Bình Chú Luận Đoán của Lục Bân Triệu

Bình Chú Luận Đoán của Lục Bân Triệu

1. SAO TỬ VI
Nguyên văn:
Sao Tử Vi trong ngũ hành thuộc Âm Thổ, là sao chính của chòm sao Bắc Đẩu, ở trên trời là một sao cao quý thì chủ về nắm quyền tạo hóa trong vũ trụ và đời sống của mỗi cá nhân. Cho nên trong truyền thống tư tưởng của người Trung Hoa, sao Tử Vi là đế tinh, là tượng trưng cho hoàng đế. Bởi vì là vua của một nước, nên việc nắm đại quyền sinh sát, địa vị và quyền hạn đều trí cao vô thượng, đây là điều không thể nghi ngờ. Bất luận đó là vị vua hiền đức vì dân vì nước, hay là một ông vua bạo ngược vô đạo, thì người dân cũng đều bị buộc phải kính sợ. Cho nên bất kể trong lòng nghĩ suy thế nào, nhưng ngoài mặt vẫn phải ca tụng công đức. Vì vậy sao Tử Vi có tính cách tự cao tự đại, đồng thời còn có lòng ích kỷ, yêu thích người nào thì người ấy sống, ghét ai rồi thì chỉ muốn cho kẻ ấy chết.

Trong tưởng tượng của chúng ta, tình cảnh của hoàng đế như đã nói ở trên, đương nhiên là chỉ có mặt tốt, mà vĩnh viễn không có mặt xấu. Nhưng lịch sử đã mách bảo tường tận cho chúng ta biết, sự tao ngộ của hoàng đế có thể chia làm hai phương diện dọc và ngang để nghiên cứu.

Ở Phương diện dọc có thể chia ra:
 Có vị quân vương sáng lập nên cơ nghiệp, có vị quân vương ở vào thời kì hưng thịnh quốc thái dân an, cũng có vị quân vương đông tranh, tây chiến, nước nghèo, nhiều tai ương, lại có vị vua gặp phải cảnh thê thảm, nước mất nhà tan.

Ở phương diện ngang có thể chia ra: Có vị quân vương được văn võ bá quan ủng hộ ở triều đường, và có vị quân vương rời xa quần thần, xa lánh triều chính.

Một vị quân vương sở dĩ sử dụng được uy quyền là vì được bá quan ủng hộ, ngồi cao trên miếu đường, một tiếng hô trăm tiếng dạ vâng, tất cả mọi khó khăn hoặc nguy hiểm đều do văn võ bá quan hiệp sức phò trợ xử lí và dốc toàn lực bảo vệ. Nếu như một sớm một chiều xa lìa quần thần, không vận dụng được quyền uy thì dù chỉ là một thường dân cũng có thể phản kháng hoặc có khi còn làm cho ô nhục. Như trong tiểu thuyết xưa, thường kể có những vị hoàng đế đi xuống Giang Nam, bị bọn phỉ bắt giam trong nhà lao chịu tội. Đương nhiên đây không phải là để nghiên cứu tính chân thực trong tiểu thuyết, song ở đây rất rõ ràng một điều là hoàng đế mà rời khỏi sự bảo vệ của quần thần võ sĩ, rời xa triều đình là sẽ gặp khốn khó ngay. Trong môn Tử Vi Đẩu số, sao Tử Vi tượng trưng cho hoàng đế, cho nên mọi chuyện và phản ứng của sao Tử Vi cũng có thể luận như vậy.

Ngoại trừ việc nghiên cứu về miếu vượng lạc hãm của sao Tử Vi, còn cần phải sưu tra văn võ bá quan của nó, như: Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa, Lộc Tồn, Thiên Mã….vv. xem có đồng độ hoặc hội chiếu hay không. Bởi vì tụ hội được các cát tinh phù trợ này thì sao Tử Vi sẽ có thể tác oai tác phúc, không có gì không lợi. Nếu không có cát tinh, mà lại tụ hội với các hung tinh ác sát tức là cục diện bị người tài giỏi, trung thành xa lìa, kẻ tiểu nhân lộng quyền, hoặc là tình hình tiểu nhân thì ở triều đình, mà quân vương thì ở bên ngoài, thế là tai họa liên miên thì chủ về là con người tâm ý giả dối, gian trá giảo hoạt.

Bình chú:
Đoạn này nói về tính chất cơ bản của sao Tử Vi, đem đoạn này quy nạp một cách có hệ thống thì có thể chia ra làm ba loại sao Tử Vi : Một là vị vua hiền minh, được bá quan ủng hộ, hai là vị quân vương cô độc, xa lìa quần thần, rời bỏ triều đường, ba là ông vua hung ác, mê muội tàn bào. Làm thế nào để phân biệt Tử Vi thuộc loại quân vương nào, cần phải xem nó hội hợp với những sao nào mà quyết định.

* Tử vi được trăm quan đứng chầu.
Tử Vi là đế diệu (sao vua), bậc đế vương cần phải có bá quan văn võ mới có thể phát huy tài năng và chí hướng. Vì thế, Tử Vi được trăm quan đứng chầu thì có thể biểu hiện được uy lực và khí phách của đế diệu Tử Vi.

Những tinh diệu có thể trở thành bá quan của Tử Vi, tổng cộng có 18 sao, trong nguyên văn của Lục Bân Triệu không liệt kê toàn bộ, 18 sao này là: Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Lộc Tồn, Thiên Mã, Tam Thai, Bát Tọa, Long Trì, Phượng Các Ân Quang, Thiên Quý, Đài Phụ, Phong Cáo, Thiên Quan, Thiên Phúc.

Tả Phụ, Hữu Bật làm tăng trợ lực cho Tử Vi, là sao phù trợ mà Tử Vi rất ưa có được. Tình huống cụ thể là mệnh tạo rất có năng lực lãnh đạo, sự nghiệp có biểu hiện kiệt xuất.
Thiên Khôi, Thiên Việt làm tăng cơ hội cho Tử Vi, sự nghiệp thuận lợi, hơn nữa cơ hội tự nhiên đưa tới còn cộng thêm sự nỗ lực của bản thân nên sẽ có cục diện rất lớn.
Văn Xương và Văn Khúc làm tăng tài trí của Tử Vi, nhờ đó có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, là vị quân chủ anh minh. Có điều, nếu chỉ có Xương và Khúc phù trợ Tử Vi, mà không có Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, sẽ dễ dẫn đến phong lưu đa tình.
Lộc Tồn và Thiên Mã làm tăng tài vận cho Tử Vi thì chủ về Tử Vi có năng lực kiếm tiền, cung mệnh mà thấy như vậy là thích hợp với kinh doanh thương mại. Chỉ thấy Lộc Tồn mà không thấy Thiên Mã, thì chỉ giỏi về cất giữ, để dành tiền bạc, năng lực kiếm tiền e là không đủ, nhưng vẫn có thể là người có tài sản vào bậc trung.

Đài Phụ và Phong Cáo làm tăng danh tiếng cho Tử Vi, nếu phối hợp với Tả Phụ, Hữu Bật thì trợ lực và năng lực lãnh đạo của Tử Vi được tăng cường rất nhiều.
Tam Thai và Bát Tọa, về tính chất so với Đài Phụ và Phong Cáo không khác mấy, nhưng sức mạnh thì không bằng, chúng cũng ưa hội hợp với Tả Phụ và Hữu Bật, làm cho càng mạnh thêm.
Ân Quang và Thiên Quý làm tăng danh dự cho Tử Vi, được người hoan nghênh, song nếu chỉ thấy hai sao này mà không thấy các cát tinh khác, thì chỉ được hư danh mà thiếu lợi lộc thực tế.
Long Trì và Phượng Các làm tăng tài nghệ cho Tử Vi, nhất là về phương diện thủ công nghệ.
Thiên Quan và Thiên Phúc, Thiên Quan làm tăng sự ổn định cho sự nghiệp, Thiên Phúc thì nâng cao năng lực hưởng phúc.

 
*Tử Vi xa rời quần thần
Tử Vi xa rời quần thần, tức là không thấy cát tinh, chỉ có một mình sao Tử Vi. Như thế Tử Vi sẽ vất vả mệt nhọc, không người giúp đỡ, mọi việc đều phải tự mình làm mà thành tựu lại không lớn, làm việc thì nhiều mà công cán thì chỉ được có một nửa, hơn nữa quan hệ với mọi người cũng kém, đúng như Lục Bân Triệu nói: Tử Vi có tính cách tự cao tự đại, không có quần thần tức sẽ không được người tôn kín, nhưng vẫn thích tự cao tự đại như thế, cho nên thường bị người ta gạt bỏ.

* Tử Vi hôn ám bạo ngược 
Tử Vi hội hợp với cát tinh thì tốt, nhưng hội hợp với hung tinh sát diệu thì sẽ phát huy tính cách bạo ngược của Tử Vi. Muốn cấu thành Tử Vi hôn ám bạo ngược thì phải thấy Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp.
Hỏa Tinh và Linh Tinh hội hợp với Tử Vi là chủ về đời người rất gian nan, khổ cực, không được an nhàn.
Kình Dương và Đà La hội hợp với Tử Vi là chủ về tính cách bạo ngược, ích kỉ, thủ đoạn khốc liệt.
Địa Không và Địa Kiếp hội hợp với Tử Vi là chủ về cách suy nghĩ không theo thói thường, không phải ai ai cũng hiểu được, cho nên về phương diện tinh thần khá cô độc.
Có điều, Tử Vi mà gặp sát tinh tuyệt chẳng có ảnh hưởng gì tới khí phách lãnh đạo của họ. Tính cách của họ vẫn mạnh mẽ y nguyên, chỉ là dễ đi vào con đường bàng môn tả đạo.
* Tình trạng miếu vượng lạc hãm của Tử Vi
Miếu vượng lạc hãm là điều cần chú trọng khi nghiên cứu mỗi một tinh diệu trong khoa Tử Vi Đẩu Số. Trong nguyên văn, Lục Bân Triệu có nói, khi nghiên cứu sao Tử Vi cần phải nghiên cứu sự miếu vượng lạc hãm của nó, thực ra đây chỉ là đưa ra một lệ mà thôi.
Theo Lục Bân Triệu nói, Tử Vi ở cung Sửu, cung Dần, cung Ngọ, cung Mùi là nhập miếu. Nhưng theo nghiên cứu của Lục Tại Điền thì lực lượng của Tử Vi rất mạnh chỉ ở các cung Sửu, Ngọ, Mùi chứ không ở cung Dần, bởi vì cung Dần là Tử Vi và Thiên Phủ đồng độ, kết cấu tinh tượng này có khuyết điểm rất lớn làm ảnh hưởng tới tố chất của Tử Vi. 
Ngoài ra, Tử Vi ở cung Mão, cung Tỵ, cung Hợi cung Thân là cư vượng, ở cung Dần cũng phải kể là cư vượng vậy.
Theo Lục Bân Triệu, Tử Vi ở cung Thìn là lạc hãm, ở cung Tuất là cư nhàn địa. Còn theo sở đắc của Lục Tại Điền thì hai cung này đều nên tính là lạc hãm, tính chất của chúng tương tự nhau.
Tử Vi ở cung Tí, cung Dậu là thuộc nhàn địa, song nếu có nhiều tinh tượng cát mà không có sát kị, cũng có thể trở thành kết cấu đẹp.

Nguyên văn:
Thất Sát nếu đồng độ với Tử Vi, có cát tinh hội chiếu, thì sự cương dũng của sao Thất Sát sẽ trở thành anh hùng có đất dụng võ, biến sát thành quyền thì chủ về người có quyền có thế, nếu không có cát tinh hội chiếu tức là bá đạo thảo khấu thì chủ về người dễ thành công bất ngờ mà cũng dễ bị phá bại bất ngờ.

Bình chú:
1. Đoạn này thuật về tình huống Tử Vi và Thất Sát đồng độ. Tử Vi và Thất Sát đồng độ chỉ có ở cung Tị và cung Hợi. Thông thường, Thất Sát do là sao đại tướng, sinh mạng chỉ như tia lửa tóe ra trong chớp mắt, cho nên không sợ chết, cũng vì thế mà rất khó chế ngự, chỉ có đế diệu Tử Vi mới có thể chế ngự được nó.

Có điều , Tử Vi cần phải có Thất Sát đồng độ, mới có được sức mạnh như thế, đó gọi là ” Biến sát thành quyền”, đem sức mạnh xung phong hãm trận của Thất Sát đặt vào khuôn phép để nó trở thành lực khai sáng mạnh mẽ, có khí phách lớn lao. Trong thực tế, tình hình này có thể là cát mà cũng có thể là hung. Cát thì sự nghiệp thành tựu, anh hùng có đất dụng võ, hung thì tính cách như thảo khấu bá đạo, dễ thành công bất ngờ mà cũng dễ phá bại bất ngờ. Cát thì thấy bá quan hội hợp , hung thì thấy sát tinh tụ tập.

2. Do Thất Sát là võ tướng, tính cách không hợp với các văn tinh như Văn Xương, Văn Khúc. Vì thế, Tử Vi và Thất Sát ưa thấy Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt hơn Văn Xương, Văn Khúc.

Nguyên văn:
Ba sao Thiên Tướng, Lộc Tồn, Thiên Mã hội chiếu sao Tử Vi mà không có ác sát Không, Kiếp đồng cung là chủ về một đời phú quý song toàn.

Bình chú:
1. Tử Vi ở trong tam phương tứ chính, có quan hệ rất lớn với Thiên Tướng. Trong các thí dụ về tính chất các sao, Tử Vi là bậc đế vương, Thiên Tướng là ngọc tỉ ấn giám, tượng trưng cho quyền lực của vua. Sao Tử Vi không phải ở trong cung độ nào cũng có thể thấy Thiên Tướng.

Có 4 tình huống dưới đây, Tử Vi có thể gặp Thiên Tướng
1. Tử Vi, Thiên Tướng đồng độ ở cung Thìn và cung Tuất
2. Tử Vi ở cung Sửu hoặc cung Mùi được Thiên Tướng vây chiếu
3. Tử Vi ở cung Dần hoặc cung Thân, cung tam hợp có thể hội với Thiên Tướng
4. Tử Vi ở cung Tí hoặc cung Ngọ, cung tam hợp cũng có thể hội với Thiên Tướng.

Tử Vi được Thiên Tướng thì chủ về có quyền lực, có danh dự và địa vị, song không nhất định có thể giàu. Chỉ khi nào có thêm Lộc Tồn và Thiên Mã thì chẳng những có danh, có quyền, mà tiền tài cũng tràn đầy, mới có thể danh lợi đều có. Song nếu có thêm các sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Không thì nếu không phải là kiếm tiền trong gian lao vất vả, thì cũng là tiền đến rồi tiền đi, không thể tích lũy được.

2. Nhưng cần lưu ý một điều: Tử Vi và Thiên Tướng đồng độ, thường dẫn đến vô tình bạc nghĩa, thà hy sinh người khác, một lòng chỉ cốt làm sao đạt được mục đích. Cho nên thấy Lộc Tồn, Thiên Mã cũng chỉ là một thương gia giàu có mà bất nhân, thấy sát diệu thì càng như vậy.

Nguyên văn:
Sao Tử Vi nếu ở cung Thiên La và Địa Võng (cung Thìn là Thiên la, cung Tuất là Địa võng), đối cung là Phá Quân, không có cát tinh phụ diệu hội chiếu, đó gọi là “không có tình nghĩa”. Bởi vì Phá Quân có ý nghĩa xung phong hãm trận, tiên phong phá địch, sau khi nhận lệnh của Hoàng Đế ở đối cung thì chỉ biết làm theo quân lệnh, ngoài ra mọi thứ đều không ngó ngàng tới, xa lìa gia đình, chỉ lo giết giặc, cho nên mới gọi là “Vô tình, vô nghĩa”. Đối với người là chủ về: hoặc tinh thần bị kích thích, hoặc tâm trạng không được khỏe mạnh. Nếu có cát tinh hội chiếu, tuy là có thể biến vô tình thành hữu tình, song người đó một đời ba chìm, bảy nổi, quyết không thể bình thường được . Đồng thời trong lúc vô tình hay hữu ý, về phương diện tình nghĩa, có lúc còn có biểu hiện bạc bẽo.

Bình chú:
1. Đây là giải thích sâu hơn tính chất của Tử Vi và Thiên Tướng đồng độ. Tử Vi và Thiên Tướng đồng độ ở cung Thìn hoặc Tuất. Cung Thìn là Thiên La, cung Tuất là Địa Võng, hai cung này đối với bất cứ chính diệu nào cũng đều có ảnh hưởng, chẳng riêng gì sao Tử Vi.
Tử Vi và Thiên Tướng đồng độ, đối cung là Phá Quân, sự xung phong hãm trận của Phá Quân so với Thất Sát là mạnh hơn, ở đối cung của sao Tử Vi thì sức mạnh của nó càng lớn. Vì thế loại mệnh tạo này có hai đặc trưng lớn như Lục Bân Triệu đã nói, một là tuyệt tình bạc nghĩa, hai là dễ bị đả kích về phương diện tinh thần.
2. Nhưng nếu Tử Vi và Thiên Tướng lại gặp cát tinh, thì sự bạc tình này trái lại sẽ trở thành điều kiện dẫn đến thắng lợi, đúng như trong thương trường người ta thường nói: “Con người mà lục thân có thể không nhận thì có thể thành tựu rất lớn”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *