Untitled Post

Các cách sát trong Huyền Không
   Những người mới áp dụng Huyền Không nên lưu ý nhiều đến những cách sát, bởi do học thuật hoặc kinh nghiệm còn hạn chế dễ bị bỏ qua những cách sát gây tổn hại âm đức
cho mình và cho người.
   Nếu đã ứng dụng theo Huyền Không thì trước hết hãy theo Huyền Không từng bước
cho chuẩn, sau đó có kết hợp thêm Phong Thuỷ Bát Trạch khi kinh nghiệm đã tốt rồi.
Huyền Không đặc biệt chú trọng tới việc vận dụng Lý khí sao cho phù hợp với Loan đầu
vì vậy Hình – Lý là hai khái niệm bắt buộc không thể thiểu khi vận dụng Huyền Không.
Người tìm hiểu Huyền Không nên tìm hiểu về Loan đầu thấu đáo trước, đặc biệt là những
khảo cứu cho môi trường đô thị hiện đại bây giờ.
– Về lý khí, Huyền Không đặc biệt coi trọng sự vượng suy của khí, đôi khi ngũ hành chỉ
là thứ yếu, đừng quá xét quan hệ của ngũ hành sinh khắc giữa các vận tinh, các phi tinh
mà quên đi tính chất vượng suy tử của các sao. Sự vượng suy phân ra chi tiết, sao chính
vận ví dụ vận 8 là Bát Bạch gọi là sao đương vận, khí nó mạnh nhất và có sức chi phối
lớn, tiếp theo là sao vượng khí và sinh khí Cửu Tử, Nhất Bạch. Các sao sinh khí có sức
chi phối yếu hơn nhưng cũng là cát tinh, đặc biệt trong đương vận các sao này có thể yếu
nhưng sang những vận sau nó lại trở thành hữu dụng đó là trường hợp tính toán cho
tương lai nhất là vận dụng trong âm phần mồ mả. Trong một cùng cặp sơn tinh và hướng
tinh bước đầu phải xét xem quan hệ của sơn tinh hay hướng tinh thì cái nào là chủ cái nào là khách, sau đó xem chủ vượng hay khách vượng, nếu khách vượng khắc chủ thì là cát mà sinh nhập chủ cũng là cát. Nếu sao khách là suy tử thì luận là hung, kế tiếp mới dùng ngũ hành luận mức độ nặng nhẹ và biến tướng cụ thể của họa phúc.
– Trong tinh bàn cần luận chủ yếu sự hung sát của hai cung sơn và hướng, đó là hai cung
rất quan trọng đặc biệt là trong môi trường Dương Trạch ở đô thị bây giờ. Cách cuộc
vượng sơn vượng hướng thường là cát vì đảm bảo được yêu cầu này, vì hai cung sơn
hướng đều có vượng tinh chiếu, nếu phối hợp với loan đầu nữa thì thật tốt. Có điều so với cách hợp thập (toàn ban có sao sơn – vận hợp 10, hoặc hướng – vận hợp 10) thì cón kém xa bởi cách hợp thập toàn ban đều vượng, khí các quẻ thông nhau, ví dụ 4, 6 là hai cung Càn, Tốn tức Thiên Môn và Địa Hộ , Càn vượng thì Tốn vượng nên chỉ cần một cung vượng toàn ban đều vượng, địa vận lại kéo dài chứ không như cách vượng sơn vượng hướng, nếu sang vận mới mà hướng tinh chuyển vào trung cung thì gọi là nhập tù như vậy phúc đã hết chuyển thành hoạ ngay.
– Nếu phạm vào cách thượng sơn hạ thủy tức là sao đương vận ở sơn và hướng bị đảo lộn là cách xấu nên bỏ không dùng bởi theo Huyền Không thì long thần và sơn thần bị đảo lộn phương vị chủ phá tài tổn đinh. Nếu bắt buộc dùng thì xem tinh bàn có cứu lại được cách tam ban quái hay không. Trường hợp toàn ban mà mỗi cung đều là bộ số tam ban thì rất tốt. Lúc này dù thượng sơn hạ thủy cũng vẫn tốt như thường bởi khí đã liên thông giữa các vận nên chuyển hung thành cát, chỉ cần xem địa hình ở hai cung tọa hướng tốt lành nữa là yên tâm dùng. Chú ý là có quẻ Tam Ban rồi để biến thành phúc phải có giải pháp thiết kế phù hợp cho mối phương vị của quẻ.
– Ngoài thượng sơn hạ thủy phải kiểm tra xem tinh bàn có sao nào nhập trung là 5 không,
như vậy nếu Ngũ đi thuận thì phạm phục ngâm, đi nghịch phạm phản ngâm (các sao sơn
hướng lặp lại sao của vận hoặc đối ngược với sao của vận) chủ khắc hãm xấu không nên
dùng.
– Kiểm tra xem tinh bàn ở hướng (rất quan trọng) và ở sơn xem cát hung thế nào, tránh
các sao suy tử, sao thoái khí có thể tạm dùng nhưng phải kết hợp với một vài cách tốt
khác, nếu không gặp năm có sao thoái khí hoặc tử khí sinh trợ thì hoạ đến. Nếu ở hướng
bị phạm phải luận là hao tài, ở sơn là tổn hại quan hệ gia đình và con cái.
– Tránh các bộ sao Lục Thất (Thương kiếm sát), Tam Thất (Xuyên Tâm Sát), Nhị Thất
(Đấu Ngưu Sát) ở sơn hướng.
– Kỵ Ngũ Hoàng đại sát : Nếu Ngũ hoàng xuất hiện ở sơn hướng nên tránh vì Ngũ Hoàng
là tối độc không thể xâm phạm. Duy có vận 5 Ngũ Hoàng là Chính Quan Mậu Kỷ rất tốt
nếu nhập toạ hướng phát sinh phúc lớn hơn hẳn các sao khác bởi quyền lực nó lớn hơn.
– Khi động thổ phải xem có phạm năm Thái Tuế hay không ? Ví dụ năm Tí không nên toạ
hướng Tí cùng lắm là Toạ không thể hướng. Nếu xét tinh bàn là cách vượng thì không sợ
thái tuế, chỉ sợ hung thì thái tuế làm họa đến mau hơn. Xem thêm cả tam Sát. VD tháng,
năm Thân Tí Thìn sát ở 3 phương Tỵ Ngọ Mùi nên tránh động chạm đến 3 phương này.
Ngoài ra Huyền Không còn dùng cả Phi Thái Tuế, Ám Kiến (chỉ dùng cho tháng).
– Xem xét địa hình xung quanh đặc biệt sơn thuỷ phối ứng với tinh bàn. Trong đô thị thì là ngã 3 ngã tư, ao hồ, sông ngòi, gò đống, mái nhọn, nghĩa trang, các toà nhà xung
quanh phối với những cung xấu trong tinh bàn xem có phạm gì không. Ví dụ một cung
Càn có sao 5, 9, phương ấy lại có nghĩa trang là rất xấu bởi Ngũ Cửu là cặp sao gây hoạ
lớn, gặp nghĩa trang âm khí nhiều tổn hại cho người cha già, nữ trong nhà. Nếu mở cửa
phụ, cửa sổ thì càng độc hơn, từ đó có cách trấn yểm ngay kịp thời thì sẽ tránh được điều
xấu.
– Theo Huyền Không, khi hướng tinh nhập tù tức là khi chuyền từ vận này sang vận khác,
sao hướng tinh nhập trung cung như vậy vượng khí ở sơn hoặc ở hướng đã không còn,
khí trở thành suy khí, thoái khí nên về tài vận suy giảm, hoạ đến còn tuỳ vào các sao bầy
bố ở hai cung sơn hướng cũng như loan đầu ở trước nhà, sau nhà, cung thành môn phối
hợp với lý khí như thế nào. Thực tế nhiều nhà tuy địa vận nhập tù nhưng vẫn phát tốt
không hề bị hoạ lớn nào là do loan đầu quá tốt, phía hướng có thuỷ đến chầu tốt lành
chẳng hạn thì hoá giải hết hung sát. Trường hợp nhập tù thường người ta phải bố trí
khoảng giữa nhà, trung cung rộng thoáng có thuỷ (hoặc làm giếng trời đối với nhà đô thị)
để làm vượng sao nhập tù, khi đó lệnh tinh không nhập tù nữa mà ban phúc cho toàn bàn
giảm thiểu được tác hại của việc nhập tù. Trường hợp nhà chật cũng nên bày bố thủy cục
ở trung cung để hoá giải./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *