Tử Bình Chân Thuyên bình chú

Lục, luận thập can đắc thời bất vượng thất thời bất nhược

Sách có câu, đắc thời đều luận vượng, thất thời xem là suy, tuy lý là vậy, cũng chỉ là cái phép chết. Khá nên xem xét linh hoạt. Khí ngũ hành lưu hành tứ thời, tuy các ngày can đều chuyên lệnh khác nhau, kỳ thật trong cái chuyên lệnh ấy còn có tịnh tồn hay giả tại. Giả như xuân mộc nắm lệnh, giáp ất tuy vượng, như gặp mậu kỷ hưu tù ở trụ giờ, sao còn đẹp nổi. Gặp lúc thóai riêng, chẳng thể tranh tiên, kỳ thật thổ mùa xuân có bao giờ chẳng sanh vạn vật đâu, mặt trời mùa đông có bao giờ không chiếu vạn quốc?

Khí ngũ hành ở 4 mùa chẳng lúc nào không có sẳn, chỉ riêng khác nhau ở vượng tướng hưu tù mà thôi. Thí dụ như mộc vượng ở xuân, mà kim thủy hỏa thổ cũng chẳng tuyệt tích. Chỉ không đắc thời mà thôi. Như không đắc thời có phân biệt. Như hỏa được sanh khí, tuy trước mắt đang lúc tiềm phục, khí tượng bùng bùng, gọi là tướng; kim thổ tuy tuyệt nhưng cũng là khí tương lai, thủy là khí vừa lui, đương lúc nghĩ ngơi, tuy chẳng đương lệnh, nhưng tác dụng đâu đã mất hết. Ví như quân nhân giải ngũ, quan lại trí nhân, tuy lui về điền dã, nhưng có thể lực vẫn y nhiên tồn tại, một mai tập hợp, tác dụng không khác. Nên dù thất thời cũng chẳng thể bỏ mà không luận đến. 

Huống chi bát tự tuy lấy nguyệt lệnh làm trọng, là vượng tướng hay hưu tù, năm tháng ngày giờ, cũng có quyền thêm bớt, cho nên sanh chẳng được nguyệt lệnh nhưng gặp lộc vượng ở năm, giờ, sao suy được? Không nên chấp nhất mà luận. Giống như mộc mùa xuân tuy cường, gặp kim thái trọng thì mộc cũng bị nguy. Can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, không có hỏa chế sao giàu nổi, gặp thêm thổ sanh tất chết yểu, vì thế đắc thời mà chẳng vượng. Thu mộc tuy nhược, mộc có căn thâm thì cũng cường. Can Giáp Ất thêm chi Dần Mão, gặp Quan thấu cũng thọ nổi, gặp thủy sanh thì thái quá, ấy là thất thời mà chẳng nhược.
Vượng suy cường nhược 4 chữ, người xưa luận mệnh, thường bị trói buộc hỗ dụng, chẳng biết xem phân biệt. Suy cho cùng thì đắc thời là vượng, thất thời thì suy; phe đảng nhiều thì cường, cô thế ít được giúp là nhược. Cũng có khi tuy vượng mà nhược, tuy suy mà cường, xem xét phân biệt sẽ tự rõ lý ấy. Xuân mộc, hạ hỏa, thu kim, đông thủy, là đắc thời, thêm tỉ kiếp ấn thụ thông căn phò trợ thì phe đảng nhiều. 

Giáp Ất mộc sanh ở tháng Dần Mão, đắc thời vượng; can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, tất phe đảng kim nhiều, mộc cô thế thì ít được giúp. Can Bính Đinh thêm chi Tị Ngọ, tất phe đảng hỏa nhiều, mộc tiết khí qúa nhiều, tuy nắm lệnh cũng chẳng cường. 

Giáp Ất mộc sanh ở tháng Thân Dậu, thất thời tất suy, như có Tỷ Ấn trùng điệp, chi năm tháng giờ, lại thông căn Tỷ Ấn, tức là phe đảng nhiều, tuy 
thất thời mà chẳng nhược. Không riêng gì luận ngày chủ như thế mà hỉ dụng kị thần cũng luận như vậy.

Vì thế bất luận thập can hưu tù ở nguyệt lệnh, chỉ cần tứ trụ có căn, cũng thọ nổi tài quan thực thần hay đương đầu thương quan thất sát. Trường sanh lộc vượng thì căn trọng; mộ khố dư khí thì căn nhẹ vậy. Thiên can đắc (được) 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất, đại loại như vậy. Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, chẳng luận vậy được, vì trong Tuất chẳng tàng mộc, trong Sửu không tàng hỏa. Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như Ất gặp Thìn, Đinh gặp Mùi, đại loại như vậy. Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tý Dần Mão, đại loại như vậy. Âm trường sanh chẳng luận vậy được, như Ất gặp Ngọ, Đinh gặp Dậu, đại loại như vậy, như xét rõ căn thì Tỷ được 1 dư khí. Tỷ kiếp như bạn bè giúp đỡ, thông căn như vợ chồng ở với nhau vậy; can nhiều không bằng căn trọng, lý cố nhiên là vậy.
Tiết này luận rõ. Mộ khố là khố của vốn là thân, như Mùi là mộc khố, Tuất là hỏa khố, Thìn là thủy khố, Sửu là kim khố. Như không có thì lấy trường sanh lộc vượng hay dư khí mà dùng cũng vậy. Thìn là dư khí của mộc, Mùi là dư khí của hỏa, Tuất là dư khí của kim, Sửu là dư khí của thủy. 20 ngày sau Thanh minh, Ất mộc do nắm lệnh, khinh mà chẳng khinh, gặp thổ vượng lại dày, tất khinh; nên khá có thêm 1 Tỷ kiếp nữa. Nhược Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, khố chẳng có dư khí, không luận thông căn được. Kịp đến như âm gặp trường sanh, không luận trường sanh được, lại như có căn, hay có 1 dư khí vân vân, như thật rõ được lý sanh vượng mộ tuyệt, sẽ chẵng thấy mâu thuẫn. Mộc tới Ngọ, hỏa tới Dậu, đều là tử địa, sao là có căn được? (xem chương luận âm dương sanh tử) 

Cứ câu nệ vào tục thuyết là không phải vậy. Tỷ kiếp như bạn bè, thông căn như vợ chồng, dù có Tỷ kiếp giúp mà thông căn tất giúp mà chẳng thật. Thí dụ như 4 Tân Mão, kim chẳng thông căn, 4 Bính Thân, hỏa chẳng thông căn, tuy thiên nguyên khí, nhưng vẫn luận là nhược. Tóm lại can nhiều không bằng chi trọng, khi thông căn chi, lại lấy chi của nguyệt lệnh là tối trọng.
Thời nay chẳng biết mệnh lý gặp thủy mùa hạ, hỏa mùa đông, chưa coi có thông căn không đã cho là nhược. Lại thêm như can dương gặp khố, như Nhâm gặp Thìn, Bính gặp Tuất, chẳng lấy mừng thủy hỏa thông căn khố của mình, thậm chí còn cầu cho hình hay xung khai. Những thứ luận sằng bậy ấy ắt nên nhất thiết quét bỏ. 

Từ trước tới nay bàn mệnh lý có 5 môn: Lục nhâm, Kỳ môn, Thái ất, Hà lạc, Tử vi đẩu số, nhưng khi dùng nạp âm, tinh thần cung độ, quái lý có khác nhau. Tử Bình dùng ngũ hành bình mệnh, cùng 1 loại ấy. Thuật giả chẳng rõ nguồn gốc, kéo bên đông giựt bên tây, miễn cưỡng khiên hợp, nghe lời sai trái, truyền đi sai trái, cũng chẳng làm lạ gì, như Tử Bình đã lấy ngũ hành làm căn cứ để bình mệnh, tất biến hóa thế nào cũng chẳng lìa gốc là lý ngũ hành. Lấy lý luận phối hợp củng thực tế, tất không còn chỗ đứng cho những thứ sách hay lý luận sằng bậy vậy.
Ngũ, luận thập can hợp và không hợp

Nguyên văn: 
Ý nghĩa 10 can hóa hợp, thiên trước có nói rõ, nhưng mà cũng có hợp và không hợp là tại sao?

Từ chú: Thập can tương phối, không phải đều là hợp cả sao; đã hợp rồi, không phải đều có thể hóa cả sao. Thiên trước luận 10 can tương phối mà hợp, vốn là này luận 10 can phối mà không hợp. Học giả nên xét kỹ. Rõ cái nghĩa hóa riêng.

Nguyên văn: Ở giữa có cái khác chen vào, thí dụ như người đây đấy tương hảo, mà có người khác theo ở giữa, tất không thể chơi với nhau được. Thí dụ như Giáp Kỷ hợp, mà ở giữa Giáp Kỷ, có Canh chia cách, tất Giáp sao có thể vượt qua được Canh khắc mà đến hợp với Kỷ chứ? Phép đã như vậy, hợp mà chẳng dám hợp, có cũng như không.

Từ chú: Bị chia cách, tất không thể luận hợp, tuy nhiên bị chia cách chưa chắc là phải khắc chế, như:

Thí dụ 1)

Quan Kiêu nhật chủ Kiếp
Giáp Đinh Kỷ Mậu
Mão Hợi Thìn


Giáp Kỷ hợp có Đinh ở giữa, tất Giáp mộc sanh hỏa rồi hỏa sanh thổ, bởi vậy lấy Ấn hóa Quan. Là trụ của Tân cương Dương Tăng Tân đô đốc.

Thí dụ 2)

Kiêu Ấn nhật chủ c.Tài
Quý Nhâm Ất Mậu
tị tuất tị dần


Mậu Quý hợp gặp Ất chia cách, ấy là không hợp nổi, vậy nên Tài cục mới có thể dùng Ấn. Là trụ của Chiết Giang Công lộ Cục trường Chu Có Khanh. (Xem tiết dùng tài ấn)


Nguyên văn: Lại như cách ngôi quá xa, như Giáp ở can năm, Kỷ ở can giờ, tâm ý hợp nhau, ngôi tất xa cách, như người trời nam kẻ đất bắc, không thể tương hợp với nhau. Như ở giữa gặp chế chẳng dám đến hợp, có chút khác nhau, hợp mà không thể hợp nổi, là bán hợp vậy, là họa hay phúc là coi ở địa chi.

Từ chú: Cách ngôi quá xa, tất hiệu dụng của hợp giảm thiểu, có lúc nguyên lực ban đầu bị mất là hỷ. Cũng có lúc nguyên lực ban đầu không bị mất là hỷ. Hoặc tuy xa cách nhưng vẫn luận là hợp, thảy đều lấy theo cách cục phối hợp. Như:

Thí dụ 3)

Kiếp Tỉ nhật chủ Sát
Đinh Bính Bính Nhâm
Mão Ngọ Thìn


Sát Nhận cách, lấy Sát chế Nhận làm dụng. Đinh Nhâm tương hợp, vì xa cách, Nhâm Sát chẳng mất tác dụng, nên Sát Nhận cách lập thành. Là trụ của Long Tế Quang.

Thí dụ 4)

Ấn Kiêu nhật chủ c.Tài
Ất Giáp Đinh Canh
Dậu Thân Tị Tuất


Ất Canh tương hợp, thông khí nguyệt lệnh, tuy xa cách nhưng hợp, lấy Canh bửa Giáp dẫn Đinh làm dụng. Là trụ của Trương Diệu Tằng (ở giữa ất canh có đinh hỏa ngăn cách, nên xem lại thêm tiết trước).
Nguyên văn: Lại có hợp mà không bị thương khắc, là sao? Như Giáp sanh Dần Mão, tháng giờ thấu 2 Tân Quan, lấy năm Bính hợp tháng Tân, thì là hợp mất 1 lưu lại 1, Quan tinh phản khinh. Hay như Giáp gặp nhận ở tháng, Canh Tân đều thấu, Bính với Tân hợp, hợp mất Quan lưu lại Sát, nên Sát Nhận y nhiên thành cách, đều là hợp lại mà không bị thương khắc.
Từ chú: Hai Quan đều thấu, gọi là trọng quan; hai Sát đều thấu, gọi là trọng sát. Hợp một lưu lại một, nhân phản mà thành cách. Như Quan Sát đều thấu tức là hỗn tạp, hợp mất Quan lưu lại Sát, hoặc hợp mất Sát lưu lại Quan, phản cách thành thanh. Như:

Thí dụ 5)

Kiếp Sát nhật chủ Sát
Tân Bính Canh Bính
Dậu Thân Tuất


Là trụ của Bắc dương lãnh tụ Vương Sĩ Trân. Tân hợp Bính sát, hợp 1 lưu 1, tức thì tự nhiên thành cách Sát Nhận.

Thí dụ 6)

Sát Thực nhật chủ Quan
Nhâm Mậu Bính Quý
Dần Thân Dần Tị


Lại như hợp Quan lưu Sát. Theo ” tam mệnh thông hội ” lấy hợp làm lưu, bị khắc mà mất, như trụ này có can mậu khắc nhâm hợp quý, gọi là khứ sát lưu quan, các nhà giải thích khác nhau.

Cứ như hợp mà không bị thương khắc tất hợp, bỏ 1 giữ lại 1, hoặc khắc mất đi, hoặc hợp cho mất đi, các ý ấy đều như nhau.
Như trụ của chủ tịch Lâm Sâm: 

Thí dụ 7)

Thương Ấn nhật chủ Thương
Mậu Giáp Đinh Mậu
thìn dần mão thân


Mậu thổ Thương quan, năm giờ đều thấu, dùng Giáp khắc mất Thương quan ở năm, mà giữ lại Thương quan ở giờ, khả để sanh Tài tổn Ấn, cách cục phản thanh, các ý đó đều là một. Không có Thực thương tất Tài không có căn, như đều thấu tất hiềm trọng, bỏ một giữ lại một, vừa đúng thành cách.
Nguyên văn: Lại có khi hợp mà không luận hợp, là sao? Như hợp với vốn là thân thì: 5 can dương gặp tài, 5 can âm gặp ngộ quan, đều là tác hợp, chỉ duy có vốn là thân thập can hợp, không phải là bị hợp mất. Giả như Ất lấy Canh làm Quan, ngày can là Ất, cùng Canh tác hợp, tức là hợp với Quan của mình. Hợp mất là sao? Như can năm Canh, can tháng Ất, tất can tháng Ất tới trước hợp mất Canh, thành ra ngày can không thể hợp được, vậy là bị hợp mất. Lại như nữ lấy Quan là chồng, ngày Đinh gặp Nhâm, tức là chồng ta đến hợp với ta, chính là chồng vợ tương thân, tình thêm khăng khít. Duy gặp phải tháng Nhâm trước cùng năm Đinh hợp nhau, ngày can dù cũng là Đinh, cũng không thể hợp nổi, tức là phu tinh của mình bị chị em hợp mất, phu tinh tuy thấu mà như không thấu.

Từ chú: Vốn là thân nhật nguyên thì, can nhật nguyên tương hợp, trừ khi hợp hóa làm tính chất bên ngoài thay đổi, đều không luận là hợp. Hợp và không hợp, tác dụng tương đồng, nhưng hợp càng thêm thân thiết. Như:

Thí dụ 8)

Kiếp Quan nhật chủ Kiếp
Mậu Giáp Kỷ Mậu
Tuất Tị Thìn


Nguyệt lệnh Thiên tài sanh Quan, Kiếp tài trùng trùng, mừng gặp Giáp Kỷ tương hợp, Quan tinh có tình, chuyên hướng ngày chủ, chế trụ Tỷ kiếp, khiến chúng không thể tranh Tài, như vậy gọi là dùng Quan chế Kiếp hộ Tài vậy. Xem thêm tiết luận tinh thần.

Thí dụ 9)

t.Tài c.Tài nhật chủ Quan
Mậu Kỷ Giáp Tân
Dần Tị Dần Hợi


Giáp lấy Kỷ làm Tài; Giáp Kỷ tương hợp, Kỷ thổ là Tài, chuyên hướng ngày chủ vậy. Xem tinh thần tiết.

Bị hợp mất hay hợp lại, các nhà giải thích khác nhau. ” Tam mệnh thông hội ” viết: Gian thần thì, can năm tháng hay giờ. Có câu hợp Quan vong quý, hợp Sát vong tiện. Nhược ngày chủ tương hợp, tất hợp Quan thì quý, hợp Sát thì tiện. Riêng như gian thần tương hợp cũng lại có bị hợp mất hay không mất. Thí dụ Giáp lấy Tân làm Quan, thấu Bính tương hợp, tất bị hợp mất; Giáp lấy Canh làm Sát, thấu Ất tương hợp, tất tuy hợp mà không bị mất. Sách có câu: “Giáp cùng Ất muội làm vợ Canh, tưởng cát hóa hung”. Tương hợp tất Sát chẳng công thân, không phải bị mất là gì. Ất lấy Tân làm Sát. Thấu Bính tất bị hợp mất. Ất lấy Canh làm Quan, tháng can lại thấu Ất lấy làm tương hợp, tất là Quan nhưng còn, không phải bị hợp mất. Duy nếu Quan là dụng thần, tất tình của dụng thần bị phân chia bớt, không chuyên hướng ngày chủ. Như nữ mệnh lấy Quan làm chồng, tất là phu tinh bất chuyên, có thấu cũng như không. Lại như ngày chủ là bản thân tương hợp, sao có thể bị hợp mất được; tuy không thể bị hợp mất, cũng có phân trước sau. Ví dụ như sau:

Thí dụ 10)

Quan Tỉ nhật chủ Ấn
Bính Tân Tân Mậu
Tuất Mão Tị Tuất


1 Bính hợp 2 Tân, Quan tinh tuy không bị hợp mất, nhưng dụng thần tình không chuyên.

Thí dụ 11)

Kiếp Kiêu nhật chủ c.Tài
Kỷ Bính Mậu Quý
Dậu Thìn Hợi


Bính hỏa điều hậu là dụng, tiếc là Mậu tương hợp trọn với Quý, ngày chủ có tình, hướng Tài chẳng hướng Ấn, Quý thủy tuy không thể vượt qua Mậu đến khắc Bính, nhưng tình hướng dụng của ngày chủ chẳng chuyên.
Nguyên văn: Dụng thần có tình mà chẳng hướng ngày chủ, hoặc ngày chủ có tình mà không hướng dụng thần, đều chẳng tốt.

Lại có thuyết tranh hợp đố hợp là sao? Đại loại như 2 Tân hợp Bính, 2 Đinh hợp Nhâm. Một trai chẳng lấy 2 vợ, 1 gái chẳng gả 2 chồng, bởi vậy có thuyết tranh hợp đố hợp. Dù hợp ý tới đâu đi nữa, nhưng tình chẳng chuyên vậy. Nhưng nếu như 2 hợp 1 mà cách ngôi, tất không thể tranh ghen được. Như canh ngọ, ất dậu, giáp tý, ất hợi, 2 Ất hợp Canh, cách ngôi Giáp ngày, là trụ của Cao thái úy, nhưng hợp mất Sát mà giữ lại Quan, không bị giảm phúc vậy.

Từ chú: Hai hợp một, tình dụng thần chẳng chuyên, xem ví dụ trên, nếu như cách ngôi tất chẳng phải ngại. Như:

Thí dụ 12)

Ấn Thực nhật chủ Thực
Canh Ất Quý Ất
Thân Dậu Mùi Mão


Hai Ất hợp Canh nhưng cách Quý, không hề tranh ghét, cũng chẳng có thói không chuyên. Là trụ của Chu gia mệnh. Trụ của Cao thái úy hợp mất Sát mà giữ lại Quan, hóa khí trợ Quan, trụ của Chu Ấn cách dùng Thực, đều không bị giảm phúc trạch.

Thí dụ 13)

c.Tài c.Tài nhật chủ Ấn
Quý Quý  Mậu Đinh
Dậu Hợi Tị


Hai Quý hợp Mậu, tuy không thể luận hợp, nhưng đã có ý hợp. Là Tài cách dụng lộc tỉ, Tài hướng ngày chủ, gọi là phú cách, lại không gặp tranh ghét hay có thói chẳng chuyên. Là trụ của nhà buôn lớn Vương Mỗ.


Vậy thì vì sao tranh hợp đố hợp? Hãy xét kỹ ngôi. Như:

Thí dụ 14)

Kiếp Quan nhật chủ Quan
Bính Nhâm Đinh Nhâm
Tuất Thìn Mùi Dần


Hai Nhâm giáp Đinh, tức là tranh hợp đố hợp. Như trụ của Cố Trúc Hiên là như vậy.

Thí dụ 15)

Quan Quan nhật chủ Quan
Bính  Bính Tân Bính
Ngọ Thân Mão Thân


Ba Bính tranh hợp một Tân, lại không thể hóa. Là tượng đa phu, mệnh nữ tối kị.
Nguyên văn: Người giờ nay chẳng biết mệnh lý, lấy cái hợp của vốn là thân mà vọng luận được mất; nực cười thêm, sách có câu ” hợp Quan chẳng quý “, cứ thế mà luận, hoặc lấy cái hợp của vốn là thân làm hợp, thậm chí lấy hợp của cái chi chi nữa làm hợp, như thìn dậu hợp, mão tuất hợp, đều cho là hợp quan. Những thứ xằng bậy ấy như đọc truyện tử bình đều bị quét sạch !

Từ chú: Hợp Quan chẳng quý, ” tam mệnh thông hội ” luận rất rõ. Cái gọi là gian thần tương hợp, tất hợp Quan vong quý, hợp Sát vong tiện; còn như ngày chủ tương hợp, tất hợp Quan là quý, hợp Sát là tiện (ngày chủ không hợp Sát) lý ấy rất rõ. Người đời nay không chịu nghiên cứu tử tế, nói bậy lung tung, chẳng lạ gì trăm phát trật cả trăm.

Thập can phối hợp, cũng có hợp hóa và hợp chẳng hóa, sách này chưa luận đến hợp hóa, xin ghi phụ thêm. Vì sao có thể hóa? Như gặp địa chi thông căn thừa vượng vậy. Như trụ của Chu Gia Bảo ở trên, Ất Canh tương hợp chi lâm Thân Dậu, tức là hóa kim; nhật nguyên vốn nhược, được Ấn trợ, nên đủ sức lấy trụ giờ Ất Mão phát tiết cho đẹp làm dụng, gọi là Ấn cách có Thực vậy. Lại như trụ của thượng mỗ bị câm từ nhỏ, canh thân, ất dậu, đinh sửu, canh tuất, cũng là hóa kim, nhưng do hợp hóa mà Ấn bị Tài phá vậy (xem chương tính tình ở trên)

Thí dụ 16)

Kiếp Sát nhật chủ Kiếp
Đinh  Nhâm Bính Đinh
Hợi Dần Dậu


Đinh Nhâm tương hợp, chi lâm Dần Hợi, tất nhiên hóa mộc, lấy Ấn mà luận.

Thí dụ 17)

Quan Thực nhật chủ t.Tài
Quý  Mậu Bính Canh
Tị Ngọ Ngọ Dần


Mậu Quý tương hợp, chi lâm Tị Ngọ, tất nhiên hóa hỏa, lấy Kiếp mà luận.

Hai trụ trên trích lục ” tích thiên tủy chinh nghĩa ” tiết huynh đệ.


Ngày can tương hợp thì hóa, tức là cách cục hóa khí. Ví dụ như sau.

Thí dụ 18)

Quan c.Tài nhật chủ Thực
Kỷ Đinh  Nhâm Giáp
Mão Mão Ngọ Thìn


Đinh Nhâm tương hợp, sanh tháng Mão, mộc vượng nắm lệnh, chi giờ gặp Thìn, nguyên thần của mộc thấu ra, đây là cách Đinh Nhâm hóa mộc.

Thí dụ 19)

t.Tài Kiêu nhật chủ c.Tài
Mậu Nhâm Giáp  Kỷ
Thìn Tuất Thìn Tị


Giáp Kỷ tương hợp, sanh tháng tuất, thổ vượng cầm quyền, dư sức hóa khí; năm mừng được Mậu Thìn, nguyên thần thấu ra, là cách Giáp Kỷ hóa thổ. Trích “Tích thiên tủy chinh nghĩa”.
Hóa khí có chân (hóa thật) có giả (hóa giả). Hai trụ trên hóa khí là thiệt, thừa sức hóa khí, còn như ngày căn có mầm của kiếp ấn hay ngày chủ không có căn, thì hóa thần bất túc vậy; lại thêm có khi hợp hóa tuy thật, nhưng gặp gian thần đến tổn thương hóa khí, đều là giả hóa.

Thí dụ 20)

c.Tài Tỉ nhật chủ c.Tài
Kỷ  Giáp Giáp Kỷ
Mão Tuất Tị


Hai Giáp 2 Kỷ, đều tự phối hợp, Mão mộc có Tuất thổ hợp, càng thêm không có ngại, hiềm vì Giáp mộc đóng ở Ấn, gọi là giả hóa.

Thí dụ 21)

Thực c.Tài nhật chủ Ấn
Giáp Đinh  Nhâm Tân
Thìn Mão Thìn Hợi


Đinh Nhâm tương hợp, thông khí nguyệt lệnh, hóa thần rất thật, hiềm vì giờ thấu Tân kim, đến tổn thương hóa khí, may là Tân kim không có căn, gọi là giả hóa. Trích lục “Tích thiên tủy chinh nghĩa”.


Hóa thật hay giả, đều nên gặp vận giúp, cách hóa giả, hành vận khử bệnh, cũng như hóa thật; hóa thật chẳng được vượng vận tương trợ, cũng không thể phát triển vậy. Như muốn nghiên cứu thêm, xem “đính chánh tích thiên tủy chinh nghĩa”. Lại như cách cục hóa khí gần thì lấy hóa hợp của 2 can làm hóa khí mà luận, ngoài can chi ra, đều chẳng hóa. Như chẳng xét gần nhau mà câu nệ không có các thuyết hóa khí lung tung, thì can chi tứ trụ gặp can chi hành vận, đều cho là hóa mà luận, thiệt là sai lắm. Hóa thần mừng hành vượng địa, Ấn Tỷ thì tốt đẹp, kị gặp khắc hay tiết khí. Ghi chú thêm nhu vậy, đặng mà khỏi hồ nghi sai lầm.

Thiên can ngũ hợp, mừng được địa chi giúp, mới có thể hóa khí; địa chi tam hội hay lục hợp, Lại được thêm thiên can giúp, mới có thể hội hợp mà hóa. Đứng đầu là khí hậu tháng, rất chi khẩn yếu, như phối hợp can chi tứ trụ, càng nên xem tới. Ví dụ thêm như sau:

Thí dụ 22)

Kiếp Ấn nhật chủ Kiếp
Kỷ Đinh Mậu Kỷ
Tị Sửu  Mùi


Tý Sửu tương hợp, nhờ can thấu Mậu Kỷ Đinh hỏa, Tý Sửu hóa thổ mới thành nổi. Thành cách Giá sắc (gặt lúa).

Thí dụ 23)

Sát Quan nhật chủ Sát
Nhâm Quý Bính Nhâm
Sửu Ngọ Thìn


Tý Sửu tương hợp, can thấu Nhâm Quý, chẳng thể luận hóa thổ nổi. Là tượng Sát vượng thân suy.
Tham khảo thêm: Can chi hội hợp hóa biểu (“Tử bình tứ ngôn tập dịch”)

Chinh nguyệt tiết (tháng Dần, Lập Xuân)
Đinh nhâm hóa mộc (chánh hóa)
Mậu quý hóa hỏa (thứ hóa)
Ất canh hóa kim (nhất vân ất quy giáp bất hóa)
Bính tân bất hóa (trụ hữu thân tý thìn khả hóa)
Giáp kỷ bất hóa (mộc thịnh cố bất hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu phá tượng
Thìn tuất sửu mùi thất địa 

Nhị nguyệt tiết (tháng Mão, Kinh Trập)
Đinh nhâm hóa mộc
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (bất hóa dĩ ất quy giáp gia dã)
Bính tân thủy khí bất hóa
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu thuần hình
Thìn tuất sửu mùi tiểu thất 

Tam nguyệt tiết (tháng Thìn, Thanh Minh)
Đinh nhâm bất hóa (mộc khí dĩ quá cố bất hóa)
Mậu quý hóa hỏa (tiệm nhập hỏa hương khả hóa)
Ất canh thành hình (thìn thổ sanh kim cố hóa)
Bính tân hóa thủy (thìn vi thủy khố cố hóa)
Giáp kỷ ám tú (chánh hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn hóa thủy
Tị dậu sửu thành hình
Thìn tuất sửu mùi vô tín

Tứ nguyệt tiết (tháng Tị, Lập Hạ)
Đinh nhâm hóa hỏa
Mậu quý hóa hỏa (chánh hóa)
Ất canh kim tú (tứ nguyệt kim sanh khả hóa)
Bính tân hóa hỏa (hóa hỏa tắc khả, hóa thủy bất khả)
Giáp kỷ vô vị
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn thuần hình
Tị dậu sửu thành khí
Thìn tuất sửu mùi bần quản 

Ngũ nguyệt tiết (tháng Ngọ, Mang Chủng)
Đinh nhâm hóa hỏa (bất năng hóa mộc)
Mậu quý phát quý (hóa hỏa)
Ất canh vô vị
Bính tân đoan chánh (bất hóa)
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất chân hỏa
Hợi mão mùi thất địa
Thân tý thìn hóa dung
Tị dậu sửu tân khổ
Thìn tuất sửu mùi thân tiện 

Lục nguyệt tiết (tháng Mùi, Tiểu Thử)
Đinh nhâm hóa mộc (mùi vi mộc khố cố khả hóa dã)
Mậu quý bất hóa (hỏa khí dĩ quá cố bất hóa)
Ất canh bất hóa (kim khí chánh phục cố bất hóa)
Bính tân bất hóa (thủy khí chánh suy cố bất hóa)
Giáp kỷ bất hóa (kỷ thổ tức gia cố bất hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu hóa kim
Thìn tuất sửu mùi hóa thổ

Thất nguyệt tiết (tháng Thân, Lập Thu)
Đinh nhâm hóa mộc (khả hóa)
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (chánh hóa)
Bính tân tiến tú học đường
Giáp kỷ hóa thổ
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi thành hình
Thân tý thìn đại quý
Tị dậu sửu vũ dũng
Thìn tuất sửu mùi diệc quý 

Bát nguyệt tiết (Tháng Dậu, Bạch Lộ)
Đinh nhâm bất hóa
Mậu quý suy bạc
Ất canh tiến tú
Bính tân tựu thê
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất phá tượng
Hợi mão mùi vô vị
Thân tý thìn thanh
Tị dậu sửu nhập hóa
Thìn tuất sửu mùi tiết khí 

Cửu nguyệt tiết (tháng Tuất, Hàn Lộ)
Đinh nhâm hóa hỏa
Mậu quý hóa hỏa (tuất vi hỏa khố diệc chánh hóa)
Ất canh bất hóa
Bính tân bất hóa
Giáp kỷ hóa thổ (chánh hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu bất hóa
Thìn tuất sửu mùi chính vị 

Thập nguyệt tiết (Tháng Hợi, Lập Đông)
Đinh nhâm hóa mộc (hợi trung hữu mộc)
Mậu quý vi thủy
Ất canh hóa mộc
Bính tân hóa thủy
Giáp kỷ hóa mộc
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi thành tài
Thân tý thìn hóa thủy
Tị dậu sửu phá tượng
Thìn tuất sửu mùi bất hóa 

Thập nhất nguyệt tiết (tháng Tí, Đại Tuyết)
Đinh nhâm hóa mộc
Mậu quý hóa thủy
Ất canh hóa mộc
Bính tân hóa tú (chánh hóa)
Giáp kỷ hóa thổ (thập nhất nguyệt thổ vượng cố khả hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân tý thìn hóa thủy
Tị dậu sửu hóa kim
Thìn tuất sửu mùi bất hóa 

Thập nhị nguyệt tiết (Tháng Sửu, Tiểu Hàn)
Đinh nhâm bất hóa
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (thứ hóa)
Bính tân bất hóa
Giáp kỷ hóa thổ (chánh hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân tý thìn bất hóa
Tị dậu sửu bất hóa
Thìn tuất sửu mùi hóa thổ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *