Cúng rằm tháng Chạp 2020 ngày nào tốt, giờ nào tốt, có những nghi lễ nào không thể thiếu?

Cúng rằm tháng Chạp 2020 ngày nào tốt, giờ nào tốt, có những nghi lễ nào không thể thiếu?

1. Thời gian cúng Rằm tháng Chạp 2020 đúng chuẩn


– Cúng rằm tháng Chạp 2020 ngày nào tốt?

cung ram thang chap
 

Trong tháng Chạp, có 3 lễ cúng vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Ngoài 2 lễ cúng là lễ cúng ông Công ông Táo và lễ cúng Tất niên thì lễ cúng rằm là lễ cúng sớm nhất trong tháng và quan trọng không kém 2 lễ cúng sau.

Năm 2020 làm lễ cúng ngày rằm tháng Chạp ngày nào tốt? Về việc làm lễ cúng trong ngày rằm tháng Chạp khi nào thì tốt, điều này không có quy định rõ ràng, song thường thì không nên tiến hành lễ cúng quá sớm hay quá muộn.

Xem lịch vạn niên, ngày rằm tháng Chạp năm Kỷ Hợi chính là thứ 5,  ngày 9 tháng 1 năm 2020 dương lịch. 


Tuy nhiên, theo lệ xưa các cụ truyền lại, lễ cúng này có thể được tiến hành vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày chính rằm chứ không nhất thiết phải chỉ định vào 1 ngày duy nhất.

Ngoài ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.

– Cúng Rằm tháng Chạp 2020 giờ nào tốt?

Ngày 14 tháng Chạp âm lịch năm Kỷ Hợi rơi vào ngày 8/1/2020, tức thứ 4. Trong ngày hôm đó có các khung giờ hoàng đạo như sau:

– Canh Dần (3h-5h): Tư Mệnh
– Nhâm Thìn (7h-9h): Thanh Long
– Quý Tị (9h-11h): Minh Đường
– Bính Thân (15h-17h): Kim Quỹ
– Đinh Dậu (17h-19h): Bảo Quang
– Kỷ Hợi (21h-23h): Ngọc Đường

Còn ngày chính rằm, ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Hợi tức thứ 5 ngày 9/1/2020 thì có các khung giờ hoàng đạo sau:

– Tân Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
– Giáp Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
– Bính Ngọ (11h-13h): Thanh Long
– Đinh Mùi (13h-15h): Minh Đường
– Canh Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
– Tân Hợi (21h-23h): Bảo Quang

Vậy cúng rằm tháng Chạp 2020 giờ nào tốt? Gia chủ có thể lựa chọn 1 trong các khung giờ hoàng đạo của 2 ngày trên để thực hiện lễ cúng rằm, tùy theo điều kiện của từng gia đình sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, theo lời các cụ xưa truyền lại thì lễ cúng thường sẽ được thực hiện vào ban ngày hoặc tầm chiều tối. Nên cố gắng sắp xếp công viêc để không làm lễ quá muộn, tốt nhất trước khi trời tối.

Trong ngày 14 tháng Chạp, giờ Tị (9h-11h) và giờ Thân (15-17h) được coi là khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng ngày Rằm cuối cùng của năm Kỷ Hợi.

Trong ngày chính Rằm, giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h) và giờ Mùi (13h-15h) khá tốt cho việc tiến hành nghi lễ cúng Rằm.

Lưu ý: Không làm lễ cúng rằm khi đã qua ngày chính rằm tháng Chạp, có thể làm lễ cúng trước rằm, tức ngày 14 hoặc làm vào ngày chính rằm, 15 tháng Chạp.

2. Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?

 
Tháng Chạp tức tháng 12 âm lịch là tháng cuối năm, trước khi đón năm mới thì người Việt sẽ chuẩn bị ba lễ cúng tiễn năm cũ, bao gồm cúng ngày Rằm tháng Chạp, cúng ông công ông táo 23 tháng Chạp và cúng tất niên.

Trong đó, Rằm tháng Chạp là lễ sớm nhất, cũng là thời điểm đánh dấu sự tất bật cho một mùa Tết Nguyên Đán đã chính thức bắt đầu.

Năm Kỷ Hợi 2019, ngày Rằm tháng Chạp rơi vào ngày thứ Năm, ngày 9 tháng 1 năm 2020.

Chính vì thế, cúng Rằm tháng Chạp cũng không khác mấy so với các ngày Rằm khác. Tuy nhiên, đây lại là ngày rằm cuối cùng trong 1 năm nên trong lòng mọi người đều có phần khẩn trương, chú trọng hơn để lễ cúng rằm cuối cùng trong năm được trọn vẹn, tươm tất nhất có thể.

Thông qua lễ cúng rằm, các gia đình đều muốn thể hiện sự thành kính, chu toàn của mình trong suốt cả năm ròng. Với lễ cúng này, không khí Tết cũng bắt đầu được khởi động, bởi kế tiếp ngay sau đó sẽ là lễ cúng 23 tháng Chạp, chẳng mấy nữa là đến Tết Nguyên Đán. 

 
Kể từ Rằm tháng Chạp người Việt sẽ bắt tay vào chuẩn bị những vật dụng và nghi lễ cần thiết để hoàn tất năm cũ và đón năm mới như lễ cúng ông công ông Táo, cúng Tất niên, cúng Giao thừa và cúng mùng 1 Tết.

Đây là nghi thức tâm linh quan trọng bởi Rằm tháng Chạp tuy không đặc biệt hơn những ngày Rằm khác trong năm nhưng chính thời điểm đã làm cho nó trở nên ý nghĩa hơn, giống như một dịp tổng kết những điều đã qua và sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ.

 

3. Tại sao phải làm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp?

le cung ram thang chap co giong voi cac ngay ram khac
 
Theo quan niệm dân gian, người Việt có mùng 1 âm lịch là ngày Sóc, còn ngày rằm tức 15 âm lịch là ngày Vọng. Ngày Vọng mặt trăng và mặt trời thông tuệ nên những lời cầu nguyện thành tâm sẽ được thần thánh, tổ tiên chứng giám.

Vì thế, người ta tin rằng trong ngày này, chỉ cần con người thành tâm khấn nguyện thì người đã khuất sẽ cảm ứng được và đáp lại lời khẩn cầu.
 
Bên cạnh đó, lúc mà trời đất đều thông tỏ như vậy con người sẽ cảm nhận được thuần khiết, trong sáng và thanh sạch của tâm hồn. Nghi thức bày ra giống như một cách thức để “rửa tội”, tự kiểm điểm bản thân, đẩy lùi những điều tội lỗi xấu xa bên trong, sống hướng thiện, sáng suốt.
 
Ngày rằm tháng Chạp cũng là 1 trong 12 ngày rằm trong năm, tuy có điểm giống với những ngày rằm khác nhưng cũng có khá nhiều điểm khác biệt. Lễ cúng ngày rằm tháng Chạp, lễ cúng ông Công ông Táo và lễ cúng Tất niên là 3 lễ cúng đặc biệt quan trọng trong tháng cuối cùng của năm này. 
 
Rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm, là bước chuẩn bị cho lễ cúng Giao thừa, đón Tết Nguyên Đán sắp về. Chính vì thế, lễ cúng ngày rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất và nhiều nghi lễ, thủ tục hơn các lễ cúng rằm khác trong năm. 
 
Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà nghi thức cúng lễ này có phần khác biệt, nhưng về cơ bản vẫn giữ những nét chung trong nghi lễ cúng.
  

4. Sắm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp như thế nào?

 
Để chuẩn bị lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp đầy đủ và tươm tất, gia chủ cần chú ý chuẩn bị những đồ lễ sau:
 
– Hương
 
– Hoa tươi
 
– Trái cây
 
– Trầu cau
 
– Nước sạch
 
– Đèn nến
 
– Vàng mã
 
– Rượu, thuốc lá
 
Đây là lễ chay cần có. Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp là lễ mặn tùy vào phong tục, điều kiện kinh tế của mình.

Thông thường mâm cỗ này sẽ có những món đặc trưng cho ngày Tết như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, măng xào…

 

mam co cung ram
 


5. Ai là người thực hiện lễ cúng này?

 
Người cúng lễ rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín, có tiếng nói trong gia đình.

Trước khi làm lễ, người chủ lễ phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng. Khi thực hiện lễ cúng, cần thành tâm, một lòng kính lễ để Thần Phật, gia tiên có thể thấy được tấm lòng thành kính của con cháu.

Tuyệt đối không cười đùa, cợt nhả hay đánh chửi, cãi cọ nhau khi đang hành lễ. Điều này áp dụng với tất cả mọi người tham gia buổi lễ và trong phạm vi thực hiện lễ cúng.

 

6. Văn khấn cúng Rằm tháng Chạp

cung ram thang chap
 
Khi làm lễ cúng rằm tháng 12 âm lịch này, cần phải đọc văn khấn cúng Thổ công và các vị thần linh trước rồi mới khấn tới gia tiên.

Dưới đây là chi tiết bài cúng ngày Rằm tháng Chạp đối với Thổ công, các vị thần và Gia tiên.

 

VĂN KHẤN CÚNG THỔ CÔNG VÀ CÁC VỊ THẦN

 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
 
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
 
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
 
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
 
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
 
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
 
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
 
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
 
Ngụ tại: ………………………………
 
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

 
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
 

VĂN KHẤN CÚNG GIA TIÊN

 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
 
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
 
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
 
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
 
Tín chủ (chúng) con là: ………………
 
Ngụ tại: ………………………………..
 
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
 
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
 
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
 
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
 
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật !
 
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
 

VĂN KHẤN RẰM THÁNG CHẠP CHO PHẬT TỬ TẠI GIA

Ngày nay, có không ít người theo đạo Phật, thành tâm hướng Phật nhưng không xuất gia. Dù thờ Phật tại gia, song lễ nghi thờ cúng thì đều phải đúng cách.

Dưới đây là bài văn khấn nôm dành cho tín đồ Phật tử tại gia vào ngày rằm tháng Chạp, có thể dùng để khấn Phật tại nhà, khấn gia tiên, cũng có thể dùng khi lên chùa lễ Phật vào ngày lễ quan trọng của tháng Chạp này.

Bài lễ thể hiện lòng thành tâm hướng Phật, cầu mong cho chúng sinh bình an, cho gia đình được hòa mục như ý.

Con xin Nam Mô Phật (quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

Con xin Nam Mô Pháp (quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

Con xin Nam Mô Tăng (quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

(Lưu ý: Làm chậm rãi, hết sức cung kính và nhất tâm)

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Hôm nay, ngày…tháng…năm….

Phật tử con là……………….hiện cư trú tại……………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa

Con Nam Mô Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Con Nam Mô Đức Phật A Di Đà

Con Nam Mô Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát

Con Nam Mô Đức Phật Đại Thế Chí Bồ Tát

Con Nam Mô Đức Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con Nam Mô Mười phương chư Phật

Con Nam Mô Vô thượng Phật pháp

Và hằng hà sa số Phật cùng hiền Thánh, Tăng

Hôm nay Phật tử con

Được quay trở về đây

Được nương tựa,che chở dưới bóng Phật, Pháp, Thánh, Tăng

Là phúc phận của con

Không có gì sung sướng, phúc đức nào so sánh bằng

Nay đứng trước Phật Thánh đài

Con cúi đầu đảnh lễ

Xin Phật gia trì độ

Cho gia tiên, tiền tổ, ông bà cùng cha mẹ

Và anh em, thân bằng quyến thuộc

Trong nhiều đời nhiều kiếp

Cũng như hiện kiếp

Còn ở dưới suối vàng

Hay còn trong “âm phủ ”

Hay còn đang luyến tiếc

Sắc, dục, tham, sân, si

Và vô minh che lối

Sớm được đi siêu thoát

Được sinh cõi tốt đẹp

Xin Phật gia trì độ

Cửu huyền thất tổ con

Sinh ra gặp Phật Pháp

Được tu tập đắc ngộ

Thành tựu chứng niết bàn

Con cúi đầu đảnh lễ

Xin Phật gia trì độ

Cho con…(tên đọc ra)

Nay con xin Phát nguyện

Từ tâm thành tha thiết

Từ sâu thẳm đáy lòng

Được tu, gặp Phật Pháp

Ngộ giáo lý Phật dạy

Được thuận duyên tiến tu

Phương tiện xin Phật Độ nhiều thuận lợi cho con

Mọi chướng nghiệp đều biến tan

Xin Phật độ con gặp

Nhiều bậc thầy “minh sư”

Chỉ dạy con Phật Pháp

Thiền tông, tịnh, mật tông

Và kinh kệ thần chú

Con xin Phật gia hộ

Trên con đường tu tập

Thành tựu sớm viên mãn

Con xin phát nguyện rằng

Khi tu thành viên mãn

Nguyện đem công đức đó

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Được tròn thành Phật Đạo

Con không màng tư lợi

Không nghĩ cho thân mình

Dù bất luận thế nào

Nguyện đem thân xác này

Dù thân tan, dập nát

Hướng về khắp tất cả

Chúng sanh được an vui

Sau con thành tâm sám hối

Hổ thẹn với lương tâm

Phật tử con lâu đời lâu kiếp

Đức mỏng nghiệp chướng dày

Và vô mình che lối

Hiểu biết thì nông cạn

Nay đến trước Phật Đài

Thành tâm con xám hối

Tất thảy việc đã tạo

Từ đời đời kiếp kiếp

Điều xấu hại người, vật

Và ác ý, thâm ô

Từ tâm tham, sân, si, mạn

Cũng như vô số tội

Nguyện con luôn tinh tấn

Trước diệt tam tâm độc

Sau diệt ác nghiệp đã gây

Cũng như việc xấu ác

Nguyện con làm việc lành

Việc thiện giúp chúng sinh

Bá gia và bá tánh

Lợi lạc hướng tất cả

Trời người và chúng sinh

Không nề hà thân con

Ngửa trông ơn Phật dạy

Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật Bà Quán Thế Âm

Cùng Chư Thánh hiền Tăng

Thiên Long Bát bộ

Hộ pháp Thiên thần

Từ bi gia hội

Cúi xin đảnh lễ các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, luôn luôn khỏe mạnh, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu để luôn luôn đời đời thấm nhuần ơn Phật Pháp.

Cúi xin con luôn luôn hạnh đạo vuông tròn, làm tròn chữ hiếu, bổn phận với ông bà, cha mẹ.

Cúi xin cho các con của con, luôn luôn được khỏe mạnh, học hành luôn tinh tấn… Học một hiểu biết mười, là con ngoan trò giỏi.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!


7. Kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp

kieng ki ngay ram thang chap
 

Được coi là 1 trong 3 ngày lễ quan trọng của tháng Chạp nên ngày rằm cũng có một số điều cần kiêng kỵ như:

– Kiêng vay mượn tiền nong: Người ta cho rằng nếu vay mượn tiền bạc vào ngày này thì nó sẽ trở thành khoản nợ lớn trong năm mới sắp tới của bạn. Việc làm ăn, kinh doanh, kiếm tiền của năm sau cũng sẽ khó khăn hơn nhiều vì tài khí thất tán, may mắn chẳng có bao nhiêu, dễ gặp chuyện xui xẻo mà làm ăn thất bát, thua lỗ.

– Kiêng suy nghĩ xấu xa, làm việc hại người: Trong ngày cầu bình an cho gia đình mà lại giữ tâm hại người thì dễ bị bề trên quở trách, giáng họa cho chính mình.

– Kiêng cãi cọ, gây gổ, đánh nhau: Trong ngày thực hiện lễ cúng quan trọng mời Thần Phật, gia tiên về chứng giám mà con cháu lại mâu thuẫn, thiếu đoàn kết thì dễ làm phật lòng bề trên, bị bề trên trách phạt.

– Kiêng làm vỡ đồ, bát đĩa trong nhà: Điều này dễ ảnh hưởng đến tài vận và tình duyên của gia chủ. Đồ đạc hỏng hóc, bát đĩa rơi vỡ là điềm báo tình cảm rạn nứt, tiền bạc hao hụt.
 

8. Một số tục lệ khác trong ngày rằm tháng Chạp


Trong dịp rằm tháng Chạp, ngoài việc biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục từng địa phương mà một số gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an.

Việc này được tiến hành tại chùa và gồm tất cả 7 lá sớ, mục đích cầu bình an cho các thành viên trong gia đình.

Trong ngày rằm cuối cùng của năm, người lớn trong nhà thường dặn dò con cháu phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ, nghĩ về những điều vui vẻ, tốt lành để năm cũ năm mới được an bình.

tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *