Untitled Post

Xem Mũi biết bệnh

Cập 

Mũi là lỗ thủng của phổi”, là cửa hít vào thở ra của con người. Trong nội tạng của người có bệnh, thường có thể phản ánh ra từ mũi. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu mới nhất

VI- PHÂN BIỆT BỆNH QUA MŨI.
“Mũi là lỗ thủng của phổi”, là cửa hít vào thở ra của con người. Trong nội tạng của người có bệnh, thường có thể phản ánh ra từ mũi. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học nước ngoài, đã thấy rõ từ mũi của một người sẽ có thể nhìn thấy tình trạng sức khoẻ của người đó.
Phương pháp quan sát mũi để biết bệnh.
1- Nhìn hình thái của mũi.
Nói về mặt mỹ quan của con nời, thì hình thái mũi là tiêu chí quan trọng để xét xem ngũ quan của con người có ngay ngắn, đâu ra đấy không, sắc mặt có khoẻ đẹp không. Mũi mà cao và thẳng là điều có sức hấp dẫn nhất. Nhưng mũi cao hay thấp thực ra không phải là tự bản thân có thể tạo ra được. Đó là do nhân tố di truyền, có người sống mũi cao một chút, có người sống mũi thấp một chút, có người đầu mũi nhọn một chút, có người đầu mũi tròn một chút, hình dạng mỗi người mỗi khác. Còn dung mạo cấu thành khác nhau thì đó đều không phải là bệnh. Chỉ có một hình thái cần chú ý, đó là chứng bệnh lõm sống mũi do sống mũi sụt tẹt, hình thành ra cái lõm, hiện tượng này phần lớn là do bẩm sinh hoặc là về sau do bị giang mai mà sinh ra như vậy. Hoặc ở một vùng nào đó bị mắc bệnh đã huỷ hoại khi khôii phục để lại tình trạng như vậy.Do đó, khi phát hiện thấy mũi có hình trạng này thì cần phải cảnh giác, xem kỹ xem có phải là bị mắc bệnh nói trên không. Ngoài ra, khi xuất hiện chứng bệnh lõm sống mũi còn có thể là do bị thương tổn ở ngoài gây nên nữa, như vậy cần phải giám định kỹ để phân biệt rõ với bệnh lõm sống mũi do bệnh “giang mai” gây nên.
Các nhà khoa học nước ngoài đã chỉ ra: nếu mũi một người tự nhiên rất cứng, khác thường thì đó có thể là dấu vết của bệnh xơ cứng động mạch, hoặc trong cơ thể người đó côlextêrôn quá cao, tích luỹ mỡ trong tim quá nhiều.
Nếu mũi của một người có chỗ bị sưng, chứng tỏ bị bệnh ở tuỵ tạng (lá lách) và thận. Nếu mũi của một người có hình dạng hõm cong thì đó có thể chứng tỏ là bị các chứng bệnh do bố mẹ bị mắc bệnh di truyền lại. Nếu trên mũi phát sinh các mụn lở có đầu đen thì chứng tỏ là người đó ăn quá nhiều thức ăn thuộc loại sữa và dầu mỡ.
Các chuyên gia ở Pháp gần đây đã đi sâu hơn nữa chỉ ra rằng đường, hình trạng của mũi khác thường còn có quan hệ trực tiếp với mắc bệnh ung thư nữa.
Nhà bác học: Mol của Pháp và các đồng sự của ông đã tiến hành nghiên cứu đối với hai nghìn người bị mắc bệnh ung thư đã chết vì bệnh này cũng như những người vẫn đang còn sống, các ông đã phát hiện ra rằng hình thái của mũi con người rõ ràng là có quan hệ với bệnh ung thư.
Ví dụ: người mũi cong như lưỡi câu dễ mắc bệnh ung thư phổi và ung thư họng nhất.
Người mũi bẹt, dễ bị bệnh ung thư phổi và ung thư họng.
Người mũi to và “béo”, dễ bị ung thư kết tràng và ung thư tuyến tuỵ nhất.
Người mũi nhọn cong lên, dễ bị ung thư gan và ung thư vú …
Tuy nhiên, hiện nay chỉ ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, sự phân loại nói trên thực ra chưa phải đã là tuyệt đối chuẩn xác, cũng không nhất định thích hợp với người phương Đông, nhưng sự lường trước này có thể làm cho mọi người có thể kịp thời phòng bị.
Nhìn vào hình thái của mũi, ngoài nhìn sống mũi ra, cón có thể nhìn cả vào cánh mũi và niêm mạc ở xoang mũi nữa.
Nhìn vào hai bên cánh mũi, nếu thấy có động đậy ở hai bên cánh mũi, tức là khi hít hới vào thì lỗ mũi nở to ra, khi thở hơi ra thì lỗ mũi xẹp nhỏ lại, như vậy tháy rõ được là người mắc bệnh gây sốt cao, hít thở khó khăn, như viêm lá phổi lớn và nhánh khí quản thở khò khè và hiện tượng này bắt nguồn từ bệnh về tim.
Nhìn vào niêm mạc ở xoanh mũi. Niêm mạcở mũi bị sưng cấp tính là do chứng viêm gây xung huyết, kèm theo cả tắc mũi và chảy nước mũi, trường hợp này thường thấy ở viêm mũi cấp tính, Niêm mạc mũi bị sưng mạn tính thì phầnlớn là thấy tổ chức niêm mạc bị dầy lên, đó là do bị viêm mạn tính. Niêm mạc mũi mà teo co lại, các chất phân tiét của xoang mũi bị giảm đi, xoang mũi bị khô, xương lá mía tóp lại, xoang mũi to ra, khứu giác bị suy giảm hoặc bị mất cảm giác, đó là do viêm mũi có tính chất suy thoái mạn tính gây nên.
2. Nhìn vào màu sắc  của mũi.
Nhìn từ góc độ sức khoẻ những người sống mũi trắng, mặt hơi đỏ là đẹp. Nếu mũi xuất hiện một số màu sắc khác thường, thì thường là có bệnh. Ví dụ:                 Mũi trắng xanh thì thường là bị thiếu máu
          Mũi lộ rõ màu đen thì thường là bệnh dạ dày.
Những người bị ốm lâu ngày và mũi đen như bị khói hun thì đó là biểu hiện của bệnh tình nghiêm trọng.
Trên da mũi mà xuất hiện những nốt chấm và những vệt bớt màu nâu xạm đen lại, thì rất có thể là do bị nắng cháy mặt trời hoặc bị bệnh hắc nhiệt, hoặc bị lắng đọng trên da các sắc tố do bị bệnh về gan gây nên.
Khi da mũi xuất hiện những tổn thương do bệnh; nổi lên các chấm hoặc các bớt đỏ rợ lên, làm mặt da ở đó lồi hẳn lên và lan toả rộng ra hai bên má, thì hiện tượng này thướng thấy lở loét ở các vết sần đỏ có tính chất hệ thống đó.
Ở hai bên cánh mũi và ở đầu mũi đỏ tấy lên và có những mẩn mụn đỏ hoặc những nốt bỏng dạ nhỏ, hiện tượng này thường ở trường hợp sưng các nốt trứng cá bình thường.
Mũi thường xuất hiện hiện tượng nổi lên màu lá cọ, màu xanh lam hoặc màu đen, trường hợp này là biểu hiện ở tì tạng (lá lách) và tuỵ tạng có vấn đề.
Vành trong lỗ mũi đỏ, vách ngăn giữa mũi bị loét, thường thấy ở bệnh giang mai.
Vành ngoài của lỗ mũi đỏ là biểu hiện của bệnh ở trong ruột.
Da ở đầu của mũi đỏ lên và có thể thấy rõ cả mạng lưới vi ti huyết quản (mao mạch huyết quản) thì đó là đã bị mắc “bệnh mũi bã rượu”), thường vẫn gọi là “mũi đỏ” (trước đây mọi người chú ý thấy rất nhiều trường hợp “mũi đỏ” là những người hay uống rượu, cho nên cho rằng uống rượu là nguyên nhân sinh ra mũi đỏ, vì thế bệnh này mới gọi là “bệnh mũi đỏ bã rượu”. Thực ra thì nguyên nhân xác thực của bệnh  mũi đỏ này cho đến nay người ta vẫn chưa biểu được một cách thấu đáo. Y học hiện đại cho rằng tất cả những trường hợp bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn ở mũi, ở mao nang (lỗ chân lông), uống rượu lâu ngày, ăn nhiều chất kích thích cay đắng, bị nóng quá, bị lạnh quá, bị kích động mạng về mặt tư tưởng, tình cảm, tinh thần luôn bị căng thẳng, công năng của dạ dày và đường ruộ bị rối loạn, mất điều hoà, hệ thống phân tiết trong cơ thể có trở ngại … tất cả những trường hợp đó đều là những nhân tố thúc đẩy, tạo nên tình trạng mũi đỏ đó. Tất cả mọi nhân tố đó tổng hợp lại tác động lên mũi tạo nên hiện tượng mũi đỏ. Còn có người quan sát thấy khi tuần hoàn tim và huyết dịch sinh bệnh, bị huyết áp cao hoặc công năng gan không tốt cũng có thể xuất hiện tình trạng mũi đỏ như vậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *