PHONG THUỶ HÀ NỘI

PHONG THUỶ HÀ NỘI       
                                                                                                                    Huyền Phúc                                

http://thegioithuocgiamcan.vn/http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-nhanh-nhat.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-hieu-qua.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/bi-quyet-giam-can-nhanh.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-don-giam-can.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/phuong-phap-giam-can.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-pham-chuc-nang.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/cach-giam-beo-bung.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/thuoc-giam-beo-nhanh.htmlhttp://revitalashvietnam.com/http://thuocgiamcanbestslim.com/,http://cuacuontot.com/http://cuacuontot.com/cua-cuon-austdoor.htmlhttp://cuacuontot.com/cua-cuon-eurodoor.html,http://cuacuontot.com/cua-cuon-khe-thoang-dmspc120.htmlhttp://cuacuontot.com/sua-cua-cuon-tai-ha-noi-dmspc125.html

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến , Một vùng đất hội tụ địa linh nhân kiệt.thật là một vùng đất phong thuỷ tốt, cây cối xanh tươi, nguồn nước trong lành.
        Trong sách cổ có ghi :
Thăng Long đệ nhất đại huyết mạch ( Đế vương quý địa )
Giao châu hữu chi địa  (đất Giao Châu có một ngôi đất)
Thăng Long thành tối hùng Thăng Long tối hùng mạnh)
Tam hồng dẫn hậu mạch (ba con sông lớn dẫn hậu mạch, tiếp khí cho mạch là sông Thao, sông Lô, sông Đà).Song ngư trĩ tiền phương (hai con cá dẫn đường, chính là bãi Phúc Xá ngoài sông Hồng)Tản Lĩnh trấn Kiền vị (núi Tản Linh trấn tại phương Kiền – tây bắc)Đảo sơn đương Cấn cung (núi Tam Đảo giữ phương Cấn – Đông bắc)
Thiên phong hồi Bạch hổ (nghìn ngọn núi quay về Bạch hổ)
Vạn thủy nhiễu Thanh long (muôn dòng nước từ ba con sông Thao, Lô, Gâm đều tụ lại tại ngã ba Việt trì, chảy về nhiễu Thanh long)Ngoại thế cực trường viễn (thế bên ngoài rất rộng và xa, tất cả  núi non trên suốt mạch sông Hồng từ Việt trì đến Ninh Bình đều chầu về)Nội thế tối sung dong (thế bên trong rất mạnh mẽ, đầy đặn)Tô giang chiếu hậu hữu (sông Tô lịch dẫn mạch từ phía sau, bên phải)Nùng sơn cư chính cung (núi Nùng đóng tại chính cung)Chúng sơn giai củng hướng (tất cả núi non đều hướng về rất đẹp)
Vạn thủy tận chiều tông (là nơi tận cùng, hợp lưu của mọi dòng nước từ thượng nguồn dẫn khí mạch về)Vị cư cửu trùng nội (là nơi ở của vua chúa (cửu trùng), đất làm kinh đô)Ức niên bảo tộ long (có thể bền vững tới 10 vạn năm)Cầu kỳ Hổ bất bức (…….)
Mạc nhược trung chi đồng (…….)
   Bất kỳ một người Hà Nội nào đã yêu mảnh đất này không thể không một lần đến Quốc Tử Giám và đọc dòng chữ có ghi trên tấm biển “ Hiền tài là nguyên khí của đất nước”
    Theo quan niệm của địa lý phong thuỷ thì Hà Nội được bao bọc trên vị trí giống như ngồi trên một cái ngai có ba bên là núi:
–                     Bắc 坎☵ là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ Vua Hùng,
–                     Đông bắc 艮☶ là núi Tam Đảo kéo dài đến Quảng Ninh tạo thành  cánh tay Thanh Long,
–               Tây bắc 乾☰ là núi Ba Vì kéo dài tận Thanh Hoá tạo thành cánh tay Bạch Hổ.
     Ngôi thành đầu tiên do Lý Bí khởi công xây dựng năm 543 tại cửa sông Tô (chỗ Hàng Buồm hiện nay) Năm 621 xây lại (sử không chép là do ai xây) Năm 767 xây dựng lại và được gọi là La Thành, năm 866 tiếp tục được xây lại và được gọi là thành Đại La.
     Và rồi là thành Thăng Long năm 1010 khi có chiếu rời đô của Lý Công Uẩn và sau đó đến  triều Nguyễn có sửa đổi nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên căn bản. phía Bắc 坎 ☵ Hồ Tây, Trúc Bạch-phía tây 兌☱ có sông Tô (nay là Lạc Long Quân)-phía nam篱☲là sông Kim Ngưu-phía đông震☳ sông Nhị hà (sông Hồng)
Hà Nội có hai rồng chính. một là sông Hồng, sông Tô (thuỷ long) hai ,là đê sông Hồng và đê La Thành (sơn long)
  Còn núi ở vường  Bách Thảo là khán sơn, tay long bắt nguồn từ Tam Đảo ra đến Hòn Gai, tay Hổ từ  Ba Vì ra đến cửa Thần Phù (Thanh Hoá) Chu tước có hồ Bảy Mẫu, Huyền Vũ có núi Nghĩa Lĩnh đền Hùng.
     Về trung tâm thành Nội (còn gọi là Hoàng Thành) Bắc坎☵ sông Tô (Phan Đình Phùng) Tây兌☱ có chùa Nhất Trụ, phía Nam篱☲ có Trần Phú, Đông震☳ có Lý Nam Đế. Tử Cấm Thành (dinh thự của vua) Bắc 坎☵ Hoàng Văn Thụ, Tây兌☱Hoàng Diệu,  Đông 震☳Nguyễn Tri Phương. Từ Cột Cờ – Đoan Môn đến điện Kính thiên theo trục Tý 子Ngọ午 (Trúc Bạch- Kim Liên) .
    Còn về cách nhìn theo Kinh Dịch: Thái cực đường chạy vòng quanh thành, tả có sông Hồng, hữu có sông Tô và hồ Lãng Bạc, sông Nhị Hà chính là lưu thuỷ, hoàng thành 4 mặt đều nhau tạo thành tứ tượng, ngoại thành có bờ đê (sơn long) cũng có thể gọi là hậu hổ (thế dựa) hai cửa ô Lương Yên và Thịnh Hào là hai cạnh của vòng thái cực đi vòng ra 4 cửa ô Cầu Giấy-Thuỵ Chương-Yên Phụ-Thịnh Hào, là nhưngc góc đều nhau là tyhái cực ra đến hồ Bẩy  Mẫu trước cung điện. Tả có ngọc Sơn-Hoàn Kiếm-Cầu Dền, hữu có Giảng Võ, Thành Công-như vậy có tay long dài , tay hổ ngắn tạo thành thế tương nhượng.
    Theo  bát quái: phương Càn乾☰ có Giảng Võ đường, chùa Trấn Quốc, làng Hữu tiệp (Láng Trung) phương Khảm坎☵ có tây Hồ, phương Cấn艮☶   có Nhật tân, Quảng bá, phương Chấn震☳ có chùa Thạch Cổ, Ô Quan Chưởng, Cửa Bắc, Hàng Chiếu, phương Tốn巽☴ Hoàn Kiếm, nhà hát lớn, phương Ly 篱☲ Đầm sen, Ô Kim Liên, Văn Miếu, (hồ bảy mẫu kiềm chế sự bốc lên của Ly hoả)
Phương Khôn 坤☷ có làng Thịnh Hào, Cầu Giấy, phương Đoài 兌☱ có Nhất trụ, đền Voi Phục, làng Ngọc Hà. Đó là phong thuỷ xưa như vậy:
      CÒN PHONG THUỶ HIỆN TẠI:
1-   Về âm dương:
·        Dương khu Sóc Sơn ở phía Bắc
·        Âm  là  khu phía Nam Hà Nội giữa âm & dương chia  cắt nhau bởi sông Hồng.
–         Về sông: Hà nội ảnh hưởng trực tiếp do 4 con sông; sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Đáy.
–         Về núi: c0ó núi Hàm Lợn ở Sóc Sơn đỉnh là đỉnh  chân chim cao hơn 440 mét Ba Vì, Tam Đảo.   
2-   Về bát quái:
·        Càn 乾☰ các trường huấn luyện của Quân Đội.
·        Khảm 坎☵ núi Sóc Sơn (quan trọng là có đền Sóc, Cổ Loa & sân bay Nội Bài.
·        Cấn 艮☶ có chùa Đại Lâm, Bát Đế đền Đô, làng Đồng Kị Tiên Sơn (thủ công mỹ nghệ)
·        Chấn震☳  từ Gia Lâm đến Như Quỳnh có chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phù Khê, hiện tại đang phát triển mạnh các khu công nghiệp.
·        Tốn 巽☴ theo quốc lộ 5 ngoặt xuống đông nam có sự đầu tư lớn phát triển khoa học kỹ thuật.
·        Ly 篱☲ từ Thường Tín đến Hà Nam.
·        Khôn坤☷khu Hoà Lạc có các chùa như chùa Thầy, Trăm gian, khu liên hợp thể thao Mỹ Đình.  
·        Đoài 兌☱ có Nhất Trụ, Bát Thát, Đại Yên, Liễu Giai, chùa Hà, tất cả đều nằm trên trục đường thẳng từ điện Kính thiên về phía Tây.
      Như vậy Hà Nội có hệ thống chùa dọc theo hai phương Tây và Đông, bắc có núi non bao bọc, nam là đồng bằng từ Nam Định chạy ra đến biển đông tạo thành một vùng trũng, Hà Nội như cái ngai trong lòng chảo thu khí trường của vũ trụ , vậy mới gọi  là ĐỊA LINH QUY TỤ HIỀN TÀI.
      Hà Nội là  Thủ Đô, trái tim của cả nước, niềm tự hào dân tộc. Tuy Hà Nội hiện nay có rộng lớn hơn xưa kia rất nhiều nhưng vẫn giữ được hình giáng tương ứng với  bát quái, vậy thì dù Hà Nội rộng hay hẹp cũng chỉ làm tăng thêm mức độ quy mô  mà thôi.
           Hình dáng Việt Nam ta là hành thuỷ, những con số theo dịch lý
   1 + 9 = 10 : 2 = 5 vì vậy sẽ có những biến động lớn có tính lịch sử, bước ngoặt ứng  vào các năm có số 1, số 9, số 5, số 0 .  
                                             “Phần này các bạn tự chiêm nghiệm
Năm 1010 chiếu rời đô
Năm 1911 Bác Hồ đi tìm đường cứu nước
Năm 1930 thành lập Đảng
Năm 1890 ngày sinh Bác Hồ
Năm 1941 Bác hồ  về nước
Năm 1945 Bác đọc tuyên ngôn độc lập
Năm 1969 Bác mất
Năm 1975 Giải phóng hòan toàn miền nam
Năm 2011 lần đầu tiên Việt nam bầu cử cả 4 cấp cùng một ngày.
                                                                                       Huyền Phúc

BẢN ĐỒ HÀ NỘI THỜI HỒNG ĐỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *