Đế vương xuất hiện trên đất bị trấn yểm: Thanh Hóa, Cao Bằng

Đế vương xuất hiện trên đất bị
trấn yểm: Thanh Hóa, Cao Bằng

 

Dưới lăng kính của
các nhà nghiên cứu địa lý – phong thủy học, thì Thanh Hóa là đất đế vương chung
hội, còn Cao Bằng là nơi các bậc đế vương ẩn
náu.
Vùng đất của hai
vua
Đất Thanh Hóa đã sinh cho đất
nước hai vị hoàng đế anh hùng: Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đánh thắng quân xâm lược
Tống vào cuối thế kỷ 10 và Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánh thắng quân Minh vào đầu thế
kỷ 15.
Ở đây, chúng tôi đề cập đến một
địa danh đã đi vào lịch sử là Lam Sơn, thuộc huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa
(nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), là nơi các nhà sử học,
phong thủy học thường nhắc đến với những chiêm nghiệm về địa lý, về nguyên khí
hun đúc nên vùng địa linh nhân kiệt này, để lại những ghi chép đáng để chúng ta
ngày nay suy ngẫm.
Chẳng hạn, sử thần Ngô Sĩ Liên
trong Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, ông tổ ba đời của vua Lê Lợi
tên húy là Hối, một hôm đi dạo chơi đến vùng núi Lam Sơn nhìn quang cảnh
quanh đó và chợt thấy có đàn chim đông đúc đang ríu rít bay lượn quanh chân núi
như thể núi Lam Sơn có một lực thu hút vô hình, có sức thu phục nhân tâm nhiều
như chim đàn về tổ, bèn nói: “đây hẳn là chỗ đất tốt” và quyết định “dời nhà đến
ở đấy”.
Những ghi chép trên của Ngô Sĩ
Liên tuy khá vắn tắt, song cũng đã thông tin về một trong các yếu tố liên
quan đến phong thủy của vùng đất phát vương. Tức vùng đất không thuộc về nơi
“sơn cùng thủy tận”, cũng không phải nơi “tuyệt địa” vắng vẻ. Mà là nơi “chim tụ
hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong” khác hẳn với những
miền hung địa.
Hung địa theo thuật ngữ phong
thủy là đất chu tước bi khốc (chim cất tiếng kêu sầu), hoặc
đất bạch hổ hàm thi (con hổ đang ngậm xác chết trong miệng),
hoặc xương long vô túc(rồng không có chân, rồng bị tật nguyền)… Như
thế, Lam Sơn là đất cát tường, đất tụ nghĩa, đất xưng vương, mà người đứng lên
đảm đương việc mở đầu nghiệp đế của nhà Lê là Lê
Lợi.
Thật vậy, khi tổ nhà Lê là cụ Hối
dời về ở Lam Sơn thì chỉ sau 3 năm đã gây thành sản nghiệp lớn và từ đó trở đi
họ Lê làm quân trưởng một phương, trong nhà lúc nào cũng có tới hơn 1.000 tôi
tớ, trải các đời sau sinh ra Lê Lợi với “thiên tư tuấn tú khác thường, thần
sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có nốt ruồi son,
tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, bước tới như hổ, kẻ thức giả đều biết
vua là bậc phi thường” (Đại Việt sử ký toàn
thư)
.
Theo truyền thuyết, nhà họ Lê
được các thầy địa lý và các nhà sư thượng thừa về khoa phong thủy chỉ dẫn và báo
mộng cho biết một huyệt đất phát vương (ở động Chiêu Nghi). Theo cụ Tả Ao, đất
phát vương phải là đất hợp đủ các điều kiện được cụ diễn ca qua mấy câu lục bát
sau đây:
Ngũ tinh cách tú triều nguyên /
Kim, mộc, thủy, hỏa bốn bên loan hoàn / Thổ tinh kết huyệt trung ương / Ấy đất
sinh thánh sinh vương đời đời.
Muốn hiểu các câu lục bát của cụ
Tả Ao về đất phát vương nêu trên hẳn phải chú trọng, quan sát hình dáng của cuộc
đất (theo ngũ hành) gồm: hình tròn thuộc kim tinh (con Kim), hình doi thuộc mộc
tinh (con Mộc), hình vuông thuộc thổ tinh (con Thổ), hình nhọn thuộc hỏa tinh
(con Hỏa), hình sóng thuộc thủy tinh (con Thủy). Theo đó con Thổ phải ở vị trí
chính giữa (kết huyệt trung ương) và các con Kim, Mộc, Hỏa, Thủy sẽ tuần tự vây
quanh.
Thực hư về đất phát vương ở Chiêu
Nghi như thế nào chưa bàn tới. Chỉ căn cứ trên chính sử, thì năm Lê Lợi lên 33
tuổi (Mậu Tuất 1418) đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, trong khoảng 10 năm sau đó
đuổi sạch quân Minh xâm lược, bắt sống tướng tá và 10 vạn viện binh của nhà Minh
đều thua cả, không giết, đại định thiên hạ, lên ngôi hoàng đế vào ngày rằm tháng
tư (Mậu Thân 1428) và lập tức xuống chiếu tha thuế cho dân chúng cả nước:
các thứ thuế như tô ruộng, vàng bạc, đầm phá, bãi dâu trong cả nước đều tha
(không thu thuế) trong 2 năm”.
 Và ban bố nhiều điều lợi ích cho dân chúng.
Đó là cách tích đức của bậc đế vương, vừa tỏ lòng thương dân, thuận ý
trời (thuận thiên) vừa để phúc cho con cháu đời sau.
Điều đó phù hợp hoàn toàn với lời
giáo huấn lưu truyền từ lâu đời trong truyền thống nhân nghĩa và trong đời sống
tinh thần của các thầy địa lý, các nhà phong thủy là “Tiên tích đức, hậu tầm
long” – 
đại ý có nghĩa trước hết cần phải chứa đức, rồi sau đó hãy tìm long
mạch… Phải chăng việc tích đức của Lê Lợi đã dẫn đến kết quả tốt đẹp là sự tồn
tại của nhà Lê kéo dài từ thời Lê sơ với 10 đời, gồm 100 năm (1428 – 1527), đến
thời Lê trung hưng với 16 đời, gồm 265 năm nữa (1533 – 1789) qua các triều Mạc,
chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
Đất ẩn náu của bậc đế
vương

Trong khoảng
thời gian đó, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi cho mình, lập nên nhà Mạc
từ năm 1527 đến 1592 thì sụp đổ. Trước khi sụp đổ, vua Mạc thứ năm là Mạc Mậu
Hợp đã sai người đem lễ vật đến thăm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và xin hỏi về
thế cuộc.
Trạng Trình chỉ đáp một câu ngắn
gọn: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể” – nghĩa là đất Cao Bằng tuy
là chật hẹp nhưng có thể giữ được về sau… Quả đúng như lời Trạng Trình nói, sau
này khi nhà Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi thành Thăng Long và bị truy đuổi tứ
tán, thì con cháu nhà Mạc nghe theo lời chỉ dẫn của Trạng Trình đã chạy về cố
thủ ở đất Cao Bằng và tồn tại thêm 96 năm nữa mới bị thôn tính, mất
hẳn.
Theo các nhà phong thủy, những
bậc thầy về địa lý, thì Cao Bằng là đất dung thân hiểm yếu, ẩn náu của bậc đế
vương, nơi xuất phát của những cơn sấm sét về xuôi. Chính vì thế, từ thời Đường
Ý Tông (Trung Quốc) khi Cao Biền xâm lăng nước ta đã cho xây thành Đại La (ở
Thăng Long – Hà Nội) và thành Nà Lữ (ở Cao Bằng).
Về sau thành Nà Lữ được người
Việt trấn giữ, trừ bùa yểm của Cao Biền. Đến nay di tích thành Nà Lữ vẫn còn ở
làng Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có hình chữ nhật dài 800m, rộng 600m,
xây bằng gạch và bằng đá tảng với 4 gò đất nổi mang tên: Long, Ly, Quy, Phượng.
Gò Phượng nằm ở trung tâm. Khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng đã chiếm thành Nà Lữ để
đóng đô và xây thành đá trên núi để phòng ngự.
Cần ghi nhận thêm, đến thời hiện
đại, Cao Bằng vẫn là mảnh đất “huyền thoại” về hai phương diện lịch sử và địa lý
phong thủy. Vì Cao Bằng có hang Pắc Bó là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn
cứ lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ 1941 – 1945, có rừng Trần Hưng Đạo ở xã
Tam Kim, huyện Nguyên Bình, là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập
đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22.12.1944 – là tiền thân của
Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Xem thế từ Cao Biền, đến thời Lê – Mạc, cho
tới nay đất Cao Bằng vẫn là nơi “tụ khí tàng phong” hết sức cát tường theo cách
nhìn phong thủy.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *