phù chú giảng minh

  • phù chú giảng minh
    Bùa chú đặt ra cho con người hiện đại chúng ta câu hỏi: thật sự có chuyện này ư, có linh hay không linh ?. Sự tồn tại thực của bùa chú cùng với những điều mà chúng ta được dạy có sự trái ngược rõ rệt. Trong khi chúng ta được dạy rằng phải dùng tri tính và lý tính của mình đi giải thích thế giới xung quanh, thì bùa chú lại cùng với tri tính và lý tính của chúng ta đi vào một thế mơ hồ, không rõ rệt. Nhưng cái gọi là tri tính, lý tính ấy lại dường như cũng chỉ giới hạn trong một phạm trù nhất định. Nếu như chúng ta cởi bỏ sự bó buộc của các mô thức, tri thức truyền thống thì không khó để nhận ra điều này. Bằng cái nhìn của con mắt thường, chúng ta có thể thấy trong khoảng không vũ trụ thực sự tồn tại không ít những tri thức, lĩnh vực, những hiện tượng mà không có cách gì giải thích được. Thám trắc các hành tinh như sao Mộc, sao Thổ trong hệ mặt trời, thám hiểm dải ngân hà, cho đến vũ trụ ngoài dải ngân hà; xa đến các nền văn minh cổ như Babylon, Ai Cập; nhỏ như các Axit, Amin tạo thành RNA, DNA hình thành sự sống; gần như sự xuất hiện đĩa bay của người ngoài hành tinh, những vùng đất bị mất, nơi tận cùng của trái đất, nơi nơi đều là những câu hỏi chưa có lời giải. Đến nay, dù khoa học đã có những bước tiến nhưng không ai có một đáp án trọn vẹn cho những câu hỏi đó. Lấy cái tri thức hữu hạn của chúng ta đi giới định những sự vật, hiện tượng vô hạn trong vũ trụ, đó phải chăng cũng là một loại mê tín. Đối với những hiện tượng nhỏ bé chưa giải thích được,mà lại mê tín, coi thường, không suy nghĩ kĩ càng, đây dường như là những người mê tín nhất, những phần tử tri thức coi thường nhất, trong tình huống đó chẳng phải là người ta nói mình cũng nói sao, mà chẳng có những suy nghĩ xem xét riêng của chính bản thân mình. Giả sử Newton sống lại hỏi chúng ta 1+1 bằng mấy ? Thì tin chắc rằng không ít người lắp ba lắp bắp đáp: không trả lời được, bởi vì trong đầu chúng ta nhất định sẽ nghĩ rằng Newton là nhà Đại số học, ông ta tại sao lại hỏi vấn đề mà ngay cả đứa trẻ 3 tuổi cũng biết, nhất định là có ẩn ý gì. Như thế chúng ta lại sai rồi, đối với bùa chú sao chúng ta không như thế, sao chúng ta không tĩnh tâm, thâm nhập vào từng tầng suy nghĩ. Bùa chú ở trong hoàn cảnh xã hội như thế nào mà được sản sinh và lưu truyền?, không dễ để giải thích vấn đề đó. Trong thời đại mà khả năng của con người còn hạn chế, khi gặp phải những tri thức, chuyện không thể giải thích được, những việc hết sức khó khăn thì con người đều hướng tìm những sự vật ở bên ngoài con mắt, rất dễ quy các chuyện đó vào cái gọi là “thần”. Chúng ta cũng có thể nói: trong xã hội chưa tiến hóa, các việc như thế rất dễ tồn tại. Khoa học ngày càng tiến bộ, năng lực giải quyết, giải thích những việc mà con người gặp phải ngày càng tăng, bản thân không có nhu cầu trợ giúp từ “thần”. Lúc đó chúng ta lại nảy sinh ra một nghi vấn: cái gọi là “thần” là cái gì ?. Theo điều cụ thể hiện hữu mà tai nghe mắt thấy, chúng ta có thể cả gan giả thiết rằng: thần là một người không gian, do những tiến bộ của khoa học, trước đây chúng ta không hiểu rõ sự việc, hiện giờ đã hiểu rõ rồi; trước đây không hiểu về không gian vũ trụ, giờ đây đã hiểu rõ rồi. Nhưng mà, sự tồn tại không gian cũng không phải vì chúng ta không hiểu rõ mà nó không tồn tại, cũng không phải vì chúng ta hiểu rõ mà nó tồn tại, cho dù chúng ta có tin hay không, thì sự tồn tại của không gian là việc có thực, tin tưởng rằng trong khoảng không gian có người ở, tức là tin tưởng ở sự thực, chúng ta sao có thể nói đó là mê tín?. Bùa chú là phương thức trao đổi giữa con người với không gian, dùng tâm niệm để trao đổi. Tâm niệm cũng là một loại năng lượng, tâm niệm càng tập trung, năng lượng càng mạnh, cùng trao đổi với không gian càng nhanh, trong đó việc trai giới, tắm rửa không ngoài việc thêm một hình thức tăng cường tâm niệm. Một người có thể hoàn toàn tập trung tâm niệm, lớn có thể không cần các hình thức này, tự mình có thể trao đổi cùng với không gian. Sau khi trao đổi, tức thành bạn hữu, đã thành bạn thì đương nhiên có thể cầu sự trợ giúp, bạn tốt trợ giúp thành việc tốt, hoặc trị bệnh hoặc cứu người; bạn xấu giúp đỡ thành chuyện xấu, giết người hại người, không có việc gì là không làm, nói vậy quả thực không quá, hà tất phải đội lên sắc thái thần bí. Trách nhiệm của những người tri thức phải giải thích tất cả những chuyện đó, nhưng cái biết của chúng ta cũng là hữu hạn, lúc đó chúng ta chỉ có đưa ra những tư liệu, nhường độc giả tự bản thân mình đi tìm hiểu, mà thông thường nhìn thấy ở bùa chú, tức là không nằm ngoài phạm vi những tư liệu mà chúng ta đưa ra. Xem xét thảo luận những điều thần bí, giải thích những điều thần bí, tức là chúng ta đưa ra những mục lớn của sách.
    Từ cuộc vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa cho tới nay, một từ văn hóa đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận, vậy thì thế nào gọi là văn hóa?. Ngũ thuật phải chăng là văn hóa? Mà bùa chú phải chăng cũng là văn hóa ? những vấn đề kiến nhân kiến trí này, luôn là mục tiêu tranh luận của các nhà “học giả” và “thuật giả”. Đặc biệt là chuyên luận về bùa chú của sách này, điều đó phải chăng là thực sự đúng như thế. Nhưng mà, phải chăng đó là văn hóa thì cũng lại là một vấn đề lớn. Ở đây tôi lấy tư cách của một học giả, dùng quan điểm khoa học để bàn về những vấn đề này. Trung Quốc vốn có nền văn hóa lâu đời và phát triển. Từ khi Hoàng đế khai quốc cho tới nay đã có 5000 văn hóa, bao la rực rỡ, gồm: Phong tục, ngôn ngữ, tôn giáo, huyết thống, sinh hoạt … đều là những yếu tố cấu thành nên văn hóa. Lại xem chữ “văn”, chữ văn là căn bản, mà chữ hào trong Kinh Dịch cũng là lấy chữ “văn” làm căn bản. Từ thời Tam Đại trở về sau, Văn Vương diễn giải Chu Dịch lấy hào từ làm cơ sở cho 88 64 quẻ. Có thể thấy chữ hào, chữ văn đều dùng giống nhau, Kinh Dịch là tinh túy của văn hóa, đó là sự thật không thể thay đổi. Gần đây nêu cao giá trị khoa học luận chứng, những giá trị khoa học của Kinh Dịch sớm đã được khẳng định trong các phép tính đại số trong máy tính, mà các quẻ của bát quái cũng khiến cho không ít người hứng thú. Từ Trương Lăng đời Hậu Hán ở Lỗ Trung dùng thuật kỳ hoàng, đặt bùa chú đoán tiên cơ, lấy bùa chú trị bệnh, cũng trong bùa chú dùng Bát quái trấn tà. Sau này Bát quái được dùng làm bùa của đạo gia, càng tăng thêm sắc thái huyền bí của nó. Nhưng mà bất luận bùa chú có hiệu quả hay không, thì nó vẫn được lưu truyền trong dân gian từ hàng nghìn năm nay, bao hàm rất nhiều sắc thái cùng với phong tục tập quán của các địa phương. Ví như nói về hình vẽ bùa An bệnh sàng [hình trang 12], bùa này trên viết “Lôi Lệnh” có ý thần uy, cấp tốc, dưới đó có 3 chấm là ý Tam Tài, lại có thêm chữ văn, dưới viết Văn Vương Bát quái, Thái cực, An sàng, Thiên Thượng Thánh Mẫu, Quán Thế Âm Bồ Tát. Do đó bùa chú có thể giải thích rõ ràng rất nhiều tập quán văn hóa. Chúng tôi trước tiên lấy quan điểm học thuật để nghiên cứu, mà chưa bàn tới tính hiệu nghiệm của nó.
    Những cái gọi là động là: phong vũ như động, lôi điện cụ tác. Những cái gọi là tĩnh: thể tượng hạo kính, ấy là khai Bích Lạc. Ở trên cùng là Bích Lạc, dưới là Hoàng Tuyền, Bích Lạc có thiên động, ý là vô cực, trong Bích Lạc phú nói đến phong vũ lôi điện, sinh ra những biến động học lý rất lớn. Mà trong bùa chú thường nhìn thấy bốn chữ này, như bùa này trên dùng chữ lôi trong lôi lệnh, cũng tức là thừa hưởng yếu tố động trong văn học như cấp tốc, cấp động, để đạt đến tốc độ cao. Đương nhiên, nguồn gốc của bùa chú và Bích Lạc phú cũng không có mối quan hệ trực tiếp. Nhưng từ cổ cho tới nay Bích Lạc phú trong văn học đã được coi là thiên đạo, là cảnh giới của tiên, nó đại biểu cho hai trạng thái động tĩnh của người Trung Quốc mà trong bùa chú đã nói đến tầng tư tưởng này. Do đó bùa chú và văn hóa tư tưởng thực có cội nguồn. Lại nói Bát Quái của Văn Vương là tinh túy nhất của văn hóa Trung Quốc. Sau cùng là Quán Thế Âm Bồ Tát, Thiên Thượng Thánh Mẫu thì mang tính dân tộc và phong tục tập quán địa phương rõ nét. Bởi vì Quán Thế Âm Bồ Tát là thần Phật giáo mà Thiên Thượng Thánh Mẫu thì được gọi là mẹ, là vị thần của Đạo giáo, hai vị đó hợp làm một, thể hiện đầy đủ tính dung hợp của dân tộc Trung Hoa. Do đó bùa không những có thể giải thích người nắm bùa ấy hoặc chùa miếu của bùa ấy, ắt là tín ngưỡng phụng thờ hai vị thần ấy, mà còn giải thích vị trí của chùa miếu, ắt là nơi gần biển. Bởi vì Thiên Thượng Thánh Mẫu từ thời Tống cho tới nay là vị thần bảo hộ cho những người đi biển, còn Quán Thế Âm Bồ Tát thì tọa ở trên núi Phổ Đà Đông Hải. Cung thiên hậu ở Đài Loan tức là các miếu chùa thờ Thiên Thượng Thánh Mẫu như cung Quan Hải ở Đạm Thủy, cung Triều Thiên ở Bắc Cảng…vv đều là những chỗ dựa vào biển. Do đó tính địa phương của bùa chú cũng được biểu lộ rõ rệt. Ngoài ra còn có Vương Phủ Thiên Tuế, Tây Da Công… vv, các loại bùa chú đó phần nhiều là Đông Doanh, Tây Doanh, Đại Nguyên Soái…vv, những cái này cũng là truyền thống mang tính dân tộc.
    Tổng hợp những lời thuật trên, bùa chú là một loại phong tục tập quán cho đến những tư tưởng truyền thống, sự kết hợp các tông giáo, nó là một loại văn hóa mà không thể phủ nhận. Tây Dương có bùa chú của Tây Dương, họ dùng chữ số, phương trận, thủ ấn, thiên thượng tinh tọa làm bùa chú, cái này là sự kết hợp giữa tư tưởng truyền thống và văn hóa của họ. Mà bùa chú và tông giáo thì không có thể chia tách, tông giáo là một bộ phận lớn, quan trọng cấu thành một dân tộc, cũng là đại biểu cho văn hóa Đông Tây. Người nghiên cứu văn hóa Ai Cập cổ thường lấy bùa chú trên các Kim tự tháp làm cơ sở, do đó có thể thấy rằng bùa chú tuyệt đối cũng là một loại văn hóa; mà nó cùng với địa phương, dân tộc cũng có mối quan hệ về nguồn gốc, địa vị của nó không thể phủ nhận được.
    Xác định bùa chú là một loại văn hóa, lại tức là bàn về tính xác thực của bùa chú. Quan điểm của khoa học ở chỗ tìm chứng cứ, trước là đặt giả thiết, sau lại tìm chứng cứ. Nhưng trên thế giới này có biết bao nhiêu việc khoa học không có thể giải thích được, mà những sự việc này lẽ nào không phải là khoa học. Mà thế nào gọi là khoa học, ai có thể giải thích rõ ràng. Do đó chúng ta thường đi vào những cái tiểu tiết, lại còn bó buộc vào lối suy nghĩ của bản thân. Thông thường khi nói đến khoa học hoặc phương pháp khoa học thì thường nói đến 3 đặc trưng:
    – Một: một số quyết định luận của hình thức hoặc mối quan hệ nhân quả phổ biến.
    – Hai: trên cơ sở quan sát, chủ quan và chứng cớ tạo lập những giá trị trung lập.
    – Ba: bản chất của hệ thống: tức là có hệ thống trần thuật, chứng minh, các quy tắc chung, phát triển hệ thống lý luận, sau cùng là giải thích và dự đoán
    Cho rằng bùa chú không phải là khoa học, thông thường có một số điểm sau:
    – Một: bùa chú là một hiện tượng có tính phức tạp: cho rằng bùa chú là một hiện phức tạp, vốn là không có quy luật, tức là chỉ trong bùa chú có rất nhiều biến hóa, không dễ để tìm ra những quy tắc. 
    – Hai: hành vi của loài người không phải là quyết định luận: hành vi của loài người là hiện tượng rất khó khống chế, chứng thực, không tuân theo các quy tắc, rất khó để dự đoán, mà sự vận dụng, biến hóa của bùa chú lại dựa vào hành vi của con người, hành vi của con người ở bất cứ hoàn cảnh nào đều có thể tự do lựa chọn phương hướng hành động, tự do sáng tạo, phát minh ra những loại bùa chú mới. Cho nên bùa chú cũng khó hình thành một quy tắc nhất định.
    Nhưng mà trên cơ sở khách quan phân tích, tôi có một số luận điểm sau:
    – Một: mức độ phức tạp của bùa chú là dựa trên vấn đề kinh nghiệm, mà không phải dựa trên vấn đề logic. Vả lại bùa chú là đặc sản của xã hội; Nếu như nói về tính phức tạp, thì trong khoa học tự nhiên sự vận hành của vũ trụ, thiên thể, xa hơn nữa là sự phức tạp của xã hội có thể nói là hơn gấp vạn nghìn lần.
    – Hai: hành vi của con người có những quy tắc về mức độ, cùng với ý chí tự do của bản tính cũng không có xung đột. Tuy nói hành vi của loài người là có thể dựa ý chí tự do mà sáng tạo ra những loại bùa chú mới, nhưng cũng cố một điểm không thể coi nhẹ, tức là hành vi của loài người thường chịu tính quy định của một số loại người. Ví dụ như một tín đồ Phật giáo, phạm vi tư tưởng của anh ta ắt là phài thừa hưởng tư tưởng Phật giáo, cái hành động của anh ta cùng với tư tưởng Phật giáo có quan hệ. Từ chỉnh thể mà nói, mỗi một loại người có một số loại tập tính, một số tính chất, và một số đặc trưng. Lấy bức hình bên trái làm ví dụ [hình trang 16]: A là nguồn gốc của bùa, B là bùa mới sáng tạo, nhưng bùa B không những thừa hưởng đặc trưng của bùa A mà còn thêm hình thức cố định là các chữ “Cấp cấp như luật lệnh” vào cuối tấm bùa, có thể thấy tấm bùa này tuy là ý chí tự do của hành vi loài người sáng tạo, nhưng nó cũng tuân theo những quy tắc nhất định có thể tuân theo.
    – Ba: đã là khoa học ắt phải xử lý vấn đề giá trị. Bùa chú có thể lưu truyền mấy nghìn năm, nhất định phải có giá trị tồn tại, mà giá trị là vấn đề khoa học, là mục tiêu tất yếu mà khoa học cần phải phân tích, nghiên cứu. Đương nhiên tôn giáo và khoa học thường là đối lập, nhưng nếu như chúng ta có thể bỏ đi quan điểm của người trước, lấy phương pháp khoa học để nghiên cứu, phân tích giá trị, nội dung của nó thì sẽ thu được rất nhiều thành quả, đối với văn hóa sẽ có những cống hiến vô cùng to lớn. 
    Giá trị chân chính của bùa chú thường không ở tính hiệu quả của của nó, mà đến từ tính đại biểu cho tư tưởng, phong tục tập quán cùng văn hóa. Do đó một lá bùa có thể giải thích tính chỉnh thể, địa vực của tấm bùa cho đến phong tụ tập quán, văn hóa của địa phương đó. Nhưng mà thông thường người ta chỉ thảo luận về tính hiệu quả của nó mà coi nhẹ giá trị học thuật. Trước tiên tôi xin thảo luận về giá trị học thuật của bùa chú, sau lấy quan điểm khoa học để thảo luận về hiệu quả của nó
    + Tư tưởng truyền thống về cân bằng động tĩnh: tư tưởng truyền thống của người Trung Quốc là ở đạo Trung Dung, cái gọi là “âm dương hòa, hóa dĩ chính”, âm dương cần phải điều hòa, cần phải cân bằng, không nhanh không chậm mới có thể sinh ra đạo Trung Dung, chữ trung này [nhìn ở bức hình trang 18] là tượng trưng cho động tĩnh và hài hòa, quan điểm của khoa học đối với vật chất có động và tĩnh, mà bùa chú có thể phân thành hai bộ phận bùa và chú. Bùa là chỉ trạng thái tĩnh, chỉ vẽ mà không niệm, mà chú là chú ngữ, là trạng thái động, mỗi một đạo bùa có một chú ngữ, bùa và chú ấy là trạng thái động và tĩnh cân bằng của bùa chú, cho nên nó phù hợp với phương pháp khoa học, có thể lấy phương pháp khoa học để nghiên cứu.
    + Phương pháp kết nối với không gian bốn chiều: trong cuộc sống chúng ta thường thấy có không ít những trường hợp đặc biệt, đó là những người có năng lực siêu nhiên, có thể dùng sức mạnh của ý chí di chuyển bàn ghế, biết cả những điều thuộc về tương lai. Những hiện tượng này thì khoa học cũng không có cách gì giải thích được, tôi ở sách này lấy quan điểm về không gian để thảo luận vấn đề này. Không gian một chiều được gọi là “Thái cực” là quá khứ, những sự kiện nhỏ bé. Không gian hai chiều được gọi là “Mặt phẳng”, không gian ba chiều được gọi là “Hình khối”, từ không gian bốn chiều trở lên thì gọi là “ Không gian siêu thời”. Những không gian này là dùng tốc độ nhanh chậm để mà quyết định. Các bức hình dưới đây [hình trang 20] là bức hình cấu thành ba loại không gian, đem không gian một chiều di chuyển nhanh thì sẽ thành mặt phẳng của không gian hai chiều, lại đem không gian này chuyển thành góc thì sẽ thành không gian ba chiều của hình khối. Bản thân cơ thể tức là hình khối, có thể xem mặt phẳng của tờ giấy cùng sự vật, cũng có thể nhìn thấy không gian hình khối ba chiều cùng với cơ thể có sự tương đồng. Do đó chúng ta có thể đạt được một giả thiết: như thế thì trong vũ trụ có vô số không gian, các không gian ấy có một mẫu cố định, loại mẫu này là điều kiện quan trọng để kết nối các không gian với nhau. Nếu như bản thân loài người chúng ta ở trong không gian ba chiều, cái này là tốc độ di chuyển của bản thân chúng ta phù hợp với không gian ba chiều, nhưng sau khi chết, tinh hoa điện khí của bản thân (được gọi là linh hồn) thoát khỏi sự trói buộc của cơ thể đi vào không gian bốn chiều, hoặc bốn chiều trở lên với tần suất, tốc độc ngày càng cao. Ngoài ra còn có một kiểu phương thức sống có tần suất không giống nhau nhưng phương thức ấy cũng không gây ra sự xung đột. Cho nên rất có thể khi các vị độc giả ngồi trên ghế đọc cuốn sách này, thì trong phạm vi ngoài không gian bốn chiều hoặc hai chiều cũng có một người ngồi trên ghế đọc sách đọc sách này, chỉ có điều bởi vì tần suất, không gian, tốc độ có sự khác biệt lớn, cho nên không có cách gì cảm nhận được sự tồn tại của họ. Hơn nữa, cũng có thể là trong không gian tần suất tốc độc của họ nhanh hơn chúng ta cho nên rất có thể bọn họ nhìn thấy chúng ta, thậm chí khống chế tất cả chúng ta, cái này cũng là cái mà chúng ta hay gọi “quỷ thần”. Mà loài người chúng ta cũng có một số người có siêu năng lực, có thể bởi vì sự tồn tại của bản thân bọn họ là có điện khí không gian tần suất cao (lại còn gọi là từ trường) ở trên người, nhưng bởi vì không hoàn toàn nắm vững, cho nên cuộc sống là vẫn ở trên thế giới không gian ba chiều này, cũng bởi vì như thế nên họ có năng lực đặc biệt, linh cảm khác người thường.
    Căn cứ vào đạo lý bất biến vĩnh hằng không thay đổi của không gian, năng nượng, từ trường, điện khí, tôi lấy không gian để giải thích về thần quỷ cùng với giác quan thứ sáu, sau cùng lại to gan đặt giả thiết: bùa chú là một loại phương pháp để chúng ta kết nối với không gian siêu nhiên. Cũng tức là nói bùa chú là một cách để kết nối với không gian một chiều, nhưng vì điện khí tần suất của bản thân người vẽ bùa chú không giống nhau nên cái bùa vẽ ra cũng sản sinh ra những năng lực không giống nhau. Do đó tôi nghĩ rằng không gian phải chăng là tồn tại, giả thiết của tôi phải chăng là chính xác, hãy đợi để kiểm chứng.
    Hỏi: bùa chú có ba ngoặc (vvv) biểu thị ý nghĩa gì?
    Đáp: ba ngoặc trên bùa chú thực chất không phải là ngoặc mà là ba chấm mới đúng, ba dấu chấm ở trên 2 chữ “sắc lệnh” là biểu thị Tam Thanh, tức Thái Thanh Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh Thông Thiên Giáo Chủ. Ba dấu chấm này ở dưới 2 chữ “sắc lệnh” là để biểu thị Tam Quan Đại Đế, hoặc Tổ Sư, Thổ Địa, Thành Hoàng.
    Hỏi: bùa và chú có mối liên hệ như thế nào?
    Đáp: bùa là hồn, chú là phách, như người ta có 3 hồn bảy vía, xe có 2 bánh, chim có đôi cánh, thiếu một thì không có thể được. Thông thường mà nói Phật giáo tương đối coi trọng “chú”, Mật tông tương đối coi trọng “chỉ”, Đạo giáo thì “bùa” và “chú” đều được coi trọng như nhau. Theo quan điểm của tôi thì bùa và chú không thể tách rời nhau, mỗi một lệnh đạo bùa có một ngữ thủ chú để phối hợp sử dụng, nếu như chỉ có bùa hoặc chú thì việc sử dụng sẽ không mấy hiệu quả.
    Hỏi: khi luyện tập vẽ bùa cùng với niệm chú thì cần chú ý những quy tắc gì?
    Đáp: thông thường mà nói, khi học tập viết bùa, để tránh xúc phạm khinh nhờn thần linh thì chúng ta phải dán lên cửa chữ “ luyện tập họa bùa chư thần bất giáng” (tức là Luyện tập vẽ bùa, các thần không giáng) để cáo cho thần linh biết, các thần không xét mà đến. Cũng giống như vậy, khi mà luyện tập niệm chú, cũng cần trước tiên niệm các lời “luyện tập niệm chú chư thần bất thính” (tức Luyện tập niệm chú, các thần không nghe), tránh việc thần linh nghe chú mà giáng.
    Hỏi: Thời điểm tốt nhất để vẽ bùa là khi nào?
    Đáp: Vẽ bùa quan trọng nhất ở linh khí, cho nên khi mà vẽ bùa chú tâm không được động mà ý niệm, tâm lúc đó tĩnh như nước, như ánh sáng trong không gian vô hạn, cầm bút vẽ một chấm đọc “hỗn độn khai cơ”, lúc ấy nhất khí mà thành, nhất nét mà tựu, tâm không tạp niệm thì bùa ấy ắt thiêng. Vẽ bùa chú kị nhất là dùng hình phá nhật, vào ngày đó dùng bùa thì không nghiệm mà còn có hại. Vẽ bùa tốt nhất là chọn vào giờ Tí hoặc giờ Hợi, lúc đó âm dần mất đi dương dần sinh sôi, âm dương giao hòa, linh khí rất thịnh, nếu chọn vào giờ Ngọ, Mão, Dậu thì cũng được.
    Hỏi: Nghe nói bùa chú có thể dùng để chữa bệnh rối loạn tinh thần là có thực chăng ?.
    Đáp: bùa chú trịnh bệnh tinh thần cũng không hẳn là có thể trị khỏi hết được, nếu như là bệnh tinh thần tiên thiên thì không có cách nào, còn nếu là bệnh tinh thần hậu thiên, vô duyên vô cớ, đột nhiên mắc bệnh, tinh thần rối loạn thì có thể trị khỏi. Ví như tinh thần trong thời kỳ dậy thì, hay bệnh tinh thần do áp lực tạo thành thì không có cách nào trị khỏi. Vậy bùa chú là cái gì mà chỉ có thể trị được bệnh tinh thần đột nhiên mắc phải ?. Bởi vì con người ta có ba hồn bảy vía, nếu như do bên ngoài gây ra, đột nhiên mắc bệnh rồi khỏi, ở trong đêm tối, giật mình kinh sợ, thần hồn bất định, tựa như có quỷ quấy nhiễu, tựa như du chơi địa phủ, kiểu bệnh lạ này gọi là “Xung sát thần”, gặp phải bệnh này y học không có cách giải quyết, không phải bùa chú thì không có cách gì trị khỏi.
    Hỏi: có người dùng bùa chú để trị bệnh ung thư, không biết hiệu quả như thế nào?
    Đáp: vấn đề này rất khó giải đáp. Tôi trước tiên xin lấy một ví dụ để nói: cách đây 4 năm, có một vị huynh đệ đồng môn họ Khâu ở huyện Đài Nam bị mắc bệnh ung thư gan, bác sĩ nói là bệnh ung thư gan của anh ta đã đến giai đoạn cuối, chỉ có thể sống tối đa là một tháng, anh ta vẫn ôm ấp một hy vọng cuối cùng, quy y bản môn, tu luyện Côn Luân đại pháp, kết quả là kéo dài được thêm bốn, năm tháng nữa thì chết. Tôi nhận ra rằng mọi vật, mọi việc trong khoảng trời đất này đều có số định, số trời đã định thì rất khó có thể thay đổi. Trên phương diện lịch sử thì có thể thay đổi số trời, thoát khỏi sự trói buộc của số trời, nhưng e rằng chỉ có một mình Viên Liễu Phàm mà thôi. Nếu muốn thoát khỏi sức ảnh hưởng của số trời thì ắt phải trải qua một thời gian dài tu luyện mới có thể có biện pháp. Như Viên Liễu Phàm làm hơn 3000 việc thiện, là một con người có lòng thiện tâm lớn. Vị sư đệ bị ung thư gan này đến quá muộn, không còn hy vọng để trị khỏi bệnh.
    Hỏi: Nếu như tôi tìm một cuốn sách bùa chú, dựa vào những hình vẽ trong ấy vẽ lên quả hồ lô thì có hiệu nghiệm không?
    Đáp: Cái này là làm mà không hiểu, vẽ bùa chú với học lái xe giống nhau, bạn trước tiên cần phải trải qua một thời gian tu luyện mới có thể làm được, nếu bạn chưa từng lái xe, thì đến cái xe bạn còn không biết, xin hỏi bạn có thể lái xe về nhà ư?. Cũng giống như khi muốn giao thông với quỷ thần thì cần phải bế quan 77 49 ngày mới có thể cùng quỷ thần giao thông, cũng tức là tự bản thân mình trước tiên cần phải đạt được sự đồng cảm với thần linh.
    Hỏi: Nghe nói Bát quái có thể tránh tà, trong bùa chú thì dùng “Tiên thiên bát quái” hay “Hậu thiên bát quái” ?
    Đáp: phong tục dân gian dùng Bát quái để tránh tà, đem lá bài Bát quái treo lên trên xà ngang cửa, mà trong bùa chú dùng Bát quái là lấy “Tiên thiên Bát quái” làm chủ, bởi vì trên “Tiên thiên Bát quái” để thông u minh đạt quỷ thần, dưới “Hậu thiên bát quái” để ứng với việc người, dùng bát quái để tránh tà đều là dùng “Tiên thiên bát quái” của họ Phục Hy làm chủ.
    Hỏi: đàn Tế độ có thể phân làm những loại nào ?
    Đáp: đàn Tế độ có thể phân làm bảy loại như sau: 
    -Một là đàn Động Thần, phép cầu tiên bảo quốc
    -Hai là đàn Tự nhiên, đạo học tu thân.
    -Ba là đàn Thượng thanh, diệu pháp nhập thánh.
    -Bốn là đàn Chỉ giáo, cứu bệnh trừ tai.
    -Năm là đàn Đồ thôi, sám hối lỗi lầm.
    -Sáu là đàn Minh chân, cứu ra khỏi chốn u tối.
    -Bày là đàn Tam nguyên, tạ tội với thiên địa thủy quan.
    Hỏi: phong tục dân gian có tế hung thần ác sát, dùng hình nộm để thế thân, tiêu trừ tai họa, phép đó như thế nào vậy ?
    Đáp: nếu như có người phạm phải sát thần, làm điều tà ác, tâm thần không yên, thì ắt phải tế hung thần ác sát đưa sang vật thế thân, dùng rơm cỏ cành khô làm thành một hình nhân có đầu đủ mặt mũi tay chân, lấy quần áo của người bệnh mặc lên hình nộm, sau đó chuẩn bị đầu đủ tam sinh tứ lễ niệm chú đưa sang vật thế thân thì có thể khỏi được. Phép này là thuật chuyển di trong đạo pháp, tất cả mọi tai ương được chuyển sang vật thế thân, do vật thế thân gánh chịu, sau đó bản thân mới có thể bình yên.
    Hỏi: Trương Thiên Sư “Trương Đạo Lăng” dùng “Thất Tinh Kiếm” trảm yêu trừ tà, hình dáng của thanh kiếm ấy như thế nào ?
    Đáp: Trương Thiên Sư dùng “Thất tinh kiếm” còn gọi là “Thiên sư kiếm” nặng 81 lạng, được làm bằng đồng, cán của nó có năm đốt liên hoàn, trên kiếm có khắc hình bùa ẩn, nhật nguyệt tinh thần. Thiên sư thường dùng kiếm này trừ ma, diệt yêu, chế ngự quỷ thần, vào ngày ngài mất, thanh kiếm được truyền lại cho con cháu.
    Hỏi: thuyết về con người ta có ba hồn bảy vía là như thế nào ?.
    Đáp: sách Vân Cập Thất Tiêm có nói rằng: con người ta có ba hồn, một tên là Thai quang, là khí Thái thanh Dương hòa; một tên là Sảng linh, là sự thay đổi của Âm khí; một tên là U tinh, là cái tạp của Âm khí. Lại nói rằng: con người ta có bảy vía, một là Cẩu, hai là Phục thỉ, ba là Tước âm, bốn là Thôn tặc, năm là Phi độc, sáu là Trừ uế, bảy là Xú phế, ấy là bảy vía, là con quỷ nhơ bẩn trong thân vậy.
    Hỏi: Người Trung Quốc cho rằng linh hồn lại có thể đầu thai chuyển sinh, tại sao không nhớ được kí ức?
    Đáp: con người sau khi chết, linh hồn nhập vào địa ngục, trải qua các hình phạt của Thập điện diêm vương; khi chuyển thai hóa sinh, đầu tiên trải qua Khu vong đài của thần Mạnh Bà ở điện tầng thứ chín, uống canh Khu vong để xóa bỏ tất cả mọi chuyện trong kí ức.
    Hỏi: việc dùng tiền giấy để đốt khi tế tự, ngựa giấy khi tế thần được bắt đầu vào thời nào?
    Đáp: tế tự dùng tiền giấy để đốt được bắt đầu vào thời Nam Bắc triều, minh bảo thì bắt đầu ở thời Ngũ đại. Ngựa giấy được dùng tế thần còn có tên là Giáp mã do Đường Vương Dư sáng tạo, cho nên ngựa giấy là bắt đầu vào đời Đường.
    Hỏi: thế nào gọi là “Trai Tiếu” ?
    Đáp: cái gọi là “Trai” tức là răn mình, làm cho mình sạch sẽ để làm việc. Cổ nhân trước khi tế tự, trước tiên cần phải trai, trai ắt có giới, cho nên mới gọi là trai giới. Cái gọi là “Tiếu” tức là tế, cầu đảo vậy. Đạo gia xây dựng nên phép Kỳ nhương ở đạo tràng, đều gọi là Kiến tiếu, còn gọi là “Trai tiếu”.
    Hỏi: thế nào gọi là “Lục Đinh”, “Lục Giáp” ?.
    Đáp: cái gọi là Lục Đinh là Lục Giáp vậy, lần lượt Lục Đinh là Đinh thần trong tuần Lục Giáp, như tuần Giáp Tí thì Đinh Mão làm Đinh thần, trong tuần Giáp Dần Đinh Tị làm Đinh thần, trong tuần giáp thìn Đinh Mùi làm Đinh thần, trong tuần Giáp Ngọ Đinh Dậu làm Đinh thần, trong tuần Giáp Thân Đinh Hợi làm Đinh thần , trong tuần giáp tuất Đinh á làm Đinh thần. Sách Vân Cập Thất Tiêm nói rằng: Lục đinh gọi là Âm Thần Ngọc Nữ vậy. Xét Lục Giáp thì vị trí của giáp như Giáp Tí, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần cũng như vậy. Tống Sử Luật Lịch Chí nói rằng: vị sứ giả của trời ở lục giáp làm mưa gió, quản quỷ thần.
    Bùa chú là cái gì ?
    Nếu như muốn thảo luận về sự tồn tại của bùa chú thì điều kiện đầu tiên, cơ bản nhất là phải giả thiết sự tồn tại của quỷ thần, mà tuyệt đối là phải tồn tại, nếu như không có điều kiện này thì tất cả đều là vô ích, không có cái gì để thảo luận. Chỉ có điều nếu như mặc nhận là có quỷ thần thì bất kể bạn là tín đồ của Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chú giáo, Cơ đốc giáo bạn đều đúng. 
    “Sơn” là một trong Ngũ thuật của Trung Quốc do tu luyện nhục thân và tinh thần , tăng cười thân tâm, là một phép thuật hướng đến một thế giới trọn vẹn của loài người. Chữ “Sơn” có khả năng là do người xưa tu hành đều chọn chỗ yên ổn trong núi mà đặt tên. Tóm lại “Sơn” là người xưa siêu thăng lên cõi cực lạc, linh hồn thoát ở khiếu (xuất thần) đắc đạo lên thiên đường thành Tiên, thành Phật mà thôi. Bùa chú chỉ là một trong những phái, mỗi phái có một một phép tu riêng, bùa chú là phái bùa, dùng bùa để hỗ trợ tu đạo, thậm chí nó còn là một kiểu phương pháp để chứng đạo.
    Ý nghĩa của bùa chú là gì ? Tam Quốc Chí Trương Lỗ truyện: Lỗ chiếm cứ ở Hán Trung hành Ngũ đấu mễ đạo, lấy nước bùa trị bệnh, phát năm đấu gạo, bệnh tật dần mất đi, người theo rất là đông. Đạo Pháp Hội Nguyên chép: phép bùa là phép của mệnh bùa vậy. Phù mệnh có chín, một là bùa Tam Quang, hai là bùa Chân Vũ, ba là bùa Thiên Cang Đại Thánh, bốn là bùa Tam Quan Sưu Quỷ, năm là bùa Thiết Hộ, sáu là bùa Cửu Ngục, bảy là bùa An Thai, tám là bùa Thôi Sinh, chín là bùa Trảm Tà. Khi dùng bùa phép mà luyện chú thì sẽ linh nghiệm vô cùng. Bùa chú là bí mật của đạo gia, nó có thể thông thiên thần, khiển địa kỳ, trấn yêu đuổi tà, cho nên đạo gia nhận đạo, ắt trước tiên phải nhận bùa. Phần miêu tả ở trên cho chúng ta biết rằng bùa chú chỉ là công cụ giúp cho người tu đạo giảm bớt những khó khăn.
    Bùa chú tương truyền cho tới nay đã bị mất đi rất nhiều, hiện nay chỉ còn lưu truyền ở trong một số tay thuật sĩ giang hồ. Nguyên nhân bùa chú ngày càng mai một như vậy có thể là do người học bùa chú ắt phải giác ngộ về “cô” (cô độc), “yểu” (chết non), “bần” (nghèo), cuộc sống của con người trên thế gian có “vợ, con, tiền bạc, lộc” những cái ấy thì người nào mà chẳng muốn, cho nên người học dần ít đi. Thứ hai, bùa chú được xem cái học bí mật, không dễ dàng truyền thụ cho người ngoài. Ba là, hiện nay bùa chú đã trở thành công cụ để kiếm cơm của bọn thuật sĩ giang hồ, so với ngày trước thật là khác xa. Nếu như bạn muốn học bùa chú, một đạo bùa có thể tốn đến 5, 10 vạn, thậm chí rất nhiều tiền. Bốn, trên thị trường sách thì các sách như “Vạn Pháp Quy Tông”, “Linh Nghiệm Thần Phù Đại Quan”, “Thái Thượng Lão Quân Phù Quyết”, “Phù Chú Toàn Thư” nội dung rất sơ sài, bí quyết chân chính không có người muốn công khai.
    Ba tinh hoa lớn nhất của bùa chú (Công khai bí mật thiên cổ)
    Một người có tinh hoa là lục phủ ngũ tạng, thiếu một cũng không có thể được, nếu như có một bộ phận lục phủ ngũ tạng chức năng không tốt, thì người ấy thân thể ắt sẽ bị suy nhược, nếu mà nghiêm trọng hơn thì có thể bị chết. Nó cũng giống như một lá bùa cũng có các bộ phận, thiếu một cũng không được, vậy thì tinh hoa của bùa chú là cái gì ?. Đến nay vẫn còn có người không muốn đem những cái bí quyết này ra công khai truyền thụ, đa phần là truyền thụ riêng, có thể nói là nghìn, vạn vàng cũng khó mà cầu được. Nay đem những cái hiểu biết sơ lược của mình ra trình bày ở sách này tôi hy vọng sẽ có ích đối với các bạn độc giả, nếu được như thế đối với tôi cũng là đủ lắm rồi. Một lá bùa có ba bộ phận quan trọng là “ Phù đầu” (tức đầu lá bùa), “Phù đảm” (tức gan lá bùa), “Phù khước” (tức chân lá bùa), thiếu một cũng không thể được, còn cần phải phối hợp sử dụng với chú ngữ và chỉ pháp để sử dụng. Sách bùa chú trên thị trường như “Mật Truyền Vạn Pháp Quy Tông” tàn khuyết không đầy đủ, nó giống như một tấm ngân phiếu không có chữ kí, bạn thông minh đã từng thử qua chưa, hiệu quả như thế nào? E rằng chỉ có bạn với trời hiểu được, cho nên có lẽ không thể tìm thấy một cuốn sách đầy đủ, thật là đáng tiếc thay. Loại bùa này trống rỗng thì giống như căn nhà có cửa lớn, có thể dễ dàng mở cửa đón ánh sáng nhưng cũng có thể người ra vào tùy tiện, kẻ trộm càng dễ ăn cắp, không phải là rất nguy hiểm sao ? Mọi người đều mở cái chi phiếu cho thần linh, cầm loại chi phiếu này đi ngân hàng lãnh tiền, hả chẳng phải khiến cho thần linh chê cười sao. Cho nên bùa chú có câu “ không biết vẽ bùa quỷ thần cười”.
    Có người nói: “Thành thì linh”, theo tôi thì bùa chú không phải là toàn năng. Bạn cầm một tấm ngân phiếu không có chữ kí đến ngân hàng lãnh được tiền sao? Giữa đường xe bạn giữa đường không nổ máy, bạn nhắm mắt hướng đền thần linh cầu xin sự giúp đỡ khiến cho thần linh giúp bạn khởi động, có hiệu quả không? Cái này chỉ đơn thuần là vấn đề kĩ thuật, thần không thể giúp sức. Cho nên tôi mới nói: bùa chú có ba cái quý nhất như ba hồn bảy vía của con người, thiếu một thì lục thần vô chủ.
    -Phù đầu (Tục xưng): thông thường mà nói bùa chú có không ít phái, mỗi phái có tổ sư riêng, cách dùng bùa chú không giống nhau, mà ám hiệu của phù đầu (phù hiệu) cũng có chỗ không giống nhau. Xin lấy một phù đầu chính thống để các vị độc giả tham khảo: 3 dấu móc câu là phù hiệu biểu thị Tam Thanh (Thượng Thanh tức Thông Thiên Giáo Chủ, Linh Bảo Thiên Tôn. Ngọc Thanh tức Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thái Thanh tức Thái Thượng Lão Quân, lại còn gọi là Đạo Đức Thiên Tôn). Trước khi hạ bút cần phải niệm mật chú: nhất bút thiên hạ động, nhị bút tổ sư kiếm, tam bút hung thần ác sát tẩu khứ thiên lý ngoại. Mỗi nét bút một câu chú, phối hợp nhịp nhàng, cái này gọi là “Đạp phù đầu”. Cũng dùng sắc lệnh, lôi lệnh làm phù đầu, các loại làm phù đầu rất nhiều bởi vì các giáo phái không giống nhau, do đó mà có sự khác biệt, như thỉnh thần điều binh, khiển tướng phần nhiều là vẽ hai chữ sắc lệnh. Khi cấp cấp như luật lệnh cần phải niệm chú: Thiên viên, địa phương, luật lệnh cửu chương, ngô kim hạ bút, vạn quỷ phục tàng” thì có thể được.
    -Phù đảm: thông thường mà nói, cái gọi là nhập vào Phù đảm tức là mời tổ sư ngồi trấn ở trong lá bùa, trấn giữ cái cửa của tấm bùa này, hoặc sẽ mời thần linh nhập vào trong Phù đảm tức là biểu thị vị thần linh ấy ngồi trấn ở trong lá bùa này, thần linh sau khi tiếp nhận lệnh bùa hãy mau mau đến. Thông thường chúng ta thường hay nhìn thấy chữ “Đạp”, cũng có chữ “Tỉnh” biểu thị rơi xuống hố sấu vạn trượng. Cũng có chữ “Hóa”, chữ “Mã” .
    -Phù khước: có người nói: Phù khước dùng để kết thúc Phù đảm , cho nên nó cũng chiếm địa vị cực kỳ quan trọng, nay xin nếu ra hai ví dụ như sau: 
    Mật chú: khai thiên môn. Bế địa hộ, Lưu nhân môn. Phá quỷ đảm. Thiết hồn lộ. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó gọi là chú của Phù khước.
    Chú ngữ Phù khước của bùa Âm Chứng Áp Tuế: thiên viên địa phương, nhật nguyệt hồng quang, hà thần cảm kiến, hà quỷ cảm đương, linh phù tại nội, chư sát diệt vong, nhân bệnh tiêu trừ, bảo mệnh ab khang, càn hanh lợi trinh, cửu thiên huyền nữ, thái thượng lão quân, thần binh hỏa cấp như luật lệnh.
    Nghe danh tang đảm, Tí Ngọ truy hồn thuật
    Tôi nói: nói đến Tí Ngọ truy hồn thuật- một phép thuật rất nổi tiếng, các vị pháp sư có công lực thâm hậu đều biết thuật này.
    Lão sư vô danh đáp: đúng vậy, nhưng nếu như thi triển phép thuật này, người thi triển rất là thiếu đức, ắt sẽ gặp phải báo ứng, kết cục không tốt
    Tôi nói: như thế, bản thân ngài cần phải giữ mình trong sạch.
    Lão sư vô danh đáp: đúng thế, đúng thế. Kỳ diệu thay. Phép đó tôi trước đây từng nói qua.
    Tôi hiện nay đang đọc thiên “Tiên Bính Tiên” trong sách “Quan Công Tố Thiên Công” của tiền bối Thực Vô Ngư, đây là cuốn sách đảm bảo khi bạn đọc sẽ thấy kinh hãi, không có kỳ thư nào trong thiên hạ có thể so sánh bằng, cho nên càng đọc càng có hứng thú. Nay xin cung kính chép ra để các vị độc giả được rõ: 
    Phù Tử Tiên Lý lão đầu hơn năm mươi tuổi, lời nói nhã nhặn, cử chỉ đoan chính, thêm nữa khuôn mặt chính trực, tin rằng ai gặp ông ta đều rất khó tưởng tượng rằng ông ta là một thầy pháp cao tay của đạo này. Nghề nghiệp chính của Lý Lão đầu là thầy toán mệnh, ông ta ở một thôn nhỏ cách hồ Trừng Thanh không xa, tính là cuộc sống không màng tới giàu nghèo, ngày ngày an nhàn ngắm mây trôi chim hót. Đối mặt với bậc túc lão có đức hạnh như thế này thật khiến người ta phải cung kính, nể phục, chúng ta ngưỡng mộ mà không có thể theo kịp, sao lại có người hoang tưởng đến mức cho rằng người như lão nhân này sẽ phạm tội. Lý lão đầu bị người ta cho là làm việc ác, lúc đầu căn bản là không có người tin, thậm chí có người mới chỉ nghe đến thôi đã nói rằng toàn lời bịa đặt, bôi nhọ người khác. Chỉ đến khi có một cô gái đến Cao Hùng làm việc đi qua thôn này cầu thần thì mọi người mới có cái nhìn khác về Lý Lão Đầu. Buổi trưa những ngày sau đó, có một cô gái trông vất vả đến trước miếu thổ công ở trong thôn đốt hương cầu Phúc Đức chính thần làm chủ, giúp cô ta xem rốt cục xảy ra chuyện gì? Miếu công tìm bốn người khỏe mạnh, nâng chiếc Thần liễn (xe của thần) lên, vừa sai đánh chiêng, đánh trống làm phép, cứ như thế quay đi quay lại mười mấy phút, Thần liễn đột nhiên nhảy chồm lên chạy ra bên ngoài, bốn tên đại hán đi nhanh như bay, chẳng mấy chốc đã không thấy tung tích. Một lúc sau pháp sư cùng với mọi người đi tìm thì phát hiện Liễn thần đứng ở một nơi hoang vu trên núi phía bắc của thôn, chiếc xe còn lắc lư chưa dừng lại, bốn tên đại hán mồ hôi chảy ra như mưa, pháp sư chạy qua, nhìn thấy phía trước bên trái của xe thần có một đống cỏ, ông ta do dự mộ lát, kêu người bên cạnh vạch đống cỏ ra xem, thì phát hiện trong đó có một hình nhân bằng cỏ. Pháp sư ngẩn ra một lúc, sau đó vội vàng vạch bụng của người cỏ, thấy trong bụng có một tờ giấy màu vàng, trên mặt có viết chữ. Pháp sư hỏi người con gái này: phải chăng là 8 chữ ghi ngày sinh của cô. Cô gái gật đầu lia lịa. Pháp sư nói: có thể về rồi, về sau cô sẽ không bị đau đầu, nửa đêm ngủ không yên nữa. Pháp sư là người đã tu qua phép thuật, cho nên ông ta nhận ra đây là “Tí Ngọ truy hồn thuật”, Phù Tử Tiên lấy giờ sinh của một người viết lên trên phù tử nhét vào bên trong bụng của hình nộm, vào đúng nửa đêm cầm ra ngoài đồng hoang, trong đêm niệm chú làm phép, lại đem vật thế thân chôn xuống dưới đất. Từ buổi tối đó trở về sau ba hồn bảy vía của người này sẽ lưu lạc khắp nơi, ắt là sẽ đến trước người làm phép khấu đầu đưa tiền, cầu xin tha thứ, đây chẳng phải là bị đày đọa ư, những việc như thế này ông ta gặp nhiều rồi. Pháp sư cùng với bốn tên đại hán dần dần nhận ra hình tượng Phù Tử Tiên của người phóng bùa, đó chính kiệt tác của Lý lão đầu, mọi người đều ngạc nhiên kinh hãi.
    Lý lão đầu tuy biết mọi người đã rõ hết chuyện rồi, nhưng ông ta vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng mà tin tức Thổ Địa công thần thông quảng đại đã lan xa, người đến miếu cầu khấn ngày càng đông, khiến cho Lý lão đầu rất phiền não
    Có một buổi sáng, Thổ Địa công nhận lời mời ra ngoài thu bùa tìm thế thân, bốn người khiêng Thần liễn từ cửa lớn hồ Trừng Thanh tiến vào, pháp sư chần chừ một lát, còn cho là Thổ địa công thích chí, nhân lúc buổi sáng không khí trong lành ra ngoài hồ du chơi. Một lúc sau Thần liễn dừng bên cạnh sườn núi bắt đầu rung lắc.
    Pháp sư kêu người đào đất lên xem, quả nhiên lại phát hiện một người rơm, ông ta sau khi nói to hai câu, quay đầu lại thì nhìn thấy một vị mặc áo chàm đang đi tới phía bọn họ. Vị này câu thứ nhất tức giận nói: các người là cái gì mà dám đối đầu với ta?. Pháp sư và bốn tay đại hán khiêng Thần liễn lúc ấy linh cơ nhất động, biết rằng mình đang đứng trước một người đạo mạo đĩnh đạc, tức là Phù Tử Tiên Lý lão đầu, họ không kìm được thốt lên một cái. Lý lão đầu nói: các ngươi đã thích quan tâm việc không đâu, ta sẽ cho các ngươi biết hậu quả của việc đó. Nói xong Lý lão đầu nhắm mắt, miệng niệm chú, tiếp đó người bay lên không trung vẽ cái gì đó rồi hô to một tiếng “Tật” (nhanh), ngay lập tức Thần liễn bị một lực mạnh hất đi. Bốn tên đại hán mặt tái mét, tay run rẩy như sắp sửa đánh rơi Thần liễn. Nhưng trong lúc đó, dường như có một lực mạnh ở cổ tay nắm lại. Lúc đó Thần liễn lắc lư rất mạnh, bốn tên đại hán chân loạng chọang, Pháp sư nhìn ra đây là “Thất Đẩu Tinh Pháp”.
    Lý lão đầu trán đầy mồ hôi, vội đọc chú ngữ, tay chân liên tục múa thi triển đạo pháp, sau lại hô to một tiếng, nhưng lần này Thần liễn không bị rung lắc mạnh, chỉ lắc lư ba bốn hồi. Lý lão đầu lấy tay lau mồ hôi trên mặt, răng nghiến chặt lại tạo ra tiếng kêu két két, liên tục thi triển đạo pháp, cái vừa nãy là “Bộ Cang Đạp Đẩu”, sử dụng Tiên thiên đại pháp, đây là phép thuật độc môn đã thất tuyền mấy trăm năm nay. Tay ông ta liên tục thi triển pháp quyết, hướng đến Thần liễn gắng sức hất đi, chỉ nghe rầm một tiếng lớn, chiếc Thần liễn đã bị hất văng. Lý lão đầu sau khi nhìn thấy, miệng thở một tiếng nặng nhọc nói: cho các ngươi biết độc môn đấu pháp của ta. Sau đó quay người đi.
    Câu chuyện này là do một trong bốn tên đại hán nói cho tôi biết, anh ta nói nói rất hay, tôi nghe mà say sưa hứng thú. Đoạn văn này e rằng cũng chưa thể diễn tả được hết toàn bộ câu chuyện, nếu như vị bằng hữu nào có hứng thú xin mời đến miếu thổ công nghe, đảm bảo so với văn chương tôi viết thú vị hơn nhiều.
    Trong chuyện này kèm theo hai sự kiện:
    -Thứ nhất: Phù Tử phóng ra, nếu không biết chạy ắt sẽ có tin tức của âm giới truyền đến. Cảnh giới thấp nhất của Phù Tử do một số linh hồn chấp hành, cảnh giới cao nhất là được Thượng Đế sắc phong, các vị Lục Đinh Lục giáp chuyển đến. Cảnh giới Phù Tử của Lý lão đầu không cao, cho nên chỉ có thể trêu người. Ông ta nuôi dưỡng một số hồn ma, sử dụng chúng đế quấy rối, hại người.
    -Thứ hai: Thổ địa công là thần linh trong không gian bốn chiều, vốn thần thông không có thể tin, nếu như có thể cùng Lý lão đầu đấu phép, tin rằng sớm đã được phong làm thần rồi. Thần chủ của miếu Phúc Đức chính thần, tôi cho rằng không phải là Thổ Địa công mà là một con quỷ không biết tên, giả mượn danh Thổ Địa công để tiếp nhận tín đồ .
    Lần trước đến Gia Nghĩa thăm Hoàng đạo hữu, pháp sư họ Hoàng nói ông ta gần đây có gặp một vụ án lý kì đặc biệt, tôi lắng nghe rất say sưa:”có người con gái của hộ gia đình nọ đột nhiên tinh thần rối loạn, rất đáng tiếc là cha cô gái này ngoài 50 mới sinh hạ cô ta, rất tin vào số mệnh, rơi vào hoàn cảnh như thế này họ không biết làm sao, chỉ đành đem đứa con gái yêu của mình nhốt trong phòng, sau cùng cha cô gái tìm đến Hoàng pháp sư mời vị họ Hoàng đi bắt mạch cho cô gái, Hoàng đạo hữu xem qua phán đoán bị trúng tà. Ông ta bảo người cha đến miếu chùa mượn Thất đỉnh liễn kiệu, mời 14 tên đại hán, sau đó Hoàng pháp sư hướng đến Thượng Đế xin chỉ, điều động Ngũ doanh binh mã, Thất đỉnh thần liễn tùy Hoàng pháp sư sử dụng. Trước phái 14 tên đại hán chạy đi trước, Hoàng pháp sư đạp Phong hỏa luân đi sau, tay phải cầm Thất tinh kiếm, tay trái cầm Đào kiếm chỉ, nhanh như chớp, chả mấy họ đã lên đên đỉnh núi miếu Vạn Ứng Công, Thất tinh thần liễn vây xung quanh miếu Vạn Ứng Công, tựa như Mai Hoa trận di chuyển không dừng, sau đó Hoàng pháp sư chạy vào trong miếu vạch đống cỏ ra thì phát hiện một phép thuật cực kỳ tàn nhẫn, vốn là “ Tí Ngọ truy hồn thuật châm”, trên mặt một tấm ảnh cắm bẩy cái kim, người ta có thất khiếu (lỗ), mỗi một lỗ bị cắm một cây kim, trên tấm bùa giấy vàng có viết tám chữ là giờ sinh, Hoàng pháp sư mang mấy đồ vật đấy về, Bố cô gái cho biết người trong tấm hình không phải là cô gái nhưng tám chữ giờ sinh là trùng với cô gái. Hoàng pháp sư chậm rãi nói: tôi nghĩ là có một số người đắc tội với pháp sư mà bị hạ độc thủ như vậy, nhưng tám chữ ghi giờ sinh của người này lại trùng với người con gái, người kia không bị làm sao nhưng người con gái này thì bị thương. Sau cùng Hoàng pháp sư nói với tôi con người kia, cái tâm kia thật đáng trách thay, thật là một con người lòng lang dạ sói, nếu như bị trúng phải Tử bình truy hồn châm thì thất khiếu máu sẽ trào ra mà chết.
    Thế nào gọi là Đạp Cang Bộ Đẩu.
    “Bộ Đạp Nhiếp Kỉ” tục gọi là “Đạp Cang Bộ Đẩu”, “Cang” tức là “Khôi Cang” tức là “Bắc đẩu tinh thần” , “Bắc đẩu tinh thần” là sao đứng đầu trong Đẩu túc; Kỉ gọi là Tinh kỉ. Lại khi thần vu làm phép đa phần hành vũ bộ, tức cái gọi là “Vu bộ đa vũ”, nay gọi là “Đạp Cang Bộ Đẩu” là “Vũ bộ”. Bão Phác Tử Tạp Ứng nói rằng: lại xét việc làm thất tinh bắc đẩu, lấy khôi phúc làm đầu, lấy cang chỉ phía trước, thặng khôi phúc cang, phan đăng vân lộ. Căn cứ vào thuyết cổ đại các bậc chân nhân tu luyện dương thần, nhanh thì có thể phi thân tấu thỉnh, tấu đạt thiên thượng biểu chương. Các vị pháp sư đời sau, không có thể phi thân tấu tỉnh, dưới có thể xuất dương thần lên tấu, do đó không thể không mượn đất của phương trượng, lấy làm cửu trùng thiên, miệng niệm chú, tay bắt quyết, đạp cang bộ đẩu.
    Xã hội và bùa chú của Người Dao
    Thời cổ đại khi dân trí còn chưa được khai mở, các sắc thái mê tín còn tương đối đậm nét, tông giáo quỷ thần dựa vào đó mà có quyền uy đặc biệt trong xã hội, bất kể dân trong xã hội xưa, hay thậm chí cho tới ngày nay thì trong các dân tộc thiểu số phép ma vẫn là một bộ phận quan trọng trong tông giáo của họ. Do đó có thể thấy trong các dân tộc vẫn chưa được mở mang tri thức hoặc vẫn còn bảo thủ lạc hậu thì họ đối với quỷ thần vẫn còn cảm thấy kính trọng, sợ hãi. Từ các dân tộc Ấn Độ, Mã Lai, cho đến các dân tộc như La La, Cức Di chúng ta đều cảm thấy rất quen thuộc khi nghe đến, lưu truyền trong các dân tộc đó rất nhiều những sự tích ly kì.
    Trong lịch sử 5000 năm dân tộc Hán ở Trung Quốc, ít có hoặc gần như không có những ghi chép về lịch sử phép ma. Người Dao và các các dân tộc Tây Nam như La La, Cức Di có hình thái ban đầu giống nhau, nhưng phép ma của người Dao dường như mờ nhạt, không đậm nét như dân tộc La La, Cức Di. Tông giáo của người người Dao tuy có những sắc thái giống với tông giáo nguyên thủy, nhưng tính thần bí trong tông giáo cũng không rõ nét như vậy. Nhưng trong cuộc sống của người Dao cũng không hẳn là không có những câu chuyện về phép ma mang màu sắc thần bí. Khi người Dao độ thân mời pháp sư làm phép thì có cử hành nghi lễ “Qúa đao sơn”, trước lấy cán đao cắm xuống dưới đất hướng lên trên, khẩu đao hướng lên trên, các đao cách xa một bước cùng hướng lên trên, trước vu sư niệm chú sau làm phép, dẫn người đi lên trên khẩu đao, đi lại vài bước mà không bị thương. Ở một vùng nông thôn của huyện Khúc Giang tỉnh Quảng Đông có một người nông dân mà người Dao đều biết, một lần, vợ của người đó bị đau không thể đi được bèn mời người Dao đến nhà, người ấy lấy dầu bỏ vào cái nồi rồi đun sôi lên, trước làm phép sau chú, đưa tay vào trong nồi dầu sôi đấy mà tay, lông không hề bị thương, lấy dầu đó bôi lên trên vết thương thì lập tức dừng đau, vài ngày sau thì hoàn toàn khỏi bệnh, như là Hoa Đà tái thế, Diệu thủ hồi xuân. Những câu chuyện kỳ quái như này không có thể tin, nhưng trong các sách của người Dao thực là có rất nhiều phép ma chú ngữ. Hiện giờ có thể kể ra rất nhiều các chú ngữ của phép biến thân trong sách của người Dao như sau: đốt thiên sư xuất ngô thân sư biến ngô thân, ngô sư hóa vi thiết tổ tử phi nhập hồ lô đỗ nội tàng đầu vĩ tàng đông lai tạ bất trứ nam tây bắc lai tạ bất trứ ngô sư phi nhập hồ lô vâ linh nang nội hành linh thần tầm bất kiến vạn quỷ tầm vô tích bất linh động tác cấp hóa tốc hóa, ngô phụng Thái thượng lão quân chuẩn sắc lệnh.
    Nhất, biến thiên hoàng sư
    Nhị, biến địa hoàng xà
    Tam, biến tiên nhân đà
    Tứ, biến tiên nhân phù
    Ngũ, biến nhật nguyệt chiếu
    Lục, biến tử vân thứ 
    Thất, biến tà quỷ lễ
    Bát, biến tà quỷ phục
    Cửu, biến tà quỷ bái
    Lục, biến tiên y cái.
    Những chú ngữ ở trên thường hay gặp trong Đạo giáo, phần nhiều là chú trong các kinh Đạo giáo thoát thai mà ra, phải chăng đủ để làm đại biểu cho văn hóa xã hội cổ của người Dao.
    Phép thuật của các dân tộc thiểu số thực là mê tín trong thế giới khoa học, căn cứ vào thuyết Vu sư người Dao cũng có thể vẽ bùa, đấy là dùng bùa thu thập tà ma, tuy có lấy của người Hán ghép lại mà thành nhưng hình thức đó cùng với các nét vẽ bùa của đạo giáo cũng có sự khác biệt rõ rệt. Bất kể như thế nào, xưa nay trong ngoài bất cư ai dù là dân tộc thiểu số hay người chưa được khai mở tri thức thì đều có rất nhiều truyền thuyết về kỳ thuật, phép ma. Mà những phép ma này đại bộ phận cùng với bùa chú có mối quan hệ trực tiếp, cho nên chúng tôi rút ra được một kết luận: ngoài những việc âm dương ngoài tầm mắt như muốn cùng với quỷ thần trao đổi tin tức, thi triển ma pháp, pháp thuật, đều cần dùng bùa bổ trợ. Do đó chúng tôi có thể gọi bùa chú là tuyến liên lạc thông tin giữa người với một chiều không gian khác, tuyến liên lạc mà có thể trao đổi tin tức lẫn nhau
    Hỏi: tiền giấy gồm bẩy loại như thế nào ?
    Đáp: đốt tiền giấy cần đem tiền giấy xé ra làm đôi bỏ vào trong lò với ý là tiền đã được sử dụng, khi đốt cũng không được lật qua lật lại để tránh việc tiền bị vỡ vụn ra, khiến cho quỷ thần không được sử dụng
    Bảy loại tiền vàng thường thấy là:
    -Một : vàng thái cực, hay còn gọi là vàng Tài tử thọ, hoặc vàng Tam tiêm , ở giữa tiền giấy dát vàng, trên chỗ dát vàng có in hình Tài tử thọ, Tam tiên, so với tiền giấy thông thường lớn hơn một chút, khi làm lễ các thần Thiên công, Tam giới, Đẩu quân thì hóa.
    -Hai: vàng Thiên công, trên dát vàng có bốn chữ “Khấu đáp ân quang”, ở trong nhà làm lễ Thiên công, Tam giới, đa phần là dùng bùa này, tính chất của nó giống với vàng Thái cực.
    -Ba: vàng Thọ, trên dát vàng có in chữ “Thọ”, khi làm lễ các vị thần thì hóa nó.
    -Bốn: vàng Ngải, lại còn gọi là vàng Tam lục, ở trên chỗ dát có in hình Tam tiên, giống với vàng Thọ.
    -Năm: vàng Phúc, tức vàng Đại biện, ở trên gián dấy bạc, so với vàng giấy thông thường nhỏ hơn một chút. Vàng này chuyên dùng để tế Thổ địa.
    -Sáu: vàng Trung, dùng để tạ các vị thần linh bên ngoài (nhà)
    -Bẩy: Ngân chỉ, trên dát bạc, dùng để phổ độ âm công, hóa khi tế vong linh.
    Hỏi: đồ cấm kị khi tế gồm những loại nào:
    Đáp: những đồ cấm kị khi tế là:
    -Lươn, đuôi của lươn là đuôi nhọn, đuôi của nó từ thân xuống đuôi nhỏ dần dần, cho nên gọi là “Đuôi tuyệt”, “Đuôi tuyệt” là chỉ tuyệt tự, để chỉ không có con cháu.
    -Hai: cá biển, các loại cá biển như: cá Sáu dọc dài, cá Lặc…vv đều không thể làm vật tế.
    -Ba: Cà, Cà tục gọi là “ Điềm gở”, cho nên cà không có thể làm vật tế tự.
    -Bốn: “Gía đỗ”, giá đỗ hình giống “Như ý”, cho nên gọi là “Rau như ý”, cúng tế không thể gọi là việc như ý, cho nên không thể dùng để tế tự.
    Hỏi: dân gian dùng vật gì để tránh tà, trấn sát ?
    Đáp : bùa Khương Thái Công, dán ở sảnh, trên cửa. Bùa Bắc đế tránh tai ương dán ở sảnh, trên cửa. Sư bài dùng để tránh sát, treo ở trên xà ngang cửa. Thạch cảm đương, Trấn sát, dựng ở đầu cầu, bên cạnh cửa. Tiệm bài dùng để trảm quỷ, treo ở trên xà ngang cửa. Hổ bài tránh tà, treo ở trên cửa. Hồ lô dùng để thu yêu, đặt ở trên nóc nhà. Thẻ bát quái treo ở xà ngang trên cửa. Ảnh Chung Qùy, treo ở trên sảnh, tránh tà. Gương Bát quái, đặt ở trên sảnh. Cờ đen Huyền thiên, tránh tà, cắm ở trước cửa. Tượng Suy Vưu dùng để trấn sát, đặt ở trong phòng. Tượng Hoàng Phi Hổ dùng để đuổi tà, đặt ở trong phòng.
    Hỏi: dân gian khi làm rượu, đều dựng đèn là biểu thị ý nghĩa gì?
    Đáp: căn cứ vào phong tục tập quán dân gian của tỉnh ta, cái gọi là làm rượu để biểu thị việc cúng tế đặc biệt quan trọng, do đó cần phải mời pháp sư lập đàn làm phép cầu phúc trừ tai. Khi làm rượu vì muốn cái đức rộng rãi được phổ khắp âm gian, phổ độ các nơi không người cúng tế “Hảo huynh đệ” tức là các Cô hồn dã quỷ, cùng đến thụ hưởng. Do đó cần phải chọn một cái gậy trúc dài, cao dựng lên đèn, biểu thị thỉnh mời các cô hồn dã quỷ.
    Thông thường mà nói, đèn ắt phải dựng trước bảy ngày trước khi làm rượu, nhưng phong tục các địa phương có chỗ không giống nhau.
    Hỏi: Môn thần (Thần giữ cửa) là thần thánh phương nào ?
    Đáp: môn thần trong nhà dân là hai thần “Gia Quan”, “Tiến Lộc”. Môn thần ở miếu chùa là hai thần “Uất Trì Cung”, “Tần Thúc Bảo”. Môn thần ở Đạo đàn là hai thần: “Triệu Quang Minh”, “Đường Diệu Uy”.
    Hỏi: sao gọi là thần “Trung Lựu” ?
    Đáp: thần Trung Lựu tức là thần mà chúng ta gọi là “Địa cơ chủ”, cũng gọi là “ Hậu thổ”. Phong tục Đài Loan, vào các ngày tết: Thanh minh, Trung nguyên, Trùng dương, Trừ tịch, nếu như bái tiên tổ thì ắt là cũng phải tế “Địa cơ chủ”. Cúng tế Địa cơ chủ ấy là để nhớ đến công đức của thổ địa, uống nước nhớ nguồn, cho nên tục nói rằng ngày tết không bái Địa cơ chủ, nhà cửa không yên ổn.
    Hỏi: sao gọi là “Lệ thần” ? 
    Đáp: thông thường cúng tế Lệ thần có hai loại, một loại là cô hồn ở đồng hoang, không có con cháu thờ cúng, tục gọi là “Âm công”, lại còn gọi là “ Hảo huynh đệ”. Ngoài ra còn có là Ngũ tự Lệ thần, tức là Đàn sơn thần.
    Hỏi: thế nào gọi là “Thủ ấn” ?
    Đáp: Đạo gia khi làm phép lấy tay kết làm ấn quyết, tên là thủ ấn.
    Hỏi: thế nào gọi là “bạt vong”, “Chiêu hồn”.
    Đáp: cái gọi là bạt vong tức là siêu độ vong hồn của tiên tổ. Bùa chú có khoa bạt vong, có lẽ là tổ tiên muốn vậy.
    Cái gọi là “Chiêu hồn” là chiêu linh hồn của người chết. Thời cổ đại chiêu hồn là dùng áo của người chết treo lên nhà rồi gọi tên người chết. Thời Tống dùng thần bạch chiêu hồn, phong tục ngày nay đạo sĩ làm phép chiêu hồn dùng điệu vong để bạt độ.
    Hỏi: Đạo giáo có năm kinh điển lớn là những sách nào?
    Đáp: năm kinh điển lớn của Đạo giáo là: “Âm Phù Kinh” của Hoàng Đế, “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử, “Nam Hoa Kinh” của Trang Tử, “Hoàng Đình Kinh” của Kim Khuyết Hậu Thánh Quân, “Văn Thủy Kinh” của Quan Doãn Tử. Mà trong năm loại kinh này lấy Đạo Đức Kinh làm trung tâm tư tưởng của đạo gia.

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *