Mạc Đăng Dung người cướp ngôi…

MẠC ĐĂNG DUNG

Trích lại của: Ebook made
by ChicknSoup@UDS  

Contact me at mistake37@yahoo.com

Bài 1
Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện
Nghi Dương (Hải Dương). Cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, một người nổi tiếng về
văn chương đă thi đậu trạng nguyên dưới thời Trần, làm quan đến chức Nhập nội
hành khiển, Thượng thư môn hạ tả bộc xạ. Ông đă từng đi sứ sang Trung Quốc, đối
đáp rất thông minh, nhà Nguyên phải nể phục. Đĩnh Chi sinh ra Dao, làm quan Tư
hình viện đại phu. Dao sinh 4 con trai tên là: Địch, Thoan, Thuư và Viễn, người
nào cũng có tài năng và xuất khoẻ. Cuối đời nhà Hồ Vì bất đắc chí họ đem con em
đến hàng giặc Minh rồi ra làm quan cho nhà Minh. Đến đời các ông Tung, B́nh rồi
đến Hịch thì không ai có hiển đạt. Hịch lấy con gái Đặng Xuân người cùng làng,
tên là Đặng Thị Hiến, sinh được ba trai: Mạc Đăng Dung là trưởng, rồi đến Đốc
và Quyết. Hai em của Đăng Dung đều làm quan, khi Đăng Dung lên ngôi vua thì
phong cả hai em tước vương.

Đăng Dung sinh giờ Ngọ ngày Nhâm Tư (23) tháng 11 năm Quư Măo (1483). Thời trẻ
Mạc Đăng Dung có sức khoẻ lại khôi ngô. Tương truyền bà họ Nhữ (có tham vọng
muốn có người chồng đế vương) trông thấy Đăng Dung, đem lòng yêu. Bà họ Nhữ đó
về sau chính là mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan. Từ một thanh niên
nghèo, sống bằng nghề đánh cá, Mặc Đăng Dung đi dự thi môn đấu vật, trúng đô
lực sĩ, được sung vào chân túc vệ chuyên cầm dù theo xe vua. Nhưng Đăng Dung
tiến rất nhanh trên đường làm quan. Năm Tân Mùi (1511) mới 29 tuổi đă được
phong tước Vũ Xuyên Bá. Năm Bính Tư (1516), triều đ́nh sai Đăng Dung làm trấn
thủ Sơn Nam, gia phong Phó tướng Tả đô đốc. Trải qua ba đời vua Lê, Đăng Dung
được phong Thái sư Nhân Quốc công rồi đến An Hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê
ươn hèn, các quan trong ngoài triều tranh giành xâu xé lẫn nhau, Mạc Đăng Dung
âm mưu giành ngôi vua. Tháng 6 năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai
lên kinh sư ép vua Lê nhường ngôi. Lúc này triều Lê đă quá mục nát, mất lòng
dân nên số đông hướng về Mạc Đăng Dung đă ra đón Đăng Dung về kinh. Trong tờ
chiếu nhường ngôi của vua Lê (tất nhiên là do người của Mạc Đăng Dung viết) có
nói lư do của việc nhường ngôi: Vua Lê hèn kém, đức mỏng, không gánh nổi ngôi
trời. Mệnh trời và lòng người hướng về người có đức và người đó, trong thời
điểm này, chỉ có Mặc Đăng Dung: “là người tư chất thông minh, đủ tài văn
vơ, bên ngoài đánh dẹp bốn phương đều phục, bến trong trị nước trăm họ yên vui,
công đức lớn lao, trời người đều quy phục”. Hôm tuyên đọc tờ chiếu nhường
ngôi cũng là lúc Mạc Đăng Dung xưng Hoàng đế, ban lệnh đại xá thiên hạ, lấy
niên hiệu mới như mọi ông vua khác lên ngôi. Vua Lê bị giáng truất xuống làm
Cung vương, bị tống giam cùng với Thái hậu ở cung Tây Nội rồi bị giết chết.

Những ngày sau, Đăng Dung ra ngự ở chính điện, tế trời đất ở đàn Nam Giao, dựng
tôn miếu, lấy Hải Dương làm Dương kinh, lập cung điện ở Cổ Trai, truy tôn ông
tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi làm “Kiến thủy Khâm minh văn hoàng đế”.
Mạc Đăng Dung muốn tỏ một điều: “không thể cứ con vua thì mới được làm
vua”, ông cho sửa mộ của cha ḿnh thành Lăng (cho nên nơi ấy về sau được
gọi là xứ Mả Lăng). Ông cho lập con trai trưởng là Đăng Doanh làm Thái tử,
phong em trai là Quyết làm Tín vương, truy phong em trai là Đốc làm Từ vương,
cả ba người em gái đều được phong công chúa: em gái lớn tên Ngọc là Trang Hoa
công chúa, thứ đến tên Huệ là Khánh Diệm công chúa và em út Ngọc Di là Tú Hoa
công chúa. Cùng với việc phong tước cho con, anh em họ Mạc, vua còn phong tước
cho một loạt bầy tôi có công tôn phò.

Về đối ngoại, để tranh thủ nhà Minh, vua Mạc sai sứ đem biểu sang Yên Kinh nói:

Con cháu họ Lê không còn ai thừa tự, cho nên di chúc cho Đại thần họ Mạc tạm
quản việc nước, để yên dân.

Nhà Minh sai người sang dò xét hư thực, Đăng Dung cùng các bầy tôi khác dùng
vàng bạc lo lót những viên tướng biên thùy nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ của
họ. Vì thế, năm Kỷ Sửu (1529) hai anh em Trịnh Ngung và Trinh Ngang là cựu thần
nhà Lê chạy sang cầu viện nhà Minh song không thành. Hai viên quan đó đều chết
già trên đất Trung Hoa.

Hoàn thiện việc thiết lập một triều đại mới, không những phải chống chọi với
phản ứng của đông đảo các cựu thần nhà Lê mang nặng đầu óc trung quân mù quáng,
mà còn phải chọn những người trẻ tuổi gánh vác việc nước.

Bắt chước các vua Trần, tháng 12 năm Kỷ Sửu (1529) Mạc Đăng Dung nhường ngôi
cho con là Đăng Doanh làm vua được 3 năm, lúc này mới 46 tuổi.

 

Bài 2 MẠC ĐĂNG DOANH

Đăng Doanh là con trưởng của Mạc Đăng
Dung. Dưới thời Quang Thiệu nhà Lê, Đăng Doanh được phong tước Dục Mỹ hầu, giữ
điện Kim Quang. Khi Đăng Dung lên ngôi vua, Đăng Doanh được phong làm Thái tử.
Ở ngôi thái tử được 3 năm thì lên ngôi vua. tháng Giêng năm Canh Dần (1530)
Đăng Doanh làm lễ đăng quang, đổi niên hiệu là Đại chính, tôn bà nội là Đặng
thị làm Thái Hoàng thái hậu, tôn cha là Đăng Dung làm Thái thượng hoàng. Trước
hết Đăng Doanh dựng một ngôi điện nguy nga ở làng Cổ Trai cho Đăng Dung ở. Mỗi
tháng 2 lần vào ngày 8 và 22, Đăng Doanh dẫn quần thần tới tŕnh yết. Đăng Dung
tuy về sống cảnh điền viên ở Cổ Trai nhưng ngụ ư là trấn giữ một vùng đất quan
trọng làm ngoại viên cho Đăng Doanh và vẫn định đoạt những việc trọng đại của
quốc gia. Từ khi Đăng Doanh lên ngôi vua cũng là lúc ở Thanh Hoá lực lượng
trung hưng của nhà Lê do Nguyễn Kim cầm đầu đă nhóm họp và ngày càng lớn mạnh.
Đăng Doanh nhiều lần trực tiếp cầm quân vào đánh, nhưng không thắng nổi. Quan Lê
triều do Nguyễn Kim chỉ duy dựa vào vùng rừng núi Thanh Hoá giáp với Lào để cố
giữ và nuôi dưỡng lực lượng. Mùa xuân năm Quý Tỵ (1533) các cựu thần nhà Lê lập
Lê Trang Tông lên ngôi vua tại Lào rồi sai sứ vượt biển sang nhà Minh cầu viện.
Nhà Minh đưa quân sang đánh nhà Mạc. Trước t́nh h́nh đó, Mạc Đăng Dung liền sai
người mang thư đến tỉnh Vân Nam giải thích lư do họ Mạc lên ngôi vua và bảo Lê
Ninh chỉ là con của Nguyễn Kim mạo xưng họ Lê mà thôi. Thấy rơ đây là một cơ
hội tiến đánh Đại Việt. Vua Minh sai tướng Cừu Loan đem một đạo quân lớn áp sát
biên giới phía Bắc nước ta. Như vậy, nhà Mạc rơi vào thế bị ép từ hai mặt: Bắc
là nhà Minh và Nam
là nhà Lê. Tuy nhiên trong 10 năm cầm quyền của Đăng Doanh, triều Mạc đă làm
được khá nhiều việc mà sử nhà Lê sau này cũng ghi nhận.

Đó là việc rất đều đặn cứ 3 năm một lần tổ chức các kỳ thi hội, thi đình để
tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Mạc nhiều trí thức có danh tiếng đă ra thi đỗ
đạt cao như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giác Hải, Nguyễn Thiến…Thời Mạc Đăng Doanh trị
vì ít nhất có 10 năm đất nước khá bình yên: phía Bắc nhà Minh cũng chỉ có ý đe
doạ, phía Nam quân đội trung hưng nhà Lê chưa đủ mạnh để đem quân ra Bắc. Để
dẹp bọn trộm cướp, Đăng Doanh đưa ra một kế sách hay, vua ra lệnh cấm dân chúng
các sứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh khí đi ngoài đường.
Nếu kẻ nào trái lệnh, cho pháp ty bắt trị tội. Từ đấy, những người đi buôn bán
chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ. Trong khoảng mấy năm luôn thêm
được mùa, trộm cắp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào
chuồng, cứ mỗi tháng kiểm một lần, dân bốn trần đều được yên ổn.

Đăng Doanh chỉ làm vua được 10 năm thì mất. Người kế nghiệp Đăng Doanh là Mạc
Phúc Hải. Đăng Doanh có 7 con trai, ngoài Phúc Hải được nối ngôi còn con thứ hai
là Phúc Tư, phong là Ninh Vương, thứ 3 là Kính Điển phong Khiêm vương, thứ tư
là Lư Tường, thứ 5 là Lư Hoà, thứ 6 là Hiệp Cung và thứ 7 là Đôn Nhượng, phong
Ứng vương.

Phúc Hải khi lên ngôi đặt tên thuỵ cho cha là Thái Tông khâm triết hoàng đế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *