Lịch Sử TỬ VI bài 3

 BÀI 3/3 Hết
4.- Tinh hoa khoa Tử-vi đời TrầnHầu hết những bậc vua chúa, vương hầu nhà Trần đều nghiên cứu Tử-vi, để làm chìa khóa biết kẻ trung, người nịnh, biết vận hạn, mưu đồ đại sự. Như khi triều đình phân vân không biết nên hòa với Mông-cổ, cho Mông-cổ mượn đường đánh Chiêm-thành, hay nhất định chống lại, vua Thái-tông do dự không quyết, Huệ- Túc phu nhân chấm số cho tất cả vua, hoàng-hậu, vương hầu, tướng sĩ, thấy đa số là những vĩ nhân, làm nên những chuyện kinh thiên động địa. Có một số bị chết thảm nhưng tiếng tăm vang dậy. Phu nhân quyết định rằng: nên đánh. Bởi đánh thì sẽ thắng, có thắng các vương hầu mới có sự nghiệp vĩ đại như vậy. Một vài người tuy tuẫn quốc thật nhưng danh thơm muôn thuở. Có ai ngờ việc quyết định vận số quốc gia như thế, mà do khoa Tử-vi chiếm một phần. Khoa Tử-vi đời Trần cũng dựa theo bộ Tử-vi chính nghĩa, rồi nghiên cứu rộng ra về phá cách và trợ cách. Tỷ dụ, Tử-vi kinh nói rằng : Thiên-hình, Thất-sát cương táo nhi cô. Nghĩa là, người có thiên-hình, Thất-sát thủ mệnh thì tính tình nóng nảy, cứng rắn quá mà hóa cô độc. Muốn khuyên răn, chế ngự bớt sự cuồng táo đó, phải dùng người mệnh có Thái-dương, Thiên-đồng, Thiên-lương, Văn-xương, Văn-khúc, Đào-hoa, Hồng-loan. Bởi các sao này có thể giảm bớt sức nóng nảy của Hình, Sát. Tuyệt đối không dùng người mệnh có Kiếp, Không, Kình, Đà, Tang, Hổ đã đành mà còn tránh dùng người có Tử-vi, Thiên-phủ, bởi Tử, Phủ kỵ Hình, Sát. Như muốn phá người mệnh có Tử, Phủ thì dùng người có Kiếp, Không, Kỵ, Hình thủ mệnh. Tử, Phủ thì ngay thẳng, Kiếp, Không thì gian trá, tiểu nhân vậy dùng những mánh lới hạ cấp sẽ làm cho người Tử, Phủ khốn khổv.v…. Khoa Tử-vi còn đi sâu hơn nữa. Như người có cung Phúc tại Thìn được Thái-dương tọa thủ, tức là được hưởng phúc ngôi mộ ông hoặc bố. Muốn ếm người đó, thì dùng cách ếm mộ ông nội hay cha y, thì y khốn khổ ngay. Lối này trước đây người ta đã dùng để ếm mộ ông nội nhà văn Phạm Quỳnh, sau này ếm mộ nhà Ngô. Khi cố Tổng-thống Ngô Đình Diệm còn tại vị, nhiều người thù ghét, sau biết ngôi mộ tổ được cách Long phụng triều thì con trai, con gái, con dâu sự nghiệp đều vĩ đại cả. Người ta đã ếm ngôi mội này. Thành ra khi con long bị đau, nó dẫy lên, lại một người nam bị nạn, khi con phụng dẫy lên thì có một người nữ bị nạn. Cái lối ếm này rất thất đức, nên chúng tôi không trình bày chi tiết vào đây. Tỷ dụ: Nhà Trần đã dùng lối ếm đó để diệt dòng dõi họ Chế ở Chiêm-thành. Trần Khắc Chung vì thương yêu Huyền Trân công chúa, mà công chúa bị triều đình nhà Trần gả cho Chế Mân, Khắc Chung tìm biết số Tử-vi của Chế Mân, rồi tìm ngôi mộ cung Phúc đức ếm, nên chỉ một năm sau Chế Mân chết.

VII. Khoa Tử-vi các đời sau Khi nhà Trần bị nhà Hồ cướp ngôi (1400), con cháu họ Trần tản mác đi khắp nơi, có người dùng khoa Tử-vi làm kế sinh nhai, khoa này đã do nẻo đó truyền ra khắp dân chúng. Tương truyền Trần Nguyên Hãn, một danh tướng
Khi nhà Trần bị nhà Hồ cướp ngôi (1400), con cháu họ Trần tản mác đi khắp nơi, có người dùng khoa Tử-vi làm kế sinh nhai, khoa này đã do nẻo đó truyền ra khắp dân chúng. Tương truyền Trần Nguyên Hãn, một danh tướng đã giúp vua Lê Thái-tổ đánh đuổi quân Minh. Nhưng ông là cháu nội của Trần Nguyên Đán, một vị Tể-tướng cuối đời Trần, nên khi đuổi giặc Minh rồi, vua Lê Thái-tổ muốn giết ông. Ông biết ý nói với bạn bè rằng: Ông xem số Lê Thái-tổ là chỉ có thể ở với nhau khi hoạn nạn, lúc đại nghiệp thành thì nhà vua sẽ giết công thần. Vì vậy ông cáo quan về ở ẩn trong dân. Tuy vậy nhà vua vẫn sai 42 vệ sĩ xá nhân về quê bắt ông. Khi đi đường về kinh, ông dùng võ giết các xá nhân rồi trốn đi (sử chép thuyền chìm xá nhân và ông đều chết hết). Ông trốn vào Thanh-hóa ếm ngôi mộ kết long mạch của nhà Lê, nên sau khi vua Lê Thái-tổ băng, tiếp theo vua Lê Thái-tông bị thượng mã phong mà băng lúc 20 tuổi. Con vua Lê Thái-tông mới hai tuổi lên ngôi vua cũng bị anh là Lê Nghi Dân giết chết. Một giaithoại nữa diễn ra dưới triều Lê. “Khi Lê Thái-Tổ thành đại nghiệp, về quê tế tổ, một ông lão người cùng quê hỏi rằng: – Tôi với bệ hạ sinh cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, cùng quê, thế sao bệ hạ làm vua, mà tôi thì vẫn làm dân? Trần Nguyên Hãn đáp: – Đó là cung Phúc cả. Cung Phúc của Chúa tôi với ông đều có Thiên-đồng tọa thủ tại Hợi. Nhưng ngôi mả tổ ông lại không để trúng long mạch, ngược lại ngôi mộ của Chúa tôi để trúng long mạch nên được hưởng mệnh trời. Bởi số giống nhau, nên tướng mạo ông với Chúa tôi tương tự. Tôi nghĩ số ông có phần nào giống Chúa tôi chứ? Ông làm nghề gì nào? Đáp rằng: – Tôi làm nghề nuôi ong, hiện nuôi chín tổ ong. Trần Nguyên Hãn đáp: – Đó tôi nói có sai đâu. Bệ hạ làm Chúa chín châu, thì ông làm Chúa chín tổ ong, tổ nào cũng có vua, có quan, có tướng mà.” Sau này ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung-quốc mua được bộ Tử-vi âm-dương chính nghĩa, Nam-tông đem về nghiên cứu. Ông có diễn giải ra bằng thơ lục bát khá đầy đủ. Khoa Tử-vi theo Nam-tông truyền vào Việt-nam từ đó.

VIII.- Dị biệt chính, Nam phái
1.- Sự khác biệt về số sao 1.1. Bộ Tử-vi chính nghĩa Được coi như là chính thư. Không nói về số sao. Song trong mục dạy an sao có 93 sao, đó là: 1.1.1. Các chòm. Tử-vi: 6 sao là Thiên-cơ, Thái-dương, Vũ-khúc, Thiên-đồng, Liêm-trinh. Thiên-phủ: 8 sao là Thiên-phủ, Thái-âm, Tham-lang, Cự-môn, Thiên-tướng, Thiên-lương, Thất-sát, Phá-quân. Thái-tuế: 5 sao là Thái-tuế, Tang-môn, Điếu-khách, Bạch-hổ, Quan-phù. Lộc-tồn: 17 sao là Lộc-tồn, Kình-dương, Đà-la, Quốc-ấn, Đường-phù, Bác-sĩ, Lực-sĩ, Thanh-long, Tiểu-hao, Tướng-quân, Tấu-thư, Phi-liêm, Hỉ-thần, Bệnh-phù, Đại-hao, Phụcbinh, Quan-phủ. Trường-sinh: 12 sao là Trường-sinh, Mộc-dục, Quan-đới, Lâm-quan, Đế-vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai Dưỡng.

 1.1.2. Các sao an theo tháng: 7 sao Tả-phụ, Hữu-bật, Tam-thai, Bát-tọa, Thiên-hình, Thiên-riêu, Đẩu-quân. 1.1.3. Các sao an theo giờ: 8 sao Văn-xương, Văn-khúc, Ấn-quang, Thiên-quý, Thai-phụ, Phong-cáo, Thiên-không, Địa-kiếp.
1.1.3. Tứ trợ tinh: 4 sao là Hóa-quyền, Hóa-lộc, Hóa-khoa, Hóa-Kî.
1.1.4. Các sao an theo chi: 17 sao là Long-trì, Phượng-các, thiên-đức, Nguyệt-đức, Hồngloan, Đào-hoa, Thiên-hỉ, Thiên-mã, Hoa-cái, Phá-toái, Kiếp-sát, Cô-thần, Quả-tú, Hỏatinh, Linh-tinh, Thiên-khốc, Thiên-hư.
1.1.5. Các sao an theo can: 5 sao là Lưu-hà, Thiên-khôi, Thiên-việt, Tuần-không, Triệtkhông. 1.1.6. Các sao cố định: 4 sao là Thiên-thương, Thiên-sứ, Thiên-la, Địa-võng.
1.2.Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh Đều ghi có 93 sao, giống như bộ Tử-vi chính nghĩa.
1.3.Bộ Tử-vi đại toàn Ghi rõ ràng rằng trong lá số phải có 93 sao như Hi-Di tiên sinh, kỳ dư an thiếu, đủ hay khác đi đều là tạp thư, ma thư của bọn đạo sĩ bịa đặt để lừa nhau, còn giả đạo đức, tỏ ra là người bác học, song chẳng qua là phường lưu manh!
1.4.Bộ Tử-vi Đẩu-số toàn thư Nói về số sao rất lờ mờ. Phần dạy cách an sao có ghi rõ 85 sao. Các sao cũng giống như ba bộ trên. Duy thiếu các sao sau đây: Đào-hoa, Phá-toái, Kiếp-sát, Cô-thần, Quả-tú, Lưu-hà. Nhưng khi đọc bài phú nói về các sao, thì lại thấy nói tới Đào-hoa, Ân-quang, Thiên-quý v.v…
1.5.Bộ Đông-a di sự Thấy ghi đúng 93 sao như bộ trên, nhưng khi xét các lá số để chiêm nghiệm thì thấy thiếu các sao: Bác-sĩ, Thiên-la, Địa-võng, Thiên-thương, Thiên-sứ. Có lẽ các Tử-vi gia đời Trần quan niệm rằng các sao trên đều ở vị trí cố định, nên không cần an vào như sao Bác-sĩ bao giờ cũng đóng chung với sao Lộc-tồn. Sao Thiên-thương bao giờ cũng ở cung Nô, sao Thiên-sứ bao giờ cũng ở cung Tật-ách và sao Thiên-la bao giờ cũng ở cung Thìn cũng như sao Địa-võng bao giờ cũng ở cung Tuất. Trên đây là các bộ chính thư, dưới đây là các bộ tạp thư.
1.6.Bộ Tử-vi Ấm-dương chính nghĩa Bắc-tông Thấy ghi đến 104 sao. Các sao cũng như giống như chính thư về số sao cũng như cách an sao, song thêm các sao sau đây: Thiên-tài, Thiên-thọ, Thiên-trù, Thiên-y, Thiên-giải, Địa giải, Giải-thần, Thiên-lộc, Lưu-niên văn tinh, Thiên-quan quý nhân, Thiên-phúc quý nhân.

1.7.Bộ Tử-vi âm-dương chính nghĩa Nam-tông Ghi tới 128 sao, các sao cũng giống như sao Bắc-tông, nhưng thêm 24 sao là Thái-túc, Niên-xá, Thiên-khôi, Nguyệt-khôi, Niên-thổ-khúc, Nguyệt-thổ-khúc, Thiên-thương (Nghĩa là kho lúa khác với Thiên-thương ở cung Nô, như vậy trong lá số có hai sao Thiên-thương). Thiên-phủ-khố, Thiên tiễn, Hồng-diệm, Địa-không, Phù-trầm, Sát-nhận. Vòng Thái-tuế được thêm vào 7 sao nữa cho đủ 12 sao, đó là các sao Thiếu-dương, Thiếu-âm, Tử-phù, Tuế-phá, Long-đức, Phúc đức, Trực-phù, Tứ-phi-tinh, Thiên-trượng, Thiên-dị, Mao-đầu, thiên-nhận.
1.8.Bộ Tử-vi thiển thuyết gồm 128 sao Giống như bộ Nam-tông nhưng thêm vào 13 sao nữa rất quái dị, không có trong thiên-văn mà chỉ có trong tiểu thuyết thần kỳ chí quái, ma trâu đầu rắn. Đó là các sao: Nam-cực, Đông-đẩu tinh-quân, Bắc-đẩu tinh-quân, Nam-đẩu tinh-quân, Cửu-thiên huyền nữ, Dao-trì kim mẩu, Vũ-tinh, Lôi-tinh, Thiên-vương tinh, Địa-tạng tinh, Thái-bạch kim tinh.
1.9.Lịch số Tử-vi toàn thư Số sao cũng giống như bộ Tử-vi thiển thuyết song dạy an sao ngược với các bộ trên. Như sao Trường-sinh không những chỉ an ở Dần, Thân, Tî, Hợi mà còn thấy ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Vòng Tử-vixuôi, vòng Thiên-phủ an ngược. Số sao cũng có 128 mà thôi.

2.- Sự khác biệt về sao lưu niên
2.1.Chính thư Các sao lưu niên đều an giống nhau, số sao cũng giống nhau: -Vòng Lộc-tồn với 15 sao không có Quốc-ấn, Đường-phù. (Bộ Tử-vi đẩu số toàn thư chỉ nói đến hai sao Kình, Đà thôi) – Thiên-khôi, Thiên-việt, Thiên-mã, Thiên-khốc, Thiên-hư và vòng Thái-tuế 5 sao, Vănxương, Văn-khúc. Tất cả 27 sao.
2.2.Tạp thư Vẫn gồm các sao như bộ chính thư nhưng thêm: Hỏa-huyết, Lan-can, Quân-sách, Quyện thiệt, Bạo-tinh, Thiên-ách, Thiên-cẩu, Huyết-nhận, Huyết-cổ, Ngũ-quỷ và vòng Trường sinh 12 sao.

3.- Sự khác biệt về đại hạn Chính phái an đại hạn như sau: – Từ lúc đẻ ra tới số cục thì đại hạn an tại cung Mệnh. – Đại hạn thứ nhất sẽ an vào cung phụ mẫu, hoặc huynh đệ. Tỷ như: Người Hỏa-lục-cục, thì từ 1 tới 5 tuổi thì đại hạn ở cung Mệnh. Từ 6 tuổi trở đi thì đại hạn ở cung Huynh đệ hoặc Phụ-mẫu. – Nhưng Nam phái lại an ngay đại hạn thứ nhất ở cung Mệnh, rồi đại hạn thứ nhì ở cung Phụ mẫu hoặc Huynh đệ. Như vậy từ lúc đẻ ra tới số tuổi “số cục” không có đại hạn. Sự khác biệt này, đã khiến cho Nam phái phải đi tìm nhiều sao khác, hoặc nhiều thuật khác, để đoán cho đúng, nhất là đoán vận hạn chết rất quan trọng. Bắc phái đoán rất trúng, nhưng theo Nam phái lại khó khăn. Sự khác nhau về hạn, khiến cho Nam phái không dùng bài phú đoán của Hy-Di tiên sinh được. Bởi phú đoán thì an đại hạn theo Bắc phái. Những người học theo Nam phái thường tỏ ý nghi ngờ các bài Phú. Họ phải dò dẫm, tìm hiểu lâu năm mới đưa ra lối giải quyết. Trong khi những người học theo Bắc phái, thì ngay sau khi học an sao, học có thể học cách giải đoán bằng cách xử dụng phú đoán được. Tỷ dụ: Chính phái đoán số Hạng Vũ, căn cứ vào phú đoán: Hạng Vũ anh hùng hạn ngộ Thiên-không nhi táng quốc. Thạch Sùng hào phú, vận phùng Địa-kiếp dĩ vong gia. Nghĩa là Hạng Vũ anh hùng nhưng hạn ngộ Thiên-không nên mất nước. Thạch Sùng giàu có nhưng hạn gặp Địa-kiếp nên tan nhà nát cửa. Nếu xét theo Nam phái thì câu phú trên không đúng được: – Thứ nhất, theo Bắc phái chỉ có sao Thiên-không, Địa-kiếp đi đôi với nhau, không có sao Địa-không. Sao Thiên-không không đóng ở vị trí sao Địa-không của Nam phái và không có sao Thiên-không trước Thái-tuế một cung. Hạng Vũ, đại hạn tới Dần gặp Địa-kiếp, tiểu hạn ở Thân gặp Thiên-không. Đại, tiểu hạn Kiếp, Không gặp nhau nên táng quốc. Dù đại hạn có Đồng, Lương, Quyền cũng không giải nổi. Bàn về số Thạch Sùng cũng tương tự. Nếu đoán theo Nam phái bài phú trên cũng không đúng: – Đại hạn đang tới cung Mão, gặp Thái-tuế, mà Thiên-không đóng ở Thìn. Như vậy không có vụ Hạng Võ chết về Kiếp, Không lâm nạn, Sở vương táng quốc. Mà chỉ có việc Hạng Võ gặp hạn Địa-không ở Thân mà thôi. Hồi còn ở Việt-nam, chúng tôi dạy Tử-vi cho các vị yêu khoa này, thường thì những vị chưa biết gì học mau hơn. Còn các vị học theo Nam phái, học thêm mấy chục bài phú nữa, mất công chỉnh đốn lại. Bởi vậy chúng tôi có lời khuyên: Các vị học theo Nam phái thì không nên học những bài phú của Hy-Di, mà học các bài phú của Ma-Y thuộc Nam phái mà thôi. Nếu không đầu óc sẽ lộn tùng phèo.

4. Sự khác biệt về an sao Trong 93 tinh đẩu không có sự khác biệt. Nhưng duy sau này những bộ tạp thư đưa ra an những sao mới, hoàn toàn do họ đặt ra, có sự quái gở khi an vòng Trường-sinh: Họ khởi Trường-sinh ở cả Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Về an Khôi, Việt thì chính thư, tạp thư chỉ khác nhau có tuổi Canh mà thôi: Chính thư Khôi ở Sửu, Việt ở Mùi. Trong khi tạp thư thì cho ở Dần, Ngọ. Về an tứ hóa: Tuổi Canh cũng bị lộn như Hóa-lộc đi với Thái-dương, Hóa-quyền đi với Vũ-khúc, Hóa-khoa đi với Thiên-đồng, Hóa-kî đi với Thái-âm. Trong khi tạp thư Hóa-khoa đi với Thái-âm, trong khi Hóa-kî đi vối Thiên-đồng.

5. Đối với sách Tử-vi hiện tại Trừ bộ Tử-vi đẩu số toàn thư do Vũ Tài Lục lược dịch, một vài đoạn đúng với chính thư, còn các sách khác, chúng tôi không tiện phân tích xem sách của vị nào ảnh hưởng của phái nào bên Trung-quốc! Vân Điền Thái Thứ Lang là một đại đức Phật giáo, ông bị tử nạn xe hơi đã lâu, nên chúng tôi có thể bàn về sách của ông: Rất gần với chính phái. Ông Vũ Tài Lục là con của cụ Kép Nguyễn Huy Chiểu, hiện ở Hoa-kỳ. Còn ông Nguyễn Phát Lộc với chúng tôi có chút duyên văn nghệ, trước đây ông là phó Đặc-ủy trung ương tình báo VNCH, không rõ nay ở đâu, nếu ông còn ở Việt-nam thì có lẽ đã bị giết rồi. Chúng tôi quan niệm: Dù tất cả Tử-vi gia thuộc phái nào đi nữa, cũng cần có kinh nghiệm. Về phương diện nghề nghiệp, họ phải dùng Tử-vi làm kế sinh nhai là điều bất đắc dĩ, bới bỏ tâm não ra, an sao, chấm số, giải đoán một lá số Tử-vi không tiền nào, bạc nào trả họ nổi cả. Dù không trả tiền với tinh thần khoa học, họ cũng say mê nghiên cứu. Chính chúng tôi kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng khi thấy một lá số kỳ lạ, cũng chẳng ngần ngại gì mà không bỏ ra cả ngày để nghiền ngẫm cho ra nguyên lý.

 IX.- Kết luận Tử-vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh trong nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á-châu. Người sáng lập ra không phải là Hy-Di tiên sinh. Ông chỉ là người kết hợp các khoa lại. Chính ông, ông cũng công nhận khoa này có trước ông. Ông chỉ là người bổ túc và đưa nó trở thành một khoa nổi tiếng. Khoa Tử-vi truyền vào Đại-Việt thời Lý do Trần Tự Mai, hay Hoàng Bính mang vào không cần thiết. Dù Tự Mai hay Hoàng Bính thì Tử-vi đó cũng thuộc chính phái. Nhưng bí truyền trong dân gian. Đợimãi đến khi ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung-hoa về mang theo bộ Tử-vi của Nam phái, bấy giờ khoa Tử-vi mới được đại chúng hóa. Nhưng cũng chính vì vậy khoa Tử-vi ở Việt-nam có hai trường phái: Một trường chính phái, học rất mau, theo sát Hy-Di tiên sinh. Một trường phái nữa ảnh hưởng Nam phái, vì thất truyền thành ra không có hệ thống nào cả. Những người nghiên cứu Tử-vi cần phân biệt rõ hai hệ thống, để lúc học mới khỏi bị bỡ ngỡ. Tuy nhiên không phải những sách vở nào của Nam phái cũng hỗn tạp, không phải những vị nào của Nam phái đều đoán liều cả. Tử-vi cũng như y học cần đi đến đối tượng là kết quả, ai đoán trúng, người đó đạt được học thuật. Cũng như y học, nói, viết không phải là cứu cánh, mà ai trị khỏi bệnh, người đó có lý. Một vấn đề trước mắt của chúng ta là, làm sao có đủ sách cho các vị nghiên cứu tìm hiểu. Sách vở của cổ nhân chỉ là nền móng lúc đầu. Tại sao xưa kia Hy-Di tiên sinh đã tìm ra được nhiều nguyên lý Tử-vi, ngày nay chúng ta không thể đi sâu hơn tìm ra những nguyên lý khác. Cái xe hơi thế kỷ thứ 18 thô sơ, người sau cải tiến dần, nay trở thành những xe tối tân. Tử-vi là khoa học, chúng ta có thể tìm thêm, nghiên cứu rộng, để đưa ra những phát hiện mới. Bấy giờ mới đi tìm vận số con người, lại có thể đi xa hơn, phát triển phá cách, trợ cách, một lối phát huy độc đáo đời Trần, cần được đào sâu để đạt được tuyệt đích khoa học vậy.
                                                HẾT.
                      TRÍCH TOÀN BỘ TRONG LỊCH SỬ TỬ VI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *