Đi lễ chùa nên cầu gì, vái mấy lần mới không bị coi là bất kính

Đi lễ chùa nên cầu gì, vái mấy lần mới không bị coi là bất kính

Lễ chùa đầu năm hay vào các dịp lễ, ngày rằm mùng một là hoạt động tâm linh quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đi chùa vái như thế nào mới đúng, cầu gì mới không bị coi là bất kính.

1. Đi lễ chùa nên cầu gì?

 
Mỗi dịp đầu Xuân năm mới, du khách bốn phương về lễ Phật ở các chùa. Tốt nhất mọi người nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, khởi tâm cầu đạo, giác ngộ và kính tin phật pháp.
 
Sau đó nguyện hồi hướng công đức cho các oan gia trái chủ, cho người thân, người đã khuất và các chúng sinh siêu thoát.
 
Người dân đi lễ chùa nên cầu Phật gia hộ được bình an, công việc hanh thông, cầu phúc thiện, sức khỏe cho mình và người thân. Tùy sở nguyện mà cầu, nhưng đừng cầu quá tham lam.
 
Di lễ chùa chỉ nên cầu khấn diều gì
 
Còn bình thường các ngày rằm, mồng 1 (ngày sóc, vọng) và các dịp lễ tết, những ngày có việc hệ trọng người dân đến chùa lễ Phật với tâm thành kính cầu khấn xin chư phật, chư bồ tát và các hiền thánh hộ độ cho được thiện duyên, may mắn, mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội, chúng sinh an lạc…
 
Đồng thời hồi hướng công đức cho người thân đã khuất, cho các chúng sinh ở “thế giới bên kia” được siêu sinh tịnh độ…
 
Đó là những ước vọng chính đáng thể hiện qua các bài văn khấn khi lễ Phật.
 
Lưu ý: Đi lễ chùa có những bài khấn theo truyền thống, hoặc có thể diễn nôm theo ý hiểu của mỗi người, miễn là thành tâm, nhưng phải lễ khấn ở ban Tam bảo, ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, Quan Thế Âm Bồ tát.
 

– Đi lễ chùa không nên cầu tiền bạc, công danh

 
Đi chùa không nên cầu tiền bạc, công danh, vật chất (như cầu trúng số, cầu thăng quan tiến chức…), vì Phật không ban tiền bạc, vật chất… Phật, thánh thần không ban phúc cho ai, cũng không gieo họa cho ai. 
 
Tất cả là tâm thành và theo luật nhân quả, người nào có quả phúc chín thì gặt về.
 
Tới chùa không nên cầu xin năm nay được thế này, thế nọ. Đạo Phật là nhân sinh, không như đạo khác. Con người nếu không có tự lực (khả năng của mình) thì tha lực (trợ độ của tâm linh) cũng không giúp được.
 
Ví như cầu cho con thi đỗ đại học, thì phải nhắm xem khả năng của con có thể học trường nào, theo hướng nào (tự lực) để đạt kết quả. Nếu cứ cầu xin tha lực giúp, mà con cái không có năng lực thì sao có thể đỗ?
 
Đi lễ chùa tâm nghĩ sao thì khấn nôm na cầu vậy. Cầu gì cũng không nên lễ dài dòng. Cách lễ dài dòng không phải là lễ của đạo Phật, mà là theo cách lễ dân gian.
 

3. Đi chùa vái như thế nào cho đúng?

 
Di chùa vái như thế nào mới dúng
 
Đi chùa vái như thế nào, vái mấy lần… là thắc mắc của không ít người. 
 

– Không phải vái nhiều vái nhanh là tốt

 
Cách vái, lễ lạy ở chùa nhiều nam, nữ, già, trẻ hay mắc sai lầm là vái nhiều, vái nhanh như bổ củi. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách là bị coi là bất kính.
 
Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì phải vái ở tư thế đứng.
 

– Tư thế và số lần vái phổ biến

 
Cách vái đúng là chắp hai bàn tay để trước ngực, rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, rồi sau đó ngẩng lên và đưa hai bàn tay vái lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lần vái phổ biến là 3 – 5 vái.
 
Cách lễ không bị “phạm” là tới ban nào cũng đứng trang nghiêm, vái 3 vái, khấn lâm râm xong thì đi ra ban khác. Ý nghĩa vái 3 vái trong đời sống tâm linh người Việt.
 
Không nên đứng trước các ban vái lia lịa như bổ củi và cầu khấn to luôn miệng. Cách vái lia lịa như thế là không đúng, còn bị coi là bất kính.
 
Chú ý, trong chùa đi nhẹ, nói khẽ chứ không khấn to, nói to vì ảnh hưởng tới mọi người.
 

– Lễ lạy

 
Lễ lạy có nhiều cách, mỗi thế có ý nghĩa khác nhau, nhưng thường thực hiện trước Tam bảo, và hay dùng trong dịp lễ trọng.
 
Cách lễ theo đạo Phật ở Việt Nam thường là “ngũ thể đầu địa”, hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất – là cách lạy tôn kính nhất, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính 3 ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
 
3 lễ lạy cũng có ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong ta và mỗi chúng sinh. Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).
 
Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lễ lạy, chưa tiền lệ “bắt buộc” nào quy định phải úp hay ngửa lòng bàn tay.
 
Số lần lễ lạy là số lẻ: 3,5,7,9. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *