Cách làm tăng vượng khí cho ngôi nhà

Cách làm tăng vượng khí cho ngôi nhà

Ngôi nhà có nhiều vượng khí (khí tốt) sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái, từ đó giúp mọi việc hanh thông, thuận lợi. Ngược lại, ngôi nhà thiếu vượng khí sẽ gây ra cảm giác bất an, căng thẳng, dễ đau yếu… Vì vậy, để tăng vượng khí cho ngôi nhà, bạn cần lưu ý những điểm sau đây.

Trung tâm của ngôi nhà chính là “trạch tâm”, tượng trưng cho Thái cực. Phong thuỷ nhà ở xấu hay tốt đều dựa vào gốc toạ độ là trạch tâm của ngôi nhà để xác định phương vị và luận bần – cát – hung. Theo quan niệm của phong thuỷ truyền thống, trung tâm của ngôi nhà chính là điểm ngưng tụ sinh khí, đồng thời cũng là điểm tích tụ vượng khí. Vì thế, cần hết sức chú trọng và bảo vệ vị trí này, không được huỷ hoại, cũng không được làm ô nhiễm. Bạn cần lưu ý những điều sau đây:

– Không đặt nhà vệ sinh, phòng tắm hay rãnh nước thải ở vị trí này. Cũng không nên bố trí nhà bếp, lối đi, cầu thang, hành lang ở đây. Tốt nhất nên đặt một chậu hoa tươi, bên trên treo những nút dây nghệ thuật (dây thắt nút để trang trí) ở khu vực này.
Những ngôi nhà có hình vuông, hình chữ nhật hay những hình cân đối khác đều rất có lợi cho sự lưu động của khí. Về cơ bản các ngôi nhà đều được thiết kế theo những hình này. Thời xưa, đa phần các ngôi nhà đều có kết cấu mái rộng, vì vậy xà nhà chính là trạch tâm. Các ngôi nhà hiện nay thường có kết cấu mái bằng, có lồi có lõm nên hình thành một phương pháp xác định trạch tâm mới, đại thể như sau:
– Nguyên tắc xác định thông thường là “lấy lồi bồi lõm”, điều chỉnh mặt bằng ngôi nhà cho cân bằng để hình thành một hình chữ nhật giả tưởng để xác định một trạch tâm.
– Căn cứ vào sơ đồ mặt phẳng để xác định trạch tâm. Ban công có thể xử lý theo ba trường hợp:
+ Nếu ban công nhỏ thì có thể không cần thiết phải đưa vào sơ đồ.
+ Nếu ban công rộng cần đưa vào sơ đồ.
+ Nếu ban công bị cửa sổ bít lại, thì dù diện tích nhỏ hay lớn đều phải đưa vào sơ đồ.
Về phần xây dựng thêm, nếu nó liền với phòng chính, thì dù đó là phòng bếp hay phòng ngủ, nhà vệ sinh thì đều phải đưa vào sơ đồ.
– Với nhà ở trong khu cao tầng thì lấy điểm trung tâm của một căn nhà để xác định điểm trung tâm của các tầng trong cả toà nhà, ngoại trừ lối đi. Vì lối đi thường được thiết kế ở dưới mái vòm, tầng một thường làm cửa hàng, tầng hai làm nhà ở. Tầng một thì không nhất thiết phải làm mái vòm, phòng ở bên trên mái vòm phải được tính trong diện tích của hành lang.
– Đối với căn hộ có hình đa giác thì có thể căn cứ vào quy tắc tìm trọng tâm để xác định điểm trạch trâm, hoặc có thể căn cứ vào đặc điểm thông gió và ánh sáng của căn hộ kiểu mới để phân biệt từng phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, từ đó xác định điểm trung tâm của ngôi nhà. Căn nhà hình chữ nhật cũng cho phép làm theo cách như vậy.
Theo phong thuỷ, bố trí phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung ở vị trí chính giữa ngôi nhà là phù hợp nhất. Đây là vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà, tượng trưng cho quyền thế và địa vị nên rất thích hợp làm nơi để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, trò chuyện, vui chơi hoặc nghỉ ngơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *