài sắt để làm gì vậy?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời:
– Để làm kim khâu cháu ạ.
– Làm kim khâu ư? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được? Cậu bé chất vấn bà lão.
– Mài mãi cũng phải được. Kẻ có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ – Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại:
– Liệu hôm nay có xong được không hở cụ?
Bà lão thong thả trả lời hoà nhịp với động tác mài kim:
– Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục làm, ngày lại ngày, già nhất định mài xong.

Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mĩ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ “chỉ yếu công phu thâm; thiết chữ ma thành châm” với nghĩa là có công mài sắt, có ngày nên kim. Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch: từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.

3- đời cha ăn mặn ,đời con khát nước

Hỏi: Kính bạch thầy, con thường nghe người ta nói câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Con chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu nói nầy như thế nào? Và nói như thế có trái với luật nhân quả hay không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con được rõ.

Đáp: Câu nói nầy mới nghe qua, thì dường như có chống trái với luật nhân quả. Vì theo luật nhân quả, ai làm nấy chịu, không thể người nầy ăn mà người khác lại no, hay người nầy uống mà người kia đã khát. Nghiệp quả mình gây, thì mình phải chịu nhận lấy, không ai thay thế cho ai. Thế thì, tại sao ở đây nói, đời cha ăn mặn, đời con khát nước? Câu nói nầy, theo chỗ hiểu của chúng tôi, thì nó nói lên cái tác động ảnh hưởng qua lại trong đời sống gia đình.

Đã sống chung trong một gia đình, tất nhiên, ngoài biệt nghiệp ra, nó còn có sự cộng nghiệp trong đó. Nếu không có sự cộng nghiệp, thì chắc chắn không có sự quan hệ gắn bó tương quan qua tình nghĩa cha con hay vợ chồng. Dù đây là duyên nợ oan gia chằng chịt của mỗi người với nhau trong quá khứ.

Đã nói là cộng nghiệp, thì ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng với nhau. Theo biệt nghiệp, thì ai làm nấy chịu. Như cha phạm pháp, thì cha phải chịu tù tội trước luật pháp, không ai có thể thay thế. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện cộng nghiệp, thì việc làm của người cha sẽ gây ra ảnh hưởng đến gia đình rất lớn. Ảnh hưởng tác động qua nhiều phương diện. Như sa sút về phương diện làm ăn, khó khăn trong vấn đề kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến sự học hành của con cái về mặt lý lịch, vật chất cũng như tinh thần.

Điều liên hệ ảnh hưởng về việc học hành thi cử nầy, chúng ta thấy rất rõ, sau năm 1975, đa số các con em học sinh trong những gia đình có cha làm sĩ quan cấp lớn thời quốc gia, đều bị đánh rớt vì lý lịch không tốt. Như vậy, việc cha làm có ảnh hưởng cho gia đình và con cái là như thế.

Đó là một cộng nghiệp chung của gia đình phải gánh chịu. Còn người cha bị pháp luật trừng trị hành hạ đó là nghiệp riêng của ông ta. Từ đó suy ra, hành động tốt hay xấu của mỗi thành viên trong gia đình hay trong một đoàn thể, rộng ra là cả quốc gia dân tộc, đều có tác động ảnh hưởng chung. Vì thế mới có những câu nói : “Tốt lá tốt nem, tốt em, tốt chị. Hay ngược lại cũng thế. Hoặc: một người làm xấu cả bọn mang nhơ; một người làm tốt cả bọn được nhờ. Một con sâu làm sầu nồi canh v.v…” Còn và còn rất nhiều những câu nói như thế.

Nếu làm cha mẹ ăn ở không có đạo đức, thì người con dễ bị hư hỏng. Thí dụ trong gia đình, người cha thì hay rượu chè say sưa be bét, còn mẹ thì cũng hay thích chơi bài bạc đỏ đen. Đã vậy, hai người còn xung khắc cãi vã rầy rà với nhau mãi. Cuộc sống giữa hai người không có một chút hạnh phúc. Cả hai đều sống buông thả như thế, thì bảo làm sao con cái trong gia đình nên thân cho được? Bởi cha mẹ thiếu đạo đức, thì làm sao dạy dỗ con cái. Tất nhiên, con cái cũng có cuộc sống bê tha mà thôi. Điều nầy, đã và đang xảy ra nhan nhãn hằng ngày trong xã hội.

Trong cuộc đời tương đối, đôi khi cũng có những trường hợp đặc biệt ngoại lệ. Như cây đắng mà sanh trái ngọt. Có những gia đình, cha mẹ thiếu đạo đức, kém học thức, nhưng có những đứa con rất ngoan hiền, học giỏi đổ đạt thành tài. Những trường hợp ngoại lệ nầy, thật sự mà nói, ta thấy rất ít. Đại đa số, đều tác động chịu ảnh hưởng bởi cộng nghiệp rất lớn.

Tóm lại, câu nói trên, theo tôi, thì không có gì là chống trái với luật nhân quả cả. Vì luật nhân quả, ta phải xét qua nhiều mặt. Không thể xét một cách đơn phương, cục bộ, một chiều được. Bởi lý nhân quả nó tương quan theo ước định của chiều thời gian. Và sự ảnh hưởng qua lại giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp đương nhiên là phải có. Đời cha gây ra những hành động xấu, tốt, tất nhiên, phải có ảnh hưởng đến đời con. Nếu đời cha là người ăn ở có đạo đức, hiền từ, có trình độ học vấn kiến thức khá, và có một đời sống cư xử gương mẫu, thì đời con chắc chắn là phải có ảnh hưởng tốt đẹp lây. Trường hợp nầy đã xảy ra nhan nhãn trong xã hội xưa nay.

Ngược lại, nếu người cha là một người kém đạo đức, đời sống bê tha trụy lạc, có nhiều tánh xấu, thì tất nhiên sẽ gây tác động ảnh hưởng đến tánh tình và đời sống của người con rất lớn. Như ăn mặn là nhân mà khát nước là quả. Chính vì cha mẹ ăn ở không có đạo đức mà có thể gây ảnh hưởng hậu quả cho đời con gánh chịu. Đây là nhân quả tương đồng tác động ảnh hưởng bởi cộng nghiệp mà ra.
==
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

… Thiện căn là ở lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài…

Người gửi tài liệu : Chuongaz
Chuonghanoi@gmail.com


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *