Đâu là cách đổi mệnh để sống thọ theo quan niệm của Phật giáo

Đâu là cách đổi mệnh để sống thọ theo quan niệm của Phật giáo

Ai trong chúng ta chẳng muốn sống lâu, thậm chí vua chúa thời xưa còn luôn tìm cách để kéo dài tuổi thọ nhưng ít ai để tới tới cách đổi mệnh để sống thọ.

Đâu mới là cách đổi mệnh để sống thọ?


Người xưa dạy: “Hành thiện tích đức”. Vậy những thiện niệm thiện hành của chúng ta có quan hệ với Đức hoặc với phúc báo hay không? Hãy nghe câu chuyện sau để tìm ra cách đổi mệnh sống thọ hơn:

 
Chuyện kể rằng, trong thôn làng một số người dân trong thôn liên hợp lại rồi kéo nhau đến nhà ai có vật nuôi như lợn, bò, dê để yêu cầu nhà đó bày tiệc nhậu nhẹt một bữa. Người cầm đầu phong trào là một phụ nữ ngoài 30 tuổi tên L.

Nhà một bà cụ nọ trong vốn đã rất khó khăn, chỉ có một con lợn duy nhất, bà để dành làm vốn cho cả nhà chi tiêu sinh sống. Cô L phát hiện ra nhà cụ bà có lợn, liền dẫn rất nhiều người đến ăn uống, làm thịt lợn. Người dân nơi đây đồn rằng đúng là ác giả ác báo vì sau đó không lâu cô L đột nhiên qua đời bỏ lại đứa con vẫn còn đỏ hỏn, quấn tã.
Sau khi bị mất lợn, vì buồn bực mà bà đổ bệnh, cuộc sống trong nhà túng quẫn, vô cùng chật vật khó khăn nhưng không vì thế mà bà tỏ ra hận thù, thấy đứa bé vô tội, nên bà thường đến nhà cô L chăm sóc cho đứa bé. 
Cụ bà vốn là một người như thế, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Ngay cả khi gia cảnh nghèo khổ nhất, thấy có người đói sắp chết đến nhà xin ăn, cụ bà vẫn rộng lòng bố thí cho họ.
 
Cụ bà kể rằng, đã có vị thầy toán mệnh nói rằng cụ bà chỉ sống đến 60 tuổi, nhưng cuối cùng cụ lại sống đến 90 tuổi, trước khi nhắm mắt xuôi tay không đau không ốm, cũng không có nỗi thống khổ nào. Người ta tin rằng, sở dĩ cụ bà có thể kéo dài thêm 30 năm tuổi thọ, ấy là do cả đời hành thiện tích đức, không oán hận người khác. 
 

Bí quyết sống thọ theo quan điểm Phật giáo

 
Như trong kinh Đức Phật dạy cho chúng ta biết đời này chúng ta sống an lành hay khổ sở là do Nghiệp chúng ta tạo nên. Vậy cách đổi mệnh để sống thọ cũng chỉ thay đổi bằng những việc nhỏ hàng ngày của chính mình. Xem thêm: 3 nguyên tắc dưỡng sinh giúp sống khỏe, sống thọ của Phật giáo

Một thân thể mạnh khỏe, trường thọ là phước báo của nhiều kiếp quá khứ và nỗ lực trong hiện tại. Sống trong đời, không phải ai cũng hội đủ phước báo ấy. Ở đây, tiêu chuẩn sống lâu phải đi kèm với tiêu chí khỏe mạnh và sống có ích cho tha nhân. Vì lẽ, sống lâu nhưng sống vật vờ, bệnh tật liên miên và lụy phiền mọi người thì chưa phải là sống lâu đúng nghĩa.

Bên cạnh đó, chúng ta không quên sống theo lời khuyên, răn dạy của Phật là sống tốt, làm điều tốt không hãm hại người khác, giữ gìn Phạm hạnh, tạo Nghiệp thiện lành.
 
cach doi menh song tho
 
 

Ăn uống


Muốn có trí tuệ, muốn đầu óc sáng suốt thì thân thể phải khỏe mạnh. Hơn ai hết, chính bản thân Đức Phật đã nhận thức rất rõ đó là nhờ ăn uống mà tác thành nên thân thể tráng kiện. Không thể có được một sự thông tuệ, minh mẫn với một thể xác bạc nhược, yếu đuối và nhiều bệnh tật.

Chiêm nghiệm thật sâu về cuộc đời Đức Phật, chúng ta thấy, với điều kiện sống khắc nghiệt, bấp bênh của một du sĩ hành khất, đôi khi Ngài cũng phải chịu đói và khát; mặc dù vậy, sự kiện thọ đến 80 năm của Đức Phật là một sự khẳng định vững chãi về việc giữ gìn và bảo hộ sức khỏe trong thực tế đời thường.
 
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời và sống phạm hạnh. Nói về việc ăn uống không có nghĩa là ăn nhiều mà phải ăn phù hợp, có chọn lọc, đồ ăn có lợi cho sức khỏe, chớ nên vì thích mà dù có hại cũng cố ăn.

Đi lại vừa phải và phù hợp

 
Điều kiện kế tiếp của trường thọ là việc đi lại vừa phải và phù hợp. Nếu đi lại không phù hợp, không thích nghi, sẽ gặp nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Ngày nay nhiều người với những lo toan cuộc sống nên thậm chí ngay cả lúc đi họ cũng không thể tập trung để đi, có người đi vội đi vàng, có người vừa đi vừa nghe điện thoại, vừa suy nghĩ chuyện đâu đâu nên dễ xảy ra tai nạn,… lại đổ cho là mình xui xẻo.

Không những thế, khi tham gia các hoạt động giao du giải trí phải đúng lúc đúng thời, với một mức độ vừa phải thì sẽ tốt cho sức khỏe tinh thần.
 
con giap song tho
 

Sống phạm hạnh


Và, điều kiện cuối cùng để gia tăng tuổi thọ theo Kinh Tăng Chi là phải sống phạm hạnh. Phạm hạnh có nhiều tầng nghĩa, trong ngữ cảnh này, phạm hạnh tức là không được buông lung, phóng túng, đồng nghĩa với việc nghiêm chỉnh giữ gìn các chuẩn mực đạo đức căn bản của con người.

Theo Kinh Tương Ưng, không buông lung phóng túng, thuật ngữ gọi là bất phóng dật, là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

Tự tạo phước lành cho mình

 
Ngoài ra, để gia tăng tuổi thọ còn có sự hỗ trợ của phước lành ở đời trước hoặc đời này. Hai phước lành liên quan đến việc gia tăng tuổi thọ, đó chính là phải biết phóng sinh và bố thí.

Phóng sinh: Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở. Việc từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh là cách để cho những sinh mạng được sống. Trong hệ thống kinh điển Bắc truyền cũng đồng thời xác nhận: Đức Thế Tôn dạy, có hai lý do được thọ lượng lâu dài. Hai lý do ấy là gì, một là không hại sinh mạng, hai là hiến cho ẩm thực. 

Bố thí: phước báo bố thí có ý nghĩa rất lớn liên quan đến sự gia tăng tuổi thọ. Trong Kinh Tăng Chi đã đưa ra hình ảnh, có hai đệ tử của Đức Thế Tôn đồng tín, đồng giới và đồng trí tuệ nhưng một vị bố thí, một vị thì không; sau khi mãn báo thân tuy được sanh vào Thiên giới, nhưng phước quả của hai người vẫn khác biệt nhau, mà trước hết là khác biệt về thọ mạng. Đến 90% mọi người chưa hiểu hết BỐ THÍ LÀ GÌ và có bao nhiêu loại? Do đó, muốn gia tăng tuổi thọ thì: Hãy bố thí một cách vô tư, hiểu biết. 

Nói về lợi ích của phóng sinh và bố thí trong việc đổi mệnh để sống thọ bạn có câu chuyện kể lại rằng, vào đời Tiền Ðường, ông thái thú Ðồ ở tỉnh Tích Giang bên Trung Quốc một hôm bỗng nhiên mắc bệnh nguy kịch. Thầy thuốc lại bốc nhầm thuốc nên tính mệnh của ông gần như sắp kết thúc. 

 
Thái thú Ðồ nhận thức rằng cuộc sống là quý báu nhưng ảo mộng vô thường. Ông bèn tự phát nguyện: “Tôi nguyện dùng hết cuộc đời của tôi để giúp đỡ mọi người. Việc tu tập quan trọng nhất của tôi hiện nay là tụng kinh sám hối và cứu độ tất cả chúng sanh trên thế giới. Ngoài ra các việc khác tôi không thiết tha gì nữa”.
 
Có hôm ông nằm mộng thấy đức Quán Thế Âm Bồ Tát đến nói: “Ðời trước, ngươi làm quan nước Sở, mặc dù tánh tình ngay thật, nhưng khi gặp việc công ngươi tỏ ra quá nghiêm khắc nên đã gây tổn hại cho nhiều người mà đáng lý ra thì có thể tránh được. Ngươi không ích kỷ hoặc tham lam, nhưng các hành động trên của ngươi đã khiến ngươi bị mất bỗng lộc. Hơn nữa vì thường hay sát sinh, ăn nhiều thú vật nên gặp quả báo đoản mệnh, chết sớm.
 
“Cũng may là trong lúc lâm trọng bệnh đã giúp ngươi thức tỉnh phát thiện nguyện kiên cố. Ngươi đã phát tâm cứu đời, giúp người, không có lòng oán hận bất cứ ai. Tâm địa của ngươi như vật rất tốt. Chỉ có phước đức phóng sinh mới có thể giúp ngươi tăng thêm tuổi thọ. Ngươi nên thả hết các thú vật bị nhốt trong lồng hoặc cứu sống những con vật sắp bị giết thịt. Nhờ vậy mà ngươi sẽ có được nhiều bỗng lộc hơn. Ngươi phải thận trọng cố gắng mà tiếp tục thực hiện.” 
 
Sau khi tỉnh giấc, thái thú Ðỗ bảo người nhà không được sát sinh mà lại còn xuất tiền ra mua loài vật phóng sinh. 
 
Quả nhiên, mùa Ðông năm ấy ông được thăng chức và có lệnh thuyên chuyển đến làm thái thú quận Cửu Giang và mùa xuân năm thứ hai thì ông hoàn toàn hết bệnh. Thái Thú cảm niệm ân đức cứu độ của đức Quán Thế Âm Bồ Tát và chư Phật. Ông luôn luôn nhớ lời phát nguyện cứu giúp mọi người. Ðể thực hiện điều này, thái thú đã dạy người khác không được sát sinh mà nên phóng sinh.
 
Ðối xử với người ông hết sức nhân từ, thành thực và làm tốt các trách nhiệm của mình. Về sau ông hưởng được tuổi thọ khá cao, không bệnh mà mất.

tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *