Untitled Post

CHUYÊN ĐỀ: THỜ CÚNG TỔ TIÊN SAO CHO ĐÚNG VÀ ĐỦ ?

Trong những năm gần đây, khi mà phần Âm ngày càng THỊNH lên theo quy luật của Tự nhiên thì đồng nghĩa với việc các dòng họ cũng biết quan tâm nhiều hơn tới việc xây dựng Nhà thờ Tổ, Nhà thờ họ theo Chi – Nhánh hoặc phạm vi nhỏ nhất là quan tâm tới Bàn thờ Gia Tiên một cách rất chu đáo và thành Tâm. Đại đa số chúng ta vẫn suy nghĩ rằng chỉ cần thành Tâm nhớ tới các Cụ là đủ và ngồi hưởng Phúc nhưng lại ít biết cách xây dựng và nuôi dưỡng chữ PHÚC sao cho vững bền. Lại cũng không ít người cho rằng ta đã quy theo Phật thì chỉ cần tụng Kinh hàng ngày là mọi việc sẽ được giải quyết hết mà không hiểu rằng Đạo bản địa của Việt Nam lại là Đạo Mẫu( còn gọi là Đạo Thánh) mới là CHÍNH và trong thực tế lại bị tri phối mạnh mẽ như thế nào. Vì vậy chúng ta cần xác định cho đúng tính chất của mỗi Đạo để thực hiện sao cho đúng nghi Lễ thì mới có cho kết quả đúng, tránh nhiều trường hợp đã bị tiền mất tật mang. Cụ thể, nếu một Gia đình nào đó có cả Bàn thờ Phật và Gia tiên thì không thể dựa vào lý do đã Thờ Phật mà chỉ cúng Lễ chay tuần Rằm hay Mùng 1 đã là đủ. Điều này không phải sai nhưng thực sự chưa hoàn toàn đúng và thiếu sót do cách hiểu còn Nôm na. Lý do bởi như trên đã nêu là chúng ta sống chủ yếu lại bị tri phối phần nhiều bên nhà Thánh, tức là ở cấp độ thờ Gia tiên mỗi nhà sẽ còn có thờ Quan Thần Linh cùng Hội Đồng các Quan khu vực mình sinh sống nữa, mà đã bên nhà Thánh thì đương nhiên phải có Lễ Mặn mới hợp cách và đúng Luật được. Vấn đề ở chỗ là chúng ta phải phân cấp Bàn thờ sao cho đúng thì mới thực hiện những nghi Lễ phù hợp được. Cụ thể trường hợp nêu trên là Lễ Mặn chỉ để Bàn thờ Gia tiên, còn Bàn Thờ Phật thì chỉ cần thanh bông hoa quả…
Qua nhiều lần thiết kế Từ đường cho các dòng họ cũng như Bài trí Bàn thờ Gia tiên cho các Gia đình, kết hợp với việc được tiếp xúc với nhiều nhà Tâm Linh chân chính có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này, Kiến Phong nhận thấy rằng việc THỜ CÚNG hiện nay của phần lớn các dòng họ đều chưa có sự hợp lý và thật sự hiệu quả vì một số lý do đơn giản sau:
1. Hệ thống LÔ NHANG( Bát Hương) sắp đặt không đúng và đủ theo trật tự trên dưới.
2. Việc BỐC BÁT NHANG chưa đúng nơi, đúng cách nên việc Thờ cúng không linh ứng! (Việc này Kiến Phong đã trực tiếp kiểm chứng qua những nhà Tâm Linh chân chính).
 3. Việc sắp đặt nội ngoại thất của TỪ ĐƯỜNG cũng chưa đúng theo PHONG THỦY( bố trí Cổng, Cửa, Đường nước vào – ra …).
4. Khi xây dựng xong TỪ ĐƯỜNG, việc Cúng Lễ cũng rất quan trong (như lễ ĐIỀN HOÀN LONG MẠCH…) nhưng nhiều nhà đã bỏ qua, hay không biết đến, hoặc có khi làm nhưng vẫn không có hiệu quả (do Thầy, do sai thủ tục…)
 5. Ngay cả việc Cúng giỗ của nhiều gia đình không đúng( ví dụ cúng trước ngày Giỗ), cũng ảnh hưởng lớn đến việc THỜ CÚNG các Cụ, tưởng là đơn giản nhưng lại sai phạm rất nhiều điều…
 Còn rất rất nhiều vấn đề khác nữa, ngay cả trong việc Thiết kế xây dựng nơi THỜ CÚNG TỔ TIÊN hay ĐỀN PHỦ… mà Kiến Phong không thể nói hết ra trên đây. Kiến Phong hy vọng mỗi gia đình hãy tìm cách học hỏi và quan tâm nhiều hơn nữa nhưng phải ĐÚNG CÁCH những vấn đề này cho thật chu đáo để cảm tạ lại những điều mà Tổ tiên đã cho chúng ta ngày hôm nay !
 >>> MỘT VÀI ĐIỀU DƯỚI ĐÂY CÓ THỂ SẼ LÀ THAM KHẢO HỮU ÍCH MÀ KIẾN PHONG MUỐN CHIA SẺ TỚI QUÝ VỊ VỚI MỘT TẤM LÒNG CHÂN THÀNH NHẤT:
Như Quý vị đã biết, thông thường tùy theo bản sắc văn hóa từng vùng miền mà có những cách Thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát tìm hiểu thực tế bấy lâu nay, Kiến Phong thấy rằng đa số chúng ta( kể cả các thế hệ ông cha) thường có những quan niệm chưa đúng đắn về việc Thờ cúng. Chẳng hạn, nơi thì cho rằng chỉ có con Trưởng mới được thờ cúng Gia tiên và con Thứ mặc dù đã có nhà riêng thì cũng chỉ thờ Thần linh mà thôi, nơi thì lại phân biệt cho rằng bên Ngoại không được phép thờ chung Bàn thờ bên Nội, nơi thì chỉ thờ Công đồng Gia tiên và Bà Cô mà không thờ Ông Mãnh, nơi thì lại chỉ thờ Gia tiên và Bà Cô Ông Mãnh nhưng lại thiếu Quan Thần linh, nơi thì lại thờ mỗi người một Bát nhang…Vậy vấn đề đặt ra là Thờ cúng Tổ tiên thế nào cho đúng và đủ? Đây là câu hỏi mà Kiến Phong cũng đã mất nhiều thời gian tìm hiểu cả về phần Dương lẫn phần Âm cách đây mấy năm. Và sau thời gian kiểm nghiệm, cũng như hỏi thêm về phần Tâm Linh( thông qua các nhà Tâm Linh chân chính và trực tiếp từ việc chứng kiến Vong linh nhiều nhà nhập về con cháu góp ý…), Kiến Phong đã rút ra được một vài kinh nghiệm về cách bố trí Bàn thờ sau đây để chia sẻ cùng Quý vị nào quan tâm tham khảo:
1. VỀ CẤU TRÚC BÁT HƯƠNG( gồm 3 bát):
 + Bát hương Quan Thần Linh to nhất bố trí ở giữa. Đường kính tối thiểu là 16-18-20-25cm
+ Bát hương Công Đồng Gia tiên đôi bên Nội Ngoại( họ gì ghi hết ra) và bố trí bên Phải nhìn từ trong ra theo phần Tâm linh( hoặc bên Trái nhìn từ trong ra theo quan niệm phần Dương nhưng cũng không sai vì việc này Kiến Phong đã cẩn thận xin ý kiến tư vấn của các bậc Tiền bối có khả năng về Tâm linh thấy rằng Nguồn năng lượng độ cho con cháu bên Trái hay Phải là như nhau). Chú ý cần ghi các Họ đôi bên Nội Ngoại vì các Cụ Âm không phân biệt điều này, chỉ do người Dương chúng ta đặt ra mà thôi( điều này Kiến Phong đã phải mất công tìm hiểu rất nhiều mới dám khẳng định như vậy). Xin lưu ý thêm là với các Cụ mất sau này thì chỉ cần sau khi Cải cát, Quý vị xin làm Lễ mời các Cụ ngự lên Bát hương Công đồng Gia tiên bằng cách rút một chân nhang cắm lên là xong, còn Bát hương cũ thì mang thả trôi sông cho mát mẻ. Đường kính tối thiểu là14-16-18-20-22cm
 + Bát hương Bà Cô Ông Mãnh( gồm có cả Bà Cô Tổ) và Cô Bé Cậu Bé( Bé Đỏ) đôi bên Nội Ngoại( họ gì cũng ghi hết ra) và bố trí bên Trái nhìn từ trong ra. Cũng xin lưu ý thêm là với những người mất trẻ sau này thì chỉ cần sau khi Cải cát, Quý vị xin làm Lễ mời các Chân linh đó ngự lên Bát hương Bà Cô Ông Mãnh và Cô Bé Cậu bé bằng cách rút một chân nhang cắm lên là xong, còn Bát hương cũ thì mang thả trôi sông cho mát mẻ. Đường kính tối thiểu là 14-16-18-20-22cm
Chú ý: Ba Bát hương nêu trên là rất đầy đủ và khi thỉnh Bát hương Gia Tiên phải ghi Họ gì…thì mới đủ từ Cửu huyền thất Tổ chứ nếu ghi tên cá nhân các Cụ thì sẽ bị thiếu sót rất nhiều. Còn Bát hương Bà Cô Ông Mãnh và Cô Bé Cậu Bé khi thỉnh cũng chỉ cần ghi Họ gì…mới đủ( như vậy bất kể ai chết trẻ thuộc dòng Họ đó đều có thể về được, kể cả Liệt sỹ hoặc các Bé đỏ sa sẩy từ trong bụng Mẹ mà người Dương có thể không biết) chứ không nên Bốc riêng từng người.
Việc Bốc quá nhiều Bát hương sẽ làm cho các Vong linh ganh tỵ nhau nếu chúng ta không thờ cúng chu đáo, khi đó trong nhà thường hay xảy ra cãi vã nhau…Một lưu ý rất quan trọng là bất kể người nào đã có nhà riêng thì chúng ta phải có trách nhiệm bốc đủ cả 3 Bát hương kể trên mà không phân biệt con Trưởng hay Thứ vì không ai có quyền cấm chúng ta cả, chỉ do chúng ta tự bó hẹp lại điều này. Việc người Con nào cũng thờ đủ Gia tiên sẽ có ưu điểm nếu con Trưởng thờ cúng chưa chu đáo thì các Cụ còn có thể về con Thứ nếu họ cũng thờ, như vậy sẽ phù hợp hơn và cũng đúng như lời các Cụ đã dạy: Người nào có Tâm sáng thì các Cụ sẽ về nhà đó trước, còn nơi thờ tự tại nhà Trưởng chỉ phù hợp khi có Giỗ mà thôi. Tiếc rằng hiện nay có nhiều Sư thày tư vấn cho các Gia đình cũng quan niệm chưa hợp lý về việc này dẫn đến thiếu sót lớn, thày cũng bảo con Thứ không được thờ Gia Tiên… Còn việc bốc Bát hương ở đâu cho linh ứng cũng là một vấn đề chứ không phải ai cũng làm được việc này. Bốc bát nhang đâu phải chúng ta( hoặc thậm chí có cả Ông cha ta) chỉ cầm nắm Cát hoặc gói Tro để vào là xong rồi bảo chỉ cần thành Tâm là được. Để làm được việc đó tốt nhất nên nhờ SƯ TĂNG nhà Chùa làm giúp tại Chùa sau đó thỉnh về, vì hầu hết chỉ những người này mới đảm bảo Chay tịnh và có Đạo Pháp phần Âm để thỉnh đủ các Chân linh dòng Họ về được. Kiến Phong vẫn thường nhờ bốc Bát nhang cho Dòng họ, kể cả Nhà Thờ Tổ tại chùa Quỳnh ở ngõ 191 Minh Khai- Hà Nội, hiện tại đây là địa chỉ Kiến Phong tin tưởng nhất và cũng được kiểm chứng phần Tâm linh rất nhiều nên chia sẻ để Quý vị tham khảo( xin mở ngoặc là KP đến lúc này chưa quen Sư Trụ trì – người bốc Bát nhang nên không phải lăng xê)!…
 2. VỀ CÁCH KHẤN LỄ:
Sau khi xưng Họ tên – tuổi – địa chỉ… thì chúng ta thực hiện theo thứ tự khấn lễ cũng như Kiến Phong đã trình bày trong các Chuyên đề khác, đó là: TẠ ƠN – SÁM HỐI – CẦU – HỨA – XIN
+ TẠ ƠN: Tạ ơn Cha Trời – Mẹ Đất, Cha mẹ Phật Thánh, Các bậc Tiên Đế Đại Vương, Anh hùng Liệt sỹ, Gia Tiên Tiền Tổ… đã cho chúng con có được ngày hôm nay…
+ SÁM HỐI: Những tội lỗi chúng ta đã gây ra từ tiền kiếp cho đến nay, do Tham – Sân- Si …, mong được các Chư vị đại xá…
+ CẦU: Cầu cho Quốc Thái Dân An – Đất nước ngày càng hưng thịnh phát triển, người người được 2 chữ: BÌNH AN, cầu cho các chân linh Gia tiên tiền tổ họ…(đôi bên nội ngoại là họ gì, VD : Nguyễn, Trần …) sớm được siêu thăng siêu thoát lên cảnh giới cao hơn…
+ HỨA: Sẽ tu học chữ Đạo để làm rạng danh Tiên tổ, nguyện làm nhiều việc thiện để giải Nghiệp cho dòng họ và tạo Phúc cho thế hệ sau…
+ XIN: Dâng lễ và xin cho bản thân mình hoặc gia đình (tùy việc của mỗi người ngày Rằm – mùng 1 hoặc Giỗ Tết…).
3. TỔNG KẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Những vấn đề mà Kiến Phong chia sẻ nêu trên có thể sẽ đi ngược với quan điểm của các nhà nghiên cứu về Tâm linh, Phong thủy có tên tuổi nên rất mong mọi người nếu đồng quan điểm với Kiến Phong thì hãy tham khảo bởi đó là những thực tế mà người viết đã được trải nghiệm- mà đã là thực tế thì nó có thể sẽ không hoàn toàn máy móc như Lý thuyết nghiên cứu nữa! Đó là những kiến thức học hỏi được cả về Phần Dương và Phần Âm rất đầy đủ để áp dụng cho tất cả những cá nhân nào đã có Nhà ở riêng mà không phân biệt con Trưởng hay con Thứ hoặc Già hay Trẻ. Mỗi người chúng ta khi sinh ra phải có trách nhiệm đó rồi và điều này *Người Âm* họ cũng mong muốn như vậy. Nếu thành viên nào cũng có trách nhiệm Thờ cúng thì ví dụ khi con Trưởng ít chăm lo hương khói thì các Cụ còn có thể về nhà con Thứ chịu khó đèn nhang hơn, như vậy việc Thờ cúng Tổ tiên có phải luôn được duy trì Ấm áp. Đến giờ khi hiểu rõ vấn đề này, Kiến Phong mới nhớ lại trước đây Ông Nội mình cũng vậy, và Bố mình cũng vậy…và có thể nhiều đời trước nữa cũng vậy, chỉ thấy vẻn vẹn một Bát hương lạnh lẽo trên nóc tủ chứ không phải Bàn thờ( phải khẳng định tỉ lệ này chiếm khá lớn ở Việt Nam) thì rõ ràng là một thiếu sót – COI NHƯ ĐÃ KHÔNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CHU ĐÁO NHIỀU ĐỜI. Đến giai đoạn hiện nay, bước vào Vận 8 và sang Vận 9 là những vận cuối cùng của một chu kỳ, tức là Phần Âm sẽ dần thịnh lên theo quy luật tự nhiên thì mọi việc thiếu sót đó mới được phơi bày và trả giá. Việc Thờ cúng không chu đáo, Chăm sóc Mồ mả không đúng cách, xây dựng tàn phá Long mạch… dẫn đến khủng hoảng toàn diện xã hội là nguyên nhân Gốc rễ của mọi vấn đề chứ cứ đi phân tích ở đâu? Đã có ý kiến cho rằng cách bài trí mà Kiến Phong tư vấn chỉ là về mặt Hình tướng – trông cho đẹp chứ chưa mang tính Tâm linh nhưng có thể tác giả đó( là nhà nghiên cứu về lĩnh vực này) đã chưa hiểu hết cách làm của Kiến Phong. Bởi vì Kiến Phong là một Kiến trúc sư nên đòi hỏi ngoài việc Bố trí cho đúng, đủ…thì còn phải tỉ lệ hài hòa cân đối( tránh trường hợp nhiều nhà Bàn thờ thì to mà Bát hương lại bé bằng nắm tay). Hơn nữa, Bàn thờ đã đẹp lại bố trí được vị trí tốt theo Phong thủy mà Hệ thống bát nhang không linh ứng thì cũng chỉ được phần nào( sự linh ứng này phụ thuộc vào người bốc bát nhang có đủ Đạo Pháp hay không như trên đã nói). Lại nữa, cho dù Bát nhang bốc ở nơi linh ứng nhưng đặt ở nhà bị lệnh tâm vòng tròn âm dương ở giữa sang trái hoặc phải( thực tế sảy ra rất nhiều) thì sự linh ứng cũng không còn đầy đủ.
Bởi vậy Kiến Phong mới nói, việc thờ cúng tưởng rằng đơn giản chỉ là Mấy bát hương trên Bàn thờ nhưng cũng không hiệu quả nếu chúng ta không làm đúng cách( cho dù là những người cao tuổi). Vì vậy, ngoài việc bày biện một Bàn thờ đẹp thì mọi người cần lưu ý là Bát nhang phải đảm bảo sự linh ứng mới là quan trọng nhất. Khi đã Bàn thờ đã đẹp và hợp lý về Phong thủy, lại đảm bảo linh ứng, cộng với sự quan tâm của con cháu thì liệu đó đã phải là Tâm Linh chưa hay chỉ là Hình tướng? Đôi lời chia sẻ cùng Quý vị để chúng ta hãy chiêm nghiệm vào gia đình của mình xem đã hợp lý hay chưa!…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *