HOÀN THIỆN BẢN THÂN – CHƯƠNG III TU LUYỆN TÂM TÍNH

CHƯƠNG III: TU LUYỆN TÂM TÍNH

Tất cả các người tu Pháp Luân Công phải đặt sự tu luyện tâm tính lên hàng đầu, và tin chắc rằng tâm tính là chìa khóa để phát triển công. Ðây là nguyên lý về tu luyện ở cao tầng. Nói rõ hơn, công lực quyết định trình độ của một người không phải được phát triển qua sự luyện tập, nhưng qua sự tu luyện tâm tính. Sự tiến bộ về tâm tính nói dễ hơn là thực hành. Người tu phải có thể buông bỏ thật nhiều, nâng cao bản chất giác ngộ của mình, chịu đựng đau khổ này đến đau khổ khác, và chấp nhận những gì hầu như không thể chấp nhận được, v..v. Tại sao nhiều người tu nhiều năm mà công của họ vẫn không tăng lên? Lý do căn bản là: thứ nhất họ không chú trọng vào tâm tính; và thứ nhì là họ không biết chính pháp ở cao tầng. Vấn đề này phải được nói rõ. Nhiều vị thầy dạy luyện Công có nói về tâm tính; họ đang giảng dạy rất đúng. Những người mà chỉ dạy các động tác và các kỹ thuật nhưng không bao giờ bàn về tâm tính, thật ra là đang dạy tu luyện theo tà pháp. Vì vậy, người tu phải cố gắng thật nhiều để nâng cao tâm tính của mình. Chỉ như vậy họ mới có thể bước vào sự tu luyện ở cao tầng.

1. Nội hàm của tâm tính

Tâm tính được bàn đến trong Pháp Luân Công không thể bị nhầm lẫn với Ðức hay được thay thế bởi một mình Ðức. Nó bao gồm nhiều điều hơn Ðức nữa. Nó gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau kể cả Ðức. Ðức chỉ là một biểu thị của tâm tính, nên nếu chỉ dùng Ðức để hiểu rõ ý nghĩa của tâm tính thì chưa đủ. Tâm tính cũng bao gồm cách thức giải quyết giữa hai vấn đề “được” và “mất”. “Ðược” là đạt được đúng theo đặc điểm của vũ trụ. Ðặc điểm cấu tạo nên vũ trụ là Chân-Thiện-Nhẫn. Mức độ hài hòa giữa người tu và đặc tính của vũ trụ được thể hiện qua Ðức của cá nhân đó. Mất là từ bỏ những ý nghĩ bệnh hoạn và tính tham lam, tư lợi, dâm dật, ham muốn, sát sinh, ấu đả, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, tật đố, v..v. Nếu tu luyện ở cao tầng, người ta cũng cần buông bỏ sự chạy theo dục vọng và lừa lọc mà đã ăn sâu trong con người một cách tự nhiên. Nói khác đi, người ta phải từ bỏ tất cả mọi ràng buộc, và phải xem nhẹ tất cả danh và lợi cá nhân.
Một con người trọn vẹn gồm có cơ thể vật chất và cá tính. Vũ trụ cũng tương tự như vậy. Thêm vào sự hiện hữu của vật chất, đồng thời cũng còn có sự hiện diện của đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” nữa. Mỗi phân tử trong không khí đều có chứa đặc tính này. Trong xã hội người thường, đặc tính này được phản ảnh bởi sự kiện là làm thiện hưởng phước và làm ác gặp quả báo. Ở cao tầng, đặc tính cũng biểu hiện trạng thái của các công năng. Người tự thích nghi với các đặc tính này là người tốt; những người đi ngược lại là người xấu. Người thuận theo nó và đồng hóa vào nó là những người đắc đạo. Vì vậy, người tu cần phải có tâm tính cực kỳ cao để theo đúng đặc tính này. Chỉ đi theo đường lối này mà người ta mới có thể tu luyện lên cao tầng.
Rất dễ để làm người tốt, nhưng không quá dễ dàng để tu luyện tâm tính như vậy. Người tu phải chuẩn bị tinh thần. Người ta phải thật lòng mong muốn trước khi cố gắng sửa đổi tính ý của mình. Vì con người sống trong thế giới này mà thế giới trở nên thật phức tạp. Quý vị muốn làm điều tốt, nhưng có người không muốn quý vị làm như vậy; quý vị không muốn hại người khác, nhưng người khác lại muốn hại quý vị vì các lý do khác nhau. Một số điều này xảy ra không do sự ngẫu nhiên. Quý vị sẽ hiểu tại sao? Quý vị phải làm gì? Phải đương đầu với mọi sự xung đột trong thế giới này làm cho tâm tính của quý vị bị đem ra khảo nghiệm từng phút giây. Khi đối đầu với sự nhục nhã không tả nổi, khi quyền lợi cá nhân bị xâm phạm, khi đương đầu với tiền của và lừa đảo, khi chống chọi với quyền lực, khi điên loạn và ganh ghét nổi lên do sự xung đột, khi các sự xung đột khác nhau trong xã hội và trong phạm vi gia đình xảy ra, và khi tất cả mọi thứ đau khổ xảy đến, quý vị có vẫn còn tự cư xử theo đúng đòi hỏi gắt gao của tâm tính hay không? Dĩ nhiên, nếu quý vị có thể làm tất cả các điều này thì quý vị đã là một người giác ngộ rồi. Rốt cùng, hầu hết người tu bắt đầu từ người thường. Sự tu luyện tâm tính cũng làm từ từ và tiến lên từng chút một. Người tu cương quyết phải chuẩn bị để chịu đựng những khổ đau to tát và đương đầu với các khó khăn bằng một ý chí vững chắc, và dĩ nhiên họ sẽ đạt được Chính Qủa. Tôi hy vọng mọi người tu giữ gìn tâm tính của mình kỹ lưỡng và sẽ nâng cao công lực của mình lên trong tương lai rất gần.

2. Mất và Ðược

Cả hai giới khí công và tôn giáo đều bàn về sự mất và được. Có người xem “mất” như là “làm việc thiện”, làm hành động tốt hay là giúp người trong lúc khó khăn; “được” như là “đạt được công”. Ngay cả các thầy tu trong chùa cũng cho rằng người ta phải làm việc thiện. Hiểu như vậy là ý nghĩa hạn hẹp của chữ “mất”. Dù sao, “mất” mà chúng ta nói đây nó mang một ý nghĩa rộng hơn nhiều và cũng là điều ở trong một phạm vi lớn rộng hơn. Những điều chúng tôi đòi hỏi quý vị phải mất đi là những sự ràng buộc của người thường và tâm thức không chịu từ bỏ những điều ràng buộc đó. Nếu quý vị có thể buông bỏ những điều mà quý vị cho là quan trọng và buông bỏ những điều quý vị nghĩ rằng mình không thể buông bỏ được, đó mới là “mất” theo ý nghĩa thật sự của nó. Giúp người và làm việc thiện chỉ là một phần của “mất”.
Người thường, ai cũng muốn có chút tiếng tăm, tư lợi, một mức sống khá giả, nhiều tiện nghi và nhiều tiền. Ðây là những mục đích của người thường. Là người tu, chúng ta thì khác hẳn vì chúng ta đạt được công chứ không phải những thứ đó. Chúng ta cần phải để ý về tư lợi ít thôi, xem nhẹ nó đi, nhưng chúng tôi không yêu cầu quý vị phải hy sinh bất cứ quyền lợi vật chất nào. Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường và cần phải sống như người thường. Chìa khóa là phải buông bỏ các sự ràng buộc của quý vị; quý vị không bị đòi hỏi phải mất điều gì. Những gì thuộc về quý vị, quý vị sẽ không mất nó, nhưng những gì không thuộc về quý vị thì quý vị cũng không có thể ôm giữ lấy nó được. Nếu quý vị chiếm giữ được nó, nhưng nó cũng sẽ được trả về cho người khác. Nếu quý vị đạt được điều gì, quý vị phải mất đi một điều gì khác. Dĩ nhiên, không thể nào làm tất cả mọi việc rất tốt đẹp ngay lập tức, cũng như không thể nào trở nên giác ngộ trong một đêm. Nhưng, bằng cách tu nay một chút mai một chút và thăng tiến từng bước, nó có thể đạt được. Tuy nhiên quý vị sẽ được nhiều hơn là mất. Với thái độ xem nhẹ tư lợi, quý vị muốn thâu lợi ít hơn để có bình yên trong tâm hồn. Quý vị có thể chịu đựng một vài mất mát nào đó về quyền lợi vật chất, nhưng quý vị sẽ được thêm Ðức và Công. Sự thật là như vậy đó. Không phải quý vị cố ý để đạt được Ðức và Công bằng cách đánh đổi danh tiếng, tiền của và tư lợi. Ðiều này phải được hiểu thấu đáo hơn nữa qua kinh nghiệm sử dụng khả năng ngộ tính của quý vị.
Có một người tu theo Ðại Ðạo có lúc nói rằng: “Tôi không muốn những gì mà người khác muốn”. Tôi không có những gì người khác có được; Tuy nhiên, tôi có những gì người khác không có. Tôi muốn những gì người khác không muốn. Là người thường, người ta thật khó mà có được một lúc nào đó mà họ cảm thấy hài lòng. Họ muốn tất cả mọi thứ, chỉ trừ những hòn đá sỏi nằm lăn lóc trên mặt đất là không ai buồn nhặt lên. Nhưng người Ðạo sĩ này nói rằng: “Vậy thì tôi sẽ nhặt viên đá này”. Có câu châm ngôn: “Của hiếm thì quý và Của ít thì hiếm”. Ðá không có giá trị ở đây, nhưng thật là đắt giá ở không gian khác. Ðấy là ông ta nói về một nguyên lý mà người thường không biết được. Nhiều vị cao nhân đại đức không mang theo bất cứ vật chất gì. Ðối với họ, họ không có gì để từ bỏ hết.
Ði theo đường lối tu luyện là đúng nhất. Người tu thật ra là những người thông minh nhất. Những điều mà người thường tranh giành và các lợi lộc nhỏ nhoi mà họ sẽ kiếm được chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Ngay cả nếu quý vị có được qua sự tranh giành, lượm được, hay là kiếm được một ít lợi lộc đi nữa, rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Có câu tục ngữ trong dân gian như thế này: Khi chào đời, chúng ta không có mang cái gì xuống đây thì khi chết đi, chúng ta cũng không đem được cái gì theo chúng ta hết. Chúng ta chào đời với hai bàn tay không thì ra đi cũng sẽ với hai bàn tay không”. Ngay cả khi xương cốt của quý vị sẽ bị đốt thành tro. Nó không là gì cả mặc dầu quý vị để lại một gia sản khổng lồ hay là quyền cao chức trọng, quý vị không thể mang theo gì sang thế giới bên kia hết. Nhưng công thì có thể được vì nó sản sinh trên thân của nguyên thần quý vị. Tôi nói cho quý vị biết, không dễ gì luyện được công. Nó vô cùng quý giá và thật khó khăn để đạt được nên nó không thể được trao đổi với bất cứ một số tiền khổng lồ nào. Khi công của quý vị đạt đến một trình độ thật cao, và nếu ngày nào đó quý vị quyết định không tu nữa, miễn là quý vị không làm điều xấu, công của quý vị có thể được đổi lấy quyền lợi vật chất nếu quý vị muốn. Quý vị có thể có tất cả. Nhưng, ngoại trừ những điều quý vị có thể có trong thế giới này, quý vị sẽ không có được những điều mà người tu có.
Có người, vì lợi lộc cá nhân, đã chiếm đoạt những thứ không thuộc về họ bằng các phương tiện bất chính. Họ nghĩ rằng họ có mối lợi lớn. Thật ra những quyền lợi mà họ đạt được là do sự trao đổi Ðức của họ với những người khác, nhưng họ lại không biết điều này. Ðối với người tu, nó phải bị khấu trừ từ công của họ; đối với người chưa tu, nó phải bị khấu trừ từ tuổi thọ của người đó hay là các phương diện khác. Nói tóm lại, trương mục sẽ được cân bằng. Ðây là chân lý của vũ trụ. Cũng có một số người luôn luôn bắt nạt kẻ khác hay hãm hại kẻ khác với những lời lẽ xấu xa, v..v. Khi những hành động này xảy ra, họ đang ném một mảnh Ðức của họ sang cho người nọ để đổi lấy những hành động gây thương tổn cho kẻ khác.
Có người cho rằng thật là thiệt thòi để làm một người tốt. Dưới cái nhìn của người thường thì họ bị thiệt thòi. Tuy vậy, họ có được những điều mà người thường không thể có được. Ðó là “Ðức ” – một chất trắng cực kỳ quý giá. Không có Ðức thì cũng sẽ không có công; đó là một chân lý tuyệt đối. Tại sao nhiều người tu nhưng công của họ không phát triển được? chính là vì họ không tu luyện Ðức. Nhiều người nói về Ðức và sự cần thiết của Ðức, nhưng không giảng rõ nguyên tắc thật sự làm thế nào để biến đổi Ðức ra Công. Phần này được chừa lại để cho mỗi cá nhân tự tìm hiểu. Gần 10,000 quyển của Tam Tạng Kinh cũng như các nguyên lý chỉ dạy bởi Ðức Thích Ca Mâu Ni trong suốt hơn 40 năm lúc ngài còn sống, tất cả đều nói về một điều, đó là Ðức; các sách tu luyện xưa của Đạo Giáo tất cả đều bàn về Ðức; 5000 chữ trong cuốn Ðạo Ðức Kinh của Lão Tử cũng phản ảnh Ðức trong đó. Tuy vậy, có người vẫn còn chưa hiểu.
Chúng ta nói về “mất”. Khi quý vị được, quý vị phải mất. Khi quý vị muốn thật sự tu luyện, quý vị sẽ gặp những khổ nạn. Thí dụ thực tế là người ta có thể trải qua một chút đau đớn về thể xác, hay là cảm thấy khó chịu chỗ này chỗ nọ. Nhưng, nó không phải là cơn bệnh. Nó cũng có thể xảy ra ngoài xã hội, trong gia đình hay nơi làm việc, tất cả đều có thể như vậy. Xung đột bỗng nhiên nổi lên vì tư lợi hay va chạm tự ái, mục đích là để nâng cao tâm tính của quý vị. Những điều này thường xảy ra bất thình lình và trở nên rất căng thẳng. Nếu quý vị gặp những trở ngại, những điều bực mình, làm quý vị mất mặt, hay là đặt quý vị vào một vị trí khó xử, vậy quý vị phải đối xử như thế nào? Nếu quý vị giữ được bình tĩnh không nổi nóng, nếu quý vị có thể làm như vậy, Tâm tính của quý vị sẽ được nâng lên sau khi trải qua thử thách này. Ðồng thời công của quý vị sẽ được phát triển thêm bằng một khối lượng tương ứng. Nếu quý vị có thể làm xong một chút, quý vị sẽ được một chút vậy. Quý vị sẽ được bao nhiêu là tùy thuộc vào sự cố gắng ít nhiều của quý vị. Phần đông, khi đang bị khảo đảo, người ta khó mà có thể nhận thức được điều này. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức được nó, và không được lẫn lộn với người thường. Khi xung đột xuất hiện, chúng ta phải chọn một thái độ tốt đẹp hơn. Vì chúng ta tu luyện giữa người thường, tâm tính của chúng ta cũng sẽ bị ô nhiễm bởi người thường. Chúng ta sẽ phạm phải lỗi lầm và cũng rút kinh nghiệm từ đó. Công của quý vị không thể tăng trưởng khi chư vị thấy thoải mái và không gặp bất cứ vấn đề gì.

3. “Chân-Thiện-Nhẫn” đồng tu

Pháp môn của chúng ta tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” tất cả cùng một lúc. “Chân” là nói thật, làm điều chân chính, trở về bản tính nguyên lai và sau cùng thành Chân nhân. “Thiện” là làm nảy sinh lòng từ bi thương người, làm những việc thiện và cứu người. Khả năng “Nhẫn” được đặc biệt nhấn mạnh ở đây. Chỉ với Nhẫn mà những người đức độ cao mới có thể tu luyện thành đạt được. Nhẫn là điều rất mạnh mẽ, vượt cả Chân và Thiện. Toàn bộ tiến trình tu luyện là làm cho quý vị phải nhịn nhục, giữ tâm tính của mình chứ không phải là làm theo sở thích.
Có thể nhịn nhục được khi đương đầu với các vấn đề quả thật không phải là dễ. Có người cho rằng nếu quý vị không đánh trả lại khi bị đánh hay là cãi lại khi bị vu khống, hay là nếu quý vị chịu khó nhịn nhục ngay cả khi quý vị bị mất mặt trước gia đình của quý vị, họ hàng và bạn bè của quý vị, quý vị có phải là “A-Q” không? Tôi nói rằng nếu quý vị cư xử bình thường trên mọi phương diện và sự khôn ngoan của quý vị không kém những người khác, nhưng quý vị chỉ xem nhẹ về phương diện lợi lộc cá nhân, không ai sẽ cho là quý vị ngu ngốc hết. Có thể nhẫn nhịn được không phải là yếu điểm, hay là “A-Q”. Nó là biểu hiện của ý chí kiên cường và khả năng tự kiềm chế. Xưa ở Trung hoa có Hàn Tín, có lúc phải chịu nhục mà chui qua háng người ta. Ðó là nhẫn nhịn trong đại đạo. Có một câu tục ngữ: “Khi một người thường bị làm nhục, họ sẽ tuốt kiếm ra giao đấu”. Họ sẽ vu khống và mạ lỵ đối thủ, và ném các quả đấm về phía đối thủ. Thật không dễ gì sống trong thế giới này. Có người sống theo phàm ngã của mình. Nó không đáng chút nào hết và cũng sẽ nhàm chán. Có câu tục ngữ Trung Hoa: Lui về sau một bước, quý vị sẽ khám phá ra một bầu trời biển bao la. Lui lại một bước khi quý vị phải đương đầu với các vấn đề nan giải. Khi làm được như vậy, quý vị sẽ thấy một tình trạng hoàn toàn khác hẳn.
Là người tu, quý vị không được chỉ tỏ ra nhẫn nhục đối với những người đang xung đột với quý vị và với những người làm cho quý vị khó xử, nhưng quý vị còn phải tỏ thái độ tốt hơn đối với họ ngay cả cảm ơn họ nữa. Nếu họ không dự phần vào cuộc xung đột với quý vị thì làm sao quý vị có thể nâng cao tâm tính của mình lên được? Làm sao chất đen được chuyển hóa thành chất trắng trong khi quý vị đang chịu đau khổ? Làm sao quý vị có thể phát triển công được? Nó rất là khó cho quý vị khi đang bị khảo đảo. Nhưng người ta phải tự kiềm chế mình ngay lúc đó vì công lực càng tăng thì khổ nạn cũng liên tục trở thành mạnh hơn nữa. Tất cả đều tùy thuộc vào nếu quý vị có thể nâng cao tâm tính của mình lên hay không? Lúc đầu, nó có thể làm cho quý vị bối rối, làm cho quý vị nóng giận không kiềm chế nổi, nóng giận đến nỗi ruột gan quý vị đau thắt lên. Nhưng nếu quý vị không mất bình tĩnh và có thể tha thứ được, đó là điều tốt. Quý vị đã bắt đầu nhịn nhục, cố ý nhịn nhục. Sau đó quý vị sẽ dần dần liên tục nâng cao tâm tính, và sẽ thật sự xem nhẹ những thứ này. Tới lúc đó nó sẽ là một sự tiến bộ còn lớn hơn nữa. Người thường gặp phải đụng chạm gì thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa vì họ sống với bản ngã và không có thể dung tha bất cứ điều gì. Khi bị chọc giận, họ dám làm bất cứ điều gì. Nhưng là người tu, những thứ mà người thường xem trọng dường như trở nên rất, rất là tầm thường đối với quý vị, quá tầm thường, vì mục đích của quý vị vượt khỏi mục đích dài hạn của người thường và còn rất lâu họ mới đạt tới. Quý vị sẽ sống lâu cũng như vũ trụ này. Khi quý vị suy nghĩ lại về những điều này, nếu quý vị có nó cũng được; và nếu quý vị không có nó cũng được. Khi quý vị suy nghĩ rộng rãi hơn, quý vị có thể vượt qua tất cả những điều này.

4. Bỏ tâm tật đố (ganh tỵ)

Tâm tật đố là một trở ngại lớn cho sự tu luyện và có ảnh hưởng quan trọng đối với người tu. Nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công lực của người tu, làm hại các bạn đồng tu và cản trở một cách nghiêm trọng sự tu luyện của chúng ta về cao tầng. Là người tu, nó phải được tiêu diệt một trăm phần trăm. Có người tu đến trình độ nào đó, tuy nhiên, họ chưa buông bỏ tâm ganh tỵ được. Hơn nữa, nó càng khó buông bỏ thì càng dễ dàng để cho quý vị trở nên mạnh hơn. Loại lực tương phản này làm cho người khác nâng cao phần tâm tính yếu kém của họ. Tại sao tâm tật đố được chọn ra để bàn cãi nơi đây? Vì tâm tật đố được biểu lộ mạnh mẽ nhất và nổi bật nhất giữa những người Hoa, chiếm phần lớn trong đầu của họ. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được điều này. Ðược gọi là tật đố đông phương hay là tật đố châu Á, tâm tật đố là một đặc điểm của người đông phương. Người Trung Hoa rất là hướng nội, rất là bảo thủ và không cởi mở, điều đó rất dễ dẫn tới tâm tật đố. Mọi thứ đều có hai mặt. Theo đó, người sống nội tâm cũng có ưu điểm cũng như khuyết điểm. Người Tây phương tương đối hướng ngoại hơn. Chẳng hạn như, nếu một đứa trẻ được 100 điểm ở trường, nó sẽ rất sung sướng la lớn lên trên đường về nhà, “Con được 100 điểm!”. Láng giềng sẽ mở cửa ra mừng nó: “Tom, chúc mừng cháu!”. Tất cả mọi người đều mừng cho nó. Nếu điều này xảy ra ở Trung Hoa, hãy suy nghĩ điều này, người ta sẽ cảm thấy không vui khi nghe điều đó: “Nó được 100 điểm, có gì lạ đâu chứ? Có gì để khoe khoang đâu?” Phản ứng tuyệt nhiên khác hẵn khi một người có một tâm tật đố.
Người tật đố muốn hơn mọi người và không bằng lòng để ai hơn mình. Khi họ thấy ai có khả năng hơn họ, họ bắt đầu cảm thấy khó chịu, không nhìn nhận nó, và không chấp nhận sự thật. Họ muốn tăng lương cùng lúc với những người khác, muốn có cùng số tiền thưởng, và đổ lỗi cho mọi người khi có điều gì không đúng. Họ sẽ giận xanh mặt và ghen ghét khi thấy người khác kiếm nhiều tiền hơn họ. Tóm lại, chừng nào người khác còn làm khá hơn họ là họ sẽ không chấp nhận được. Có người lo sợ để nhận tiền thưởng khi họ hoàn tất các công trình nghiên cứu khoa học. Họ lo sợ những người khác sẽ trở nên ganh ghét; những người nhận được giải thưởng thì không dám hé môi tiết lộ, vì họ sợ ganh tỵ và dèm pha. Có thầy khí công không thích khi thấy những thầy khí công khác giảng dạy nên họ sẽ tìm cách quấy phá. Ðây là một vấn đề về tâm tính. Một nhóm đang cùng nhau tập luyện. Có người trong nhóm phát triển được các công năng sau khi tập luyện được một thời gian ngắn. Vì vậy, có người sẽ cho rằng: “Nó mà làm được gì? Tôi có nhiều năm tu luyện và một đống bằng cấp. Làm sao nó có thể phát triển công năng trước tôi cho được?” Ðó là tâm tật đố đã nổi lên. Tu luyện chú trọng vào bên trong. Người tu phải tự tu và tìm ra nguyên nhân của mọi vấn đề trong ta. Quý vị phải cố gắng cải tiến những lĩnh vực còn yếu kém và làm việc tận tâm hơn nữa. Nếu quý vị thử tìm nguyên nhân từ kẻ khác, sau khi họ hoàn tất sự tu luyện và đi lên rồi, quý vị sẽ là người bị bỏ xót lại đó. Phải chăng quý vị phung phí tất cả thời giờ của mình? Tu luyện là tu luyện chính mình.
Tâm tật đố cũng gây tai hại cho các bạn đồng tu, chẳng hạn như nói xấu làm cho người khác khó mà định được; khi một người có công năng, ngoài ganh ghét ra, họ có thể sử dụng chúng để gây trở ngại cho những bạn đồng tu của họ. Ví dụ, một người ngồi đó đang tập luyện tương đối rất tốt. Vì họ có công, họ ngồi đó như là một tảng núi. Sau đó, có hai vị bay tới gần, một người lúc trước là một tăng sĩ, nhưng vì tật đố nên chưa giác ngộ. Khi họ đến gần người đang tu thiền kia, một người nói:”Người đó đang tu luyện nơi đây. Chúng ta hãy đi tránh qua một bên” Nhưng người khác đáp lại: “Tôi rất mạnh, trong quá khứ, tôi đã cắt lìa một góc của núi Thái Sơn” Ngay sau đó, hắn lập tức đánh vào người đang ngồi tu. Tuy nhiên, khi hắn vừa dơ tay lên, hắn ta không thể nào để tay xuống được. Vì người tu đang tu theo chính đạo và có tấm chắn bảo vệ, hắn ta không thể nào đánh trúng người tu đó được. Khi hắn muốn chạm tới người tu theo chính đạo, nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Hắn ta sẽ bị trừng phạt. Người tật đố sẽ làm hại mình và hại người khác.

5. Buông bỏ mọi ràng buộc

Bị ràng buộc (hay chấp trước) có nghĩa là khi người tu cố đeo đuổi một điều gì một cách thái quá hay là mục đích gì quá trớn, và không thể nào từ bỏ nó hay là ngay cả quá cứng đầu không muốn nghe bất cứ lời khuyên can nào. Có người chạy theo các công năng trong thế giới này và nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tu luyện của họ lên cao tầng. Tình cảm càng dồi dào thì càng khó mà từ bỏ và cảm giác càng bị mất quân bình và càng không ổn định được. Sau đó, họ sẽ cảm thấy họ không có gì cả và bắt đầu ngay cả nghi ngờ những điều mà họ đang học hỏi. Sự ràng buộc khởi lên từ sự ham muốn của con người. Bản tính của những sự ràng buộc này là vì mục tiêu hay là mục đích của nó rõ ràng là bị giới hạn, nó tương đối rõ ràng và dễ hiểu như vậy, và thường là người đó chính họ có lẽ cũng không nhận ra nó. Người thường có rất nhiều ràng buộc. Người ta có thể sử dụng bất cứ phương tiện cần thiết nào để theo đuổi điều gì đó và đạt được nó. Các ràng buộc của người tu được biểu lộ dưới một hình thức khác, chẳng hạn như theo đuổi một công năng nào đó, muốn thấy một linh ảnh nào đó, ám ảnh bởi một buổi biểu diễn nào đó, v..v. Là người tu, không kể là quý vị theo đuổi điều gì, nó đều không đúng. Ðiều này phải bị loại bỏ. Đạo Gia nói về chữ vô. Phật Gia bàn về chữ không và bước vào ngưỡng cửa hư không. Cuối cùng chúng ta muốn đạt được trạng thái vô vi và hư không, buông bỏ tất cả mọi sự ràng buộc. Ðiều gì mà quý vị không thể buông bỏ được, phải bỏ chúng đi, chẳng hạn như việc theo đuổi các công năng. Nếu quý vị theo đuổi nó, đó có nghĩa là quý vị muốn sử dụng nó. Trong thực tế, nó đi ngược lại với bản chất của vũ trụ của chúng ta. Nó thật sự vẫn còn là một vấn đề của tâm tính. Nếu quý vị muốn có nó, tức là quý vị thật sự muốn khoe nó và biểu diễn trước những người khác. Ðó không phải là điều để biểu diễn cho người khác xem. Ngay cả mục đích sử dụng của quý vị rất trong sạch, chỉ muốn sử dụng nó để làm việc tốt, việc tốt mà quý vị làm có lẽ trở nên không tốt cho lắm. Nó không nhất thiết là một ý nghĩ tốt khi sử dụng các phương tiện siêu phàm để giải quyết các vấn đề của người thường. Sau khi người ta nghe tôi giảng là có 70% học viên trong lớp học được mở Thiên mục, họ bắt đầu tự hỏi: “Tại sao tôi không có cảm giác gì cả?” Khi họ trở về nhà và tập luyện, họ tập trung tư tưởng vào Thiên mục đến nỗi họ bị nhức đầu. Cuối cùng họ cũng không trông thấy gì cả. Ðây là một sự ràng buộc. Các cá nhân đều có thể chất khác nhau và căn cơ khác nhau. Không thể nào mà tất cả những người đó được nhìn thấy bằng Thiên mục cùng một lúc cho được, cũng không thể nào mở Thiên mục của họ ở cùng một cấp bậc. Có người có thể thấy được và có người không thể thấy được. Tất cả đó đều là bình thường.
Sự ràng buộc có thể cản trở sự phát triển công lực của người tu, làm nó chậm lại và không được vững vàng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể ngay cả đưa đến hậu quả là người tu đi theo đường tà. Nhất là một số công năng có thể được sử dụng bởi người có tâm tính kém cỏi để làm điều xằng bậy. Có những trường hợp mà các hành động xấu được làm do việc sử dụng các công năng bởi những người có tâm tính chưa vững chắc. Một nơi nọ có một nam sinh viên phát triển được công năng kiểm soát tư tưởng. Với quyền năng này, anh ta có thể dùng ý nghĩ của mình để kiểm soát tư tưởng và hạnh kiểm kẻ khác. Và anh ta sử dụng nó để làm điều xấu. Khi một người đang tập luyện, họ có thể trông thấy vài hình ảnh xuất hiện. Họ luôn luôn muốn nhìn thấy rõ hơn và hiểu thấu nó. Ðây cũng là một hình thức của sự ràng buộc. Có người rất đam mê một trò chơi giải trí nào đó; họ không thể từ bỏ nó được. Ðó cũng là một hình thức của sự ràng buộc. Vì những khác biệt về căn cơ và mục đích, có người tu luyện để đạt đến trình độ cao nhất; nhưng cũng có người chỉ muốn được điều gì đó. Nghĩ như vậy chắc chắn sẽ giới hạn mục đích của sự tu luyện. Nếu không buông bỏ loại ràng buộc này thì công sẽ không phát triển được cho dù có tập luyện. Vì lẽ đó, người tu phải xem nhẹ quyền lợi vật chất, không đeo đuổi theo bất cứ điều gì, và để mọi việc xảy ra theo tự nhiên. Như vậy, sự biểu lộ của ràng buộc sẽ bị hủy diệt. Ðiều này tùy thuộc vào tâm tính của người tu. Nếu tâm tính không được nâng lên một cách vững chắc thì sự giác ngộ sẽ không thể đạt được với bất cứ hình thức ràng buộc nào.

6. Nghiệp Lực

(1) Nguồn gốc của nghiệp

Nghiệp là một thứ chất đen tương phản với Ðức. Trong Phật giáo, nó được gọi là ác nghiệp; ở đây, chúng ta chỉ gọi nó là “nghiệp”. Vì vậy làm điều xấu được gọi là “tạo nghiệp”. Nghiệp được tạo ra vì người ta làm điều xấu trong kiếp này hay trong tiền kiếp. Thí dụ như giết người, bắt nạt, ấu đả với người khác vì tranh giành tư lợi, nói xấu sau lưng người khác, hay là không thân thiện với kẻ khác,v..v., tất cả đều có thể tạo ra nghiệp. Thêm vào đó, có nghiệp truyền lại từ các đời trước, từ người thân trong gia đình hay bạn thân. Khi một người ném những cú đấm vào mặt người khác, anh ta cùng đồng thời ném một mảnh chất trắng cho người đó, và khoảng trống trên cơ thể của anh ta được lấp đầy bởi chất đen. Giết người là một việc làm tồi tệ nhất. Nó là việc làm sai trái và sẽ tạo nghiệp thật nặng nề. Nghiệp là yếu tố chính làm cho người ta bị bệnh. Dĩ nhiên, nó cũng không luôn luôn thể hiện dưới hình thức của bệnh tật; nó có thể biểu lộ dưới hình thức như là gặp phải những vấn đề rắc rối, v..v. Tất cả nó là nghiệp đang hoành hành. Vì vậy, người tu không được làm điều xấu. Bất cứ hành vi sai trái nào cũng sẽ dẫn đến kết quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu luyện của quý vị.
Có người khuyến khích thu khí của cây cối. Khi họ dạy các động tác, họ cũng dạy cách để thu khí từ cây cối; cây nào có khí tốt hơn và màu khí của nhiều loại cây khác nhau cũng được bàn đến và được để ý rất nhiệt tình. Trong một công viên nọ ở vùng đông bắc, có người tập một loại khí công lạ mà tôi không biết loại gì. Họ lăn vòng trên mặt đất. Sau khi họ đứng dậy, họ đi vòng chung quanh các cây thông và thu khí của các cây thông này. Trong vòng nửa năm, cả khu rừng thông nhỏ này bị khô héo và trở nên vàng úa. Ðây là hành động tạo nghiệp! Nó cũng là sát sinh nữa! Dưới khía cạnh bảo trì sự quân bình trong thiên nhiên và làm cho khu vực được xanh tươi, hay là dưới khía cạnh ở cao tầng, sự thu khí của cây cối cũng đều không đúng. Vũ trụ rộng lớn và vô biên, Khí ở cùng khắp mọi nơi sẵn sàng cho quý vị thu hút. Hãy đưa tay ra và thu hút nó. Tại sao lạm dụng các cây cối? Là người tu, tâm độ lượng và lòng từ bi của quý vị ở đâu?
Mọi thứ đều có trí thông minh. Khoa học hiện nay công nhận rằng ngoại trừ đời sống, cây cối cũng có sự thông minh, ý nghĩ, cảm giác và ngay cả các khả năng cảm nhận. Khi Thiên mục của quý vị đạt tới trình độ “Pháp Nhãn”, quý vị sẽ khám phá ra rằng thế giới là một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn. Khi quý vị đi ra ngoài, các viên đá, các bức tường và ngay cả cây cối cũng sẽ trò chuyện với quý vị. Với mỗi đồ vật đều có một linh thể tương ứng, tức là một sự sống đã được cho vào trong đó khi món đồ được tạo thành. Người trên trái đất chia vật chất ra làm chất hữu cơ và vô cơ. Người tu trong chùa rất là khó chịu khi họ làm bể một cái chén vì vừa lúc nó bị bể thì linh vật trong đó cũng được phóng thích. Nó chưa hoàn tất hành trình của cuộc đời và vì vậy không biết phải đi về đâu. Vì vậy nó sẽ ghét cay ghét đắng người đã hủy hoại nó. Nó càng nóng giận bao nhiêu thì người đó càng tạo nhiều nghiệp bấy nhiêu. Có “thầy khí công” cũng đi săn bắn. Lòng thương người và lòng từ bi của họ đi đâu rồi? Phật Gia và Đạo Gia không làm điều gì ngược lại với các luật của vũ trụ. Khi ông ta làm những điều này, nó là hành động sát sinh.
Có người cho rằng họ đã tạo rất nhiều nghiệp trong quá khứ, thí dụ như giết gà hay cá, cũng như câu cá, v..v. Ðiều này phải chăng là họ không thể nào tu luyện được? Không, nó không có nghĩa như vậy. Lúc trước quý vị không biết được hậu quả, vì vậy nó sẽ không tạo quá nhiều nghiệp. Chỉ không được tái phạm nữa trong tương lai, và như vậy là tốt rồi. Nếu quý vị tái phạm, quý vị đang vi phạm các nguyên lý này một cách ý thức, và điều đó sẽ là một vấn đề. Có người mắc phải loại nghiệp này. Sự hiện diện của quý vị trong lớp học của chúng tôi có nghĩa là quý vị có duyên tiền định; quý vị có thể tu tiến lên được. Chúng ta có quyền đập ruồi hay muỗi khi chúng bay vào trong nhà không? Nếu quý vị đập chúng chết, nó không bị xem là điều sai trái. Nếu quý vị không thể đuổi chúng ra được thì giết chúng cũng không có vấn đề gì. Khi đến thời điểm cái gì đó phải chết, để cho nó chết tự nhiên. Lúc Ðức Thích Ca Mâu Ni còn sống, một lần ngài muốn đi tắm và bảo người đệ tử lau chùi bồn tắm. Người đệ tử thấy có nhiều côn trùng trong bồn tắm, vì vậy nên quay trở lại và hỏi ngài nên phải làm gì. Ðức Thích Ca Mâu Ni trả lời rằng: “Ta muốn con đi rửa sạch bồn tắm cho ta.” Người đệ tử hiểu rõ. Anh ta đi trở lại và chùi rửa bồn tắm. Quý vị không được xem một số vấn đề quá nghiêm trọng. Chúng tôi không muốn quý vị trở thành một người cẩn thận quá trớn. Trong một môi trường phức tạp, tôi không nghĩ là đúng nếu một lúc nào đó thần kinh của quý vị quá căng thẳng và quý vị sợ không dám làm điều gì đó vì cho rằng nó không đúng. Ðiều này là một hình thức của sự ràng buộc; lo sợ chính nó là một sự ràng buộc.
Chúng ta phải có lòng nhân đức và tâm từ bi khi đối phó với bất cứ điều gì. Theo đó nó không dễ gì tạo nên vấn đề. Xem nhẹ quyền lợi cá nhân và hãy có lòng thương người, và tâm từ bi của quý vị sẽ tránh cho quý vị khỏi làm điều sai trái. Tin hay không, quý vị sẽ khám phá ra rằng nếu quý vị luôn luôn giữ một thái độ ác cảm và luôn luôn muốn chiến đấu và chống chọi, quý vị sẽ ngay cả biến những điều tốt thành ra xấu. Tôi thường thấy có người, ngay khi họ làm đúng, cũng không hòa nhã với kẻ khác. Khi anh ta làm đúng, anh ta khư khư giữ lấy những điều như là muốn trừng phạt kẻ khác. Tương tự như vậy, chúng ta không được làm lớn chuyện nếu điều gì đó làm phật lòng chúng ta. Nhiều khi những điều quý vị không thích không nhất thiết là sai. Là người tu, khi quý vị liên tục nâng cấp của mình lên, mỗi câu quý vị nói ra mang theo năng lực. Quý vị có thể kiểm soát người thường, vì vậy quý vị không được phát ngôn bừa bãi. Nhất là khi quý vị không thể nhìn thấy sự thật của vấn đề và các liên hệ nghiệp lực, nó dễ làm cho quý vị phạm lỗi và tạo nghiệp.

(2) Tiêu trừ nghiệp

Các nguyên lý trong thế giới này cũng giống như ở trên thiên thượng. Dĩ nhiên quý vị phải trả hết những gì quý vị nợ kẻ khác. Ngay cả đối với người thường, họ cũng phải trả lại những gì họ thiếu kẻ khác. Qua một kiếp người, tất cả các khổ cực và vấn đề họ gặp phải là kết quả của nghiệp. Người đó phải trả lại. Ðối với người tu chân chính, đường đời sẽ thay đổi. Một lối đi mới thích hợp cho việc tu luyện của quý vị sẽ được xếp đặt. Một số nghiệp của quý vị sẽ được thầy của quý vị dẹp đi và những gì còn lại sẽ được dùng để nâng cao tâm tính của quý vị. Qua sự tập luyện và tu luyện về tâm tính, quý vị hoán đổi nó và trả dứt tất cả. Kể từ nay, các vấn đề quý vị gặp phải không phải xảy ra ngẫu nhiên, vì vậy xin hãy chuẩn bị tinh thần. Bằng cách chịu đựng một số khổ nạn, quý vị sẽ buông bỏ tất cả những điều mà người thường không thể nào bỏ được. Quý vị sẽ gặp phải nhiều vấn đề lộn xộn. Nhiều vấn đề sẽ xuất hiện từ mọi khía cạnh trong gia đình cũng như ngoài xã hội; hay là thình lình quý vị sẽ gặp một tai họa; hơn thế nữa, quý vị có thể sẽ bị khiển trách do lỗi của kẻ khác, vân vân và vân vân. Người tu không nhất thiết phải bị bệnh, nhưng thường xuyên, họ có thể bị một cơn bệnh rất nặng. Nó có thể hành hạ rất dữ dội, và họ ráng chịu đựng đến khi không thể chịu được nữa. Ngay cả khám nghiệm trong nhà thương cũng không thể đoán được bệnh gì. Nhưng sau đó vì lý do nào đó không biết, nó được hết bệnh mà không cần chữa trị gì cả. Thực ra, món nợ mà quý vị thiếu phải được trả bằng cách này. Có lẽ ngày nào đó, không một lý do gì cả, người phối ngẫu của quý vị bắt đầu gây gổ với quý vị và không còn bình tĩnh nữa. Ngay cả các va chạm rất nhỏ có thể dẫn đến cuộc cãi vã lớn. Sau đó người bạn đời của quý vị cũng sẽ cảm thấy rất mơ hồ về việc mất bình tĩnh của mình. Là người tu, quý vị phải hiểu rõ ràng tại sao những loại va chạm như vậy xảy ra. Nó là vì “điều đó” đã đến. Và nó đang đòi quý vị phải trả nghiệp. Lúc đó quý vị phải tự kiềm chế mình, giữ gìn tâm tính của quý vị và giải quyết các vấn đề. Hãy biết ơn và cám ơn họ vì họ đang giúp cho quý vị trả nghiệp.
Sau khi ngồi thiền một lúc lâu, đôi chân sẽ bắt đầu đau nhức, đôi khi đau kinh khủng. Người mở thiên mục ở cấp cao có thể thấy rằng: “Khi họ đang chịu cơn đau lớn, có một khối chất đen lớn ở bên trong cũng như ở bên ngoài cơ thể rơi xuống và bị hủy diệt. Cơn đau gặp phải khi ngồi thiền có từng cơn và đau nhói tim. Có người hiểu được và quyết định không bỏ chân đang bắt chéo ra. Vì vậy, chất đen sẽ bị tiêu trừ và chuyển hóa thành chất trắng, và đến phiên nó sẽ biến thành công. Thật không thể nào mà người tu trả dứt tất cả nghiệp của mình bằng cách ngồi thiền và tập các động tác. Nó cũng đòi hỏi phải nâng cao tâm tính và bản chất giác ngộ, và trải qua các khổ nạn. Ðiều quan trọng nhất là chúng ta phải có lòng từ bi. Lòng từ bi được thể hiện rất nhanh chóng trong Pháp Luân Công. Khi nhiều người ngồi thiền, nước mắt bắt đầu tuôn ra không gì lý do gì hết. Bất cứ điều gì họ nghĩ tới, họ cảm thấy thương hại. Khi họ nhìn bất cứ ai, họ thấy người đó đang đau khổ. Nó thật ra là tâm từ bi của quý vị đã thể hiện. Bản chất của quý vị, con người thật của quý vị bắt đầu nối liền với bản chất “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ. Khi lòng thương người đã được biểu lộ ra ngoài, quý vị sẽ làm nhiều việc vì lòng tốt của mình. Cả bên ngoài lẫn bên trong, quý vị trông rất tử tế. Tới điểm này, không ai có thể bắt nạt quý vị được nữa. Nếu có người bắt nạt quý vị lúc này, tâm từ bi của quý vị sẽ hoạt động, và quý vị sẽ không đánh trả lại. Sức mạnh này làm cho quý vị khác với những người thường.
Khi quý vị gặp một khổ nạn nào đó, tâm từ bi đó sẽ giúp quý vị vượt qua trở ngại đó. Cùng lúc đó, Pháp Thân của tôi sẽ lo lắng cho quý vị và che chở mạng sống cho quý vị, nhưng quý vị phải vượt qua khổ nạn. Thí dụ như khi tôi đang thuyết giảng ở Thái Nguyên, có một cặp vợ chồng già đến dự lớp học. Họ đã hối hả băng qua đường. Khi đến giữa đường thì có một chiếc xe chạy tới. Nó đang chạy thật nhanh và tức thời đụng bà lão té xuống và còn lôi bả theo độ hơn mười mét. Sau đó bà ta bị rớt lại ở giữa đường. Chiếc xe chạy thêm khoảng 20 mét nữa mới ngừng được. Người tài xế bước ra khỏi xe và nói những lời hằn học, và các hành khách trên xe cũng thốt ra những lời lẽ khó nghe. Bà lão không nói gì cả. Ngay lúc đó bà ta nhớ lại những gì tôi giảng. Sau khi đứng dậy, bà ta nói “Không sao, không sao, cũng không bị gì.” Xong bà ta cùng chồng đi vào hội trường. Nếu ngay lúc đó bà ta nói rằng “Úi cha, nó đau ở đây quá; nó cũng đau chỗ kia nữa. Ông phải chở tôi đi nhà thương” Nó sẽ trở nên đau đớn thật sự. Nhưng bà ta không làm như vậy. Bà ta đã nói với tôi rằng “Thưa Thầy, tôi biết tất cả những điều đó là gì. Nó đang giúp cho tôi để trả nghiệp!” Một khối nghiệp lớn và khổ nạn đã được tiêu trừ. Quý vị có thể tưởng tượng được là bà lão đó có tâm tính và bản chất giác ngộ thật cao. Với tuổi đời khá cao như vậy và chiếc xe lao tới mau như vậy, bà ta bị té xuống và lôi đi một khoảng xa như vậy và cuối cùng là rớt mạnh xuống mặt đường. Tuy vậy bà ta đã đứng lên với một tâm ngay chính.
Ðôi khi lúc khổ nạn xảy đến dường như thật to lớn, thật áp đảo đến nỗi như không có lối thoát. Có lẽ nó vây quanh chúng ta trong vài ngày. Thình lình một giải pháp xuất hiện và sự việc bắt đầu rẽ vào một khúc quanh lớn. Thật ra vì chúng ta nâng cao tâm tính của mình lên và vấn nạn đã biến mất một cách tự nhiên.
Ðể nâng cao cảnh giới tư tưởng người ta phải trải qua tất cả mọi thử thách được an bài bởi những khổ nạn trong thế gian. Trong tiến trình này nếu tâm tính của quý vị thật sự thăng tiến và ổn định, nghiệp cũng sẽ được tiêu trừ; khổ nạn sẽ được vượt qua và công cũng sẽ được phát triển. Nếu trong lúc tâm tính bị thử thách và quý vị không giữ vững tâm tính của quý vị và cư xử không đúng đắn, cũng đừng thất vọng. Hãy hăng hái góp nhặt những gì quý vị học được từ bài học này, tìm ra chỗ nào quý vị còn thiếu sót và nỗ lực hơn để thuận theo “Chân-Thiện-Nhẫn”. Vấn đề kế tiếp để thử thách tâm tính của quý vị có thể sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn. Vì công lực đang phát triển, thử thách kế tiếp có thể đến còn dữ dội hơn nữa và cũng thật là thình lình. Vì quý vị vượt qua mọi trở ngại, công lực của quý vị sẽ tăng trưởng thêm một chút. Nếu quý vị không thể vượt qua trở ngại, công của quý vị sẽ không phát triển được. Thử thách nhỏ dẫn tới một tiến bộ nhỏ; thử thách lớn dẫn tới tiến bộ lớn. Tôi mong mỗi người tu chuẩn bị để chịu đựng nỗi đau khổ lớn lao và có đủ can đảm và nghị lực để chấp nhận những gian khổ. Quý vị sẽ không đạt được công thật sự mà không có trao đổi. Không có nguyên lý nào mà cho quý vị đạt được công một cách thoải mái không phải chịu đau khổ hay mất mát gì cả. Nếu tâm tính không thay đổi cho được tốt hơn và quý vị vẫn còn mang nhiều sự ràng buộc cá nhân, quý vị sẽ không bao giờ tu luyện thành người giác ngộ được!

7. Ma quỷ quấy nhiễu

Ma quỷ quấy nhiễu là nói về các hiện tượng hay là hình ảnh xuất hiện trong tiến trình tu luyện, nó cố ý ngăn cản không cho người tu tiến lên cao tầng. Nói cách khác đó là ma quỷ đến để đòi nợ.
Khi tu đến cao tầng, vấn đề ma quỷ quấy nhiễu nhất định sẽ xảy ra. Không thể nào một người trong suốt cuộc đời của họ và cuộc đời của các tổ tiên của họ mà không phạm một vài điều lầm lỗi mà được gọi là nghiệp. Căn cơ của một người tốt hay không được xác định bởi số lượng nghiệp mà người đó mang theo. Ngay cả nếu họ là một người rất tốt, họ cũng không thể nào không mang theo nghiệp. Vì quý vị không tu, quý vị không thể chứng nghiệm nó được. Nếu chỉ để trị bệnh và giữ gìn sức khỏe, ma quỷ sẽ không để ý tới. Tuy nhiên một khi quý vị bắt đầu tu luyện lên cao tầng, chúng nó sẽ dòm ngó quý vị. Chúng nó sẽ quấy phá quý vị bằng nhiều cách khác nhau, mục đích nhằm ngăn cản không cho quý vị tu lên cao và làm cho quý vị thất bại trong việc tu luyện. Ma quỷ hiện ra với nhiều cách khác nhau. Một số trong chúng nó hiện ra dưới dạng những hiện tượng trong đời sống hàng ngày, trong khi những đứa khác ngăn cản bằng cách sử dụng những phù phép của các cõi không gian khác. Chúng nó điều khiển các sự vật để ngăn cản quý vị mỗi khi quý vị muốn ngồi xuống, làm cho quý vị không thể nào định được, và như vậy cũng không thể nào tu lên cao được. Ðôi khi quý vị vừa ngồi xuống định thiền, quý vị bắt đầu cảm thấy buồn ngủ hay là có tất cả mọi ý nghĩ luẩn quẩn trong đầu, và trở nên không có thể bước vào trạng thái tu luyện được. Ðôi khi quý vị vừa bắt đầu tập luyện thì quang cảnh chung quanh quý vị vốn đang yên tĩnh bỗng nhiên trở nên ồn ào với những bước chân người, tiếng đóng cửa rầm rầm, xe hú còi inh ỏi, điện thoại reo vang và còn nhiều hình thức quấy phá nữa, làm cho quý vị không thể nào trở nên thanh tịnh cho được.
Một loại ma quỷ khác nữa đó là quỷ dâm dục. Trong khi người tu đang thiền hay là khi đang nằm mơ, một người đàn bà đẹp hay là một người đàn ông hào hoa có thể xuất hiện trước người tu nam hay là nữ. Chúng nó sẽ dụ dỗ quý vị, cám dỗ quý vị, làm các cử chỉ khêu gợi và lôi cuốn sự ham muốn của quý vị vào tình dục. Nếu quý vị không thể vượt qua được ngay lần đầu, nó sẽ leo thang dần dần và tiếp tục cám dỗ quý vị cho đến khi quý vị từ bỏ ý định muốn tu luyện lên cao tầng. Ðây là một thử thách rất khó để vượt qua, và một số người tu đã thất bại vì nó. Tôi hy vọng quý vị chuẩn bị tinh thần để đối phó với nó. Nếu người ta không giữ tâm tính của mình tốt đủ và đã thất bại một lần thì họ phải thật tâm học bài học rút ra từ đó. Nó sẽ tới và quấy phá trở lại nhiều lần nữa cho đến khi quý vị thật sự duy trì được tâm tính của mình và hoàn toàn buông bỏ sự ham muốn đó. Ðây là một trở ngại lớn cần phải vượt qua. Nếu không, quý vị không có thể đạt đạo, và không thể hoàn tất sự tu luyện một cách viên mãn.
Một loại ma quỷ khác nữa thể hiện trong lúc tu luyện hay trong giấc mơ. Có người thình lình thấy nhiều khuôn mặt rất đáng sợ, nó rất là xấu và rất linh động, hay là hình người đang cầm dao giết người. Tuy vậy, chúng nó chỉ có thể làm cho người ta sợ. Nếu nó thật sự đâm tới, nó sẽ không có thể chạm tới người tu vì thầy đã gắn tấm chắn bảo vệ chung quanh cơ thể người tu giữ cho không bị ám hại. Chúng nó làm cho người ta sợ để họ sẽ bỏ tu. Những điều này chỉ xuất hiện ở một trình độ hay trong một khoảng thời gian nào đó, và rất nhanh chóng, chúng nó sẽ qua đi trong vài ngày, một tuần, hay là vài tuần. Tất cả đều tùy thuộc vào tâm tính của quý vị cao đến mức nào và làm sao quý vị đối phó với vấn đề này.

8. Căn cơ và ngộ tính

Căn cơ liên hệ đến chất trắng mà người ta mang theo khi chào đời. Thật ra nó chính là Ðức, một chất liệu hữu hình. Quý vị mang theo càng nhiều chất liệu này thì căn cơ của quý vị càng tốt. Người có căn cơ tốt quay trở về bản chất chân thật và trở nên giác ngộ dễ dàng hơn, vì họ không có chướng ngại gì trong ý nghĩ của họ. Một khi họ nghe về nghiên cứu khí công, hay về những điều liên quan đến sự tu luyện, họ lập tức trở nên thích thú và muốn theo học. Họ có thể tiếp xúc với vũ trụ. Giống hệt như Lão Tử đã nói “Khi người thượng sỹ nghe Ðạo, anh ta sẽ chuyên cần tập luyện. Khi người trung sỹ nghe Ðạo, anh ta sẽ tập luyện không đều. Khi người hạ sỹ nghe Ðạo, anh sẽ sẽ cười to lên. Nếu anh ta không cười to lên thì nó không phải là Ðạo”. Người có thể dễ dàng trở về bản chất chân thật và trở nên giác ngộ là người thức giác. Trái lại, đối với người có nhiều chất đen và căn cơ thấp, có một hàng rào bao chung quanh cơ thể của họ, làm cho họ không thể tiếp nhận những điều tốt. Nếu được tiếp xúc với những điều tốt, nó sẽ làm cho họ không tin những điều đó. Thật ra đây là vai trò điều khiển bởi nghiệp.
Bàn về căn cơ phải bao gồm luôn vấn đề ngộ tính. Khi chúng ta nói về “ngộ”, có người nghĩ rằng ngộ được coi như là khôn ngoan. Người khôn hay là người lanh lợi được người thường nói tới thật ra khác xa với sự tu luyện mà chúng ta đang bàn nơi đây. Những loại người khôn ngoan này thường khó có thể ngộ đạo dễ dàng. Họ chỉ chú trọng đến những điều thuộc về thế giới vật chất thực tế này, chẳng hạn như không lợi dụng, và cũng như không buông bỏ bất cứ điều gì họ cho là tốt. Nhất là có vài người trong nhóm đó tự cho mình có nhiều kiến thức, học rộng và khôn ngoan; họ nghĩ rằng tu luyện là chuyện hoang đường. Ðối với họ, tập luyện các động tác và tu luyện tâm tính là điều không thể tin được. Họ coi người tu là khùng điên và mê tín. Cái ngộ mà chúng ta nói ở đây không liên quan đến khôn ngoan, nhưng là trở về bản tính con người, về bản tính chân thật, làm người tốt, và thuận theo bản chất của vũ trụ. Căn cơ quyết định ngộ tính của một người. Nếu người có căn cơ tốt thì ngộ tính cũng có khuynh hướng thành ra tốt. Căn cơ quyết định ngộ tính; nhưng ngộ tính thì không hoàn toàn tùy thuộc vào căn cơ. Không kể căn cơ của quý vị tốt đến đâu, nếu quý vị thiếu sự hiểu biết hay khả năng hiểu biết thì sẽ không có giác ngộ. Ðối với những người mà căn cơ không tốt cho lắm nhưng họ có ngộ tính thật cao thì họ có thể tu luyện lên cao tầng. Chúng tôi cứu độ tất cả chúng sinh. Vì vậy chúng tôi xem xét ngộ tính chứ không phải căn cơ. Mặc dầu quý vị mang rất nhiều điều xấu trong người, nhưng khi quý vị vẫn còn quyết định tu lên cao tầng, một niệm này của quý vị xuất ra là chính niệm. Với ý nghĩ này, quý vị chỉ cần buông bỏ nhiều hơn người khác một chút, thì quý vị có thể tu luyện đến đích.
Cơ thể người tu đã được thanh lọc. Nó sẽ không nhiễm bệnh sau khi Công đã phát triển, vì chất liệu cao tầng hiện diện trong cơ thể của quý vị không cho phép sự có mặt của các chất đen. Nhưng có người không tin, luôn luôn nghĩ rằng họ bị bệnh và than trách “Tại sao tôi cảm thấy khó chịu quá như thế này”. Chúng tôi nói rằng điều mà quý vị đạt được đó là Công. Quý vị được một điều quá tốt như vậy, vậy tại sao quý vị có thể không bị khó chịu cho được? Trong sự tu luyện người ta phải mất đi một số điều tương ứng. Thật ra những điều đó chỉ ở bên ngoài và không ảnh hưởng gì đến cơ thể của quý vị hết. Chúng nó không phải là bệnh mặc dầu chúng nó trông có vẻ như vậy. Người tu không những cần phải chịu đựng những đau khổ tệ hại nhất, nhưng cũng cần phải có ngộ tính tốt. Có người ngay cả không thử tìm hiểu khi phải đối phó với các vấn đề lộn xộn này. Tôi giảng về cao tầng và làm sao họ có thể tự đo lường theo tiêu chuẩn của cao tầng, nhưng họ vẫn tự cư xử như người thường. Họ không có thể ngay cả tự đặt mình vào vị thế của người tu chân chính để mà tu luyện, họ cũng không có thể tin rằng họ sẽ đạt tới cao tầng nữa.
Ngộ ở cao tầng liên quan đến việc trở nên ngộ và được xếp loại thành đốn ngộ (ngộ thình lình) và tiệm ngộ (ngộ dần dần). Đốn ngộ muốn nói đến tiến trình mà việc tu luyện hoàn toàn được thi hành theo phương thức khóa kín. Sau khi quý vị hoàn tất trọn vẹn tiến trình tu luyện và tâm tính của quý vị đã được nâng lên, đến lúc cuối cùng này, tất cả các công năng được khai phóng ngay lập tức, Thiên mục mở tức khắc ở tầng cao nhất, và tâm thức của quý vị có thể liên lạc với các đấng bề trên ở các cõi không gian khác. Người ta tức thời nhìn thấy chân lý của toàn vũ trụ và các không gian khác nhau của nó, và các thế giới đơn nguyên và tiếp xúc với các cảnh giới này. Người ta cũng có thể sử dụng các thần thông vĩ đại của họ. Đốn ngộ là phương thức tu khó theo nhất. Trong lịch sử chỉ những người đại căn cơ mới được chọn làm đệ tử, và được truyền dạy riêng biệt và từng người một. Người thường không thể chịu đựng nổi. Tôi đã theo lối đốn ngộ này.
Những điều tôi truyền cho quý vị tất cả thuộc về tiệm ngộ. Trong tiến trình tu luyện, khi thời điểm tới để phát triển một công năng nào đó thì nó sẽ phát triển. Nhưng không nhất thiết công năng phát triển được sẽ để cho quý vị sử dụng. Khi quý vị không nâng tâm tính của mình lên đến một trình độ nào đó và không thể tự mình cư xử đúng đắn thì rất dễ phạm phải lỗi lầm. Tạm thời những công năng này không dành sẵn cho quý vị sử dụng. Tuy vậy, những thứ này sẽ để sẵn cho quý vị. Qua sự tu luyện, quý vị sẽ dần dần nâng cao trình độ của mình và thấu hiểu chân lý của vũ trụ này. Cũng như thình lình ngộ, sự hoàn mỹ dĩ nhiên sẽ thực hiện được. Lối tu từ từ ngộ này dễ hơn một chút, và không có nguy hiểm. Cái khó của nó là quý vị thấy trọn tiến tình tu luyện, vì vậy quý vị phải tự giữ mình theo các tiêu chuẩn ở cao tầng.

9. Tâm thanh tịnh

Có người không thể bước vào trạng thái thanh tịnh trong lúc thực hành, và đang tìm cách để làm điều này. Có người hỏi tôi rằng “Thưa thầy tại sao con không thể tịnh được trong lúc tập luyện? thầy có thể dạy cho con một phương pháp hay kỹ thuật nào đó để con có thể tịnh được khi ngồi thiền? ” Tôi nói làm sao quý vị có thể tịnh được?! Ngay cả nếu một vị tiên xuống chỉ cách cho quý vị, quý vị cũng không thể nào tịnh cho được. Tại sao vậy? Lý do là vì tâm của quý vị không được trong sạch. Sống trong xã hội với nhiều cảm xúc và ham muốn, đủ thứ tư lợi cá nhân, các vấn đề của chính quý vị hay ngay cả của gia đình quý vị và bạn hữu của quý vị đã chiếm một phần quá lớn trong đầu của quý vị, và đang phát ra mệnh lệnh ở ưu tiên cao. Làm sao quý vị trở nên thanh tịnh khi ngồi thiền cho được? Nếu quý vị cố ý gạt bỏ điều gì, nó sẽ tự động trở lại ngay lập tức.
Sự tu luyện trong Phật giáo nói về “Giới, Ðịnh và Huệ”. Giới là từ bỏ những điều mà quý vị còn ham muốn. Có người áp dụng cách niệm danh Phật, mà nó đòi hỏi sự tập trung tư tưởng khi niệm Phật để đạt được trạng thái một niệm thay vạn niệm. Tuy nhiên, nó không đơn giản là một phương pháp mà là một dạng công phu. Nếu quý vị không tin thì quý vị hãy thử niệm xem. Tôi có thể chắc rằng khi quý vị niệm danh Phật trong miệng, những thứ khác sẽ bắt đầu hiện lên trong đầu quý vị. Mật Tông Tây Tạng đã dạy cách niệm danh Phật. Họ phải niệm danh Phật hàng trăm ngàn lần mỗi ngày trong vòng một tuần như vậy. Họ niệm đến khi bị chóng mặt, rồi sau cùng, không còn gì trong đầu của họ. Ðây là một niệm thay vạn niệm, là một loại công phu mà quý vị có lẽ không thể làm được. Cũng có những phương pháp tu luyện khác dạy quý vị cách tập trung tư tưởng ở Ðan Ðiền, hay là dạy quý vị những phương pháp khác chẳng hạn như là đếm số hay nhìn thẳng vào một vật gì, v..v. Thật ra tất cả các phương pháp này sẽ không đưa quý vị vào trạng thái cực tịnh. Người tu phải đạt được một tâm trong sạch, buông bỏ quyền lợi cá nhân và bỏ đi đầu óc chứa đầy dục vọng.
Thật ra người ta có thể bước vào trạng thái định và thanh tịnh được hay không là phản ảnh bề cao của khả năng và trình độ của họ. Có khả năng tịnh được khi vừa ngồi xuống là dấu hiệu của một cấp bậc cao. Nếu quý vị không thể tịnh được trong lúc này, điều này cũng không sao. Quý vị sẽ từ từ đạt được trong lúc tu luyện. Tâm tính cải tiến dần dần và công cũng như vậy đó. Nếu không xem nhẹ quyền lợi và ham muốn cá nhân thì không có cách nào phát triển công được.
Người tu phải tự giữ mình theo tiêu chuẩn ở cao tầng trong bất cứ lúc nào. Người tu đang bị liên tục ảnh hưởng bởi mọi hiện tượng phức tạp của xã hội, nhiều điều không lành mạnh và thấp hèn, cũng như mọi cảm xúc và ham muốn. Những điều được quảng cáo trên truyền hình, phim ảnh và sách vở kích thích quý vị để trở nên một người hung hăng hơn và thực tế hơn giữa những người thường. Nếu quý vị không thể vượt qua những điều này, quý vị sẽ tự tách mình xa khỏi tâm tính và trạng thái tinh thần của người tu và sẽ đạt được ít công hơn. Người tu phải không liên quan hoặc liên quan ít thôi đối với những điều không lành mạnh và thấp hèn này. Họ phải nhắm mắt và bịt tai lại đối với những điều này, và sẽ không bị lay chuyển bởi người hay vật. Tôi thường nói rằng tâm ý người thường không thể lay chuyển tôi được. Tôi sẽ không cảm thấy sung sướng khi có người cầu xin tôi. Tôi sẽ không khó chịu khi có người la rầy tôi. Không kể ảnh hưởng tâm tính của người thường nghiêm trọng đến mức nào, nó đều không có tác dụng gì đối với tôi. Người tu phải xem thật nhẹ tất cả mọi quyền lợi cá nhân thâu góp được, và không xem trọng chúng. Ðến lúc này, ý định của quý vị để được giác ngộ trở nên vững chắc. Không có ham muốn để theo đuổi danh và tư lợi, và xem chúng như pha, quý vị sẽ không trở nên khẩn trương hay là khó chịu và sẽ luôn luôn ở trạng thái quân bình tâm lý. Bỏ tất cả xuống, quý vị sẽ tự nhiên trở nên trong sạch.
Tôi đã giảng đại Pháp và tất cả năm bộ động tác cho quý vị. Tôi đã điều chỉnh cơ thể của quý vị và gắn “Pháp Luân” và “khí cơ”, và Pháp Thân tôi cũng bảo vệ quý vị. Những gì phải cho quý vị, tất cả đã được giao cho quý vị. Trong lớp học, tất cả tùy vào tôi. Từ giờ trở đi, tất cả đều tùy thuộc quý vị. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân. Chừng nào quý vị còn học Đại Pháp kỹ lưỡng, cẩn thận chứng nghiệm và hiểu biết, luôn luôn giữ gìn tâm tính, chuyên cần tu luyện, chịu đựng tất cả những đau khổ tệ hại nhất, và không than phiền ngay cả những điều tệ hại nhất, tôi nghĩ quý vị sẽ chắc chắn thành công trong sự tu luyện của quý vị.
Công tu hữu lộ tâm vi kính,
Ðại Pháp vô biên khổ tố chu.
(Diễn nghĩa: Có đường tu luyện công phu, tâm là đường tắt nhất;
Đại Pháp không ngằn mé lấy khổ làm thuyền)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *