Đền Vạn Ngang Đồ Sơn

        Đền Vạn Ngang Đồ Sơn nằm ở chân núi Hoành Sơn – Đồ Sơn. Đền Vạn Ngang Đồ Sơn còn gọi là Hoành Sơn Linh Từ. Đền Vạn Ngang Đồ Sơn là nơi thờ Quan Hoàng Bơ và Tiên Bằng Công Chúa. Vì thế, tên đền hiện nay là Đền Quan Hoàng Bơ Phủ. Đây được coi là nơi thờ chính của Quan Hoàng Bơ.
        Ngoài ra, Đền Vạn Ngang Đồ Sơn còn có phối thờ Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu thời Vua Lê Trung Hưng – Người mà được một số người coi là hiện thân của Thánh Quan Hoàng Tư Thủy Tề trong Tứ Phủ Thánh Hoàng. (Xem thêm về Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu tại đường link này: Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu).

Đền Vạn Ngang
        Lịch sử đền Vạn Ngang Đồ Sơn
        Đền Vạn Ngang Đồ Sơn xưa có tên là Thủy Tiên Am được xây dựng năm Thái Ninh thứ 3 triều Lý thờ Chư Vị Thánh Tiên. Đây là nơi các bậc văn nho chức sắc tổ chức bình thơ xướng họa.
        Truyền thuyết kể rằng: Lưu Đình Chất người làng đông khê xã Quỳ Chữ khí chưa đỗ đạt ông có nằm mộng sẽ gặp đc một vì long thần phù giúp trong thời gian ông đi du xuân ngắm cảnh và có mặt trong cuộc bình văn thơ năm Hoằng Định thứ 7 đó đã được âm phù của thánh hoàng sau đó ông đỗ đạt lúc đó ông đã ngoại tứ tuần. Vào năm niên hiệu Vĩnh Tộ thứ tư đền chính thức được xây dựng hoàn thành bằng gạch lợp ngói nối kiến trúc hình chữ nhị, có cổng tam quan, đài cửu thiên, bia hạ mã. Cây đa cổng đền do tiến sĩ Lưu Đình Chất hậu tạ thánh ân đã phù hộ đỗ đạt.
     Tên đền Hoành Sơn Linh Từ được đặt vào năm Vĩnh Tộ thứ tư. Xong ngồi đền cổ này bị Pháp phá hủy vào năm 1886 để mở đường xây dựng nhà nghỉ thống sứ bắc kì.
     Sau đó nhân dân và nhà thầu xây dựng lại ngôi đền nhỏ để phụng sự xong ngồi đền nhỏ đó cũng bị phá hủy vào năm 1974.
   

Tượng Quan Hoàng Bơ tại Đền Vạn Ngang
       Đến năm 1991, Thủ Nhang Lưu Đức Thắng – Một người cả đời chăm chút cho ngôi đền đã cùng các con nhang, đệ tử thập phương xây dựng lại. Đền Vạn Ngang Đồ Sơn ngày nay rất khang trang, tố hảo nằm cheo leo bên một vách đá nhìn ra biền Đồ Sơn đầy gió tại nên một cảnh sắc Sơn Thủy Hữu Tình.
        Huyền tích về đền Vạn Ngang Đồ Sơn
        Tương truyền rằng vào một đêm cuối xuân năm niên hiệu Khai Thái thứ 5 các bậc nho sinh đang bình thơ tại Đền Vạn Ngang Đồ Sơn, bổng xuất hiện một vị tiên bà xưng là Tiên Bằng Công Chúa cùng xướng họa thơ ca và chỉ dạy thời cuộc cho người đương thời lúc bấy giờ biết được thời cuộc đổi thay, dạy cho nhân dân biết khai hoang trông trọt, biết về thời tiết, để khi ra khơi vào lộng tránh được sự sóng gió bất bình của thiên nhiên. Vì vậy nơi đây thờ Tiên Bằng Công chúa.
       Vào năm niên hiệu Hoằng Định thứ 6 vào đêm ngày mồng 6 rạng ngày mồng 7 tháng 3 các bậc nho sinh bình văn đọc thơ bổng xuất hiện một vị nho sinh mặt mày khôi ngô tuấn tú mặc sắc phục trắng xưng danh là Đệ Tam Thái Tử cùng bình văn đọc thơ.  Rạng ngày hôm sau thì không thấy vị nho sinh đâu nữa. Vì thế, người đời sau cứ mỗi độ xuân về lại tổ chức các cuộc bình văn đọc thơ để mong các bậc thần tiên giáng phàm. Cũng vì vậy, Đền Vạn Ngang Đồ Sơn đã lập thờ Quan Đệ Tam Thái tử tức Quan Hoàng Bơ là quan thủ đền. (Xem thêm: Quan Hoàng Bơ).

     Đền vạn Ngang có phải là nơi thờ chính của Quan Hoàng Bơ

     Quan Hoàng Bơ thường được phối thờ tượng tại cung Tứ Phủ Thánh Hoàng tài các đền cùng Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười. Quan Hoàng Bơ có 3 ngôi đền thờ chính là:
      – Đền Hưng Công tại Thái Bình
      – Đền Quan Hoàng Ba tại Thanh Hóa.
      – Đền Vạn Ngang – Đồ Sơn.
    Đền Hưng Công quan Hoàng Bơ được coi thờ như Thành Hoàng của làng. Đền có sự tích về Quan Hoàng Bơ. Đền Quan Hoàng Ba cũng có tích về Quan Hoàng Bơ, nhưng nghe đâu mới được xây dựng gần đây. Như vậy, đền cổ thì có thể nói chỉ có đền Hưng Công và Đền Vạn Ngang mà thôi.
     Nhiều tài liệu cho rằng Quan Hoàng Bơ không giáng trần. Nếu như vậy, đền Vạn Ngang là ngôi đền Ngài hiển linh về trần, nên nhiều người cho rằng Đền Vạn Ngang là đền thờ chính của Quan Hoàng Bơ là cũng có cơ sở.

      Lễ hội Đền Vạn Ngang Đồ Sơn
      Đền Vạn Ngang Đồ Sơn hàng năm tổ chức lễ hội vào 3 ngày từ mùng 6 và mùng 8 tháng 3 âm lịch là ngày hiện hóa của Tháng Hoàng Bơ tại Đền Vạn Ngang.

Thủ nhang Lưu Đức Thắng (bên trái)
       Trong suốt 3 ngày diễn ra, phần lễ và phần hội của đền Vạn Ngang Đồ Sơn được tổ chức đan xen, mang đến cho người dân và du khách dịp được tham gia những lễ nghi mang đậm dấu ấn tín ngưỡng cũng như các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Phần lễ trang nghiêm bao gồm các nghi thức như: Mộc dục, rước Thánh Hoàng tuần du, tế Thánh, tế Thi đài (tế cầu Hoàng dáng bút), rước nghiên mễ bút đào lên thi đài, xem giáng giám (xem sự linh ứng chữ trên mâm gạo), tế Kỳ phúc (ban chữ cho chư vị quan khách, đồng đền, nhân dân và du khách).

         
.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *