Hướng dẫn chi tiết cách đặt bát hương theo phong thủy để hưởng phúc tổ tiên

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, bát hương là vật thờ cúng quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Bát hương cũng luôn được ưu tiên đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ. Vậy bát hương phải đặt như thế nào mới đúng phong thủy?

 

Dat bat huong the nao cho dung phong thuy
 

1. Ý nghĩa của bát hương trong văn hóa thờ cúng
 

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, bát hương là vật thờ cúng quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên.

Bát hương cũng luôn được ưu tiên đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ. Đây được coi là nơi các hương linh, thần, thánh, tổ tiên giáng ngự và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ.
 

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, bát hương còn có giá trị tinh thần rất lớn, nhất là về mặt tâm linh.

Đặt bát hương trên bàn thờ nhằm mục đích hướng con cháu đến sự giác ngộ, hướng tới sự thiện lương và những điều giản dị, tốt lành.
 

Bên cạnh việc mang ý nghĩa là vật thờ cúng quan trọng về tâm linh, tinh thần, bát hương còn mang ý nghĩa truyền thống.
 
Từ thời kỳ phong kiến, tư tưởng Nho giáo còn đè nặng lên xã hội, tâm lý đẻ con trai để nối dõi tông đường, để có người “hương hỏa” rất phổ biến.

Do đó, ý nghĩa của bát hương lúc này không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất hay tinh thần, mà nó còn mang giá trị truyền thống “cha truyền con nối”, con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
 

2. Nguyên tắc đặt bát hương theo phong thủy
 

Đặt bát hương theo phong thủy ứng với các số lẻ


Bát hương là đồ vật quan trọng nhất của bàn thờ. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về.
 
Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo Thông thư gia bảo của chi phái họ Nguyễn Chính Tộc hương thôn Trà Khê thì bát hương trên ban thờ thường đặt ứng với các số lẻ: 3 – 7 – 12 vì người sống trải qua: Sinh – Lão – Bệnh – Tử sau khi mất đi thì ứng với: Quỷ – Khốc – Linh – Thính.

Tức là: khi mất đi hồn lìa khỏi xác thành Quỷ, chết giờ tốt không bị hung thần, chết giờ xấu bị hung thần giữ xác, sau khi chết đi nhờ tiếng Khóc (Khốc), sự thờ cúng của con cháu mà thành Linh thiêng (Linh) và hết 49 rồi 100 ngày vong sạch sẽ được đưa vào chùa tụng kinh, nghe kinh mà cứu rỗi siêu thoát nên Thính. Bát hương cũng ứng với chữ như thế.

Bạn có biết: Người chết đi về đâu trong 49 ngày?
 

Đặt bát hương phù hợp với văn hóa vùng miền và đúng vị trí

Nguyen tac dat bat huong dung phong thuy
 

 

Đặt bát hương trên bàn thờ bằng sứ hay đồng thì tốt hơn? Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng.

Bát hương là nơi “ngự” của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm.
 

Bát hương thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Nó giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành.
 
Vì vậy, bát hương phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.
 
Người dân vùng đồng bằng Bắc bộ thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ.

Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn.

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương mới là đúng? Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…).
 

Không viết giấy dán trên bát hương
 

Khi đặt bát hương không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể.

Bởi ghi như vậy là một việc làm vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ.

Điều đó sẽ khiến gia chủ gặp nhiều trục trặc, xui xẻo trong cuộc sống.
 

3. Nguyên tắc sử dụng bát hương
 

Gia chủ phải đặt bát hương trên bàn thờ ở nơi sạch sẽ, thường xuyên lau chùi, không nên để uế tạp.

Mỗi khi sắp xếp lại bàn thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát hương, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.
 

Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần tỉa chân nhang bát hương, chỉ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt, thả tro xuống sông suối.
 
Bát hương bỏ đi cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nếu xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.
 
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước, rót nước, rót rượu, rồi thắp hương và khấn cúng. Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ.
 
Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần linh, Tổ tiên mình thỉnh cầu.
 

Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thời, không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hoả.tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *