Tử Bình Chân Thuyên bình chú

Bát, Luận Dụng thần

Nguyên vănDụng thần của bát tự, chuyên tìm ở nguyệt lệnh, tức là lấy can ngày phối cùng chi tháng nắm lệnh, do sanh khắc bất đồng mà định ra cách cục. Tài Quan Ấn Thực, là dụng thần khéo dùng thuận theo giúp với; Sát Thương Kiếp Nhận, là dụng thần dùng khắc chế ngược lại với ngày can. Đáng thuận mà được thuận, đáng nghịch mà gặp nghịch, phối hợp thì nên, đều là quý cách. 

Từ chú: Dụng thần là tìm trong bát tự xem có thần nào dùng được. Thần có: Tài, Quan, Thực, Ấn, Thiên tài, Thiên quan, Thiên ấn, Thương quan, Kiếp nhận vậy. Xem kỹ lẽ vượng nhược hỉ kị trong bát tự, hoặc phò hoặc chế, tức lấy thần phò trợ hay ức chế ngày can để mà dùng, gọi là dụng thần, cũng là then chốt của bát tự vậy. Chọn sai dụng thần thì đoán mệnh sai, nên nói đoán mệnh trước tiên lấy dụng thần là quan trọng nhất. Phép chọn dụng thần, trước tiên tìm ở chi tháng nắm lệnh nếu như đang được vượng khí ở chi tháng. Như không dùng được nguyệt lệnh, mới tìm tới trong các can chi năm ngày giờ. Phép tìm dụng tuy khác nhau, mấu chốt là ở chỗ có được nguyệt lệnh không. Như nguyệt lệnh lộc kiếp ấn thụ, nhật nguyên thịnh vượng, không thể dùng kiếp ấn, tất riêng tìm thần khắc hay tiết khí làm dụng; tuy dụng thần không ở nguyệt lệnh, nhưng mấu chốt để tìm lại ở tại nguyệt lệnh. Nhược tứ trụ nhiều thần khắc tiết, nhật nguyên chuyển nhược, tất kiếp ấn ở nguyệt lệnh, cứ y thế mà dùng. Sách có câu dụng thần chuyên tìm ở nguyệt lệnh, lấy nhật nguyên so với địa chi nguyệt lệnh, xem kỹ vượng suy cường nhược mà định dụng thần vậy.

Nguyên văn: Phép chọn dụng thần tuy bất nhất, tóm tắt lại có thể chia làm 5 loại sau: phù ức, bệnh dược, điều hậu, chuyên vượng, thông quan

Từ chú: Phép chọn dụng thần đều không ngoài 5 loại trên, đều theo nguyệt lệnh mà suy định ra. Đến như gọi là thiện ác chẳng liên quan gì đến cát hung. Là hỉ thì kiêu thương thất sát cũng đều là cát thần; phạm kị thì chánh quan tài ấn, cũng là ác vật, không nên chấp nhất mà luận, nên cốt ở có hợp được không thôi. Nhân vì dụng thần trọng yếu vậy, nên phàm ngũ hành nghi kị, can chi tính tình, đến sanh vượng tử tuyệt hội hợp hình xung giải cứu, thảy đều đắc dụng, ráng nên chú ý, tuy chỉ là lý luận, nhưng là căn bản, người học nên chú ý kỹ. 

(Nhất) Phù ỨcLấy phò hay chế nhật nguyên làm dụng 

Phò có 2 loại: 
– Ấn sanh
– Kiếp trợ. 
Ức cũng có 2 loại: 
– Quan sát khắc
– Thực thương tiết. 

Thí dụ 1)

c.Tài t.Tài nhật chủ Ấn
Đinh Bính Nhâm Kỷ
Hợi Ngọ Dần Dậu


Hành vận: Ất tị / giáp thìn / quý mão / nhâm dần / tân sửu / canh tý 

Tài vượng thân nhược, nguyệt lệnh Kỷ thổ quan tinh thấu ra, Tài Quan cả 2 đều vượng mà thân nhược, nên dụng Ấn mà không dùng Quan, lấy Ấn phò trợ nhật nguyên làm dụng thần. Là trụ của Bộ trưởng ngoại giao Ngũ Triều Xu. 

Thí dụ 2)

Kiếp Quan nhật chủ Thực
Đinh Quý Bính Mậu
Mão Sửu Thân

Hành vận: Nhâm tý / tân hợi / canh tuất / kỷ dậu / mậu thân / đinh mùi 

Quý thủy Quan tinh trong Sửu thấu ra, thêm Tý Thân hội cục trợ giúp, thủy vượng hỏa nhược, dùng Kiếp giúp thân làm dụng thần. Là trụ của Thái Kiết Dân tiên sinh. 

Thí dụ 3)

Sát Tỉ nhật chủ Kiếp
Quý Đinh Đinh Bính
Tị Tị Mão Ngọ

Hành vận: Bính thìn / ất mão / giáp dần / quý sửu / nhâm tý / tân hợi / canh tuất 

Nhật nguyên quá vượng, lấy Quý thủy trên trụ năm ức chế nhật nguyên làm dụng, hành Quan Sát vận đại phát. Là trụ của Bộ trưởng giao thông Chu Gia Hoa. 

(Lâm chú: thử tạo hỏa thành khí thế, tất nhiên tòng hỏa. Hành quan sát vận đại phát, nãi thị ” chế kị thần thời đắc kị hỉ ” đích nguyên lý, tức dĩ thủy chi quan sát vi kị thần, hành kị thần vận, kị thần hữu chế hóa, phản đắc quan lộc. Bính thìn, ất mão, giáp dần tam tuần vi mộc hỏa hỉ dụng đại vận; quý sửu vận, tuy nhiên thủy hữu vi căn, đãn nguyên cục hữu mão mộc chế thổ, y nhiên thị thủy nhược hỏa cường, khả năng thị nhất sanh trung tối soa đích đại vận; nhâm tý vận, thiên can nhâm thủy bị đinh hỏa hiệp, địa chi tý ngọ phùng xung, ngọ thắng tý bại, vi ” hữu dược đắc bệnh ” chi hỉ; tân hợi vận, thiên can tân bị bính hiệp, địa chi hợi mão bán hiệp mộc cục, vi hỉ thần, cố diệc cát; canh tuất vận, thiên can canh hữu bính đinh hỏa khắc, địa chi ngọ tuất bán hiệp hỏa cục, diệc cát.) 

Thí dụ 4)

t.Tài Tỉ nhật chủ Thương
Bính Nhâm Nhâm Ất
Thìn Thân Tị


Hành vận: Quý tị / giáp ngọ / ất mùi / bính thân / đinh dậu / mậu tuất 

Cũng nhật nguyên quá vượng, Ất mộc dư khí trong Thìn thấu can, tiết khí bớt nhật nguyên cho đẹp làm dụng, cũng là ý ức chế bớt vậy. Là trụ của Bộ trưởng tài chánh đời trước Vương Khắc Mẫn. 

Thí dụ 5)

Thương Ấn nhật chủ Thương
Mậu Giáp Đinh Mậu
Thìn Dần Mão Thân

Hành vận: Ất mão / bính thìn / đinh tị / mậu ngọ / kỷ mùi / canh thân / tân dậu / nhâm tuất 

Dần Mão Thìn khí đông phương hội đủ thêm thấu Giáp, dụng thần quá cường, Lấy Tài tổn Ấn làm dụng, là trụ của Chủ tịch chính phủ quốc dân Lâm Sâm. 

Thí dụ 6)

Sát t.Tài nhật chủ Thực
Kỷ Đinh Quý Ất
Mão Sửu Sửu Mão

Hành vận: Bính tý / ất hợi / giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi 

Nguyệt lệnh Thất sát thấu can, lấy Thực thần chế Sát làm dụng, cũng là lấy dụng thần ức chế cái mạnh thái quá. Là trụ của Viện trưởng hành chánh đời trước Đàm Diên Khải.

Thí dụ 7)

Thực Thương nhật chủ t.Tài
Mậu Kỷ Bính Canh
Tuất Mùi Dần


Hành vận: Canh thân / tân dậu / nhâm tuất / quý hợi / giáp tý / ất sửu 

Bính hỏa sanh tháng 6, lửa còn chút sáng, giờ gặp Dần mộc, Tý thủy quan tinh sanh Ấn, nhật nguyên tưởng nhược mà thành không nhược. Nguyệt lệnh Kỷ thổ Thương quan thấu ra, bát tự liên tiếp 4 thổ, tiết khí thái quá, lấy tài tiết thương làm dụng, cũng là để ức chế cái mạnh thái quá. Là trụ của Lý Quân ở Hợp Phì. 

Thí dụ 8)

Sát t.Tài nhật chủ Thực
Ất Quý Kỷ Tân
Hợi Mùi Hợi Mùi

Hành vận: Nhâm ngọ / tân tị / canh thìn / kỷ mão / mậu dần / đinh sửu 

Kỷ thổ nhật nguyên, thông căn nguyệt lệnh, Ất mộc trên trụ năm nhược, nên lấy dụng thần phò trợ cái quá nhược. Là trụ của Tổng trưởng giao thông đời trước Tằng Dục Tuyển.

(Lâm chú: thử tạo vô hỏa, thổ vô nguyên thần, địa chi lưỡng hợi củng hiệp lưỡng mùi, mộc hữu dư khí ám lộc ấn thụ, thiên can thổ kim thủy mộc thuận sanh, ứng tác nhật nguyên vi nhược, khí mệnh tòng sát luận, sở dĩ đồng dạng thủ ất mộc vi dụng. Nhi phi dụng thần thái nhược phù chi dã.) 

Thí dụ 9)

Quan Thương nhật chủ Thương
Kỷ Ất Nhâm Ất
Tị Hợi Tị

Hành vận: Giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi / canh ngọ / kỷ tị 

Kỷ trên trụ năm bị Ất khắc, Tị gặp Hợi xung, bỏ không dùng, thân vượng khí hàn. Tị hỏa trụ giờ nhược, lấy Thương quan sanh Tài làm dụng, cũng là lấy dụng thần phò trợ cái nhược. Là trụ của Tổng lý nội các đời trước Chu Tự.

 (Nhị) bệnh dược: Lấy phò làm hỉ, tất thương tổn phò trợ là bệnh; lấy ức làm hỉ, tất khắc mất ức là bệnh. Trừ bỏ thần bệnh ấy, tức là thuốc chữa. Như vậy gọi là chọn dụng thần chữa bịnh.

Thí dụ 10)

Kiếp Quan nhật chủ Kiếp
Mậu Giáp Kỷ Mậu
Tuất Tị Thìn


Hành vận: Ất sửu / bính dần / đinh mão / mậu thìn / kỷ tị / canh ngọ / tân mùi

Nguyệt lệnh Thiên tài đương lệnh, Tỷ Kiếp tranh Tài là bệnh, lấy Giáp mộc Quan tinh chế Kiếp làm dụng, lấy khắc chế kiếp để hộ Tài vậy. Là trụ của Lý Quân ở Hợp Phì (Chú ý trụ này kiêm lấy Bính hỏa trong Tị. Tháng 11 khí hàn, được hỏa sưởi ấm thì phát lành, tức là ý điều hoà khí hậu vậy).

Thí dụ 11)

Quan Thực nhật chủ Ấn
Nhâm Kỷ Đinh Giáp
Tuất Dậu Sửu Thìn


Hành vận: Canh tuất, tân hợi, nhâm tí, quí sửu, giáp dần, ất mão, bính thìn

Nguyệt lệnh Tài vượng sanh Quan, Kỷ thổ Thực thần tổn Quan là bệnh, lấy Giáp mộc để loại thực thần, là trụ của Lưu Trừng Như ở Cửu giang. 

(Tam) điều hậu
 (điều hòa khí hậu): Kim thủy sanh mùa đông, mộc hỏa sanh mùa hạ, khí hậu hoặc quá lạnh hay quá nóng, đều kíp nên điều hòa khí hậu. Vậy gọi là lấy điều hậu làm dụng thần vậy. 

Thí dụ 12)

Thương Thực nhật chủ c.Tài
Nhâm Quý Tân Giáp
Thìn Sửu Sửu Ngọ


Hành vận: Giáp dần / ất mão / bính thìn / đinh tị / mậu ngọ / kỷ mùi 

Kim hàn thủy lạnh, thổ kết thành băng, lấy Ngọ trên trụ giờ làm dụng, cũng là điều hòa khí hậu. Là trụ của Thanh vương Tương Khỉ. 

Thí dụ 13)

Ấn Quan nhật chủ Ấn
Tân Kỷ Nhâm Tân
Hợi Hợi Ngọ Hợi


Hành vận: Mậu tuất / đinh dậu / bính thân / ất mùi / giáp ngọ / quý tị 

Tuy kỷ thổ Quan tinh thấu can, nhưng nếu không có Đinh hỏa trong Ngọ, tất Quan tinh không có dụng, cũng là điều hậu. Là trụ của Trương Thối Xưởng đi về phương nam. 

Bệnh dược là dụng, như nguyên cục không có thần chữa bệnh, tất đợi vận điền chỗ khuyết đó, thì mới phát triển, cũng là điều hậu vậy. Cách cục chuyển biến không riêng gì ví dụ này. 


(Tứ) chuyên vượngKhí thế tứ trụ thiên lệch cả về 1 phương không thể đảo ngược được, chỉ còn cách thuận theo khí thế ấy, hoặc tòng hoặc hóa, gặp chuyên vượng 1 phương thành cách cục như vậy. 

Thí dụ 14)

c.Tài Kiêu nhật chủ Sát
Nhâm Đinh Kỷ Ất
Dần Mùi  Mão Hợi


Hành vận: Mậu thân / kỷ dậu / canh tuất / tân hợi / nhâm tý / quý sửu

Đinh Nhâm Dần Hợi Mão Mùi, khí thiên mộc, tòng theo thế mộc vượng làm dụng. Là trụ của tổng trường ngoại giao đời trước Ngũ Đình Phương, là cách tòng Sát.

Thí dụ 15)

Tỉ Tỉ nhật chủ Sát
Đinh Đinh Đinh Quý
Tị Mùi Mão Mão


Hành vận: Bính ngọ / ất tị / giáp thìn / quý mão / nhâm dần / tân sửu 

Tuy Quý thủy Thất sát thấu ra, nhờ có mão mộc hóa, cũng nên thuận theo thế vượng. Là trụ của Thích Dương tri phủ giờ nhà Thanh. 

Thí dụ 16)

Tỉ t.Tài nhật chủ Kiêu
Ất Kỷ Ất Quý
Sửu Mão Hợi Mùi

Hành vận: Mậu dần / đinh sửu / bính tý / ất hợi / giáp tuất / quý dậu 

Xuân mộc thành cục, tứ trụ không kim, là cách Khúc trực nhân thọ, là trụ của chấp chánh Đoàn Kì Thụy. 

Thí dụ 17)

Thương Kiêu nhật chủ Quan
Mậu Ất Đinh Nhâm
Dần Mão Mùi Dần


Hành vận: Bính thìn / đinh tị / mậu ngọ / kỷ mùi / canh thân / tân dậu 

Đinh Nhâm tương hợp, tháng giờ Mão Dần, hóa khí thành cách, hóa thần hỉ hành vượng địa, vượng hết mức, cũng mừng nếu gặp tiết khí bớt. Là cách Đinh Nhâm hóa mộc, là trụ của Tôn Nhạc.

(Ngũ) thông quan2 thần tranh nhau, mạnh yếu như nhau, không thể phân hơn thua, nên lấy điều hòa cả 2 bên làm điều tốt đẹp, vì vậy lấy thông quan làm dụng vậy.

Thí dụ 18)

Tỉ Kiếp nhật chủ Thực
Đinh Bính Đinh Kỷ
Dậu Ngọ Dậu Dậu


Hành vận: Ất tị / giáp thìn / quý mão / nhâm dần / tân sửu / canh tý 

Hỏa kim đấu nhau, lấy thổ thông quan là phú cách, không có thổ tất không thể dụng kim vậy. Là trụ của Cối kê sư giang Vạn Bình Quân. 

Thí dụ 19)

Ấn Sát nhật chủ Kiếp
Quý Canh Giáp Ất
Hợi Thân Dần Hợi

Hành vận: Kỷ mùi / mậu ngọ / đinh tị / bính thìn / ất mão / giáp dần 

Kim mộc đấu nhau, lấy thủy thông quan, lấy Sát Ấn tương sanh làm dụng. Là trụ của Lục Kiến Chương. 
Pháp thông quan rất đỗi trọng yếu, như nguyên cục không có thần thông quan, may gặp vận trình điền chỗ khuyết đó thì cũng phát triển. Dụng thần là như vậy, như có hỉ thần và kị thần, lại gặp vận hành nơi thông quan, điều hòa khí thành tốt. Như tài ấn đều thanh, lấy quan sát vận làm tốt đẹp; tháng kiếp dùng tài cách, lấy thực thương vận làm tốt đẹp. Tức là thông quan vậy. 

Nguyên văn
: Như thế khéo thuận dụng thì, tất Tài mừng gặp được Thực thần sanh, Tài sanh Quan có thể hộ Tài; Quan hỉ thấu Tài tương sanh, sanh Ấn khả để hộ Quan; Ấn hỉ Quan sát tương sanh, Kiếp tài có thể hộ Ấn; Thực hỉ thân vượng tương sanh, sanh Tài có thể hộ Thực. Như nghịch dụng thì, tất Thất sát hỉ Thực thần chế phục, kị Tài Ấn tư phò; Thương quan mừng có Ấn đeo được chế phục, sanh Tài có thể hóa Thương; Dương nhận mừng được Quan sát chế phục, kị không gặp được Quan sát; tháng Kiếp hỉ thấu Quan chế phục, lợi dùng Tài thấu thực để hóa Kiếp. Cách dùng thuận nghịch là vậy. 

Từ chú: Tài mừng gặp Thực thần tương sanh, ví như Giáp lấy Kỷ thổ làm Tài, lấy Bính làm Thực thần, Tài lấy Thực thần làm gốc, Tài Kỷ thổ mừng gặp Bính hỏa tương sanh vậy. 

Sanh Quan để hộ Tài như, Giáp lấy Giáp Ất làm Tỷ Kiếp, Canh Tân làm Quan Sát, có Tỷ kiếp thì chia cướp Tài tinh; Tài sanh Quan sát nhờ Quan sát có thể khắc chế bớt Tỷ kiếp, đó là sanh Quan tức để hộ Tài vậy. 

Quan hỉ thấu Tài để tương sanh, như Giáp lấy Tân làm Quan, lấy Kỷ thổ làm Tài, Quan lấy Tài làm gốc, Tân mừng gặp Kỷ thổ chi tương sanh vậy. 

Sanh Ấn để hộ Quan như, Giáp lấy Nhâm Quý làm Ấn, Canh Tân làm Quan, Quan sanh Ấn; Đinh hỏa là Thương, Đinh hỏa khắc chế Quan tinh, mừng có Nhâm quý Ấn chế Thương để hộ Quan, nên nói sanh Ấn để hộ Quan vậy. 

Ấn mừng gặp Quan sát tương sanh, Kiếp tài hộ Ấn, Giáp lấy Nhâm quý làm Ấn, Mậu kỷ làm Tài, kị Tài phá Ấn, có Tỷ kiếp chia Tài, tức vì thế hộ Ấn vậy. 

Thực thần do ta sanh giả ra, hỉ thân vượng tương sanh. Sanh Tài để hộ Thực là, ví như Giáp lấy Bính hỏa làm Thực, Kỷ thổ làm Tài, Nhâm Quý làm Ấn, Thực thần kị bị Ấn chế, có Tài phá Ấn, tức vì thế hộ Thực vậy (thượng lấy Giáp là lệ, loại thôi). 

Tài Quan Ấn lấy phối hợp âm dương theo chiều thuận, thực thần lấy đồng tính tương sanh theo chiều thuận, theo đường chánh mà phò trợ hay ức chế, vì thế nên khéo thuận dụng vậy. 

Thất sát tức là khắc mà cùng tính (như dương kim khắc dương mộc, âm kim khắc âm mộc), tính cường bạo. Thân Sát tương quân, nên được chế phục. 

Tài có thể tiết bớt Thực để sanh Sát, Ấn có thể chế Thực để hộ Sát, nên nói sát kị tài ấn tư phò là vậy. 

Thương quan tức là tương sanh mà khác tính, nhật nguyên nhược, mừng có ấn chế phục thương quan, nhật nguyên cường, hỉ thương quan sanh tài; tài có thể tiết bớt khí của thương quan chi, tức vì thế hóa thương vậy. 

Dương nhận hỉ quan sát là như, nhật nguyên gặp ngôi vượng, chỉ đối với 5 can dương, nên gọi là dương nhận. Cực vượng không có ức chế, tất đầy quá thì phải bị đổ, nên nói mừng gặp quan sát chế phục. 

Nguyệt kiếp là nguyệt lệnh lộc kiếp, nhật nguyên đắc giờ lệnh khí, tối hỉ quan vượng. 

Nên dùng Tài, tức là nên lấy Thực thương làm chìa khóa, lấy Thực hóa Kiếp, chuyển sang sanh Tài.

Dùng Sát tất thân sát đều đình, nên dùng Thực chế. 

Các phép ấy đều là lấy phò trợ hay ức chế tháng lệnh làm dụng, chẳng thiện nên phải nghịch dụng vậy.

Nguyên văn: Đời nay chẳng biết chuyên chú đề cương, xem hỉ kị hết thảy đều quy về nguyệt lệnh, rồi mới xem can chi tứ trụ, thậm chí thấy chánh Quan bội Ấn, chính là Quan Ấn song toàn, lại đi luận như Ấn thụ dùng Quan vậy; thấy Tài thấu Thực thần, chẳng lấy Tài gặp Thực sanh, mà cho là Thực thần sanh Tài, lại luận như Thực thần sanh Tài; thấy Thiên ấn thấu Thực, chẳng lấy tiết thân làm đẹp, lại cho là Kiêu thần đoạt Thực, nên dùng Tài chế, lại đi luận như Thực thần gặp Kiêu; thấy Sát gặp Thực chế mà lại lộ Ấn thì, chẳng chịu lấy khử Thực hộ Sát, mà cho là Sát Ấn tương sanh, lại đi luận như Ấn thụ gặp Sát; đến như Sát cách gặp Nhận, chẳng lấy Nhận giúp thân chế Sát, mà cho là lấy Thất sát chế Nhận, lại đi luận như Dương nhận lộ Sát. Đó đều do chẳng thông nguyệt lệnh mà luận bậy vậy. 
Từ chú: 

Chánh quan bội Ấn tức là nguyệt lệnh chánh Quan, hoặc dùng Ấn hóa Quan, hoặc gặp phải Thực thương cản trở Quan nên phải lấy Ấn chế Thực thương để hộ Quan vậy. 

Ấn thụ dụng Quan tức là nguyệt lệnh Ấn thụ, nhật nguyên nhờ Ấn tư sanh mà vượng, can thấu 1 Quan, mà Quan có Tài sanh, là Quan thanh Ấn chánh, Quan Ấn song toàn, tuy đều có Quan Ấn, nhưng đeo Ấn nên kị Tài phá Ấn. Ấn thụ dùng Quan cũng mừng gặp Tài sanh Quan, nhưng phép dùng tiệt nhiên bất đồng vậy. 

Tài thấu Thực tức là nguyệt lệnh là Tài, thêm can thấu Thực thần, nhờ đó mà hóa Kiếp hộ Tài. 

Thực thần sanh Tài tức là nguyệt lệnh là Thực thần, gặp Tài tất khí Thực thần lưu thông, kị gặp Kiếp. 

Thiên ấn thấu Thực tức là nguyệt lệnh Thiên ấn tư sanh nhật nguyên, Thực thần tiết thân làm đẹp, kị gặp Tài tinh. 

Thực thần gặp Kiêu tức là nguyệt lệnh Thực thần, 1 chi gặp Kiêu, là Kiêu thần đoạt Thực, nên dùng Tài chế Kiêu để hộ Thực. 

Sát gặp Thực chế được Ấn lộ là nguyệt lệnh gặp Sát, bị chi Thực thần chế thái quá, lộ Ấn thì khử Thực hộ Sát. 

Ấn thụ gặp Sát tức là nguyệt lệnh Ấn thụ mà Ấn khinh, mừng gặp Sát để sanh Ấn, vậy là Sát Ấn tương sanh.

Sát cách gặp Nhận tức là nguyệt lệnh Thất sát, nhật nguyên tất suy, may là ngày gặp Nhận, lấy Nhận giúp thân để chống lại Sát vậy. 

Dương nhận lộ Sát tức là nguyệt lệnh Dương nhận, nhật nguyên tất vượng, lấy Thất sát để chế Nhận, là Sát Nhận cách vậy. 

Thảy đều do chưa từng nhận rõ nguyệt lệnh, nên lộn ngôi chủ khách, tuy sai 1 ly, mà đi 1 dặm vậy. Nay đã rõ những chỗ trên kết hợp xem kỹ thêm ngày chủ vượng hay suy, chớ nên câu chấp. 

Nguyên văn
Cũng có khi nguyệt lệnh không có dụng thần thì làm sao? Như mộc sanh Dần Mão, tháng ngày như nhau, chẳng thể lấy vốn là thân làm dụng, tất xem tứ trụ có Tài Quan Sát Thực thấu can hay hội chi, lấy riêng ra mà dùng; đều lấy nguyệt lệnh là chủ, rồi mới tìm dụng, gặp cách gặp lộc tháng kiếp, không dụng tức là dụng thần vậy. 
Từ chú: Cách gặp lộc tháng kiếp, không hẳn thân phải vượng, nếu vượng thì hỉ khắc tiết, lấy Tài Quan Sát Thực là dụng; nếu nhược thì hỉ phò trợ, tức lấy ấn kiếp làm dụng. Như vậy dụng thần tuy không có ở nguyệt lệnh, nhưng mấu chốt chọn lấy dụng thần, tất tại nguyệt lệnh, gọi là khí nguyệt lệnh đương vượng nắm quyền hành trước tiên, rồi mới phối thêm các thần khác vậy.

Thất, luận hình xung hội hiệp giải pháp

Thất, luận hình xung hội hiệp giải pháp (P.1)
Nguyên vănHình tức là tam hình dã, Tý Mão Tị Thân các loại. Xung tức là lục xung, Tý Ngọ Mão Dậu các loại, hội tức là tam hội như Thân Tý Thìn các loại. Hợp tức là lục hợp, Tý với Sửu hợp các loại. Tuy tất thảy đều lấy phân chia ra theo địa chi mà nói, chia thành các hệ ý đối nhau. Tam phương hội là ý của bằng hữu. Đối xứng thì hợp là ý của láng giềng ta. Đến như tam hình hai dãy, như chị dâu em chồng, tuy không biết, với mệnh lý cũng không có hại.

Từ chú: 

Tam hình
 có Tý Mão tương hình, Dần Tị Thân tương hình, Sửu Tuất Mùi tương hình, Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình. Hình tức là, số đến cực đầy thì vơi bớt. “Âm phò kinh” có câu: có tam hội sanh ra tam hình, do lục hại mà sanh ra lục hợp (xem lại quyển đầu). Thân Tý Thìn tam hợp đối chọi cùng Tị Ngọ Mùi, tất Tị hình Dần, Ngọ gặp Ngọ tự hình, Tuất hình Mùi. Tị Dậu Sửu tam hợp đối chọi cùng Thân Dậu Tuất, tất Tị hình Thân, Dậu gặp tự hình, Sửu hình Tuất. Hợi Mão Mùi tam hợp đối chọi cùng Hợi Tý Sửu, tất Hợi gặp Hợi tự hình, Mùi khinh lờn Sửu. Các nhà giải thích bất nhất, duy theo thuyết này là xác đáng nhất. 

Lục xung là cung đối nghịch với mình, như Tý và Ngọ, Sửu và Mùi, Mão Thìn với Dậu Tuất, Dần Tị với Thân Hợi. Thiên can cách 7 ngôi tất là sát, địa chi cách 7 ngôi tất là xung. Xung là khắc vậy. 

Lục hợp là Tý Sửu hợp chẳng hạn, như ngày tháng tương hợp. Mặt trời mọc từ trái sang phải, mặt trăng hiện từ phải sang trái, thuận nghịch mà gặp nhau sanh ra lục hợp. 
Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Tứ chánh là Tý Ngọ Mão Dậu tức là 4 cạnh khảm ly chấn đoài. 4 góc tứ sanh theo tứ chánh mà lập ra cục như Mộc sanh ở Hợi, vượng ở Mão, mộ ở Mùi, gọi là Hợi Mão Mùi hội Mộc cục. Hỏa sanh ở Dần, vượng ở Ngọ mộ ở Tuất, gọi là Dần Ngọ Tuất hội Hỏa cục. Kim sanh ở Tị, vượng ở Dậu, mộ ở Sửu, gọi là Tị Dậu Sửu hội Kim cục. Thủy sanh ở Thân, vượng ở Tý, mộ ở Thìn, gọi là Thân Tý Thìn hội Thủy cục. Xem lại phần nhập môn. 

Tam hình, lục xung, lục hại, ngũ hợp, lục hợp, tam hợp, nói chung Hình và Hại kém quan trọng hơn. Còn như thiên can ngũ hợp, địa chi lục hợp, tam hợp và lục xung, rất quan trọng. Bát tự biến hóa đều từ đó mà ra, nên nhớ để ý. 

Tam hợp lấy đủ 3 chi mới thành cục. Như có Dần Ngọ hoặc Ngọ Tuất là bán Hỏa cục, Thân Tý hoặc Tý Thìn là bán là Thủy cục. Còn như chỉ có Dần Tuất hoặc Thân Thìn, tất chẳng thành cục. 

Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Nếu như chi Dần Tuất thêm can Bính Đinh, chi Thân Thìn thêm can Nhâm Quý, thì cũng có thể thành cục, vì Bính Đinh tức là Ngọ, Nhâm Quý tức là Tý vậy. 

Lại như Dần Tuất hội, không Ngọ nhưng có Tị, Thân Thìn hội, không Tý nhưng có Hợi, cũng có cái ý hội hợp. Vì Tị là lộc của hỏa, Hợi là lộc của thủy, so với Ngọ Tý cùng 1 loại. 

Kim mộc cũng thế mà luận. Đó là những biến thể của hội cục vậy. 

Lại như Giáp Tý, Kỷ Sửu là thiên địa hợp, tức lấy Giáp hợp Kỷ, Tý hợp Sửu vậy. 

Như Bính Thân, Tân Mão, cũng có thể là thiên địa hợp, vì Thân tức là Canh, Mão tức Ất, Ất Canh hợp vậy. 

Lại như Giáp Ngọ, Nhâm Ngọ, trong Ngọ tàng Kỷ, có thể hợp Giáp, trong Ngọ tàng Đinh, có thể hợp Nhâm. 

Tân Tị, 
Quý Tị, trong Tị tàng Bính Mậu, có thể hợp Tân Quý, đó là những ca tương hợp trên can hay dưới chi. 

Lại như tháng Tân Hợi ngày Đinh Tị, trong Hợi có Nhâm, khả lấy hợp Đinh, trong Tị có Bính, khả lấy hợp Tân. Như vậy gọi là tương hợp qua lại vậy.

Đây là những biến thể của lục hợp (Xem đính chính “tích thiên tủy chinh nghĩa ” tiết thiên hợp địa).

 Thất, luận hình xung hội hiệp giải pháp (P.2)

Nguyên vănTrong bát tự có hình xung đều không tốt, như có tam hợp lục hợp có thể giải được. Giả như Giáp sanh tháng Dậu, gặp Mão tất xung, may có chi Tuất, tất Mão cùng Tuất tham hợp mà quên xung; có Thìn, tất Dậu Thìn hợp mà quên xung; có Hợi và Mùi, tất Mão cùng Hợi Mùi hợp mà quên xung; có Tị và Sửu, tất Dậu với Tị Sửu hội nhi bất xung. Nhờ hội hợp mà khả lấy giải được xung vậy. Lại như Bính sanh tháng Tý, gặp Mão tất hình, như may chi có Tuất, tất Mão cùng Tuất tham hợp mà quên hình; có Sửu, tất Tý và Sửu hợp mà quên hình; có Hợi với Mùi, tất Mão với Hợi vị hội mà quên hình; có Thân và Thìn, tất Tý và Thân Thìn hội mà quên hình. Nhờ hội hợp mà khả lấy giải được hình vậy.

Từ chú: Hội hợp khả lấy giải được hình xung, hình xung cũng khả lấy giải tan hội hợp. Vậy nên xét kỹ địa vị cùng tính chất của chi xem thế nào, xung mà không có lực, kể như không xung, pháp dùng nên linh hoạt, không nhất định theo 1 phương thức. Lại như xung hay khắc, kề bên là khắc, ở xa đến là xung, như chi năm và chi giờ là xung. Ví dụ như: 

Thí dụ 1)

Thực Thực nhật chủ t.Tài
Nhâm Nhâm Canh Giáp
Ngọ Thìn Thân

Trụ của con trai Chủ tịch Thiểm tây Thiệu Lực. Nhờ Thân Tý Thìn hội mà giải được Tý Ngọ xung.

Thí dụ 2)

t.Tài Sát nhật chủ t.Tài
Đinh Kỷ Quý Đinh
Tị Dậu Mão Tị


Trụ của Chiết giang đốc quân Dương Thiện Đức chi tạo. Nhân Mão Dậu chi xung mà giải Tị Dậu hội. 

Thí dụ 3)

c.Tài Sát nhật chủ Thương
Mậu Tân Ất Bính
Ngọ Dậu Mão Tuất

Trụ của Lục Vinh đình chi tạo. Nhờ Mão Tuất hợp mà giải Mão Dậu xung. 

Thí dụ 4)

Kiêu Tỉ nhật chủ Tỉ
Giáp Bính Bính Bính
Dần Thân

Trụ của nhà buôn muối Chiết giang Chu Tương Linh. Dần Thân xung mà giải Tý Thân hội.

Nguyên văn: Lại có khi nhờ giải mà phản cách trở thành hình xung là sao? Giả như Giáp sanh tháng Tý, chi gặp 2 Mão tương tịnh, 2 Mão không hình 1 Tý, như chi lại có thêm Tuất, tất tuất và mão, vốn là giải hình, nhưng hợp mất 1 Mão, tất 1 hợp mà 1 hình vậy, vậy là giải mà phản cách thành hình xung.

Từ chú: Nhân giải mà phản cách thành hình xung, tứ trụ vốn có thể không bị xung, nhân hội hợp mà phản cách thành hình xung. Không có lệ nhất định: 

Thí dụ 5)

Tỉ Kiêu nhật chủ t.Tài
Bính Giáp Bính Canh
Ngọ Ngọ Dần


Trụ của Trương Quốc Cam. 1 Tý không xung 2 Ngọ, nhân vì Dần Ngọ hội, lại khiến cho Tý Ngọ xung.

Thí dụ 6)

Tỉ Sát nhật chủ Tỉ
Nhâm Mậu Nhâm Nhâm
Ngọ Thân Dần Dần


Trụ của Trương Kế. Nhân giờ năm Dần Ngọ hội khiến cho tháng ngày Dần Thân xung. Dần Ngọ xa cách, vốn lý là không thể hội hợp, nhưng gặp xung khiến có thể hợp được. 

Thí dụ 7)

Thương Thực nhật chủ Thực
Quý Nhâm Canh Canh
Mùi Tuất Tuất Thìn

Trụ của Mao Tổ Quyền. 1 Mùi không hình 2 Tuất, vốn là không luận là hình, nhân vì Thìn Tuất xung khiến cho dẫn Tuất Mùi trở thành hình. 

Thí dụ 8)

Quan Sát nhật chủ Thực
Nhâm Quý Đinh Kỷ
Thìn Mão Dậu Dậu

Trụ của Triệu Quan Đào. 1 Mão không xung 2 Dậu, vì gặp Thìn Dậu hợp, khiến cho Mão Dậu trở thành xung, giống như trụ của Trương Kế ở trên.

Thất, luận hình xung hội hiệp giải pháp (P.2)
Nguyên văn: Lại có khi hình xung mà hội hợp không thể giải nổi là sao? Giả như năm Tý tháng Ngọ, ngày đóng ở Sửu, Sửu với Tý hợp, vốn có khả năng giải được xung, nhưng giờ gặp Tị Dậu, tất Sửu cùng Tị Dậu hội khiến Tý lại xung Ngọ; năm Tý tháng Mão, ngày đóng ở Tuất, Tuất Mão hợp, vốn khả lấy giải được hình, nhưng giờ gặp Dần hoặc Ngọ, tất Tuất cùng Dần Ngọ hội, khiến Mão lại hình Tý. Như thế là hội hợp không thể giải nổi hình xung vậy. 
Từ chú: Hình xung mà hội hợp không giải nổi, vốn là có hội hợp khả lấy giải được hình xung nhưng vì hội hợp bị xé lẻ, khiến bị hình xung lại, hoặc nhân 1 hình xung khác mà dẫn khởi hình xung ban đầu, cũng không có lệ nhất định. 

Thí dụ 9)

Tỉ Kiêu nhật chủ Ấn
Đinh Ất Đinh Giáp
Hợi Tị Dậu Thìn

Trụ của đốc biện chiêu thương Triệu Thiết Kiều. Thìn Dậu hợp, khiến cho Tị Hợi xung. 

Thí dụ 10)

Thực Tỉ nhật chủ t.Tài
Bính Giáp Giáp Mậu
Ngọ Tuất Thìn

Trụ của Lục Tông Dư. Ngọ Tuất hội vốn có thể giải Tý Ngọ xung, nhân vì Thìn Tuất xung nhau, khiến cho Tý Ngọ xung trở lại. 

Thí dụ 11)

Kiếp Ấn nhật chủ Tỉ
Ất Quý Giáp Giáp
Sửu Mùi Ngọ


Trụ của Diệu Lâm. Ngọ Mùi hợp vốn là có thể giải Sửu Mùi xung, nhân vì Tý Ngọ xung nhau, khiến cho Sửu Mùi xung trở lại.

Nguyên vănLại cũng có khi lấy hình xung giải được hình xung là sao? Tứ trụ gặp hình xung vốn chẳng tốt, như dụng thần bị hình xung rất là phá cách, may là hình xung bị xé lẻ, giải được nguyệt lệnh bị hình xung. Giả như Bính sanh tháng Tý, Mão vốn hình Tý, như chi may lại gặp thêm Dậu, tất Mão lại cùng Dậu xung mà không hình Quan ở nguyệt lệnh nữa. Giáp sanh tháng Dậu, ngày Mão là xung, như giờ gặp Tý, tất Mão cùng Tý hình, nên nguyệt lệnh Quan tinh, tuy bị xung mà xung không có lực, tuy thoát được hình xung, nhưng chẳng khỏi hình khắc lục thân, chỉ giữ được Quan ở tháng không bị phá thôi.

Từ chú: Như thế là lấy hình xung để giải hình xung vậy. Chỉ riêng khi lấy hình xung để giải nguyệt lệnh bị hình xung, có khi lấy xung mà giải, cũng có khi lấy hội mà giải, không có lệ nhất định.

Thí dụ 12)

Tỉ Kiếp nhật chủ c.Tài
Đinh Bính Đinh Canh
Hợi Ngọ Mão


Nhân Tý Mão hình, mà giải được Tý Ngọ xung vậy. Là trụ của ông bạn họ Trần. 

Thí dụ 13)

Thương c.Tài nhật chủ Kiếp
Giáp Bính Quý Nhâm
Tuất Mão Tuất


Nhân vì Mão Tuất hợp, mà giải được Tý Mão hình. Là trụ của tổng trưởng hải quân Đỗ Tích Khuê. 

Nguyên văn
Đại loại như vậy, học nên biết biến hóa thêm mà dùng. 
Từ chú: Mệnh lý biến hóa, không ngoài lẽ can chi hội hợp hình xung, học giả theo đó mà xét rõ, người mới học, chưa thể thoát khỏi công thức. Chừng biến hóa giỏi rồi, không có số trường hợp, ví dụ như:

Thí dụ 14)

Ấn Thực nhật chủ Ấn
Canh Ất Quý Canh
Thìn Dậu Mão Thân


Trụ của Viện phó viện hành chánh Khổng Tường Hi. Mão Dậu xung, tự giải Thìn Dậu hợp, may là trong Thân tàng Canh, cùng với Ất tàng trong Mão ám hợp, nhân ám hợp mà giải xung, toại thành quý cách. 

Có khi cùng ngôi vị, nhân vì tính chất địa chi khác nhau, mà có khi giải được có khi không giải được. Như: 

Thí dụ 15)

Sát Thương nhật chủ Quan
Đinh Nhâm Tân Bính
Dậu Dần Tị Thân


Dậu Tị hội, nhân vì bị Dần mộc ngăn cách nên không thành cục; Dần Thân xung, cũng nhân vì bị Tị hỏa ngăn cách nên không bị xung; Tị Thân vừa hình thêm hợp, loại bỏ Canh kim ở Thân, khiến Dần mộc không bị thương tổn, công dụng của Tài Quan không bị thương tổn, tiện cách thành quý cách. Trích từ ” Thần phong thông khảo “.

Thí dụ 16)

t.Tài Kiếp nhật chủ Quan
Tân Bính Đinh Nhâm
Mùi Thân Hợi Dần


Hợi Mùi cách ngôi Thân, không thể thành cục; Dần Hợi hợp, tự có thể giải Dần Thân xung, chẳng may Thân kim nắm lệnh, Nhâm Giáp trong Hợi hưu tù, không thể giải kim mộc tranh nhau; Dù Đinh Nhâm Dần Hợi thiên địa hợp chỉ là giả hóa, vượng kim thương mộc, hóa khí phá cách. Là trụ của hoàng đế Quang Tự nhà Thanh. 

Lại nói tứ trụ có hình xung đều là xấu, nhiều khi chưa hẳn là thế. Hỉ dụng bị xung, tất là chẳng tốt, kị thần bị xung, tất trở thành cách, 1 lời không nói hết. Cứ như ví dụ sau: 

Thí dụ 17)

Kiếp Quan nhật chủ Sát
Tân Đinh Canh Bính
Mão Dậu Ngọ

Sát Nhận cách. Thiên can Đinh hỏa chế Tân, sát vượng kiếp khinh, hỉ Tý xung Ngọ, khiến hỏa chẳng thương tổn kim, Dậu xung Mão, khiến mộc không trợ sát, nhờ 2 xung mà rất đắc dụng. Là trụ của hoàng đế Càn Long nhà Thanh.

Thí dụ 18)

Thương Ấn nhật chủ Thực
Mậu Giáp Đinh Kỷ
Thìn Dần Mão Dậu


Dần Mão Thìn khí tụ đông phương thêm thấu Giáp, Ấn tinh quá vượng, may giờ Dậu xung Mão, bớt chỗ dư, hết thái quá, vừa đủ thành tốt. Là trụ của Chủ tịch quốc khố Lâm Sâm. Nếu như gặp giờ Mậu Thân cũng vậy, không luận Thân hay Dậu, dụng thần đều là lấy Tài tổn Ấn, nhưng mượn riêng ví dụ này để làm rõ cái lý hình xung hội hợp vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *