Xây, Sửa Mộ Thế Nào Cho Đúng?

Phong Thủy Âm Trạch


Xây, Sửa Mộ Thế Nào Cho Đúng? 
1- Sống và chết của con người
   Ngày nay loài người gần như đã thừa nhận con người ta tồn tại 3 thể: Thể Xác (Body) là thân xác của ta, thể Vía (Soul) là Linh hồn của ta và thể Trí (Spirit) là tâm trí của ta. Muốn rèn luyện toàn diện, con người cần rèn luyện cả 3 Thể này. Khi ta chết, thể Xác phân huỷ trở về đất và Khí. Còn thể Vía và thể Trí, còn gọi là Linh hồn ta, thì tồn tại dưới dạng sóng vi tế trong một không gian khác, tạm gọi là cõi âm.
   Vì sóng vi tế rất thanh nhẹ nên nó bị các sóng tia Hồng ngoại và tia Nhìn thấy trong phổ bức xạ mặt trời áp đảo. Do đó ở những nơi thờ cúng, ta không nên để có quá nhiều ánh sáng mặt trời, người âm sẽ khó ngự. Nói cách khác, ở những nơi này cần có bầu không khí mát, hơi tối một chút, không được nóng quá và sáng quá. Ở mộ cũng vậy, phải mát. Muốn mát thì trên mộ phải có cỏ xanh.



2- Khí và tách Khí
   Khí là một khái niệm dùng để chỉ một tồn tại khách quan của tự nhiên dưới dạng khí. Khí không phải là không khí, cũng không phải là gió. Khí là một cái gì ta không nhìn thấy nó nhưng cảm nhận được nó. Khí có 5 màu: xanh đỏ trắng vàng đen, tương ứng với 5 tạng phủ của con người là: gan, tim, phổi, tỳ, thận. Chỉ những người khai mở nhãn thần mới có thể nhìn thấy màu của Khí. (Nhãn thần là con mắt thứ 3 nằm ở giữa trán mỗi người, sâu vào độ 5cm. Ai cũng có. Đây là một tồn tại khách quan của con người, không phải thần bí gì cả. Có điều tạo hoá sinh ra để nó nằm im cho đến khi ta chết. Tỷ lệ người khai mở nhẫn thần chỉ khoảng một phần vạn mà thôi). Khí gồm có Âm khí và Dương khí, Sinh khí và Tà khí. Đó là hai mặt đối lập cùng tồn tại khách quan của Khí. Ta không nhìn thấy Khí âm hay Khí dương, không nhìn thấy Sinh khí hay Tà khí, nhưng cảm nhận được nó. Vào một nhà mà thấy nóng quá thì đó là nhiều Dương khí quá, hoặc thấy khó thở thì có nghĩa là nhiều Tà khí quá. Con người ta cần một môi trường sống cân bằng Âm Dương khí, nhiều Sinh khí ít Tà khí.
   Quan sát một ngôi mộ như ở Hình 2 ta thấy, khi một dòng Khí tác động vào nấm mồ, nó lập tức được phân ra: Tà khí (TK) nặng trọc lao xuống dưới (trực vô tình), còn Sinh khí (SK) thanh nhẹ thì lượn theo dường cong hình khối của nấm mồ để thẩm thấu xưống dưới mộ (khúc hữu tình). Như vậy ngôi mộ này luôn được Sinh khí nuôi, lại cân bằng Âm Dương khí, dưới mộ luôn được mát, làm cho hài cốt tươi lâu.
   Ngược lại, ở ngôi mộ Hình 3 ta thấy: ngôi mộ này được xây tường xung quanh và lát kín trên mặt đã làm cho Sinh khí không thẩm thấu được xuống mộ được, mà bay đi mất. Thành ra ngôi mộ này luôn bị mất Sinh khí, lại bị nắng mặt trời nung nóng xung quanh làm cho Dương khí luôn quá lớn, mất cả cân bằng Âm Dương khí. Ngôi mộ này chắc chắn hài cốt sẽ mau hoai. Từ đây cho thấy rằng nấm mồ có cỏ xanh phía trên là rất cần thiết. Đó là phương tiện để nhận Sinh khí và thải bớt Tà khí và để cân bằng Âm Dương khí. Như vậỵ trên mộ cần phải có cỏ xanh là một tiên quyết !

        

                    Hình 2- Quy luật tách Khí trên mộ       Hình 3- Mộ mất Sinh khí 
                                                                                             
  
3- Người chết cần gì ở người sống?
   Người chết cần ở người sống một tấm lòng: Tấm lòng chân thành tưởng nhớ đến họ. Thế thôi.
   Phương tiện để tưởng nhớ đó là bàn thờ và ngôi mộ. Đối với người chết, ngôi mộ cần được cân bằng Âm Dương khí, nhiều sinh khí, ít Tà khí. Còn mộ to nhỏ, sang hèn đối với họ không quan trọng. Người chết không ai yêu cầu xây mộ cho mình thật hoành tráng cả. Mộ to nhỏ, sang hèn là ý thích của người sống mà thôi. Có khi chẳng vì người chết, mà chỉ là ganh đua giữa người sống với nhau. Người ta xây mộ cho người thân hoành tráng thế, mà mình lại thua kém à? Thế là chạy theo phong trào, đua nhau xây mộ như thể một thành phố thu nhỏ, cũng bê tông cốt thép, cũng ốp đá Granit, rồi màu sắc rực rỡ v.v…. Vậy ta có nên chạy theo “phong trào” thế này không?
Người chết phải về với đất:
     Con người ta sinh ra từ đất , còn gọi là sinh ra từ Khí, chết lại trở về với đất, thành Khí. Đó là quy luật vận hành tự nhiên của hàng triệu thế hệ xưa nay. Vậy theo thông thường thì khi chết có thể đốt xác thành tro bụi và trải về với đất đồng quê, tức là về với đất mẹ mà mình sinh ra. Cũng có thể lập một ngôi mộ đơn giản để con cháu đời sau có chỗ thăm viếng tưởng nhớ. Ngôi mộ này sau khoảng 4-5 đời có thể hoá thành đất, không còn ai nhớ đến nữa. Con cháu chỉ thờ tổ tiên đến 4 đời (Cao Tầng Tổ Khảo), tức là thờ tới đời Kỵ của mình. Đó là lý do ở các nhà thờ Họ người ta thường chỉ lập bài vị tới đời Kỵ của mình mà thôi. Đến đời thứ 5 thì chắt chút không còn biết cụ kỵ mình là ai nữa. Nó chỉ tưởng niệm tổ tiên trên bàn thờ chứ không còn ra mộ. Ngôi mộ này đã hoá thành đất. Người chết đã về với đất mẹ. Vì thế mới có từ “Quê hương”. Quê hương, người xưa trong nền kinh tế tiểu nông, quan niệm là làng xã của mình. Người chết mộ chôn trên cánh đồng làng. Ngày nay từ Quê hương quan niệm rộng hơn: Quê hương là tổ quốc. Vì vậy khi chết mộ đặt bất cứ đâu trên đất nước mình đều là đất mẹ. Tổ quốc của ta thiêng liêng đối với mỗi người là vì vậy.
   Người chết phải về với đất. Nấm mồ rồi cũng phải được phân huỷ thành đất. Đó là lý do vì sao hàng triệu thế hệ người đã chết mà trên trái đất này hiện chỉ còn mộ của khoảng vài thế hệ gần đây thôi. Còn các mộ khác đi đâu? Nó đã hoá thành đất cả rồi. Cho nên chôn mộ thế nào để khoảng 5 thế hệ sau đã thành đất là tốt nhất. Đó chính là đã đảm bảo môi trường bền vững. Một dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên có tục chôn mộ đất phẳng, trên dựng một lều bằng tranh tre rất nhỏ, làm bằng cành cây và lá cọ, thấp chỉ che đủ ngôi mộ, không có tường bao quanh. Người ta cúng mộ trong lều tranh này. Qua năm tháng, đời sau không còn biết cụ kỵ mình nữa thì lều tranh cũng tự phân huỷ. Ngôi mộ bấy giờ đã hoá thành đất, không ai biết đến nữa. Đó là một cách ứng xử rất thông minh của người sống: Vẫn tưởng nhớ đến người chết mà lại hoà đồng với quy luật tự nhiên: người chết phải về với đất, phải hoá thành đất.
   Nếu chúng ta ai cũng xây mộ như một nhà tầng thu nhỏ, cũng sắt thép bê tông, thì ngôi mộ này biết đến bao giờ mới phân huỷ thành đất? Vậy thì những thế hệ sau lấy đất đâu mà chôn? Do đó xây mộ như ở Hình 1 là không đảm bảo môi trường bền vững và rất lãng phí đất. Rồi đây, khi thế hệ những người xây mộ này và con cháu họ chết đi, đã để lại một hậu quả lớn cho xã hội: Mộ đã xây cứ tồn tại đấy mà không ai biết đến cả. Cho nên xây mộ còn phải đảm bảo vệ sinh môi trường cho các thế hệ sau.
4- Xây mộ thế nào cho đúng?
   Mộ tốt nhất là đắp bằng đất và có cỏ xanh. Tuy nhiên do điều kiện sống hiện nay khá hơn trước kia, nên người sống có tâm lý muốn có cho người chết một ngôi mộ đàng hoàng hơn. Đó là một cách nghĩ có tâm, đáng tôn trọng. Tuy nhiên, làm gì cũng vậy, đơn giản vẫn là tốt. Cho nên một ngôi mộ đúng mức chỉ nên xây gạch bao quanh, trên có trồng cỏ. Tường cũng chỉ nên xây mỏng vừa phải (dày 6- 11cm) để sau này dễ phân huỷ. Tốt nhất là xây mộ tròn trên có cỏ xanh.
   Quan sát hình 4 ta thấy: Khi một dòng Khí tác động vào thành mộ tròn thì phần Tà khí (TK) sẽ tách ra lao xuống dưới. Còn Sinh khí (SK) thì vừa chạy viền quanh đường cong thành mộ, vừa đổ vào mặt trên của mộ để thẩm thấu vào mộ theo mọi hướng. Như vậy mộ tròn có ưu điểm là nhận được nhiều Sinh khí hơn là mộ xây hình chữ nhật.
Hình 4– Vận hành Khí quanh mộ xây tròn
   Quan sát một ngôi mộ xây hình chữ nhật như hình 5 ta thấy: Ngôi mộ này không có đường Sinh khí bao quanh như ở mộ xây tròn vì mặt tường là mặt phẳng. Mặt khác, bức tường cao để đặt bia đã làm thoát mất Sinh khí SK2, không rơi xuống mặt mộ, mà vượt qua mộ đi mất. Mộ này chỉ có thể thường xuyên nhận Sinh khí SK1 từ 3 hướng mà thôi.
      


    Hình 5– Mộ xây có gắn bia trên thành mộ
   Như vậy, mộ có thể xây hình tròn hay hình chữ nhật đều được, nhưng xây tròn thì vẫn hơn. Có một nguyên tắc cần nhớ là trên mộ phải có cỏ xanh. Đó là cửa giao lưu thông thoáng Âm Dương giúp cho mộ luôn nhận được Sinh khí và cân bằng Âm Dương khí.
   Ở một vài tỉnh miền Trung nước ta, nhân dân xây mộ không làm tường cao gắn bia, mà đặt bia ngay trên thành mộ (Hình 6). Ưu điểm của những mộ này là không cản đường Sinh khí vào mộ. Mộ có thể nhận Sinh khí từ mọi phía. Mộ này vừa đơn giản, đủ lịch sự, lại vừa phù hợp với quy luật vận hành Khí của vũ trụ. Ở những mộ này bia được gắn trên thành mộ theo nguyên tắc: người đứng lễ phía chân người chết phải nhìn thấy bia. Nghĩa là: nếu gắn trên thành mộ thì bia gắn ở phía chân người chết (ngoài thành mộ). Còn gắn trên cao thì gắn phía đầu người chết (trong thành mộ).

      

Hình 6– Vận hành Khí quanh mộ không có tường bia
5- Hướng Mộ
Hướng mộ, và hướng tọa đặt theo mệnh  của người mất. Nếu an táng chung trong khuôn viên Lăng Mộ của Họ thì nên theo hướng chung, bên dưới có thể dùng 24 cung sơ hướng điều chỉnh. “Tiên tích đức hậu tầm Long” Phúc đức của chủ nhà rất ảnh hưởng tới tầm Long, điểm huyệt. Chọn các hướng Sinh Khí là tốt nhất, hoặc Diên Niên. Chọn được cả hướng và tọa là tốt nhất (Lưu ý là Tọa là hướng đầu của người chết, hướng có nghĩa là hướng chân của người chết, hay hướng mặt người chết nhìn về). Trường hợp không được cả 2 thì ta ưu tiên chọn hướng tọa.
Chú Ý : Mộ phần, không nên đặt đầu ở hướng Nam, Chân bắc là nghịch âm dương. Trường hợp này nên đặt đầu ở Hướng Chính BẮC, Chân hướng về nam (tức là người đã khuất nhìn về chính Nam).
6- Chọn ngày Xây
+  Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí
+ Chọn ngày hợp tuổi của người mất, tránh năm xung sát với vong, rồi xem kết hợp với tuổi của người sống (vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người sống (đặc biệt là trưởng nam). Vì vậy năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người sống). theo quy tắc như sau :
         Chọn ngày theo tuổi của con trai trưởng, hoặc cháu trưởng.
         Nếu con trai trưởng không còn thì xem theo tuổi con trai thứ kế tiếp.
         Nếu không có con trai thì xem theo tuổi của con gái. Nếu con gái đã đi lấy chồng thì phải xem tuổi của con rể trưởng.
         Trường hợp xây mộ cho chồng (hoặc vợ) thì xem theo tuổi của vợ (hoặc chồng). Nếu có con trai thì có thể xem theo tuổi của con trai.
Xem theo tuổi ai thì người đó đứng ra lễ lúc khởi công, và kết thúc. Kỵ nhất ngày trùng tang, trùng phục (bốc Mộ gặp ngày trùng tang như trồng Lang gặp gió bấc” con cháu sẽ lụn bại). Tránh ngày tứ li, tứ tuyệt. Tránh kim lâu và hoang ốc. Tránh các ngày tháng xung, sát với tuổi của người xem.
7- Sửa mộ và cải tạo mộ
Sách Táng Kinh nói: “Phàm mộ có 5 điều không tốt thì nên cải tạo nhanh”.
– Trũng thấp mà mộ vô cớ nứt nẻ, bát hương vỡ nứt.
– Trong nhà có nam nữ hay gây điều tiếng dâm loạn.
– Trai gái ngỗ nghịch hoặc con cháu phản loạn, ăn phải đồ độc, mắc bệnh điên cuồng, kiếp hại, hình trường.
– Nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt.
– Mộ táng tại bát diệu sát, thủy khẩu chảy từ hoàng tuyền thủy.

Phàm sửa mộ gặp 3 điều sau thì dừng lại:


– Mở mộ thấy rùa sống, rắn vàng ở đó là nơi có sinh khí, gia đình và hậu thế đại cát đại lợi.
– Trong đất có suối nước (hoặc đóng giọt) ấm áp, màu như sữa hoặc như sương mù.
– Dây tơ hồng bám xung quanh quan tài là sinh khí đại quý.
Nếu sửa 3 điều nói trên tất gặp tai họa từ tốt chuyển sang xấu. 
8- Mộ cho các vĩ nhân và người có công
   Những vấn đề nêu trên là dùng cho ngôi mộ của người dân bình thường chúng ta. Còn đối với các vĩ nhân, danh nhân, người có công thì cần quan niệm khác. Đối với những người này, người sống cần xây cất mộ để người đời có thể đến tưởng niệm, thăm viếng, tỏ lòng biết ơn. Những ngôi mộ này cần được xây cất bền vững, có thẩm mỹ và có tính văn hoá cao. Đây là những công trình mà xã hội cần bảo tồn lâu dài. Cũng có thể xây lăng tẩm, nhà thờ, nhà tưởng niệm, tượng đài, nghĩa trang v.v… với yêu cầu tính bền vững và tính thẩm mỹ cao. Đối với các nghĩa trang liệt sỹ thì cần đảm bảo tính nghiêm trang, lịch sự, tránh tô vẽ hình thức quá đáng. Các ngôi mộ trong nghĩa trang thì cần trang trọng và đơn giản. Điều căn bản là các ngôi mộ này cần có cỏ xanh phía trên. Tác giả thấy không ít nghĩa trang liệt sỹ đã xây mộ kín như ở Hình 3 mà không có cửa thoát hơi. Những ngôi mộ này sẽ luôn bị nóng, mất Sinh khí và không cân bằng Âm Dương khí. Đối với những ngôi mộ này cần thiết phải mở ngay cửa thoát Khí trên mặt mộ. Cửa này có kích thước khoảng trên dưới 25 x 30cm là được. Tốt nhất là trên toàn mặt mộ trồng cỏ xanh, chọn loại cỏ có thân mềm, bò ngang thì tốt.
9 – Tro cốt của hỏa táng
Theo Phong Thủy Âm Trạch thì rõ ràng Hỏa Táng hoàn toàn không thể tốt hơn chôn cất (tất nhiên phải khi có được ngôi mộ táng nơi Phong Thủy tốt – chí ít cũng bình thường).
Tuy nhiên đi cùng bước tiến của xã hội Phong Thủy Học đã sớm tổng kết và áp dụng các mệnh đề Phong Thủy vào việc Hỏa Táng những mong người đã khuất có được sự yên nghỉ hoàn toàn, người sống cũng không phải áy náy lương tâm, sự phù trì cho con cháu cũng từ đó tốt hơn.
+ Vị Trí Đặt Lọ Tro:
1.Kỵ đặt tại chỗ bên dưới có xà đè ngang.
2.Kỵ bị gió thổi xuyên vào trước mặt hoặc hai bên phải trái, đó là Phong Sát.
3.Kỵ đặt tại chỗ quá ít ánh sáng quá, chỗ có tường sơn đen, không chút sinh khí.
4.Kỵ đặt quá gần chỗ cầu thang. Bởi sẽ bị khí đi từ trên các tầng trên theo cầu thang xung kích xuống, mà xuống chỗ dưới cầu thang là minh đường nhỏ hẹp càng kỵ. Kinh Viết: “Minh Đường Hạ Hãm, Tử Tôn Sầu”.
5.Kỵ đối diện thẳng với chỗ hóa tiền vàng.
6.Kỵ ở tại tầng quá thấp, bởi vì dễ bị ẩm ướt quá hoặc bị nước tràn ngấm vào, lại cũng kỵ tại vị trí quá thấp so với thân thể người đang sống.
7.Cũng giống như ở ngoài mộ, vị trí tọa hướng lọ tro cốt cần phối mệnh quái (Tức phân quái năm sinh mệnh người mất) được Cát. Căn cứ lấy hướng là ảnh hưởng bài vị của người quá cố dán trên lọ tro hoặc bài vị đặt kèm.
8.Chọn lựa số tầng đặt lọ tro cần chọn lựa theo Hà Đồ Ngũ Tử Vận Phối Với Tiên Mệnh Quái.
  * Khẩu Quyết Hà Đồ:
“Nhất Lục cộng tông Thủy, Nhị Thất đồng Đạo Hỏa, Tam Bát vi bằng Mộc, Tứ Cửu vi hữu Kim, Thập Ngũ cộng xứ thổ.”
Tức là từ tầng thấp nhất bắt đầu tính là tầng một và tầng 6 là Thủy, tầng 2 với tầng 7 tính là Hỏa, tầng 3 với tầng 8 tính là Mộc, tầng 4 với tầng 9 tính là Kim, tầng 5 với tầng 10 tính là Thổ.Từ tầng 11 lại quay trở lại, y theo thứ tự Thủy Hoả Mộc Kim Thổ.
Cải Táng
+ Khi nào cần cải táng :
          1. Sau ba năm (27 tháng) hung táng, thì tiến  hành cải táng (bốc mộ)
2. Tự nhiên mả lở mòn hãm nát
3. Thảo mộc vô cớ mà chết khô
4. Trong nhà sanh dâm loạn, hiếm hoi, goá bụa
5. Người nhà phát điên, phát ốm, tai vạ, cháy bại
6. Người của hao tàn sinh thua kiện nhau
Chuẩn bị :
 Chuẩn bị trong Quan ngoài Quách theo khả năng của gia đình + 1vuông vải điều đỏ + 20 tờ trang kim + 50 lít nước Vang (Còn gọi là nước ngũ vị hương có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ) + 50 lít nước sạch + 2 lít rượu + 10 khăn mặt mới + 2 bàn chải to + 1 bàn chải đánh răng + 3 chậu to mới + 50 kg củi + bạt che gió, mưa, ánh sáng + 1 Tấm nylon sạch
– Tiền vàng để rắc xuống đáy mộ cũ và mới.
+ Lễ Thần Linh
Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ , ủng ) , ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu , thuốc , đèn nến , gạo muối . Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ) , xôi , gà trống luộc nguyên con …
Chọn Ngày :
– Thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí.
– Ngày giờ tốt với tuổi người đã khuất và trưởng nam (hoặc thứ nam nếu không có trưởng nam) trong gia đình. Kén ngày Hoàng đạo, ngày bất tương v.v. Kỵ nhất là ngày trùng tang “bốc Mộ gặp ngày trùng tang như trồng Lang gặp gió bấc” con cháu sẽ lụn bại. Tránh năm tháng ngày tuổi của vong và con trưởng.
Xem ngày giờ hàng Can, Chi không được sát hàng Can Chi của người mất.
      Chọn ngày: Định, Chấp, Thành,  Khai, Trừ,  Nguy – Thiên Xá, Thiên Ân, Thiên Đức hợp, Nguyệt đức hợp, Lục Hợp. Nên cát táng vào chiều, sáng sớm tránh ánh sáng mặt Trời.
       Tránh các sao: Kiến, Phá, Bình, Thu, Kiếp Sát,Tai Sát, Nguyệt Hình, Nguyệt Phá, nguyệt Yếm, nguyệt Hại,Tứ Phế, Tứ Kỵ, Ngũ mộ, Phục Nhật, Trùng Nhật, Trùng Tang, Trùng Phục.
– Kiêng Kỵ và Không Được Bốc Khi Gặp Trường Hợp :
– Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật.
– Hai là, khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết.
– Ba làKhi hơi đất chỗ quan tài ấm áp bốc lên, không có nước, khô ráo hoặc có nước đọng như màu sữa trên nắp quan tài là tốt. Khi nào gặp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay.
Ngoài ra nếu Mả kết phát, hoặc nở to ra.
Con cháu đang ăn nên làm ra.
Con Cháu sắp gặp năm xung tháng hạn.
Thì tuyệt đối không được cải táng.
– Tuổi Nam kỵ tam hợp, tuổi Nữ kỵ tứ hành xung tránh mặt lúc mở nắp qua tài và khi hạ huyệt.
+ Không Được Cải Táng Trong Các Trường Hợp Sau :
 + Xác Định Huyệt kết : Cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Mặt khác , cây cối trên và xung quanh ngôi mộ thường là rất xanh tốt ( Đây là biểu hiện của vùng đất có Sinh Khí )
– Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng. Thông thường , các ngôi mộ , ít chăm sóc lau chùi thường xuyên thường có bám một lớp bụi ( dày hay mỏng do nhà chủ có thường xuyên chăm sóc hay không ) , nhưng tại những ngôi mộ Kết , ta thấy những viên đá hay gạch ốp vào luôn như vừa được chùi rửa sạch sẽ , sáng bóng . 
– Một cách khác nữa là khi ngồi bên một cái mộ Kết , ta cảm thấy như có một luồng hơi ấm áp , tràn đầy Sinh lực thấm vào người , làm cho ta cảm thấy cực kỳ thoải mái , dễ chịu .
– Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch nhiều khi to như một cái gò,hoặc giống như tổ mối đùn “mộ rất chắc chắn và phát hơn chước khi chôn” đấy là do hiện tượng dư khí của Long mạch và âm phần kết phát . Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. 
– TRƯỚC KHI MỞ NẮP QUAN TÀI . ĐỤC 1 LỔ NHỎ TRÊN QUAN TÀI ĐƯA 1 NGỌN NẾN ĐẾN CÁI LỖ ĐÓ . NẾU CÓ 1 LUỒNG KHÍ THỔI TỪ TRONG QUAN TÀI LÀM TẮT NẾN THÌ MỘ ĐÓ KẾT CÒN O THÌ LÀ MỘ BÌNH THƯỜNG . ( Đào đất lên tới vị trí quan tài nhưng chưa lật nắp vội, dùng một con dao phạt vào một góc ở quan tài cho hé một lỗ nhỏ, rồi thắp nến ở vị trí đó nếu nến tắt chứng tỏ mộ đó là mộ kết.)
Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Trường hợp đã bật nắp quan tài và thấy kết thì gia chủ cần đổ xôi trắng vào, lấp mộ và về làm lễ tạ mộ chu đáo. Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết chu sa…Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất. 
 – Nếu còn nguyên hình “không phải kết phát” ta nên lắp lại khi đắp lại mộ thì nên làm cho một số lỗ thoáng khí từ ván thiên tới nóc phần ngang mộ “cắm một số cây tre từ ván thiên đến nóc phần ngang mộ khi đắp song mộ thì rút tre ra cho có không khí thông vào mộ ” và để sang năm său bốc” hoặc lắp lại mộ công kênh cho có không khí vào mộ để cho tiêu hết thịt
+ Chọn  Đất Cải Táng :
– Đất chọn huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới là tốt nhất. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm hoặc nên cùng mầu với đất khu vực bản địa. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.”nhưng không được quá khô”
– Kỵ nhất là huyệt đào là nơi đất tơi xốp khô quá, “không tốt cho xương”. hoặc đào lên ở đáy huyệt nếu có mạch nước ngầm chảy xiết dưới huyệt. “lâu dài rất dễ trôi mất tiểu mất mộ ” trừ khi dòng nước đó được xác định là” tụ huyệt long thủy lộ” nếu đào có nước ít thì tốt nhưng không được chảy xiết và Màu sắc của nước trong , mùi thơm, tránh nước có mùi tanh nồng mùi hôi hoặc mùi khó ngửi. Những huyệt ở đồng bằng thì nên có ít nước ở dưới huyệt.hoặc kỵ chôn đè nên huyệt cũ của người khác “nếu phải chôn thì chỉ chôn bên cạnh.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm trước mộ đè nên mộ, hoặc các góc mộ khác trọc vào ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý . Huyệt tìm được những nơi được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ… thì quá tốt………….
·         Nên tránh Gió (Tỵ Phong) nên chọn lựa chỗ không có gió thổi hoặc ít gió thổi vào trực tiếp vào mặt mộ, đặc biệt tránh xa chỗ có Ao Phong ở đằng sau lưng;
·         Cố gắng tránh trước mộ có nước xung xạ hoặc thẳng đến thẳng đi;
·         Tốt nhất là trước mặt có Triều Sơn và đê án lấy làm Quan Nội Khí;
·          Trái Phải tốt nhất có Sa hộ vệ.
·          Lập đương vận vượng sơn vượng hướng hoặc lập hướng thu cát thủy trước mặt.
·          Lấy độ số hướng bia lập Tinh bàn Huyền không, lấy tọa mộ lập Tinh bàn Đại Huyền không sao cho được thu Thủy, khứ Thủy ở vào Lý Khí tốt, lại phù hợp Thiên Tinh.
·          Tránh gần nơi có cây to.
·          Không trồng cây to trên phần mộ ( nên trồng cỏ mát, và hoa… .

+ Cải Táng :
– Trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới.
– Lễ xin Thần linh trước khi phá nấm, mở nắp,hạ huyệt. Sau khi xong lễ tạ chu đáo.Chỗ huyệt mới và cũ đều rắc tiền vàng xuống đáy
Khi ván Thiên được cậy ra , phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí . Sau đó mới tiến hành lấy cốt .
– Gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết :
– Dùng thuốc tiêu thịt để làm tan thịt
– Dùng dấm ngâm hài cốt.
– Nếu hài cốt đã gần sạch, nấu nước bồ kết thật đặc đổ vào quan tài cho ngập thi thể. Vài giờ sau, nước bồ kết đã làm tan hết chất mỡ còn dính trên xương.
– Nếu tình trạng nặng hơn, cần nấu lấy thật nhiều nước cơm, đổ xuống, để một buổi tối, hoặc lâu hơn tùy trường hợp, các vi sinh vật sẽ đến ăn nước cơm, sinh sôi nảy nở một cách thần tốc và nhân tiện làm sạch hài cốt.
+ Dùng các cách trên mà không hiệu quả thì dùng biện pháp can thiệp mạnh như sau :
– Dùng nhiệt của đèn măng sông “nung” xung quanh hài cốt một lúc, sức nóng ấy khiến cho thợ cải táng lấy được xương ra dễ hơn mà không cần dùng dao
–  Dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót, sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang .
– Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , trải tấm ni lông ở dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.Sau khi hoàn tất , đóng nắp tiểu lại . 
– Khi lấp xong Mộ nước tự nhiên (nước ruộng, mương, kèm thuốc sâu và chất không thanh tịnh) sẽ vào trong xương cốt không tốt lắm. Nên dùng cách dưới đây để giữ cho Mộ phát :
 Lấy nam 90 lít nước, nữ 70 lít nước ngã 3 sông bạch hạc (tam giang thuỷ)
  Đun sôi với:
  Lá cây Bồ đề
  Lá hoặc hoa cây sa la song thụ vô ưu
  Gỗ cây Vang
  Ngũ vị hương
  Trầm hương
  Hoa sen
– Trước khi lấp đất đổ thẳng nước này xuống mộ
Hoặc :
  Lấy 5 loại đất của ngã 3 (Ngũ hoàng Thổ) :
  Ngã 3 thành cổ nhà Mạc (Tuyên Quang)
  Ngã 3 sông Bạch hạc (Việt trì)
  Ngã 3 Đền Hùng (Việt trì)
  Ngã 3 Thành Hoàng Diệu (Hà nội)
  Ngã chợ Đồng xuân (Hà nội)
  Mang về nặn thành thần Quy (Rùa thần)
  Mua 1 gói Yểm tâm Tượng (Vàng, Bạc, Mã não,Ngọc trai,San hô)
  Yểm vào CỤ Rùa
  Nhờ thầy Pháp sư Khai Quang điểm nhãn, đặt lên mộ
  Lấy 5 loại Đỗ (hạt đậu):
  Trắng,đỏ,đen,vàng,xanh.Mỗi loại 1 nhúm nhỏ,trộn với đất phù sa của ngã 3 sông gieo lên lưng Thần quy.
– Chuyển linh vị sang bàn thờ chính :
Tại nhà thì chuyển linh vị (hay ảnh thờ) lên bàn thờ gia tiên. Còn tại nhà thờ họ thì đưa linh vị, ảnh hoặc ghi tên (tuỳ theo cách thức của từng vùng, miền) lên bàn thờ họ (hoặc chi).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *