Untitled Post

Phong thủy đặt ra một số các nguyên tắc cơ bản dành cho bàn thờ:
Kết quả hình ảnh cho ban tho tet
 -Nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng” :
 Vị trí đặt bàn thờ phải là vị trí có điểm tựa vững chãi. Tốt nhất là nên có một phòng riêng gọi là phòng thờ, nếu không có thể bố trí trong phòng sinh hoạt, phòng khách, không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp. Bàn thờ cần yên tĩnh, không cần động nên không đặt gần các nút giao thông trong nhà, không đặt chân cầu thang, không đặt phía trên cửa sổ( sau lưng bàn thờ không bố trí cửa sổ, dưới gầm không bố trí cửa sổ hay cửa ra vào). Bàn thờ không đặt thẳng  cửa chính, cửa sổ khiến gió thổi xộc vào, nếu phạm phải có bình phong chắn gió…
Về học thuật phong thủy chuyên sâu thì “Vị” ở đây chính là khi bàn thờ được đặt tại các cát cung của thuật định vị Cửu Cung Thần Sát như: Âm Quý nhân, Dương quý nhân, Thiên Lộc ( nếu ở đúng cung Tài thành Lộc cư Lộc vị là đắc cách), Thiên Mã. Trong đó Âm quý nhân được coi là vị trí đặt bàn thờ đại cát khánh, tiếp theo là Dương quý, sau đó là Lộc vị thứ nữa mới đến 16 cung Huyền không trạch vận ( các cung Diên Thọ, Tài lộc, Tử tức). Còn trong trường phái Bát trạch hay có câu: cát tọa, cát hướng đối với bàn thờ và thường bị lầm hiểu là “Vị”. Nhưng về bản chất Nguyên khí từ dưới lòng đất bốc lên nên nó chính là khí của cửu cung trong vùng khí trường. Do đó khi xét về “Vị” trí của vật thể là ta phải xét đến khí của Cửu Cung trong vùng khí trường chứ không phải là “phương toạ” trong Bát khí như nhiều chuyên gia Phong thuỷ thường lầm hiểu. Vì “phương toạ” đó về bản chất vẫn chỉ là xét về Thực khí – Dương khí mà thôi. Thực khí là khí vốn đi nổi trên mặt đất, biến đổi linh hoạt không ngừng nên Học thuật Phong thủy lấy Bát khí (Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị, Tuyệt mạng, Lục sát, Hoạ hại, Ngũ quỷ) để tượng trưng cho Thực khí. Thực khí phải dụng hướng mà hấp thụ đồng thời nó phụ thuộc vào nhân khí- cơ địa của người ở. Những người ở Tây tứ mệnh nên dụng hướng của Tây trạch để đón được các cát khí (Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị) còn những người ở Đông tứ mệnh nên dụng hướng của Đông trạch để đón được các cát khí hay có được Thực khí tốt. Xét về độ mạnh yếu thì Nguyên khí lực mạnh hơn Thực khí nhưng lại phát tác chậm.
Thực khí lực nhẹ nhưng phát tác nhanh.
Dương cơ thì lại hấp thụ được cả hai khí trong đó có Dương khí-Thực khí nên phát tác nhanh nhưng Âm khí-Nguyên khí mới là khí có tương tác mạnh nhất.
Tỉ lệ so sánh về tính tương tác của hai khí này với Dương cơ thông thường là: Nguyên khí chiếm từ 70% đến 80% còn Thực khí chỉ chiếm từ 20% đến 30% . Nên ban thờ cần bắt buộc phải được đặt tại các cát cung của Cửu cung khí trường đã nêu trên, chí ít cũng phải được đặt tại cung Vô nguyên khí hữu thực khí ( Vùng khí trung bình ).
Hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt bàn thờ hay còn gọi là hướng ngược lại với người đứng thắp hương. Hướng của bàn thờ theo bát trạch nên bố trí tại tứ cát: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị.

 -Nguyên tắc sạch sẽ nhằm kích hoạt cát khí:
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ phải được dùng riêng.. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, cẩn thận hơn dùng nước mưa (thiên hà thủy) hay nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau, ngoài ra còn dùng rượu đập thêm gừng tươi để tẩy trần. . Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người. . Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)… đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.
Việc bày bàn thờ ngày Tết lại được ưu ái dành cho quý ông, đơn giản vì việc ấy nặng nhọc hơn. Hơn thế, người đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.  Giữ nếp xưa, mọi nhà vẫn mời người lớn tuổi nhất họ hay nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên trong những ngày quan trọng như: tất niên, đêm giao thừa, mừng năm mới, cúng tiễn…
-Nguyên tắc bài trí bàn thờ:
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon.
Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.

Chú ý vào những ngày Tết trên ban thờ phải có hoa tươi, ngày thường hoa giả cắm xen hoa tươi (lộng giả thành chân). Ngoài ra còn có hoa làm bằng giấy bạc, giấy vàng ánh kim (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay-ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết…
Khi bài trí cần chú ý bày đặt các lễ vật cũng như trang hoàng ban thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu ban thờ có thờ tổ tiên (tổ tỉ, tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, cao tằng tổ khảo…)
và thờ bà cô, ông mãnh – những người mẩt trẻ ( thúc bá, đệ huynh, cô di tỉ muội…). Trường hợp chỉ có bát hương thần linh ( thờ các gia thần : thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Chú ý xét trái, phải là xét từ vị trí từ ban thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.


Khoảng sáng ba mươi Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét…

Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày ba mươi. Có nhà sử dụng loại hương vòng, hay hương que loại lớn, cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu…

Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài… là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc Trung Nam.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *