Tử Bình Chân Thuyên bình chú

Chương 29:

Luận câu nệ vào cách cục


Nguyên văn:
Bát tự Dụng thần chuyên dựa vào nguyệt lệnh, nguyệt lệnh không có Dụng thần thì từ từ tìm cách cục. Nguyệt lệnh là gốc, ngoại cách là ngọn. Người nay không phân nặng nhẹ mà câu nệ cách cục, tức bỏ thực tìm hư.

Từ chú thích:
Khi xem mệnh, thường đem tám chữ lần lượt phối hợp can, chi, kết thành một khối để chọn ra đầu mối then chốt trong đó, không thể bỏ qua một chữ nào. Nguyệt lệnh là khí đang vượng, vượng suy tiến thoái cần phải dựa vào đó mà định (xem lại tiết Dụng thần). Tức là nguyệt lệnh không có dụng thần mà chọn ngoại cách, cũng đã có bài viết đã bàn rồi, phải hợp với lẽ ngũ hành mới có thể chọn bằng không chỉ là mảnh ghép lộn xộn, không hoàn toàn tin cậy. Người nay hiểu biết nửa vời, lại không để tâm nghiên cứu, thấy một vài chữ giống nhau liền cho là hợp với cách cục nào đó. Đó không chỉ là sự vô nguyên tắc mà còn rập khuôn cách cục; cũng không phải vì đã từng hiểu rõ đến mức ôm miệng cười khúc khích. Do không hiểu nguyên lý, nên câu nệ chấp nhất mà không biết rằng đang sai lầm.

Nguyên văn:
Cho nên Mậu sinh tháng Giáp Dần, thời thượng Canh Thân, không cho là minh Sát có chế phục, mà tưởng rằng cách chuyên Thực gặp Giáp giảm phúc.

Từ chú thích:
Hỷ kỵ thiên nói rằng: “Canh Thân gặp ngày Mậu gọi là cách Thực thần chuyên vượng, năm tháng phạm Giáp Bính Mão Dần, đây chính là gặp và như không gặp”. Thực thần chuyên Lộc trong thời can có nhiều, sao lại phải chọn ngày Mậu giờ Canh Thân để nói? Chính là do Canh Thân ám hợp Ất Mão, cũng là quan tinh của Mậu thổ, ám hợp thủ dụng đáng tin hay không tạm thời để sang một bên chưa bàn. Tam Mệnh Thông Hội nói rõ: “Nguyệt lệnh nếu gặp Tài Quan thì lấy Tài Quan để luận”. Tài Quan là Dụng thần tức nguyệt lệnh hữu dụng thì chọn từ nguyệt lệnh. Lại nói rằng: “Mậu Ngọ, Mậu Dần khó áp dụng cách này”, có thể thấy được không chỉ có nguyệt lệnh mà tứ trụ cũng cần phù hay ức tức là cách chọn có sự khác biệt.


Nguyên văn:

Bính sinh Tý nguyệt, thời gặp (Quý) Tị là lộc, không cho rằng cách Chính quan, Quy lộc bang thân mà tưởng là Nhật lộc quy thời gặp Quan phá cách.

Từ chú thích:
Hỷ kị thiên nói rằng: “Nhật lộc quy thời một quan tinh, hiệu viết thanh vân đắc lộ”. Bàn về cách Nhật lộc bang thân làm dụng, như:

Mệnh của Vương Thụ San, Diêm nghiệp tổng thương (trưởng một phòng hay một cục ngành muối) :
Quý Dậu / Quý Hợi / Mậu Tý / Đinh Tị
Nhâm Tuất -Tân Dậu -Canh Thân -Kỷ Mùi -Mậu Ngọ -Đinh Tị


Mệnh của Hoàng Quang Ích, tổng biên tập tờ Nhật báo nhỏ:

Nhâm Thìn / Nhâm Tý / Bính Thân / Quý Tị
Quý Sửu -Giáp Dần -Ất Mão -Bính Thìn -Đinh Tị -Mậu Ngọ

Hai mệnh trên đều là nhật lộc quy thời, mệnh ông Vương thì nguyệt lệnh Chính Tài quá vượng, vận đến Tỷ kiếp thì giàu có, chính là nói “Tứ trụ không có quan tinh, thanh vân đắc lộ”. Tứ trụ ông Hoàng thì Quan Sát quá vượng, nhờ Tị lộc là gốc của nhật nguyên, cần phải thông quan dụng Ấn, vận đến đất Ấn là tối mỹ. Tỉ Kiếp bang thân giúp địch Sát tuy là vận đẹp, tị thuộc về hai cỗ xe tứ mã quy lộc (ý nói tị bị nhật chủ Bính cưỡi và bị Bính ở vận cưỡi nữa) kiến Quan thành phá cách, chủ yếu là do thân sát đánh nhau, không nên gặp mới đẹp. 


Như:
Kỷ Tị / Bính Dần / Ất Mùi / Kỷ Mão
Ất Sửu -Giáp Tý -Quý Hợi -Nhâm Tuất -Tân Dậu -Canh Thân

Đây là mệnh của một ông chú ruột của tôi, Thương quan sinh Tài làm dụng, tuy hưởng phúc từ tổ tiên để lại nhưng không con.

Như:
Nhâm Thìn / Nhâm Tý / Bính Thân / Quý Tị
Quý Sửu -Giáp Dần- Ất Mão- Bính Thìn -Đinh Tị- Mậu Ngọ

Đây là mệnh em họ tôi, nguyệt lệnh quan tinh bị thương, tý sửu hợp chặt trụ quan tinh. [Dịch chú: Trụ này y chang trụ Hoàng Quang Ích, lời đoán thì nói đến chữ Sửu, nhưng tứ trụ không hề có, tra xét nhiều bản cũng thấy y như vậy, có thể thấy là tài liệu công bố sai, tạm thời bỏ qua không bàn đến]

Có thể thấy được Nhật Lộc quy thời, hết mực trợ thân, không thể vì không thấy quan tinh liền luận là quý cách. Nếu nguyệt lệnh quan tinh thanh thuần, thân vượng dụng Tài sinh Quan thì sao không là quý cách được.


Nguyên văn:
Tân nhật thấu Bính, giờ là Mậu Tý, không cho rằng Tân nhật đắc Quan phùng Ấn, mà cho là Triều Dương cách, chỉ vì Bính mà không thành cách.

Từ chú thích:
Hỷ Kị Thiên nói rằng: “Lục Tân nhật thời gặp Mậu Tý, hiềm Ngọ vị vận hỷ Dậu phương”, lấy Mậu Bính cùng lộc tại Tị, Mậu là Ấn của Tân, tác động Bính là quan tinh của Tân.

Như:
Mậu Thân /Ất Mão/ Tân Hợi /Mậu Tý
Bính Thìn- Đinh Tị -Mậu Ngọ -Kỷ Mùi -Canh Thân -Tân Dậu

Đây là mệnh của danh nhân Chu Bảo Tam, người đất Hỗ (Thượng Hải), tương truyền thuộc Triều Dương cách. Cách này rắc rối tạm thời chưa bàn, theo Triều Dương cách mà nói thì Tam Mệnh Thông Hội nói rõ sinh tháng Giáp Dần Ất Mão, chỉ lấy Tài để luận, đây cũng chính là lấy Tài làm dụng thần. Lại nói rằng, sinh tháng tứ quý thì dùng Ấn để luận, đó là vẫn dựa theo nguyệt lệnh làm trọng, vẫn dùng tứ trụ phù ức.

Nguyên văn:
Tài gặp giờ Sát, không cho rằng sinh Sát công Thân mà tưởng rằng gặp cách cục Thời thượng Thiên quan.

Từ chú thích:
Tài gặp giờ Sát là nguyệt lệnh Tài mà gặp giờ là Sát, Hỷ Kị Thiên nói rằng: “Nhược nãi thời phùng Thất sát, kiến chi vị tất vi hung, nguyệt chế can cường, kỳ sát phản vi quyền ấn”, nghĩa là nếu giờ gặp Thất sát chưa hẳn là hung, nguyệt chế can cường, thì Sát này chuyển thành uy quyền. Nguyên văn rất rõ, can cường nghĩa là thân cường; Thất sát vốn khắc Thân, nhưng nhật nguyên cường thì Thất sát hữu chế, phản thành nắm giữ uy quyền. Không chỉ có ở thời trụ mới vậy mà khi dụng Sát đều như vậy. Nếu lấy Thời thượng Thiên quan, không cần biết nhật nguyên mạnh yếu, không xem xét có chế hóa hay không, liền cho rằng phù hợp quý cách thì sai lầm lớn rồi.

Nguyên văn:
Quý sinh tháng Tị, giờ gặp Giáp Dần không nghĩ rằng ám Quan thụ phá mà cho là hình hợp thành cách.

Từ chú thích:
Hỷ Kị Thiên nói rằng, “Lục Quý nhật thời phùng Dần vị, tuế nguyệt phạ Mậu Kỷ nhị phương “, tức nói về hình hợp cách; ở cách cục thì các cách hình hợp, diêu tị, diêu sửu là các cách rất không đáng tin, so với thuyết ám xung thì càng không có căn cứ; tị gặp thân là hình hợp, tị kiến dần là hình mà không hợp; tóm lại đều không có nguyên lý, tuy sách có biên cách này nhưng không chỉ cách dùng. Ví dụ như thầy thuốc chẩn bệnh không hiểu bệnh lý để hốt thuốc, há bắt đúng bệnh được sao? Tuy trước đây đã biết đến cách này nhưng giờ tạm gác lại thì hơn.

Nguyên văn:
Quý sinh tháng mùa Đông, Dậu nhật Hợi thời, thấu Mậu tọa Tuất, không cho rằng nguyệt Kiếp kiến Lộc, dụng Quan thông căn, mà tưởng rằng cách củng Tuất, do điền thực mà bất lợi. Tân nhật tọa sửu, năm dần, tháng hợi, giờ mão, không dùng Chính tài cách mà dùng điền thực củng quý (nhân).

Từ chú thích:
Nhật trụ củng Lộc hay giáp quý nhân, dù tứ trụ không rõ cách kiến lộc kiến quý, khi địa chi có trật tự thì cũng đủ tăng vượng trợ lực dụng thần. Như mệnh Viên Hạng Thành (Viên Thế Khải), bát tự cơ bản là tốt, hỷ dụng lại thanh thuần, ví như cẩm thượng thiêm hoa, càng tăng cái đẹp, nếu bát tự bình thường, tuy có củng giáp lộc quý thì dùng nó như thế nào? Lộc quý không thể làm dụng, chả lẽ củng giáp chỉ hư vô, bất thực chăng? Điền thực cũng chưa chắc phá cách, như mệnh Viên Hạng Thành, sơ vận Nhâm Thân, không phải điền thực quý nhân ư? Vận Canh Ngọ không điền thực Đinh Lộc? Đủ thấy rằng khi lấy Dụng thần hỷ kị làm chính thì không thể chấp nhất vụn vặt mà bỏ qua căn bản. Về phần giáp Quan củng Khố, rốt cuộc mang ý nghĩa gì thì không thể giải nghĩa được.

Trích lại thiên: Luận tinh thần vô quan cách cục,

Kỷ Mùi / Quý Dậu / Đinh Tị / Đinh Mùi
Đại vận: Nhâm Thân – Tân Mùi – Canh Ngọ – Kỷ Tị – Mậu Thìn – Đinh Mão

Đây là mệnh của Viên Hạng Thành (tức Viên Thế Khải), xem sơ qua thì thấy Thân cường Thực Thần chế Sát mà thôi, nhưng biện chi tiết thì lấy năm làm chủ, năm là Kỷ Mùi, Mùi Dậu giáp thân là quý; lấy ngày làm chủ thì Đinh quý nhân tại Dậu, lấy Sát làm dụng mà Sát quý tại Tị cho nên thân Sát hỗ hoán đắc quý nhân. Thất sát là thần đối nghịch với ta, quý nhân hỗ hoán ví như được triều đình nhà Thanh biết đến mà trọng dụng, mà cũng là dấu hiệu triều đình bị ta phản phúc. Địa chi Tị Mùi Dậu giáp lộc giáp quý, toàn trụ đầy Lộc và Quý nhân ủng hộ nên ứng với Nguyên thủ quốc gia. Đến vận Mão, Sát đối nghịch lâm Quý nhân đắc thế mà xung với Quý nhân của bản thân nhật chủ, bị cô lập hoàn toàn, hết sức hiển nhiên vậy.


Nguyên văn:
Ất sinh tháng dần, giờ gặp Bính tý, không nghĩ là mộc hỏa thông minh mà cho rằng thành cách Thử quý.

Từ chú thích:
Hỷ Kị Thiên nói rằng, “Âm mộc độc ngộ tý thời, vi lục Ất thử quý chi địa”, sinh ngày Ất khởi giờ đầu là Bính tý, lộc của Bính tại tị, tị hợp với thân kim là Quan tinh của Ất mộc; tý lại hợp với thân là tam hợp quý hội (Ất quý nhân tại tý và thân). Thần phong thông khảo ghi rằng: “Tý trung Quý thủy hợp Mậu vi Ất Tài”, Mậu lộc tại tị, tị hợp thân, là Quan tinh của Ất, thuyết này càng thiếu căn cứ. Tóm lại, các cách cục này không đáng tin, bỏ qua một bên thì hay hơn. Các lý thuyết sai lầm trên, trăm thứ không đúng một, điều này đều do không hiểu mệnh lý, rồi phân tích bình luận bậy bạ.
Chú thích:


1) Vương Thụ San

Giới thiệu:

Ông sinh giờ Tị ngày 02/12/1873 DL (tức ngày 13 tháng 10 năm Quý Dậu), mất năm 1938, người Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tên là Thể Nhân, tự Thụ San. Học vị đến bực Tú tài cuối thời Mãn Thanh. Rồi chuyển đến cư trú ở Hàng Châu, sau cách mạng Tân Hợi (1911) sống ở Thượng Hải. Vương Thụ San theo nghề kinh doanh muối (diêm nghiệp). Vương Thụ San rất yêu sách, đặc biệt là sách cổ, ông là một nhà sưu tập sách nổi tiếng; xây tòa Cửu Phong Cựu Lư (nhà sách cổ Cửu Phong) ở Hàng Châu, còn lưu trữ sách cực quý tại Thượng Hải. Theo Cửu Phong Cựu Lư Tàng Thư Ký – tác giả Đỗ Quốc Thịnh – thì ông lưu trữ được hơn 100 bản cổ thư cực quý đời Tống, còn ở các tỉnh, phủ, huyện khác thì hơn 2000 bản sách hiếm. Ngoài ra còn có các loại tài liệu, bản ghi chép địa chí, khoảng 29 cô bản (bản duy nhất), đặc biệt trong đó có bản Ngô Quận Chí, là bản mộc khắc từ thời Tống. Các sách hiếm, không có ở các thư quán khác cũng hơn 400 loại. Sau khi Vương Thụ San mất đi, đa số sách của ông lưu trữ tại Sở nghiên cứu địa chất Nam Kinh, trong những gian nhà được đặt tên là “Cửu Phong Cựu Lư”, “Đông nam tàng thư lâu”.

Bát tự:

Thập thần Tài Tài nhật Ấn
Tứ trụ Quý
Dậu
Quý
Hợi
Mậu
Đinh
Tị
Nhân nguyên nhâm-giáp
Đại vận:
Tài Thương Thực Kiếp Tỉ Ấn
Nhâm Tuất Tân Dậu Canh Thân Kỷ Mùi Mậu Ngọ Đinh Tị
8 tuổi 18 28 38 48 58
1881 khởi vận 1891 1901 1911 1921 1931


Luận theo Nhật Lộc quy thời hoặc Tài cách thì kết quả đều giống nhau, mấu chốt ở chổ thời trụ, hỏa trợ Nhật chủ để mà đối địch kháng Thương quan sinh Tài. Nhưng luận theo Tài cách càng cụ thể, thuyết hơn. Đầu tiên, Tài đương lệnh và thấu, lại có Thương quan, cấu thành Thương quan sinh Tài, hai điểm này thẳng một đường, kết cấu cách cục đầy đủ, khí thế thành công. Nhật chủ tuy nhược, nhìn như thủy cường vượng khắc hỏa, là tượng Tài phá Lộc Ấn, thực ra thủy hỏa hai bên Nhật chủ là mỗi thứ đều có nhiệm vụ, chính là tượng thủy hỏa ký tế, cũng chính là Tài Ấn không gây trở ngại cho nhau. Từ đó có thể thấy rằng Tài cách dụng Ấn Tỉ cục cân bằng, cách tất thành.

Bát tự dù sao cũng thấy kim sinh thủy rất cường vượng, thổ hỏa tương đối nhược, hành vận hỷ sinh trợ Nhật chủ. Cho nên, Mệnh chủ thuở nhỏ hành vận Tân Dậu, Canh Thân là vận Thực Thương, không đủ lý tưởng, khoa cử công danh chỉ đạt “Tú tài”, không thể đăng khoa đến bực “Tiến sĩ”.

Vận Kỷ Mùi, Mậu Ngọ là Kiếp Tỉ cường thế, trợ Thân đảm nhiệm được Tài, Thân Tài lưỡng đình, thân văn nhân chuyển sang buôn bán chủ giàu có. Vận Đinh Tị, Ấn thấu vẫn có thể giúp Thân đảm Tài, cũng là hành vận chủ phú. Nhưng vận Đinh Tị và nguyệt trụ thiên khắc địa xung, dẫn đến thủy hỏa giao chiến, bởi vậy là vận phá cách cục, biểu hiện Mệnh chủ mất tại vận này; năm 1938, vận Đinh Tị thiên khắc địa xung nguyệt trụ, lưu niên Mậu Dần thiên hợp địa hợp nguyệt trụ, xung mà gặp hợp là ứng nghiệm hung, Mệnh chủ tạ thế.

Nhìn tổng quát mệnh tạo và cuộc đời Vương Thụ San chủ yếu giàu có do nhiệm Tài; Ấn trợ Nhật chủ địch Tài thành ra chủ văn hóa, chủ về văn thư quý hiếm. Bởi vậy cả đời ngoài kinh doanh làm ăn buôn bán ra, ông đam mê, sưu tập sách cổ về văn hóa, lịch sử, địa lý.
Chương 28.

Luận chi trung hỷ kị phùng vận thấu thanh
(Luận hỷ kị thần tàng trong chi gặp vận thấu ra thanh thuần)



Nguyên văn: 
Hỷ kị thần là thiên can tàng trong chi so với hỷ kị thần thiên can cơ bản có sự khác biệt, khi vận gặp thấu thanh, vốn đang tĩnh nằm đợi thời, thì chính là lúc dụng được nó, ứng nghiệm của hỷ kị sẽ thấy ngay. Vậy thấu thanh là gì? Đó là, giả như Giáp dụng Dậu Quan, gặp Thìn Mùi tức là Tài, mà vận thấu Mậu; gặp Ngọ Mùi tức là Thương, mà vận thấu Đinh.

Từ chú thích:
Trong nguyên cục tàng các thần không đồng nhất, là hỷ là kị, tĩnh lặng chờ thời gặp được vận dẫn xuất thì cái dụng mới thành hiện thực. Như tứ trụ Khang Hữu Vi bên trên, nguyên cục Đinh Kỷ tàng trong Ngọ, vận gặp chữ Kỷ thì Kỷ thổ dẫn xuất đắc dụng, lực Quan Sát chế Nhận mới biểu lộ rõ ràng.

Nếu hai chi mệnh và vận hội thành cục cũng luận thanh thuần. Như Giáp dụng Dậu Quan, bản mệnh có Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất (thành hỏa cục). Nhưng tại niên mới có vai trò quan trọng, tại nhật chỉ bình thường, còn giả như sinh vào giờ Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất hội cục, thì hoãn không luận vội. Tuy xác định cách thành bại cao thấp, Bát tự đã có định luận, và so với cái vốn có của mệnh thường tồn tại bất đồng, nhưng mà trong 5 năm địa chi vận này cũng vẫn có thể luận họa phúc. Trường hợp thần ở nguyệt lệnh mà gặp vận thấu thanh, thì so với cái vốn có của mệnh không phải là không liên quan với nhau, chính là cái mà chương trước gọi là hành vận thành cách biến cách.

Mệnh và vận hội cục, như ở tứ trụ Khang, Mùi là hỏa thổ vận hội Mão mà thành mộc cục, hóa ra Thương phá cách. Đây là phương pháp thủ vận, tùy trường hợp mà xử trí.

Như:

Đinh Sửu / Đinh Mùi / Đinh Dậu / Đinh Mùi
Bính Ngọ – Ất Tị – Giáp Thìn – Quý Mão – Nhâm Dần

Đây là mệnh một ông anh họ Diêu. Hỏa vượng ngộ kim (Tài) mà lại được Thực thần sinh cho là phú cách Thực thần sinh Tài. Hỏa vượng kim suy, đến Tị vận, tam hợp Tị Dậu Sửu đủ mặt, (hoạt năng của kim mạnh nhất) nên đây là vận đắc ý nhất trong cuộc đời, các vận còn lại thì đều hết sức khó khăn. Mão vận hội Mùi, Kị thần thấu thanh phát động, qua đời.

Khi gặp vận thấu thanh hoặc hội hợp, thì những thay đổi so với khuôn mệnh không quá khác biệt, đặc biệt chỉ khoảng 5 năm mà thôi, qua hết 5 năm thì trở lại như cũ. Về phần địa chi hội hợp tại niên hoặc tại nhật hay thời thì không nên câu chấp. Tóm lại, hỷ kị là thần mang tính chất thanh thuần thì ứng nghiệm cát hung rõ ràng ngay, nếu là nhàn thần và hỗn tạp thì quan hệ không quan trọng.

Nguyên văn:
Cho nên thường cầm một Bát tự trên tay, lần lượt phải xét toàn bộ can chi, trên dưới để xem. Chi là sinh địa của can, can là thể hiện của chi, như trong mệnh có một chữ Giáp thì tổng quan tứ chi xem có Dần Hợi Mão Mùi không, nếu có một chữ thì Giáp có gốc (hữu căn). Hay như có một chữ Hợi thì tổng quan tứ chi xem có hai chữ Nhâm Giáp không, có Nhâm thì Hợi là lộc của Nhâm, Nhâm thủy dụng được; dụng Giáp thì Hợi là sinh địa của Giáp, dụng Giáp mộc được; cùng dụng Nhâm Giáp thì một lấy lộc làm gốc, một lấy Trường sinh làm gốc, cả hai cùng dụng được. Khi thủ vận cũng dùng phương pháp này, tức đem bản mệnh Bát tự lần lượt phối hợp can chi mà định.

Từ chú thích:
Hai câu “Chi là sinh địa của can, can là thể hiện của chi” thực là phương pháp cốt yếu để xem mệnh, còn nói tịnh thấu kiêm dụng thì dường như chưa đầy đủ. Địa chi tuy tàng nhiều nhưng phải tuân theo thứ tự, như Dần tàng Giáp Bính Mậu thì Giáp là khí đang vượng (đương vượng chi khí), Bính là khí phương sinh (phương sinh chi khí), còn Mậu là khí ký sinh (ký sinh chi khí), thứ tự đầu tiên là Giáp, sau là Bính, sau nữa mới đến Mậu, đây là điều hiển nhiên dễ thấy. Lại như Thìn tàng 3 thần là Mậu Ất Quý, thì Mậu là bản khí của thổ, Ất mộc là dư khí xuân, còn Quý là mộ của thủy. Tiên xét Mậu, thứ đến là Ất, sau nữa mới đến Quý, thứ tự cũng hiển nhiên dễ thấy.

Như:
Giáp Dần / Bính Dần / Canh Dần / Mậu Dần
Tân Mão – Nhâm Thìn – Quý Tị – Giáp Ngọ – Ất Mùi

Giáp Bính Mậu trong Dần đều thấu ra, nhưng Địa chi toàn Dần, Giáp mộc đương vượng, liền lấy tòng Tài làm dụng. Nếu Địa chi Dần Ngọ hội cục thì lấy Bính hỏa làm dụng rồi.

Như:
Mậu Thìn / Giáp Dần / Nhâm Tuất / Bính Ngọ

Ất Mão – Bính Thìn – Đinh Tị – Mậu Ngọ – Kỷ Mùi – Canh Thân

Mệnh này là của Thí Tái Thôn (1), người Chiết Đông (tên gọi tỉnh Chiết Giang thời nhà Đường). Giáp Bính Mậu trong Dần tề thấu còn chi gặp Dần Ngọ Tuất tam hợp hội cục, lấy Bính hỏa tòng Tài làm dụng thần.

Gọi là tịnh dụng, chính là một làm dụng thần, còn một làm tướng thần, không được nhầm lẫn. Cũng có trường hợp tuy thấu mà không dùng được, như tứ trụ của Bành Ngọc Lân (2), Mậu sinh tháng Sửu, Tân Quý tịnh thấu mà lại dụng Bính hỏa; hoặc mệnh của Ngũ Triêu Xu (3), Nhâm sinh tháng Ngọ, Đinh Kỷ tịnh thấu mà lại dụng Dậu Ấn (chi tiết tại chương “Thành trung hữu bại” và “Phối khí hậu đắc thất”). Có thể thấy phương pháp thủ dụng phải nghiệm và quan sát toàn cục, phối hợp nhu yếu của nhật nguyên để biến thông thì mới không lâm vào tình trạng lý luận ngớ ngẩn.



(1) Thí Tái Thôn:

Sinh ngày 06/02/1868, AL là ngày 13 tháng giêng năm Mậu thìn, giờ Ngọ. Sách sử không thấy ghi về người này, chỉ thấy trong Trích Thiên Tủy bổ chú của Từ Nhạc Ngô, luận rằng: “Vận hành nam phương, kiếm tiền trăm vạn, có danh tiếng trong giới tài chính. Đến Canh thân vận, xuống dốc không phanh, tài hao lộc tuyệt.”. Người này sống cuối đời nhà Thanh, đầu thời kỳ Dân quốc, là phú thương địa khu Chiết Đông. Hai mươi mấy tuổi thì bắt đầu giàu có, khoảng năm mươi tuổi thì kiếm tiền trên trăm vạn, khoảng năm mươi mấy tuổi thì phá sản, nhân đó mà qua đời.


(2) Bành Ngọc Lân (Peng Yulin)

Bính Tý / Tân Sửu / Mậu Tý / Quý Sửu

Bành Ngọc Lân là một danh tướng Trung Hoa cuối đời Thanh, sinh năm 1816, mất năm 1890. Khi cuộc loạn Thái Bình Thiên Quốc (với những lãnh tụ Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh …) bùng nổ, chiếm gần nửa nước Trung Hoa, lấy được Nam kinh để lập kinh đô và chia đôi giang sơn với nhà Thanh trong 11 năm từ 1853 tới 1864, triều đình nhà Thanh đã rung rinh, đất nước cực kỳ xáo trộn. Góp công đáng kể nhất trong việc dẹp yên được Thái Bình Thiên Quốc là một nhân sĩ tỉnh Hồ nam là Tăng Quốc Phiên (Zeng Guofan) cùng đạo quân tình nguyện của ông, đa số gốc Hồ nam, lấy tên là “Tương quân” (“quân đội vùng sông Tương”, một con sông chảy qua tỉnh Hồ nam). Bành Ngọc Lân là một tướng lãnh của đạo quân tình nguyện ấy, chỉ huy thủy binh, có công rất lớn trong việc dẹp Thái Bình Thiên Quốc. Sau đó ông được cử làm Thủy sư Đô đốc, dần dần thăng tới Binh bộ Thượng thư của nhà Thanh (có thời kỳ ông làm quan Cung Bảo, trấn giữ sông Trấn Giang). Sau khi người Pháp lấy miền Bắc Việt Nam và đem quân tới biên giới Hoa Việt năm 1883-84, Bành Ngọc Lân đã tới biên giới trong chức Binh bộ Thượng thư để quan sát cùng tổ chức việc phòng thủ. Ông về hưu và mất ít năm sau đó.


(3) Ngũ Triêu Xu:

Đinh Hợi / Bính Ngọ / Nhâm Dần / Kỷ Dậu

Ngũ Triêu Xu là con trai Ngũ Đình Phương, hiệu là “Thê vân” (đám mây hình cái thang), nhà ngoại giao, nhà thư pháp thời kỳ Dân quốc. Mười tuổi theo cha đến Mỹ học. Năm 1923 tham gia chính phủ Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, tổng trưởng ngoại giao. Năm 1925, thị trưởng thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông. Năm 1927, Bộ trưởng ngoại giao chính phủ quốc dân ở Nam Kinh. Từng đảm nhiệm các công việc và chức vụ như Luật sư Anh quốc; Công sứ Trung Hoa dân quốc tại Hoa Kỳ; Viện trưởng Viện Tư pháp; Tổng trưởng đặc khu tự trị Quỳnh Nhai; Ủy viên Chính phủ,…. Năm 1934 bệnh mất tại Hồng Kông, hưởng dương 47 tuổi.

Chương 27.

Luận phân biệt hỷ kị của can và chi


Nguyên văn:
Hỷ hay kị tuy đều có ở chi và can nhưng can chủ thiên, động và nhiều hứa hẹn tiến triển; còn chi chủ địa, tĩnh mà ẩn tàng chờ thời, can chỉ một mà chi tàng nhiều, là phúc hay hoạ lẽ nào không có phân biệt?

Từ chú thích: 
Lưỡng can không song hành, lưỡng chi cũng không song hành, tiết Hành vận đã đề cập rồi, vận lấy phương làm trọng, tức phương hướng của Địa chi, như Dần Mão Thìn đông phương, Tị Ngọ Mùi nam phương, Thân Dậu Tuất tây phương, Hợi Tý Sửu bắc phương. Hành vận thập niên hợp luận, Canh Dần Canh Ngọ, kim bất thông căn, khí mộc hỏa làm trọng; Bính Tý Bính Thân, hỏa bất thông căn, khí kim thủy làm trọng. Nếu Canh Thìn Tân Sửu, kim được thổ sinh, Bính Dần Đinh Mão, hỏa được mộc sinh, tức lực của can mạnh. Đây là tổng luận về lực của can chi, nếu phân biệt ra can và chi, nguyên cục hỷ ở khử Bệnh thì lực của can chuyên (không phân tán); (nguyên cục) hỷ ở đắc địa, thì lực của chi là tốt đẹp. Về phần khác nhau giữa can chi hỷ kị xem dưới thì rõ.

Nguyên văn: 
Thí dụ như Giáp mộc, dụng Dậu Quan, gặp Canh Tân thì Quan Sát hỗn tạp, còn Thân Dậu không gây tạp, Thân là vượng địa của Tân, Tân tọa Thân Dậu như ngồi phủ quan mà còn giữ ấn tín. Giáp gặp hai Tân thì phạm Quan quá nặng, còn phùng nhị Dậu thì không phải. Tân tọa nhị Dậu như một phủ mà cai trị hai quận, thấu Đinh thì Thương quan, còn gặp Ngọ thì không vậy. Đinh động còn Ngọ tĩnh, vả lại Đinh Kỷ cùng tàng trong ngọ, lẽ nào quản cả Tài (Kỷ).

Từ chú thích:
Quan Sát tức là như huynh đệ, đối nội thì chia thứ bậc gia đình, đối ngoại thì hợp lực đồng tâm. Thân Dậu kim là căn gốc (của Canh Tân), là nhà của Quan mà cũng là nhà của Sát, cho nên Giáp dụng Tân Quan, Canh Tân tịnh thấu là hỗn tạp, Thân Dậu tịnh kiến, không luận tạp. Nhị Tân tịnh kiến là phạm Quan nặng, nhị Dậu tịnh kiến thì không thế. Quan Sát tịnh kiến, không nhất định coi là hỗn tạp (tường kiến “Trích Thiên Tủy chứng nghĩa”), mà hỗn tạp cũng không nhất định cho là kị. Tổng thể, dụng Ấn hóa Sát bất kị hỗn Quan; dụng Tài sinh Quan thì kị hỗn Sát; dụng Thực chế Sát, mà nguyên cục Quan Sát đều thấy thì nhiều Quan tòng theo Sát, cũng không luận kị.

Lý luận nguyên cục Bát tự như thế thì hành vận cũng vậy, Giáp dụng Dậu Quan mà thấu Tân, hành vận kiến Canh làm hỗn tạp, kiến Thân không cho là tạp; khi kiến Tân là phạm nặng thì kiến chi Dậu thì không phạm nặng. Giáp dụng Dậu Quan mà thấu Kỷ thổ, kiến Đinh là Thương quan, kiến Ngọ thì Kỷ thổ Tài tinh đắc Lộc, không luận (ngọ) Thương. Can chi hỷ kị, cần phải phối hợp với nguyên cục. Thí dụ như Giáp dụng Dậu Quan, Quan tàng Tài lộ, kiến Giáp Ất thì tranh đoạt Tài, kiến Dần Mão thì lại giúp thân. Giáp dụng Kỷ Tài, Tài lộ thì kị can kiến Tỉ Kiếp, còn địa chi bất kị, trường hợp này nếu nguyên cục Quan tinh thấu hoặc Thực Thương thấu, can có thần chế hóa (Tỉ Kiếp) thì cũng không kị nữa. Giáp dụng Quý Ấn, kiến Mậu Kỷ là Tài phá Ấn, mà kiến tứ khố thì không luận thế. Tương tự cứ thế mà suy.

Nguyên văn:
Nhưng cũng có khi địa chi tạo phúc hoặc gây họa, sao vậy? Đó là, giả như Giáp dụng Dậu làm Quan, gặp Ngọ thì Dậu chưa tổn thương, nhưng lại ngộ Dần ngộ Tuất và không bị phân cách (Ngọ Tuất hoặc Ngọ Dần kế nhau) thì hợp khiến hỏa động, cũng gây tổn thương vậy. Mặt khác, giả như Giáp sinh Thân nguyệt, Ngọ bất chế Sát, hội Dần hội Tuất, bán hợp thanh cục nhưng hỏa động, cũng khả năng thương Sát vậy. Như thế, ắt hẳn hội cũng sẽ động, đó là điểm khác biệt giữa phương chính và thiên can. Ở đây chỉ bàn một ý, phần còn lại cứ thế mà suy.

Từ chú thích:
Địa chi vì xung mà động, vì hội cũng động, động ví như hành động cúng tế cầu mong tổ tiên giáng phúc. Như Giáp dụng chi Dậu Quan mà Tân thấu xuất, tuy xuất hiện chi khác là Ngọ cũng không thể thương Quan tinh; song vận ngộ Dần Tuất hội cục thì hỏa động thương Quan. Giáp dụng Thân Sát và có Canh thấu ra, địa chi lại gặp Ngọ, cũng không thể chế Sát; nhưng vận ngộ Dần Tuất hội cục, hỏa động lại chế Sát. Nhưng đây chỉ nói đến Can Chi cách nhau thôi, nếu Tân kim không thấu, Ngọ Dậu sát nhau, Quan tinh chưa chắc không bị tổn thương, chỉ có điều địa chi gần nhau khi không động thì lực không rõ ràng, không thể so với can chi động lực mạnh. Bây giờ chọn một ví dụ xem xét hành vận can chi bất đồng: 

Đinh Hợi / Ất Tị / Đinh Dậu / Giáp Thìn
Giáp Thìn – Quý Mão – Nhâm Dần – Tân Sửu – Canh Tý – Kỷ Hợi

Sinh năm Thanh – Quang Tự thứ 13, ngày 10 tháng tư nhuận, giờ Thìn. Đây là tứ trụ của Triệu Thiết Kiều (1887-1930), Tổng biện Chiêu Thương cục (Tổng giám sát và quản lý tập đoàn tàu biển lớn nhất bấy giờ). Tài cách bội Ấn, Tị Dậu hợp hóa Tài, Giáp Ất thấu can nên Tài không bị Ấn cản trở. Hành vận Tân kim tàng trong Dậu thấu thanh, Tân là nhu kim bất thương Giáp mộc; Tị Dậu Sửu, tam hợp kim cục, mang địa vị Tổng biện sang quý. Ở đây gọi là do hội mà động, tức có khả năng tác họa, tạo phúc. Đến vận Canh, hợp Ất thương Giáp và Ấn cùng bị phá cho nên bị ám sát mà chết (*).


Mậu Ngọ / Ất Mão / Nhâm Tý / Canh Tý
Bính Thìn – Đinh Tị -Mậu Ngọ -Kỷ Mùi – Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất

Sinh năm Thanh – Hàm Phong thứ 8, ngày 6 tháng 2 giờ Tý, là mệnh của Khương Hữu Vi 
(1858-1927). Thủy mộc Thương quan, song thủy vượng mộc phù, có Mậu thổ chế thủy vì thế mộc được sinh, do đó thủ Sát chế Nhận làm Dụng thần. Ngọ vận xung Tý, chỉ nhất xung mà tạo ra lưỡng xung, Hỉ thần xung kị, danh tiếng nổi như cồn. Kỷ Mùi can chi đều thổ, đúng là Kỷ có tác dụng trợ Sát chế Nhận, nhưng Mùi vận hội Mão hóa mộc, hỷ hóa thành kị, Thương quan động thành chế Sát. Chính biến Mậu Tuất (1898) **, 41 tuổi nhập ngay Mùi vận, may mắn lưu niên Mậu Tuất cát nên tưởng chết mà lại chạy thoát.


Đinh Mùi / Giáp Thìn / Kỷ Dậu / Mậu ThìnQuý Mão -Nhâm Dần -Tân Sửu -Canh Tý – Kỷ Hợi -Mậu Tuất

Đây là tứ trụ của một người cháu, Giáp Kỷ hóa thổ cách. Mậu thổ nguyên thần lộ ra, niên thượng Đinh hỏa trợ hóa, cách cục cực chân (rất chân thực), lấy Đinh hỏa Thiên Ấn làm Dụng thần. Những vận đầu Dần Mão, hóa thần hoàn nguyên (trở về trạng thái cũ) và Nhâm Quý thương dụng đều không phải mỹ vận. Song, xét vận Nhâm Quý lại có Mậu thổ hồi khắc, Mão vận lại đắc Dậu kim hồi xung, tức nguyên cục có cứu ứng, gặp hung hóa cát. Đến Dần vận, Giáp mộc đắc Lộc, hóa thần hoàn nguyên, tứ trụ vô cứu thất bại thảm hại. Có thể thấy được điểm mấu chốt của hành vận cứu ứng.

—–

Chú thích của người dịch:
(*) Năm 1927, hai đảng Quốc dân và Cộng sản hợp tác lần thứ nhất, tiến hành “Bắc phạt”, Vương Á Tiều cùng Lưu Tinh Ngô đưa hơn 1000 quân từ An Huy tham gia, tấn công Hợp Phì, An Khánh. Tướng quân phiệt An Huy lúc này là Trần Điều Nguyên cho quân vây Vương Á Tiều ở hồ Hồng Trạch, hai bên giằng co suốt mấy tháng.

Mùa xuân năm 1928, Vương dẫn 10 thuộc hạ phá vòng vây chạy về Nam Kinh. Sau sự kiện “12/4” (Quốc Dân đảng mượn tay Thanh Bang do Đỗ Nguyệt Thăng cầm đầu thảm sát công nhân Thượng Hải), Tưởng Giới Thạch tuyên bố thành lập chính phủ Quốc dân ở Nam Kinh. Tại lễ “định đô” long trọng tổ chức tại công viên Trung Sơn, Vương Á Tiều lấy danh nghĩa là đại diện cho giới công nhân phát biểu, có nhiều lời chỉ trích Tưởng Giới Thạch. Nổi giận, Tưởng mật lệnh cho chỉ huy trưởng cảnh sát TP Nam Kinh là Ôn Kiếm Cương truy bắt Vương Á Tiều. Vương nhanh chân thoát được, trốn về Thượng Hải.

Năm 1929, chính phủ Quốc dân đề xuất quốc hữu hóa ngành tàu biển, Triệu Thiết Kiều, ủy viên Đồng minh hội được cử làm Tổng biện Chiêu Thương Cục. Chủ tịch hội đồng quản trị Chiêu Thương Cục là Lý Quốc Kiệt thấy mất dần quyền lực, căm hận trong lòng, nhờ em là Lý Thiếu Xuyên thỉnh Vương Á Tiều giết Triệu Thiết Kiều với giá 15.000 đồng.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 24/7/1930, Triệu Thiết Kiều vừa xuống xe thì bị tay chân Vương Á Tiều bắn chết.

(Trích từ: Đới Lạp, “Đệ nhất sát thủ” của Tưởng Giới Thạch
http://phunutoday.vn/xahoiol/201104/doi … h-1988216/ )


(**)
Biến pháp Mậu Tuất 1898: là cuộc vận động cải cách chính trị – xã hội ở Trung Quốc do Khang Hữu Vi (Kang Youwei), Lương Khải Siêu (Liang Qichao) chủ trương. Vua Quang Tự (Guangxu) tán thành đường lối cải cách. Từ 6.1898, đã trực tiếp ban hành lệnh cải cách chế độ quan lại, giảm biên chế hành chính, khuyến khích phát triển kinh tế dân tộc, làm đường sắt, lập hệ thống giáo dục mới, huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây…, định đổi niên hiệu thành Duy Tân (Weixin) và dời đô về Thượng Hải (Shanghai). Phái bảo thủ do Từ Hi thái hậu (Cixi Taihou) cầm đầu đã bắt giam Quang Tự và đàn áp các thủ lĩnh phong trào. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu trốn sang Nhật Bản. Phong trào thất bại. Sau này, sử sách gọi cuộc cải cách này là “Bách nhật duy tân” (cuộc cải cách 100 ngày), “chính biến Mậu Tuất”.

Chương 26. Luận hành vận thành cách, biến cách

Nguyên văn:
Cách cục của mệnh hình thành từ Bát tự, nhưng khi phối với vận, cũng tùy đó mà thành cách hay biến cách. Khi thành cách, biến cách, so với hỷ kị thì họa phúc cũng tăng mạnh.

Từ chú thích:
Cách cục của bát tự có Thành cách và Không thành cách. Gặp vận phối hợp liền biến hóa, hỷ kị hay họa phúc không theo thường lý mà suy đoán được, do đó, hành vận trợ dụng hay hại dụng cũng khác theo. Chỉ có điều loại mệnh-vận này không thường thấy, như tứ trụ của một người cùng quê Diêu Văn Phu:

Tân Mùi/ Giáp Ngọ/ Bính Thân/ Mậu Tuất
Quý Tị- Nhâm Thìn- Tân Mão- Canh Dần- Kỷ Sửu- Mậu Tý

Nguyệt lệnh Dương nhận, Bính đóng ở chi Thân, vượng mà bất vượng, tuy lấy Thực thần làm dụng, e rằng rốt cuộc khí thế không đủ. Đến vận Dần, cách cục liền biến hóa, Dần Ngọ Tuất tam hợp, thân vượng được tiết tú, là Dương nhận dụng Thực, khí thế hết sức khác biệt, cách cục lập tức chuyển thanh thuần. Do nguyên cục Ngọ Tuất bán hợp bị cách bởi chi Thân, gặp Dần xung để tập hợp hỏa cục, bằng không, không thể khử Thân để biến đổi được.

Ông Diêu tại vận này (36 tuổi – vận Canh dần), một bước trở thành ủy viên Lưỡng Hoài Diêm. Đặc biệt loại mệnh này cần nguyên cục phải tốt, cách đã hình thành nhưng chưa hoàn toàn, gặp vận mới thành cách đầy đủ. Đã có thể biến thành quý cách, cũng có thể chuyển thành tiện cách, phúc hay là họa so ra càng mạnh. Nếu nguyên cục không tốt thì lên voi xuống chó, khác biệt không đủ.

Nguyên văn:
Như thế nào là Thành cách? Mệnh vốn có Dụng thần, thành cách mà chưa hoàn toàn, do đó cần thứ góp vào cho trọn vẹn. Như Đinh sinh tháng Thìn, thấu Nhâm là Quan, mà vận gặp Thân Tý để thành tam hợp; Ất sinh tháng thìn, có Thân hoặc Tý hội Ấn thành cục, mà vận gặp Nhâm Quý thấu ra. Các trường hợp như thế đều là Thành cách.

Từ chú thích:
Đinh sinh tháng thìn, Nhâm thủy Mộ khố, tuy dụng Quan tinh nhưng gốc chưa chắc, vận gặp Thân Tý, thì gốc Quan tinh mới vững để thể hiện sức lực. Ất sinh tháng thìn, tuy hội thủy cục nhưng Ấn tinh pha tạp, vận gặp Nhâm Quý thì Ấn mới thấu thanh. Đây là “bổ kỳ bất túc” (bổ khuyết nhược điểm), cách cục bởi vậy mà thành.

Nguyên văn:
Như thế nào Biến cách? Như Đinh sinh tháng thìn, thấu Nhâm là Quan, mà vận gặp Mậu, tức Thương quan trong Thìn thấu ra; Nhâm sinh Tuất nguyệt, Đinh Kỷ tịnh thấu, mà chi lại hội Dần hội Ngọ, thành Tài vượng sinh Quan, mà vận gặp Mậu thổ, tức Thất sát trong Tuất thấu ra; Nhâm sinh Hợi nguyệt, thấu Kỷ quan làm dụng, thành kiến Lộc dụng Quan, mà vận gặp Mão Mùi, hội Hợi thành mộc, lại hóa thành cách kiến Lộc làm Thương quan. Các trường hợp như thế đều là Biến cách.

Từ chú thích:
Nguyên cục Địa chi vốn tàng, gặp vận làm thấu lên, lực của nó rất mạnh. Cho nên Đinh sinh Thìn nguyệt, thấu Nhâm dụng Quan, mà vận Mậu là nguyên cục Quan kiến Thương quan (chứ không phải xuất hiện cách cục thứ hai). Nhâm sinh Tuất nguyệt, Đinh Kỷ tịnh thấu dụng Quan, vận kiến Mậu thổ, nguyên cục Quan gặp Sát làm hỗn tạp. Đây là hành vận phá hoại dụng thần, chứ không phải biến hóa cách cục. Nếu Nhâm sinh Hợi nguyệt, thấu Kỷ là kiến Lộc dụng Quan, mà vận gặp Dần Mão, là kiến Lộc hóa Thương, cách cục đã biến hóa (Đầu tiết có dẫn chứng tứ trụ ông Diêu, là do xung mà biến hóa, cũng chính là vì hội hợp mà biến). Giả sử có 5 năm vận hành Mùi, Hợi Mùi tuy hội nhưng hư hão bất thực, và Kỷ thổ Quan tinh đắc địa, cách cục biến mà không biến vậy.

Nguyên văn:
Nhưng cũng gặp trường hợp thành cách mà không hỷ là sao vậy? Như Nhâm sinh Ngọ nguyệt, vận thấu Kỷ Quan mà bản mệnh lại có Giáp, Ất.

Từ chú thích:
Nhâm sinh Ngọ nguyệt, vận gặp Kỷ thổ, Quan tinh thấu thanh, nguyên cục thấu Giáp, thì Quan tinh bị hồi khắc thành vô dụng. Nếu nguyên cục Đinh Giáp tịnh thấu thì Tài gặp Thực sinh làm dụng, thì Kỷ thổ hợp Giáp, phản thương hỉ thần thành kị vậy.

Nguyên văn:
Lại có khi gặp biến cách mà không kị là thế nào? Đó là như Đinh sinh tháng thìn, thấu Nhâm dụng Quan, gặp Mậu mà mệnh có Giáp; Nhâm sinh Hợi nguyệt, thấu Kỷ dụng Quan, vận gặp Mão Mùi, mà mệnh lại có Canh Tân.

Từ chú thích:
Đinh sinh tháng Thìn, Nhâm Giáp tịnh thấu, nguyệt Ấn hộ Quan nên không ngại vận Thương quan; Nhâm sinh Hợi nguyệt, Quan thấu mà địa chi hữu Thân Dậu là Ấn, thì vận gặp Dần Mão, là có Thân Dậu hồi xung, không thể hội cục biến cách. Canh Tân, cũng tức là Thân Dậu, vận gặp Mùi thì bản cục hỏng. Xem phần biến cách phía trước.

Nguyên văn:
Thành cách biến cách, có quan hệ rất lớn với vận, khi thủ vận phải kỹ càng, cặn kẽ.

Từ chú thích:
Khi phối hợp ở vận, có sự tương đồng giữa vận và nguyên cục thì chẳng có quan hệ lớn.

Chương 25 – Luận hành vận

( -nplm dịch- )

Nguyên văn: Phương pháp luận vận và xem mệnh cũng không khác nhau. Xem mệnh lấy can chi tứ trụ phối với hỷ kị nguyệt lệnh, còn thủ vận thì lại lấy can của vận phối hỷ kị Bát tự. Cho nên ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay là kỵ, cát hung phân rõ ra.

Từ chú thích: Phú quý xác định ở mệnh, còn cùng đường hay hanh thông là ở vận, mệnh ví như hạt giống cây, còn vận như thời tiết làm hoa nở hay hoa rụng. Tuy mệnh tốt mà không gặp thời, như anh hùng không có đất dụng võ, ngược lại cũng có bát tự bình thường mà vận bổ trợ được khiếm khuyết mệnh cục thì cũng có thể thừa cơ quật khởi. Thế mới nói “Mệnh tốt không bằng vận tốt”. Phương pháp xem mệnh thủ dụng có lẽ không ngoài các phương pháp Phù Ức, Khử Bệnh, Thông Quan, Điều Hậu, Trợ Vượng ( xem tiết Luận Dụng thần ). Phối hợp thủ vận cũng là trợ cái hỷ dụng của mình, bổ khuyết cái bất túc của mình, thành bại biến hóa, tổng thể là như nhau, nguyên văn hết sức rõ ràng không rườm rà. Riêng vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương.

– Như: Canh Thân Tân Dậu, Giáp Dần Ất Mão, hành can chi giống nhau, không có gì để nói.

– Như: Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Dần, Đinh Mão, mộc hỏa đồng khí, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Thân, Quý Dậu, kim thủy đồng khí, là hỷ hay là kỵ thì tổng thể như nhau.

– Như: Bính Tý Bính Thân, hỏa không thông gốc, Canh Dần Tân Mão, kim bất thông căn, thì lực của can nhỏ còn lực phương mạnh. Lúc này, can là hỷ thì phúc không đủ, là kỵ thì cái hại cũng không lớn.

Cho nên xem đại vận cần phải hợp luận cả 10 năm, không thể chỉ lấy ra một chữ hỷ kỵ, rồi đoán kiểu thầy bói xem voi, gọt chân cho vừa giày.

Nguyên văn: Hỷ là gì? Tức là trong mệnh được thập thần giúp ích nhưng thủ đắc được nó ta phải tìm cách trợ giúp cho nó có lực. Như trường hợp Quan cách dùng Ấn để chế Thương, mà vận trợ Ấn; Tài sinh Quan mà thân khinh, mà vận trợ thân; Ấn cách mà kèm theo Tài tưởng là kị, mà vận gặp được Kiếp tài; Thực đới Sát để thành cách, Thân khinh mà vận gặp Ấn, Sát trọng mà vận trợ Thực; Thương Quan bội Ấn, mà vận hành Quan Sát; Dương Nhận dụng Quan, mà vận trợ Tài hương; nguyệt Kiếp dụng Tài, mà vận hành Thương Thực. Các loại như thế đều là mỹ vận.

Từ chú: Hỉ thần hoặc Dụng thần của mệnh được trợ giúp ở vận thì vận đó là một vận tốt. Quan cách kiến Thương là kị, dụng Ấn chế Thương để khử bệnh. Hành vận trợ Ấn nghĩa là, như mộc là Ấn, mà hành vận Đông phương Giáp Ất. Như Ấn lộ Thương tàng, Quan Sát vận cũng tốt. Thương lộ Ấn tàng, kỵ gặp Quan Sát, mà gặp Tài vận phá Ấn là tối kị. 

Thân nhược dụng Ấn, kèm theo Tài là kỵ, vận hành Kiếp tài khử được bệnh. Thân cường Ấn vượng, hỷ Tài tổn Ấn, ắt hẳn vận Tài tốt đẹp, và kị vận Kiếp tài.

Thực Thần đới Sát, Thân nhược gặp khắc tiết lẫn lộn, vận gặp Ấn thụ, chế Thương hóa Sát trợ thân, chỉ một vận Ấn mà đạt được cả ba mục đích nên tốt đẹp; nếu Thân cường Sát vượng, lấy Thực chế Sát làm dụng, lúc này lại hỷ hành vận Thực Thương.

Thương Quan bội Ấn, nguyệt lệnh Thương Quan, Nhật nguyên giữ Ấn, Ấn lộ thông căn, vận hành Quan Sát sinh cho Ấn thụ nên là mỹ vận, nhưng nếu Ấn tàng Thương lộ thì lại kị gặp Quan Sát. Hơn nữa, Thương Quan thái vượng, vận hỷ Tài hương tiết khí Thương quan, Tứ trụ tuy bội Ấn mà không thành dụng thì không thể lấy việc gặp Quan Sát làm đẹp được.

Dương Nhận dụng Quan Sát, mà nguyên cục Nhận vượng thì hỷ hành Tài hương sinh cho Quan Sát, nếu Nhận khinh mà Quan Sát trọng, ắt phải trợ Nhận. 

Nguyệt Kiếp dụng Tài, chỉ có Thực Thương là đẹp, nếu hành Tài vận, cần nguyên cục tứ trụ có Thực Thương mới được, tức mang ý thông quan.

Đây chỉ là đại khái, xem thêm ở “Bát cách thủ vận” (chọn đường đi thích hợp cho bát cách) thì rõ.

Nguyên văn: Kị là gì? Trong mệnh có kị tức là tồn tại yếu tố chống lại ta. Như Chính quan vô Ấn mà hành vận Thương; Tài không thấu Thực mà hành vận Sát; Ấn thụ dụng Quan, mà vận hợp Quan; Thực thần đới Sát mà vận hành Tài; Thất sát có Thực chế mà vận gặp Kiêu; Thương quan bội Ấn mà vận hành Tài; Dương nhận dụng Sát mà vận gặp Thực; Kiến Lộc dụng Quan mà vận gặp Thương. Các loại như thế đều là bại vận cả.

Từ chú thích: Dụng thần hoặc Hỉ Thần cần được sinh trợ hoặc làm vượng lên, mà hành vận ức nó tức là nghịch vận. Như Chính quan làm dụng, lấy Tài sinh Quan làm hỷ, mà vận hành Thực Thương, nếu nguyên cục có Ấn thì còn có thể hồi khắc Thực Thương nhằm bảo hộ Quan tinh, còn như vô Ấn thì Dụng thần bị thương.

Tài không thấu Thực, nghĩa là trụ có Thực thần mà không thấu chi. Vận hành Thất sát, nếu thấu Thực Thương, còn có thể hồi khắc nhằm bảo hộ Tài, không thấu thì Thực sinh Tài mà không chế Sát, làm cho Sát tiết Tài khí và còn công thân.

Ấn thụ dụng Quan, tức là nguyệt lệnh Ấn thụ mà thấu Quan tinh, lấy Quan để sinh Ấn. Vận hợp Quan như Giáp sinh Tý nguyệt, thấu Tân làm dụng, mà vận hành Bính hỏa; Bính sinh Mão nguyệt, thấu Quý làm dụng, mà vận hành Mậu thổ. Hợp khử Quan tinh, là phá cách.

Thực thần đới Sát, nghĩa là nguyệt lệnh Thực thần mà can hiện ra Sát. Vận hành Tài địa thì Tài hóa Thực để sinh Sát. Thất sát Thực chế là nguyệt lệnh Thất sát, chọn Thực chế Sát làm dụng. Vận hành đất Kiêu thì Kiêu đoạt Thực nhằm bảo hộ Sát, đều là phá cách.

Nguyệt lệnh Thương quan, Thân cường dụng Tài, Thân nhược bội Ấn (đeo Ấn hộ vệ). Dụng Tài mà đi gặp đất Kiếp tài, cũng như bội Ấn mà vận gặp Tài phá Ấn đều là phá dụng.

Dương nhận dụng Sát, kiến Lộc dụng Quan, đều là do nhật nguyên quá vượng chọn Quan Sát ức chế Lộc Nhận làm dụng, vận gặp Thực Thương, khử đi Quan Sát thì Lộc Nhận vì quá vượng mà tổn thương thân.

Tóm lại, thủ vận và xem mệnh không phải là hai phương pháp khác nhau, Nhật nguyên là chủ, phù hợp với nhu yếu của mình là Dụng thần, còn trợ cho nhu yếu của mình là Hỷ thần, hành vận trợ hỷ dụng thần là vận tốt, chống lại nó là vận xấu.

Nguyên văn: Tưởng như có hỷ dụng mà thực ra là kị thần, là thế nào? Như Quan gặp Ấn vận, mà bản mệnh hợp mất Ấn, hoặc như Ấn gặp Quan vận, mà bản mệnh dụng Sát.

Từ chú thích: Thường khi thủ vận tất phải chiếu cố thập thần trong tứ trụ, mới có thể định hỷ kị, thế mới nói là: “…ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục…”. Quan gặp Ấn vận mà bị bản mệnh hợp mất, như ngày Giáp mộc, tháng Tân Dậu, năm Mậu Thìn, hành vận Quý thủy là Ấn, hình thành Mậu Quý hợp, chuyển [Ấn] thành thương Quan tinh. Dụng Quan tinh thì dùng Tài Ấn phụ trợ, còn như dụng Tài sinh Quan lại kị Ấn vận, do tiết khí của Quan, không nhất định phải bị hợp. Dụng Ấn gặp Quan vốn là cát vận, nhưng nguyên mệnh là Sát trọng Thân khinh, cách cục dụng Ấn hóa Sát tức lấy Ấn Kiếp phù cho thân là điều tốt, nhưng lại gặp vận Quan Sát đều chẳng thích hợp, chứ không chỉ luận Quan Sát hỗn tạp.

Nguyên văn: Tưởng như gặp kị thần mà lại thành hỷ, là thế nào? Đó là, giả như Quan gặp Thương vận mà mệnh thấu Ấn; Tài hành Sát vận, mà mệnh thấu Thực.

Từ chú thích: Dụng Quan tinh thì Thương quan là kị, nếu nguyên cục thấu Thực thần, thì có thể sinh Tài chế Sát, không ngại vận Quan Sát. Dụng Tài tinh thì Thất sát là kị, nếu nguyên cục thấu Thực thần, thì có thể sinh Tài chế Sát, không sợ gặp đất Quan Sát. Tuy không phải là vận tốt nhưng có “giải thần”, chính là gặp hung hóa cát.

Chương 24 – Luận thê tử

( -nplm dịch- )

Luận vợ con 

Nguyên văn: Phàm luận việc cát hung trong mệnh thì (sự, việc) càng gần với con người thì ứng nghiệm càng linh ứng. Phú quý bần tiện, các việc liên quan đến bản thân thì không nói rồi; đến phần Lục thân như vợ phối duyên với mình, con là hậu duệ thì càng thiết thân với mình. Cho nên xem mệnh (thấy) vợ con, đề cương (nguyệt lệnh) đắc lực, hoặc niên can hữu dụng thì luận về cha mẹ, vốn thân ta sinh ra từ đó – đều có ứng nghiệm; cho nên, đề cương đắc lực hoặc niên can hữu dụng đều chủ phụ mẫu song toàn. Còn tổ tông, anh chị em thì không ứng nghiệm lắm.

Từ chú thích: Vận mệnh cát hung thuộc phần lợi hay hại của bản thân. Phú quý bần tiện, tiến thoái thuận nghịch, là các việc gắn bó với mình, cho nên đều có thể từ trong Bát tự mà suy ra. Vợ con, bổng lộc đều quan hệ lợi hại đến bản thân, cùng chung vinh nhục với ta nên đều suy đoán được. Nếu mai sau vật đổi sao dời, cha con riêng rẽ, chồng vợ không chung sức thì lợi hay hại đều không liên quan đến nhau nữa, tức lúc đó đoán cát hung khó mà linh nghiệm, ví như con quý hiển mà cha hèn, vợ giàu còn chồng nghèo,.. là không chung mưu cầu cuộc sống thì không thể suy đoán, đồng thời quan hệ giữa lợi hại và các mối lệ thuộc vẫn có thể thấy rõ. Lý lẽ của mệnh cũng đúng như vậy, xưa nay chẳng thấy bất đồng. Năm là tổ tiên để xem tổ nghiệp sang hèn, xuất thân tốt xấu; huynh đệ hỗ trợ hữu ích hay làm liên lụy gây hại,… đều thấy được. Nếu phận ai nấy lo, mỗi người đều toan tính riêng phần mình thì khó mà suy đoán được. Điều này chính là gần cận thì ứng nghiệm còn xa rời thì khó đoán.

Nguyên văn: Lấy vợ (cung Thê) để luận, thấy đóng ở đất Tài Quan thì ứng với vợ hiền đức quý hiển; nhưng cũng có khi đóng ở Tài Quan mà vợ bất lợi; phùng Thương Nhận mà thê trái lại tốt, sao vậy? Đây là do nguyệt lệnh dụng thần phối thành hỷ kị. Giả như thê cung tọa Tài là tốt, nhưng Ấn cách gặp nó trái lại thành chẳng đẹp. Thê tọa Quan là cát, nhưng Thương Quan gặp nó thì sao có thể tâm đầu ý hợp? Thê đóng Thương Quan là hung, nhưng Tài cách gặp nó là Thương quan sinh Tài; Sát cách gặp nó là chế Sát thì trái lại vợ chỉ nội trợ. Thê tọa Dương Nhận là hung, trong tứ trụ các cách Tài Quan Sát Thương đã thành cách cục, còn nhật chủ lại vô khí, thì lúc này chỉ nhờ được Nhận để giúp nhật chủ thì vợ lại hợp với chồng, hết hung. Cho nên các lý đó không nên chấp nhất (phải áp dụng một cách linh động).

Từ chú thích: Ấn cách tức là Thân nhược lấy Ấn làm Dụng thần. Bất luận nguyệt lệnh có phải là Ấn thụ hay không, nếu nhật chi lâm Tài thì với ta là bất lợi, ngược lại thì mới đẹp. Thương Quan là dụng thì kị thấy Quan tinh, khi Thê cung tọa Quan như vác nặng mà chạy thì sao có thể thuận ý được? Tuy nhiên, mùa đông kim thủy Thương Quan, thê cung gặp Quan lại là điềm tốt (xem tiết Phối khí hậu đắc thất). Việc dùng hỷ kị để phối hợp không nên câu chấp, Thê cung tọa Thương Quan, mà Tài cách Sát cách gặp nó trái lại tốt đẹp; Thê cung tọa Dương Nhận mà Thân nhược thì gặp nó ngược lại thành tốt, cái lý của nó tương tự nhau. Tóm lại, thê cung là Hỉ thần thì cát, còn là Kị thần thì hung; Tài là Hỉ Thần thì tốt, là Kị thần là xấu. Dùng lý này tham đoán thì không mảy may sai sót được.

Nguyên văn: Đã xem cung Thê thì nay xem đến sao Thê (vợ). Sao Thê là Tài đứng trên can (Tài thấu lộ lên trên). Thê thấu mà thành cách, như các trường hợp Quan cách thấu Tài, Ấn nhiều phùng Tài, Thực Thương thấu Tài làm dụng, tức đóng ở chổ vô dụng thì cũng chủ vợ nội trợ. Thê thấu mà phá cách, như các loại Ấn khinh Tài lộ, Thực Thần/ Thương Quan (cách), thấu Sát phùng Tài, tức đóng nơi hữu dụng nhưng cũng cần đề phòng hình khắc. Lại có trường hợp thê thấu thành cách, hoặc thê cung hữu dụng lại đóng nơi hình xung, thì khó tránh cảnh vợ đẹp nhưng khó sống đến bạc đầu. Có trường hợp thê tinh lưỡng thấu, Chính/ Thiên tài tạp xuất, chẳng phải một chồng mà nhiều vợ đấy sao? Cũng cần phải đề phòng hình khắc.

Từ chú thích: “Thê thấu thành cách” nghĩa là Tài thấu lộ ra can làm hỷ dụng thần. Như Quan cách thấu Tài lấy Tài sinh Quan làm dụng; Ấn trọng thấu Tài, lấy Tài tổn Ấn làm dụng; Thực Thương thấu Tài, Thực Thương sinh Tài làm dụng. Các loại này đều mượn Tài để thành cách, cho dù nhật chi, vốn là cung thê, không có hỷ dụng thần cũng chủ nội trợ đắc lực, lúc này Tài là Thê tinh (sao vợ).

“Tài thấu phá cách” như các trường hợp Thân nhược dụng Ấn mà gặp Tài phá, Thực Thần chế Sát mà kiến Tài hóa Thực sinh Sát,… tức là thần khí nhật chi hữu dụng, cũng đề phòng hình khắc, vì lý do đó Tài là Kị thần.

Lại có trường hợp Tài tinh đóng bên dưới thấu can thành cách, thì cung Thê hay sao Thê đều tốt cả. Còn như phùng hình xung, ví dụ trường hợp Tý xung, Mậu Tý là nhật tọa Tài gặp phải Ngọ xung là tượng khó sống bên nhau trọn đời.

Còn như Thiên chính Tài tạp xuất, ắt hẳn Tài vượng Thân khinh thì Tài là Kị thần, nếu không có Tỉ Kiếp phân đoạt cũng chủ khắc vợ. Đây là cần phải hỷ kị phối hợp thể định, không thể cứng nhắc được.

Nguyên văn: Bàn về phần Tử tức, cũng phải xem cung phận và sao Tử tức thấu ra hỷ kỵ, lý lẽ đánh giá hơi giống với luận Thê. Song khi xem về tử tức, ca quyết Trường Sinh Mộc Dục cũng phải đọc thuộc, như:

“Trường Sinh bốn con, trung tuần còn một nửa
Mộc Dục hai con đều cát tường
Quan Đới, Lâm Quan đều có ba con
Đế vượng được năm con
Suy có hai con, Bệnh có một con
Tử đến già cũng không có con trai, trừ khi nhận nuôi con người khác
nhập Mộ là lúc Mệnh yểu vong
Tuyệt một con
Thai sinh con gái đầu lòng
Dưỡng ba con chỉ còn lại một
nam tử trong cung tử tế tường”
Từ chú thích: Quan Sát là sao con cái (Tử tinh), chi giờ là cung phận của Tử tức. Phối hợp hỷ kỵ gần giống với luận vợ, nhưng cũng có điều cần chú ý, xét Quan cần kiêm xét Tài, xem Sát cần kiêm xem Thực, đây là bàn đến Thân cường. Trường hợp Thân nhược cần xem có hay không có Ấn thụ, cho nên Trích Thiên Tủy lấy Thực Thương làm con, Tài làm vợ, Tài vượng ám sinh Quan Sát, cho dù Tứ trụ không thấy rõ Tử tinh cũng ắt hẳn nhiều con, tương tự như Thực Thương sinh Tài cách, v.v… Quan Sát vượng mà vô chế hóa, Thân khinh mà Tài vượng phá Ấn cũng không có con, cho nên luận vợ con, đều cần xem xét phối hợp linh hoạt, cứ cứng nhắc lập luận thì không đúng. [Xem thêm Trích Thiên Tủy – tiết Lục Thân].

Trường Sinh Mộc Dục ca cũng chính là Trường Sinh Mộc Dục của Quan Sát. Như cho giờ làm Quan Sát lâm Trường sinh ứng với có bốn con; ý của câu “trung tuần còn một nửa” nghĩa là thời điểm nắm lệnh đã thoái rồi, ví dụ như (tháng) Dần là Trường sinh Bính Mậu, sau trung tuần (từ ngày 11 đến 20 tháng Dần), Giáp mộc nắm lệnh, Bính Mậu thoái khí cho nên số con giảm còn nửa. Mộc Dục thì hai con, giống sau trung tuần tháng Dần; Quan Đới Lâm Quan thì ba con; Đế vượng năm con; Thai là con gái, Dưỡng là ba trai còn một. Ca quyết này đoán năm con là tối đa, trai hay gái nhiều, hoặc vài chục con thì lấy gì định? Dùng sinh vượng suy hay bại của hỷ dụng mà đoán nhiều hay ít con; dùng thành bại hay cứu ứng mà quyết có con hay không con. Phép đoán là như thế cả chứ không phải cổ nhân dối gạt gì cả.

Nguyên văn: Phép luận Trường Sinh dùng dương mà không dùng âm, như ngày Giáp Ất chỉ dụng Trường Sinh Canh kim, cục Tị Dậu Sửu thuận số mà không dùng Tân kim nghịch số cục Tý Thân Thìn. Tuy sách có nói Quan là con gái còn Sát là con trai, nhưng rốt cuộc không thể lấy Giáp dùng Canh con trai mà dùng dương cục, còn Ất dùng Tân con trai mà dùng âm cục. Cho nên mộc là nhật chủ không cần hỏi Giáp hay Ất, đều lấy Canh là con trai, Tân là con gái, lý đó tự nhiên đều ở Quan Sát, có ứng nghiệm không?

Từ chú thích: Thập can tức Ngũ Hành, chỉ có Ngũ Hành Trường Sinh mà không có Thập can Trường Sinh. Gọi dương Trường Sinh và âm Trường Sinh chính là do hậu nhân chẳng hiểu nguyên lý mà đơm đặt suy đoán. Gọi Quan là con gái, Sát con trai chính là dương can là nam, âm can là nữ. Lấy Giáp làm ví dụ thì Tân Quan là nữ, Canh Sát là nam. Nếu là Ất thì Canh Quan là năm, Sát là nữ, không thể lầm được. [ Mời xem lại tiết Thập can âm dương sinh khắc ].

Nguyên văn: Cho nên khi cầm bát tự, muốn xem con cái trước tiên phải xem chi giờ. Như sinh ngày Giáp Ất thì xem quan hệ Canh kim ở cung nào, hoặc đóng ở sinh vượng, hoặc đóng tử tuyệt thì ít nhiều đã biết được số, sau đó phối với can giờ là Tử tinh. Như Tài cách mà can giờ thấu Thực, Quan cách mà can giờ thấu Tài đều gọi là can giờ hữu dụng (có dụng thần), chủ có con quý hiển, nhưng không nhiều lắm. Nếu lại gặp sinh vượng tất con trẻ quấn quít quanh chân, khó mà lượng được. Nếu can giờ không tốt, Tử tinh thấu phá cục, nghĩa là phùng Tài vượng khó khăn đường con cái, nếu gặp tử tuyệt thì khó có hy vọng. Phép luận vợ con này chỉ mang tính khái quát.

Từ chú: Thời can hữu dụng tức xem thập thần thấu lên ở can giờ là hỷ là dụng tức hữu dụng, không nhất định phải là (thấu) Quan Sát. Dùng sinh vượng tử tuyệt của Quan Sát để giả định về số con, sau nữa xem thêm can giờ hỷ dụng đây là phép đoán linh hoạt và đặc thù không câu chấp. Dưới là mệnh của đại vương Vương Hiểu Lại (1886-1967), rất đông con:

Bính Tuất – Tân Sửu – Nhâm Ngọ – Mậu Thân

Đại vận: nhâm dần quý mão giáp thìn ất tị bính ngọ đinh vị mậu thân kỷ dậu

Mậu thổ Thất Sát, thấu ra can giờ, thổ cư trung ương, ký sinh ở Dần Thân, nên Thân cũng là sinh địa của thổ. Trường Sinh ca quyết luận có bốn con. Bính Tân tương hợp, Nhâm thủy thông nguồn, Thân vượng chống được Sát, còn ngày Nhâm tọa Ngọ, “Lộc Mã đồng hương”, chọn Tài sinh Sát làm Dụng thần. Thời can hữu dụng, là tượng nhiều con; Tài là hỷ thần, cũng là tượng vợ đắc lực. Song từ ca quyết có gấp đôi lên cũng chỉ được tám con, còn Vương Quân có hơn 30 người con, thì xem theo cách nào đây?

Chương 23 – Luận cung phận Dụng thần phối Lục thân

( -nplm- dịch )

* Thân nghĩa là gần gũi thương yêu. Lục thân là sáu hạng người gần gũi thương yêu nhất của mình: Cha, mẹ, vợ, con, anh (chị), em.
* Cung phận: cung được gán cho một nhiệm vụ cụ thể, ví như một “danh phận” của cung.


Nguyên văn: con người có Lục thân, phối vào Bát tự là kết hợp với nó để định ra số mệnh.

Từ chú thích: Danh từ Lục thân xuất phát từ rất lâu, nghĩa đơn giản mà rất đầy đủ. Thời đại nhà Hán, hai nhà Tiêu-Cống (*) khi giải thích quẻ liền lấy khắc ta là Quan Quỷ, ta khắc là Thê Tài, sinh ta là Phụ mẫu, ta sinh là Tử Tôn, đồng khí chất là Huynh đệ, đều là Lục thân của bản thân ta (xem chi tiết ở sách Mệnh Lý Tầm Nguyên). Phối hợp Lục thân trong Mệnh Lý thực tế thoát thai từ đây, tên gọi tuy khác nhau nhưng lý luận chỉ là một.

Nguyên văn: Từ các cung phân phối ra thì tuần tự niên nguyệt nhật thời, tức từ trước ra sau, phối thành tổ phụ thê tử (ông cha vợ con) cũng là từ trên xuống dưới. Dùng các nền tảng tự nhiên phối với nhau, so khớp chúng mà tạo thành các địa vị bất biến trong mệnh lý.

Từ chú thích: Phân biệt cung chính là phân biệt các địa chi, niên chi là gốc tổ tiên, nguyệt chi là cung cha mẹ, nhật chi là cung Thê, thời chi là cung Tử tôn, đây là từ trên xuống dưới, kết hợp các chi và các địa vị xã hội với nhau. Phàm hỷ dụng tụ tại chi năm hay chi tháng thì tổ tiên giàu có sung túc, cha mẹ được thừa hưởng phúc ấm này và bản thân từ nhỏ đã thừa hưởng gia nghiệp này. Nếu hỷ dụng tụ tại chi ngày, thê thiếp giúp ích cho mình; tụ vào chi giờ, con cháu ắt hẳn có năng lực và vào cuối đời càng tốt nữa. Năm là nơi xuất thân, giờ là chốn đi về hay kết cuộc của một đời người. Xuất thân tốt, thì có thể biết rằng bản thân sẽ hưởng thụ phúc ấm tổ tiên, còn kết cuộc tốt tức hiểu rằng con cháu năng lực đầy đủ, cùng là lẽ tự nhiên mà thôi.

Nguyên văn: Còn dùng thập thần để phối hợp thì Chính Ấn là mẹ, để tạo thân hình ta phải chọn được người mẹ sinh ra ta. Nhưng Thiên tài là thứ ta khắc chế thì sao lại thành cha ta? Thiên tài chính là chồng của mẹ, mà Chính ấn là mẹ thì Thiên tài là cha. Chính tài là vợ, là bị ta khắc chế, chồng là chủ đạo nên vợ phải theo. Nhưng Quan Sát như kẻ khắc chế ta vậy, tại sao thành con cái? Quan Sát là do Tài sinh, mà Tài là thê thiếp, tức Quan Sát là con cái của ta rồi. Còn Tỉ kiên là Huynh đệ thì lý lẽ hiển nhiên.

Từ chú thích: Thiên Tài là chồng của mẹ, như Giáp lấy Quý làm Chính Ấn, Mậu là Thiên Tài, Mậu Quý hợp như vợ chồng kết duyên với nhau. Bính lấy Ất làm Chính Ấn, Canh là Thiên Tài, Ất Canh hợp nhau, các thần khác cứ thế mà suy. Năm (5) âm can theo năm dương can mà chọn ra, như sinh ngày Ất lấy Quý làm mẹ, lấy Mậu làm cha. Giáp Ất nhật can như có Mậu mà vô Quý thì lấy Nhâm thủy làm phụ mẫu. Tóm lại, nói rằng cha mẹ là người che chở cho ta, Thê tài là kẻ hầu hạ ta, Quan quỷ là kẻ khắc chế ta, Tử tôn là kẻ hậu duệ của ta, Huynh đệ là kẻ đồng khí với ta, thật là dại dột mới cho đây là định luật. Đến như Thiên tài là thứ ta khắc, sao cho là cha ta? Khắc ta là Quan sát, sao gán thành con cái của ta? Đây xuất phát từ lẽ tự nhiên ở đời, người thường chịu sự cấm đoán của cha mẹ thì ít, còn chịu sự ràng buộc của con cái thì nhiều. Sách “Trích Thiên Tủy chinh nghĩa” lấy Ấn làm Phụ mẫu, lấy Thực Thương làm con cái, có phần phù hợp với Dịch Kinh Tiêu, lý luận này thông đạt rồi nên không cần bàn nữa. Lại có thuyết cho rằng Thiên Ấn là mẹ kế, Tỉ Kiên là anh, Kiếp Tài là em, mỗi thuyết đều có ứng nghiệm. Tóm lại, để dùng thập thần phối với lục thân càng cần phải xét kỹ lưỡng các cung phân định địa vị cùng với hỷ kị của nó thì cơ bản khó sai lầm. Số mệnh thường không rõ rệt lắm, thí dụ như triều đại nhà Thanh trước đây, khi có đại tang cha mẹ là làm thăng trầm mất một giai đoạn quan trường, xem ở vận hạn hiển hiện dễ thấy (trong mệnh số thấy có thì thực tế đời người cũng có); còn người ngày nay các lễ nghi đều hủy bỏ, sự tồn vong của cha mẹ cũng không quan hệ đến sự tiến thoái hoạn lộ nên trong mệnh vận không hiện rõ ràng lắm. Thê cung gắn liền với hạnh phúc cuộc đời, đắc lực hay không rất là rõ ràng, học giả thông minh sáng suốt tự mình có thể giải thích được.

Nguyên văn: Trong đó có hay không đắc lực, hoặc cát hoặc hung, cứ lấy tứ trụ mà xét hoặc lấy niên nguyệt hoặc nhật thời định ra Tài Quan Thương Nhận, quan hệ với tượng nào, sau đó lấy Lục thân phối dụng thập thần. Xem trong cách cục biến ra hỷ kị làm sao và xem thêm sự phối hợp của nó thì khả dĩ không sai được.

Từ chú thích: Lấy Ấn làm mẫu, lấy Tài làm vợ, toàn cục nếu vô Tài Ấn thì sẽ ra sao? Dụng Thực mà gặp Ấn đoạt Thực, dụng Ấn mà gặp Tài phá Ấn, là ra làm sao? Ở đây phải đánh giá linh hoạt rồi đúc kết lại, không thể câu chấp. Đại khái từ hỷ kị của Ấn để xem phụ mẫu, không ắt hẳn phải lấy Ấn làm mẹ; từ hỷ kị của Tài để xem thê cung, bất tất coi Tài là vợ. Nhật chủ hỷ Ấn mà gặp Tài phá, tổ nghiệp lụn bại; Nhật chủ kỵ Ấn mà gặp Tài phá, lại thành hưng gia lập nghiệp. Thân vượng hỷ Tài mà gặp Tỉ Kiếp phân đoạt thì khắc thê, ngược lại Thân nhược Tài trọng, thì dù không có Tỉ Kiếp phân đoạt cũng khắc thê. Phần Thương Nhận phối hỷ kỵ ra sao thì xem, tiết Luận Thê tử phía sau. Lục thân phối hợp thì sách “Trích Thiên Tủy chinh nghĩa” quyển 5 tiết Lục thân luận bàn rất rõ ràng, cần nên tham khảo.

(*) Tức hai ông Tiêu Cống và Kinh Phòng. Lý thuyết lục thân trong Bói dịch được các nhà nghiên cứu công nhận người phát minh đầu tiên là Tiêu Cống sau truyền cho Kinh Phòng. Lý thuyết tượng quẻ liên quan đến hai người này gọi là Kinh Tiêu Dịch (khác với Mai Hoa Dịch), nhưng nay không còn được dùng.

Chương 22 – Luận ngoại cách dụng xả

( -nplm dịch- ) 

Bàn về việc khi nào dùng, khi nào bỏ không dùng Ngoại Cách

Nguyên văn: Dụng thần của bát tự đã chú trọng tìm ở nguyệt lệnh, vậy tại sao còn có ngoại cách nữa? Có Ngoại cách là do nguyệt lệnh vô dụng, phải tùy cơ ứng biến mà dùng nên gọi là ngoại cách.

Từ chú thích: bài này bàn luận tựa hồ chưa rõ ràng, do sách vở lấy nguyệt lệnh là kinh, Dụng thần làm vĩ. Dụng thần là yếu tố then chốt của toàn cục. Thần khí nguyệt lệnh không có khả năng làm đầu mối trọng yếu ảnh hưởng đến toàn cục của tứ trụ thì phải từ đó chọn ra một can chi riêng để dùng. Dụng thần tuy chọn riêng nhưng trọng tâm của nó lại ở nguyệt lệnh, như mộc sinh tháng mùa đông, thủy vượng mộc trôi, chọn Tài thì tổn Ấn nên phải dùng hỏa để điều hậu, chính là bởi nguyệt lệnh tuy thủy vượng nhưng lại rét buốt; mộc sinh tháng thu, kim quá cứng nên mộc bị sứt mẻ, chọn hỏa chế kim hoặc chọn thủy để hóa kim, chính là do nguyệt lệnh khí kim quá vượng. Những trường hợp này đều không có tên gọi riêng. Ngoại cách, chính là trường hợp riêng của chính cách, khí thế vượt thắng nên không thể lấy thường lý để chọn dụng thần, ở vào ngoại lệ của “con đường đúng”, cho nên mới gọi là ngoại cách.

Nguyên văn: như mộc mùa xuân, thủy mùa đông hay thủy sinh vào tháng tứ quý, khi cùng ngày cùng tháng thì khó mà thấy tác dụng, đều có thể rơi vào loại tượng, hình tượng, xung tài, hội lộc, hình hợp, hay các cách Diêu nghênh (hay Dao tị ? ), Tỉnh lan, Triều dương…, tất cả đều có thể. Nếu nguyệt lệnh tự có Dụng thần, có nên đi tìm ngoại cách? Lại có người mộc sinh mùa xuân, thủy sinh mùa đông, can thấu bên trên có cả Tài Quan Thất Sát, mà bỏ đi để theo ngoại cách, cũng quá sai lầm. Đó là lý do can thấu có Tài, dụng gì để xung Tài? can thấu Quan, dùng gì để hợp lộc? Thư nói rằng: “Đề cương hữu dụng đề cương trọng “, mà cũng nói “Hữu Quan mạc tầm cách cục”, chính là một lời nói bất di bất dịch.

Từ chú thích: Xuân mộc đông thủy chính là Dương Nhận kiến Lộc, cần biết rằng Nhận Lộc tuy không thể làm dụng, nhưng quan hệ với Dụng thần lại ở nguyệt lệnh. Như Sát Nhận cách, chọn Quan Sát chế Nhận, đó là dụng tại Quan Sát; kiến Lộc Thân vượng, lấy thần tiết tú thành tốt đẹp, đó là dụng tại Thực Thương. Thổ sinh tứ quý, dụng mộc làm tơi thổ, hoặc dụng kim tiết tú, đó là dụng tại mộc kim. Các loại này đều chẳng phải ngoại cách. Cần khí tượng tứ trụ thiên hướng về một phương, như xuân mộc mà chi liên kết thành Dần Mão Thìn, hoặc Hợi Mão Mùi, tứ trụ không thể phù ức. Ngày và tháng giống nhau thì tòng Cường, tòng Vượng; ngày tháng không giống mà nhật nguyên lâm Tuyệt, thì tòng Quan Sát, tòng Tài, tòng Thực Thương. Hoặc Nhật can hóa hợp thì thành hóa khí, như loại tượng thuộc về một loại hình thì mới thành ngoại cách. Ngoại cách tuy rất quy cách, nền nếp nhưng bản thân cũng có một ý nghĩa là không rời xa chính lý ngũ hành thì mới được. Nếu gặp các cách đảo xung, hình hợp, Diêu nghênh, Triều dương, lý ngũ hành chưa thông thì cũng không đủ tin tưởng (Tỉnh Lan tức Thực Thương cách). Còn khi nguyệt lệnh có Dụng thần, Tứ trụ được phù ức, sao lại bỏ cái riêng mà chọn cái lẽ chung? “Đề cương hữu dụng đề cương trọng” là lời nói luận Dụng thần phải để ý đến sự quan trọng của nguyệt lệnh; còn “Hữu Quan mạc tầm cách cục” là ý nói tứ trụ có đủ phù ức, không nhất thiết phải tìm cách cục riêng biệt (không nên câu chấp đến chữ Quan trong câu phú). Đây chính là khuôn phép bất di bất dịch để chọn đúng Dụng thần.

Nguyên văn: song, cái gọi là “nguyệt lệnh vô dụng” vốn là nguyệt lệnh không có Dụng thần, người nay không hiểu thường gán cho các loại như Tài bị Kiếp đoạt, Quan bị Thương hủy hoại,… Dụng thần đã bị phá thì cũng coi như nguyệt lệnh không tuyển được Dụng thần, liền bỏ đi để theo ngoại cách là sai lầm của sai lầm vậy.
Từ chú thích: câu “Tài bị Kiếp, Quan bị Thương” là nay xem không có thần khí cứu ứng, mà vô cứu ứng tức phá cách (xem tiết: thành bại cứu ứng). Bản lai Bát tự tốt thì ít, xấu thì nhiều, người phú quý ít ỏi, người bần tiện đầy rẫy, và cũng thế, người thành công thì ít mà người thất bại thì nhiều. Tiếc là người đem mệnh để phán đoán, trong tâm ôm ấp hoài bảo chưa thực hiện được hy vọng sẽ đến trong tương lai, nhưng lại hỏi việc xấu mà không hỏi việc tốt, chẳng qua là lời đầu môi chót lưỡi, nên nếu nghe nói Tài bị Kiếp, Quan bị Thương thì họ lại không bịt lỗ tai mà chạy ư? Thế là thuật sĩ hành nghề liền đoán ý hùa theo tâm lý thân chủ, thường giải đoán mà không bàn Dụng thần, chỉ chú trọng lấy Thần sát, cách cục, nạp âm ra để nói qua quýt. Sai lầm này đã tồn tại lâu rồi, người nói chuyện Mệnh lý cần nhận thức được điều này.

Chương 21 – Luận Thần/Sát không lý đến Cách Cục

(- nplm dịch -)

Nguyên văn: Cách c
c Bát t chú trng ly nguyt lnh phi vi t tr, còn v phn Thn sát tt xu, đã không dùng đến cái l sinh khc thì dùng cái gì đ đo lưng thành bi? Hung chi trong cách cc có cn tr, tc các th tt như Tài Quan thành ra không đưc vic, thì sao gi là cát tinh đưc? Còn dng đưc cách cc, như Tht Sát Thương Quan, chng l gi là hung thn sao? Cách cc đã thành dù cho trong tr đy Cô thn nhp bn vi Sát chng l làm hi đến quý cách? Cách cc b phá, ch nh Thiên đc quý nhân đy tr thì li thành công? Ngưi nay không biết đến khinh trng, c thy cát tinh lin tp trung cho nó mà b qua dng thn (đúng) bt k t tr thếnào, đ ri lun by v quý tin, nói sai v ha phúc, tht là nc cưi.

Từ chú thích: Những sai lầm khi nói về Thần/Sát đều là do không nghiên cứu kỹ đến ngọn nguồn của nó. Phép Tử Bình biến đổi từ khoa Ngũ tinh, vốn lấy năm là chủ, dùng Thần Sát để phán cát hung. Thần sát đều có ở mỗi mệnh bàn, mỗi năm đều có sự khác nhau cho nên phép Tử bình xưa lấy năm làm chủ. Thử lật lại sách xưa như “Lý Hư Trung Mệnh thư”, “Tam mệnh tiêu tức phú” của Lạc Lục Tử, cho đến các nhà chú giải mệnh lý Từ Tử Bình, Thích Đàm Oánh, Lý Đồng, Đông Phương Minh có thể thấy thời kỳ này đều lấy năm làm chủ. Đến Tam Mệnh Thông Hội của Vạn Dục Ngô đời Minh thì phép xem này có sự thay đổi, phép này bắt nguồn từ thời nhà Minh đến nay cũng trải qua vài trăm năm rồi. Sách Lan Đài Diệu Tuyển chuyên bàn về cách cục mà thần sát cho đến nạp âm cũng an từ năm mà ra, rất nhiều thuật ngữ thừa kế từ khoa Ngũ tinh chưa hề được cải biến. Phép Tử bình nay đã đổi từ năm sang dùng ngày để luận, Thần sát và nạp âm cũng không còn được sử dụng nhiều. Dùng các tác phẩm đó để thi thố vốn không phải là không nên, nhưng dùng để đoán họa phúc, há không làm cho kẻ hiểu biết cười cho ư? Rồi thêm chuyện bọn thuật sĩ giang hồ khi hành nghề đều dùng đến phép thần sát rồi tự cho là thông minh hiểu biết mà bỏ mất ngọn nguồn thì thật đáng cười nhạt. Nếu như hiểu rõ pháp xem Thần sát thì mấy ông thầy Địa lý thời nay đã không đánh mất chân truyền. Tử Bình và Phong Thủy tuy không cùng một con đường nhưng chẳng lẽ góc độ chuyển động của Thần sát trên trời lại có hai ư?

Nguyên văn: huống chi trong sách nói đến Lộc Quý, thường chỉ nói đến Chính quan mà không phải bàn đến Lộc đường quý nhân. Hay như Chánh Tài đắc Thương Quý là kỳ cách, mà Thương Quý gọi đầy đủ chính là Thương Quan sinh Tài, Chánh Tài đắc nó mới gọi là kỳ, nếu chỉ quý nhân thì Thương Quý là thứ gì vậy? Lại như câu “nhân đắc lộc nhi tị vị” (vì được lộc mà quên nhiệm vụ), thì đắc lộc chính là đắc Quan cách, vận hạn đến đất Quan đương nhiên thăng quan tiến tước; nhưng giả như Tài dụng Thương Quan Thực Thần, vận thấu Quan thì trật tự bị phá hỏng, Chính Quan vận lại gặp Quan thì trùng lắp nhiều quá, nên các loại này chỉ có thể là “tị vị”. Nếu cho đó là Lộc Đường thì không những không đúng lý mà cứ cố cho là “đắc lộc tị vị” thì văn phạm đối chỏi nhau, cổ nhân viết sách lẽ nào không thông thạo ngữ pháp!

Từ chú thích: ở đây tức là danh từ của Ngũ tinh và Tử Bình làm cho làm lẫn lộn. Lộc cũng chính là Quan, có khi cũng gọi là Quý, về ngũ hành thì vị trí Lâm quan cũng gọi là Lộc Đường. Mã cũng là Tài; Đức cũng chính là Ấn; Thiên trù thọ tinh là Thực thần. Lúc đó để cho tiện mới giả dụng danh từ Thần sát của khoa Ngũ tinh, người sau không được giải nghĩa rõ ràng chính là khiên cưỡng gán ghép rồi thần thánh hóa lời đó. Tam Kỳ Lộc mã cũng chỉ là nói đến Tài Quan (tham khảo phần khởi lệ). Như niên Bính gặp Quý Dậu là Quan tinh lâm quý; Bính nhật gặp Quý Dậu là Quan tọa Tài hương (Quan đóng nơi đất Tài); ngày Nhâm tọa Ngọ gọi tên là Lộc mã đồng hương cũng tức là Tài Quan đồng cung. Đây là tự mượn Tam kỳ Lộc mã, tên khác nhưng thực ra là như nhau, mà dùng. Còn như Thương Quý, Thương Quan (Nhâm) mà gặp Đinh Mão, Giáp dụng Kỷ thổ làm Tài mà gặp Kỷ Mùi đều thế cả. Nhưng việc nầy chẳng qua cũng chỉ là giải thích hai chữ thương quý, chứ phép Tử Bình thì thứ gì hợp với đòi hỏi của Nhật nguyên tức là quý, còn không hợp thì không quý. Chữ Thương Quý, v.v… ở đây chỉ là một tu từ (lối nói khoa trương), cho nên không cần câu chấp. “Đắc lộc tị vị” là Lộc đường của Quan hay là Lộc đường của nhật nguyên? Nếu Quan trùng lắp mà gặp Lộc đường của Quan thì tự ứng với “tị vị”, còn nếu Quan trùng lắp mà gặp Lộc đường của nhật nguyên thì lại ứng với thăng quan tiến tước rồi. Tóm lại thì hợp với nhu yếu thì thành quý, còn Thần sát cát hay hung thật ra không quan hệ đến họa phúc.

Nguyên văn: như nữ mệnh, có câu “Quý chúng tắc vũ quần ca phiến” (Quý mà nhiều thì chỉ là hạng kỹ nữ múa hát tầm thường). “Quý chúng” chính là “Quan chúng”, nữ lấy Quan làm chồng, chả lẽ xuất hiện ra hai chính phu? Một nữ nhiều chồng thì ý chỉ đến giới ca múa phục vụ đàn ông thời phong kiến, một lý lẽ tất nhiên. Nếu cho từ đó là quý nhân, là sao trên trời, cũng không phải là chồng, thì e gì ít hay nhiều mà gán cho là hạng gái cầm ca?

Từ chú thích: Quý tức là Quan, Quý nhiều tức là Quan nhiều. Như lấy Thiên Ất để nói, từ Hạ chí đến Đông chí dụng Âm quý, từ Đông chí đến Hạ chí dụng Dương quý. Lại cần phải thích hợp với Dụng thần và Tài cũng phải sinh vượng. Nếu Tài đa Thân nhược thì phải chọn Tỷ Kiếp chẻ Tài ra thì mới tốt, Quý nhiều nhanh thành bệnh mà thôi. Về phần “quý chúng, vũ quần ca phiến”, chính là lấy Quan làm phu tinh. Quan nhiều cần phải làm tổn Quan hoặc hóa bớt Quan để trở thành phu tinh, không nhất định phải dụng Quan. Quan Sát khắc ta, trong tứ trụ có Quan sát, trước tiên cần an định nó, không nhất định phải dùng, điều này thì bất luận nam nữ đều thế cả. Nếu Dụng thần không gặp Thiên Ất, hoặc Thiên Ất lại lâm nơi Kị thần là Âm dương tịnh kiến, chồng chéo hỗn tạp đều chưa đủ phán cát hung, không liên quan đến khinh trọng, có thể bỏ qua không luận.

Nguyên văn: song Thần sát trong mệnh thư cũng có đề cập đến, kẻ đọc sách tâm không tốt thường câu chấp, không tường lẽ biến thông. Như “Quý nhân đầu thượng đới Tài Quan, môn sung tứ mã” (Quý nhân thấu lộ mà có cả Tài Quan thì như ngoài cửa có sẳn xe tứ mã), đó là vì Tài Quan như người diện mạo đẹp đẽ, quý nhân như quần áo đẹp thì mới làm vẻ đẹp diện mạo lộ rõ ra được. Thực ra Tài Quan thành cách, tức không có quý nhân xuất lộ, thì lại không có “môn sung tứ mã”! Còn “Cục thanh quý, hựu đới nhị đức, tất thụ vinh phong” (cách cục thanh quý lại mang cả nhị Đức tất thụ hưởng vinh phong). Nếu chú trọng nhị Đức thì tại sao không nói đầy đủ là “đới nhị Đức thụ lưỡng quốc chi phong”, mà còn phải cho rằng không được có Sát cái đã (đòi hỏi cục thanh quý)? Nếu cho rằng mệnh phùng cách xấu, trụ có nhị Đức là phùng hung hữu cứu, tránh được nguy hiểm thì tuy có nói đến cách cục nhưng mà chung quy cũng là không liên can đến quý tiện của cách cục.

Từ chú thích: Thần sát so với Dụng thần, mỗi thứ đều phải cần thích hợp. Như Quan tinh cần Thiên Ất, Ấn thụ thích hợp với nhị Đức (Thiên Nguyệt đức quý nhân), Tài thích hợp với Dịch Mã, Thực Thươngthích hợp với Văn Xương, Từ Quán Học Đường. Dụng Quan mà Quan lâm Thiên Ất, cẩm thượng thêm hoa (trên gấm thêm hoa, ý nói đã đẹp lại đẹp thêm); dụng Ấn mà Ấn lâm Thiên nguyệt nhị Đức, là người tố thực từ tâm (ăn chay làm việc thiện). Cái đẹp gặp được nó thì tăng điều tốt, khi gặp hung thì giảm được tai họa, chứ chẳng phải dựa vào nó mà luận thành cách đâu. Nếu bỏ Dụng thần để luận Thần sát thì khi xét vận hạn cát hung thì sử dụng phép nào đây? “Vô sát đới nhị đức” thì Sát là chỉ Kị thần, chứ chẳng phải chỉ Thất sát. Người đọc cần gắng thành tâm lĩnh hội ý nghĩa thực chứ đừng cho rằng cổ nhân viết lách ngu muội. Tóm lại, Tử Bình có cách xem của Tử Bình, chớ nên xem hỗn tạp với Thần sát làm hoa mắt rồi không biết cái nào là chính yếu cả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *