Phong tục đưa Ông táo về trời và Cúng giao thừa ngoài trời

Phong tục đưa Ông táo về trời và Cúng giao thừa ngoài trời

Phong tục đưa Ông táo về trời

Theo phong tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng đế (hay ông Trời).
Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông công 3 chiếc (2 mũ cho 2 Táo ông và 1mũ Táo bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:
  •  Năm hành kim thì dùng màu vàng
  •  Năm hành mộc thì dùng màu trắng
  •  Năm hành thủy thì dùng màu xanh
  •  Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
  •  Năm hành thổ thì dùng màu đen
Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thỏi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo  vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó ngưòị ta lập bài vị mới cho Táo quân.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ỷ nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.
Ngoài ra, để các ông và bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép hãy còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Gon cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao họ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ỏ miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy chồng mới, còn người chồng cũ vẫn nghèo khó. Trong một lần đi xin ăn, tình cờ người chồng cũ ta gặp lại người vợ cũ và được hậu đã. Đúng lúc đó, người chồng mới về bắt gặp và sinh lòng nghi ngờ. Người vợ uất ức đâm đầu vào đống lửa chết, ngưòi chồng cũ cảm thương chết theo. Người chồng mới sau cũng nhảy vào lửa chết. Ngọc hoàng cảm kích phong cho ba người làm Táo quân – Vua Bếp. Vào ngày 23  tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép để cúng với quan niệm rằng, Táo quân cưỡi cá chép về chầu trời, tâu với Ngọc hoàng mọi việc trong năm, cầu may mắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *