Share
Dân gian có câu ” 1, 3, 6, 8 Kim Lâu. Làm nhà cưới vợ tậu trâu thì đừng”. Đó là đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta từ bao đời nay. Tuổi Kim Lâu không chỉ đơn giản như câu nói trên, cách tính tuổi Kim Lâu cũng rất rắc rối. Vậy Kim Lâu là gì? Tuổi Kim Lâu có thực sự đáng sợ hay có cách thức nào “hóa giải” hay không. Chúng ta cùng theo dõi bào viết dưới đây  nhé!

Kim Lâu là gì?

Tuổi Kim lâu là tuổi được khoa học cổ Phương Đông tổng kết phục vụ cưới xin, lứa đôi như thế nào để hạnh phúc được bền lâu. Dân gian cho rằng nếu kết hôn phạm tuổi Kim Lâu thì trước tiên sẽ hại cho bản thân, sau thì hại cho người bạn đời của mình và con cái, hay là cả vật nuôi trong gia đình.

Cách tính tuổi Kim Lâu

Nhiều người thường cho rằng tuổi Kim Lâu là tuổi ( đã bao gồm tuổi mụ) có kết thúc tận cùng là 1, 3, 6, 8.
Dân gian còn có tính khác đó là lấy các chữ số trong tuổi mụ của người con gái công lại với nhau cho đến khi được kết quả nhỏ hơn 9. Nếu kết quả không phải 1, 3, 6, 8 thì không phạm Kim Lâu.
Ví dụ. Nếu người con gái sinh năm 1991 thì năm 2018 sẽ có tuổi mụ là 28 tuổi, lấy 2+8=10, 1+0=1. với cách tính trên ta được kết quả 28 tuổi là tuổi Kim Lâu.
Trên một diễn đàn khá uy tín về phong thủy thì theo như sách Thông Thư, tuổi Kim Lâu sẽ được tính bằng cách: lấy tuổi mụ của người đó chia cho 9 ( cách tính 9 ô), nếu kết quả dư 1, 3, 6, 8 thì tuổi đó phạm Kim Lâu.
Ngoài ra còn một số cách tính khác phức tạp hơn căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp, hiểu biết,…
Như vậy chỉ xét phương pháp tính 1, 3, 6, 8 đã có khá nhiều cách tính, đáp án khác nhau nên có nhiều trường hợp gia đình mâu thuẫn chỉ vì cách tính tuổi này.
Chẳng hạn theo cách như cách tính dân gian, người con gái 23 tuổi là phạm Kim Lâu. tuy nhiên theo cách tính 9 ô thì 23 chia 9 = 2 dư 5 lại là không phạm Kim Lâu.
Theo như cách tính lấy tuổi mụ chia cho 9 ta được nhưng kết quả sau:
  1. Dư 1: Kim Lâu Thân: Tai họa cho bản thân người chủ.
  2. Dư 3: Kim Lâu Thê: Tai họa cho vợ của người chủ.
  3. Dư 6: Kim Lâu Tử: Tai họa cho con của người chủ.
  4. Dư 8: Kim Lâu Súc (Kim Lâu lục súc): mang họa cho vật nuôi trong nhà (hoặc hao tiền tốn của).
  5. Nếu chia hết hoặc các số dư khác ngoài 1, 3, 6, 8 thi không phạm Kim Lâu, có thể làm nhà hoặc kết hôn.
Theo cách tính đó, các tuổi sau đây là Kim Lâu: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.

Cách hóa giải hạn Kim Lâu

Theo những tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian thì vào nhưng năm Kim Lâu tránh chuyện làm nhà hay dựng vợ gả chồng. Tuy nhiên, để làm bớt gánh nặng tâm lý cho gia chủ cũng như linh hoạt hơn trong nhiều trường hợp là đại sự cả đời thì cũng có rất nhiều cách để hóa giải hạn Kim Lâu. Ví dụ như khi làm nhà gặp năm Kim Lâu thì gia chủ có thể “mượn tuổi”, tức là nhờ người khác không phạm vận hạn gì trong năm đứng ra thực hiện cho.
Đối với chuyện cưới xin, dân gian thường “xin dâu hai lần” để hóa giải vận hạn “đứt gánh giữa đường”. Hoặc cũng có nơi chọn ngày cưới sau ngày Đông chí hay ngày sinh nhật của cô dâu, khi đó coi như là cô dâu đã sang tuổi mới đồng thời hết hạn Kim Lâu.

Tại sao trong năm Kim Lâu kiêng kị cưới hỏi? Kim Lâu có thực sự đáng sợ như vậy không?

Kim Lâu là gì mà người con gái phạm tuổi này không nên lấy chồng? Như đã chia sẻ ở trên, ông cha ta quan niệm rằng nếu cưới xin mà phạm tuổi Kim Lâu thì không những hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người mình kết hôn, con cái hay cả gia súc (tiền của trong nhà).
Thế nhưng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cưới  xin là chuyện cả đời nên không ai dám phạm phải, lỡ gặp chuyện chẳng lành thì cũng không phải hối hận.
Do vậy, dù chưa được nghiên cứu nào chứng minh, song con cháu cũng không dám trái lời cha ông mà phạm phải tai ương.
Kim-Lau-la-gi

Kết hôn là việc đại sự nên có thờ có thiêng, có kiêng có lành
Theo nhiều nguồn tài liệu, Kim Lâu thường được tính cho việc làm nhà chứ không phải cho việc kết hôn.
Cũng có tài liệu ghi chép rằng, ngày trước, chỉ có con của vua chúa mới được kết hôn vào những năm Kim Lâu bơi theo quan niệm bấy giờ Kim Lâu là nhà vàng ( Kim là vàng, Lâu là nhà) vì thế họ sẽ chọn năm này để tổ chức với mong muốn có một cuộc sống giàu sang phú quý.
Cũng vì đó, con của những người ở tầng lớp thấp kém, nghèo hèn không được cưới gả vào năm Kim Lâu bởi các quan chúa lo sợ việc thịnh của họ sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc cũng như “cướp ngôi” vua chúa.
Suy cho cùng việc cưới xin là đại sự cả đời, sự cẩn trọng trong việc định ngày luôn là yếu tố cần thiết với mong muốn đôi trẻ nên duyên lành, gặp nhiều điều may mắn, hưởng hạnh phúc bền lâu.
Dù có lựa chọn theo cách nào thì chúng ta vẫn cần có sự chia sẻ, bàn bạc và đồng thuận giữa hai bên gia đình nhằm tránh những hệ lụy không hay về sau. Việc định ngày kết hôn không chỉ ở trên giấy vở mà còn phụ thuộc lớn vào điều kiện thực tế cũng như kinh tế cho phép.
Ở một góc độ khác thì chuyện Kim Lâu cũng không phải là trở ngại không thể vượt qua khi chuẩn bị làm lễ cưới. Đây có thể coi như một phép thử cho tình yêu, sự linh hoạt, khéo léo trong cách vận dụng để đối nhân xử thế cũng như sự cảm thông, chia sẻ và hòa hợp giữa hai người. Mong rằng những người yêu nhau hiểu được và làm được điều này cũng như giữ hạnh phúc gia đình mãi mãi bền lâu.