Khéo sắp xếp đồ trên bàn thờ, gia chủ hưởng bình an, đón tài lộc

Khéo sắp xếp đồ trên bàn thờ, gia chủ hưởng bình an, đón tài lộc

Tùy thuộc từng điều kiện kinh tế gia đình mà có thể bài trí các vật thờ khác nhau trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sẽ đảm bảo hài hòa về phong thủy, mang tới nguồn tài lộc dồi dào cho gia chủ.

 

1. Sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên theo ngũ hành

 
Các yếu tố ngũ hành khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên bao gồm:
 
– Kim: Tương ứng với giá nến.
 
– Mộc: Tương ứng với bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị.
 
– Thủy: Tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ.

Kheo sap xep do tho tren ban tho, gia chu ruoc nhieu tai loc hinh anh 2
 

 

– Hỏa: Tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên.
 
– Thổ: Tương ứng với bát hương làm từ đất sét nung.
 
Tùy từng điều kiện và thời kỳ khác nhau mà sử dụng những đồ thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên, một bàn thờ đảm bảo sự hài hòa của cả 5 yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như trên sẽ có tác dụng phong thủy hữu hiệu trong việc kích hoạt tài lộc phát triển.
 

2. Vị trí đặt đồ thờ trên ban thờ


– Vị trí đặt bát hương

 
Trên bàn thờ gia tiên, quan trọng nhất là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để tâm linh các cụ có thể về.

Tối kị dùng bát hương màu vàng để thờ gia tiên. Bởi đây được coi là màu Hoàng Đế, chỉ dành để thờ thần, quan, các vị có chức tước trong hoàng tộc thời trước.
 
Vị trí đặt bát hương phải có điểm tựa, thông thường là ở vị trí chính giữa bàn thờ (hơi lùi về phía sau để phía trước đặt các đồ cúng khác)

Vị trí treo hoành phi, câu đối


Bức Hoành Phi, Đại Tự, Cuốn Thư là phần đầu tiên, đặt trên cùng của bàn thờ sát bức tường với nội dung chính thường là ba chữ Quang Lưu Đức ý muốn nói công đức của tổ tiên lưu truyền cho con cháu, phù hộ cho con cháu, soi sáng đường đi, lối bước cho con cháu, cho thế hệ sau.

Tam sự (Đỉnh hạc)


Bộ tam sự gồm 1 lư hương và 2 cây đèn (chân nến hạc).

Lư hương thường dùng ở nơi thờ cúng, nhà thờ tổ, từ đường hoặc chùa chiền để thắp hương. Lư được đặt giữa nơi thờ cúng, đặc biệt lư thường được đặt giữa hai đôi đèn.

Sử dụng lư hương chủ yếu để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm th ể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý.

Vì  thế, lư hương với những khói trầm tỏa ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả, về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.

Hai cây đèn cúng dùng để thắp sáng và tăng thêm tính lung linh, huyền ảo và uy nhiêm ở bàn thờ. Thường đi với  Được gọi là đèn lưỡng nghi, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.


– Vị trí đặt cây vàng khối


Cây vàng khối có thể được đặt ở hai bên bát hương.

Nhưng cây đặt ở bên trái bát hương (tính theo hướng bàn thờ) nên cao hơn bên phải, theo nguyên tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ. Người xưa có câu: “Thà để Long cao ngàn trượng chứ không để Hổ ngẩng cao đầu”. 
 

– Vị trí đặt lọ lộc bình (lọ hoa)

Thông thường sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên có 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 hay rằm hàng tháng. Vào ngày thường, lọ này thường để không, nên người xưa còn gọi là “độc bình”. 
 
Trên bàn thờ chỉ nên để 1 lọ cắm hoa, đặt ở bên tay trái (hướng Đông) theo quan niệm “Đông bình Tây quả”.

Ngày nay không ít gia chủ để 2 lọ hoa đối xứng nhau trên bàn thờ gia tiên, điều đó không đúng. Có thể mua hai lọ lộc bình lớn để trưng bày chơi trong nhà chứ không nên đặt cùng lúc lên bàn thờ.
 

– Lưu ý về giá nến

Trên bàn thờ gia tiên, nên sử dụng giá nến làm bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là bằng đồng.
 

– Lưu ý về khay, cốc đựng nước thờ

Mỗi lần thắp hương, cần thay nước thờ cho thanh tịnh.

– Lưu ý về lọ đựng hương

Khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ, lọ đựng hương được đặt bên phải bàn thờ, nên mua loại được làm bằng gốm.

tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *