HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH

HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH
Posted Image

Hồng phạm ngũ hành lấy:

  • Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân: bao gồm 8 sơn thuộc thủy
  • Ly, Nhâm, Bính, Ất: bao gồm 4 sơn thuộc hỏa
  • Chấn, Cấn, Tị: bao gồm 3 sơn thuộc mộc
  • Càn, Hợi, Đoài, Đinh: bao gồm 4 sơn thuộc kim
  • Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi: bao gồm 5 sơn thuộc thổ

Hồng phạm ngũ hành còn được gọi là “Đại ngũ hành”, bởi nó chỉ ra nguyên lý giao hợp của bát quái, hóa khí của 10 can, 12 chi nạp âm, rất là to lớn. Nguyên tắc của nó là “trong tự nhiên, không giao hợp/giao dịch thì không thành tạo hóa”, thật vậy, trong thiên địa tự nhiên cho đến nam nữ gặp nhau có giao phối mới tạo ra cái mới – vì vậy gọi là đại ngũ hành.

GIẢI THÍCH VỚI TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ PHÉP NẠP GIÁP
ngày xưa họ Bao Hy làm vua đã làm ra bát quái, lấy gốc từ hà đồ. Tiên thiên bát quái này thứ tự là: Càn (1), Đoài (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Cấn (7), Khôn (8). 
Posted Image


Hệ từ truyện nói rằng: “Trời đất định vị, núi đầm thông khí, sấm gió quện vào nhau, thủy hỏa không bắn nhau”, đây là miêu tả quá trình bát quái sinh hóa:

Posted Image
  • Giáp vốn thuộc mộc, nạp quái ở Càn, Càn thiên nhất sinh thủy – Khôn địa lục thành chi (trời 1 sinh thủy, đất 6 làm cho thành), vậy là can Giáp theo Càn hóa thành Khảm. Đây là khi Càn Khôn hai quẻ phụ mẫu giao cấu, Càn lấy hai nét gạch trên/dưới của Khôn để biến thành khảm. Vì vậy Giáp mang hành thủy.
  • Ất thuộc mộc, nạp giáp ở Khôn, Khôn địa nhị sinh hỏa – Càn thiên thất thành chi (đất lấy số 2 sinh hỏa, trời lấy số 7 làm cho thành). Đây là khi Khôn lấy hai nét gạch trên và dưới của Càn để làm thành quẻ Ly. Vì vậy Ất mang hành hỏa. Đây chính là “trời đất định vị”.
  • Bính thuộc hỏa, nạp giáp ở Cấn, Cấn đối nhau với Đoài, Cấn lấy hào dưới của Đoài biến thành quẻ Ly. Đây là tượng của Bính thụ nhận hành hỏa từ Ly (mặt trời, thái dương hỏa). Vì vậy Bính mang hành hỏa.
  • Đinh thuộc hỏa, nạp giáp tại Đoài, Đoài đối nhau với Cấn, lấy hào trên của Cấn mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Đinh thụ nhận Càn hóa. Vì vậy can Đinh mang hành Kim. Đây chính là “núi đầm thông khí”.
  • Canh thuộc kim, nạp giáp tại Chấn, Chấn đối nhau với Tốn, lấy hào trên của Tốn mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Canh thụ nhận Khôn hóa. Vì vậy can Canh mang hành thổ.
  • Tân thuộc kim, nạp giáp tại Tốn, Tốn đối nhau với Chấn, lấy hào trên của Chấn mà biến thành quẻ Khảm, tượng cho can Tân thụ nhận Khảm hóa. Vì vậy can Tân mang hành kim. Đây gọi là “Sấm gió quện vào nhau”.
  • Nhâm vốn hành thủy, nạp giáp tại Ly, Ly đối nhau với Khảm, lấy hào giữa của Khảm mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Nhâm thụ nhận Càn hóa, can Nhâm vốn thuộc kim. Tuy nhiên, Nhâm nạp khí Ly hỏa tuy bị Càn hóa nhưng do định luật hỏa khắc kim nên hành hỏa không thể thoái vị, vì vậy can Nhâm mang hành hỏa.
  • Quý vốn hành thủy, nạp giáp tại Khảm, Khảm đối nhau với Ly, lấy hào giữa của Ly mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Quý bị Khôn hóa. Vì vậy Quý thuộc thổ. Đây là mối quan hệ giữa hai quẻ Khảm Ly, gọi là “nước lửa không bắn nhau”.



Ta thấy rằng: hai quẻ Càn và Khôn (thoái thân vào Thân, Hợi trong hậu thiên) là tổ tông nên ngũ hành của chúng không thay đổi, Đoài Chấn Khảm Ly ở vị trí tứ chính Tý Ngọ Mão Dậu là nơi kim mộc thủy hỏa chính vị/đất tứ vượng, có công năng tuyên bố thời lệnh của bốn mùa nơi khí hóa hành ở đó nên không thể biến đổi. Còn lại: Cấn, Tốn dùng biến:

  • Cấn thổ thay đổi ngôi vị ở giới hạn Khảm Chấn phương Đông Bắc, đặt chân ở chỗ khoảng Sửu suy, Dần bệnh (vì hành thổ trường sinh ở Thân, tới Sửu là suy, tới Dần là bệnh) nên thổ khí suy yếu. Vì vậy Cấn mang hành mộc.
  • Tốn mộc thay đổi vào vị trí của Chấn Ly trong giới hạn Đông nam, đặt chân ở chỗ Thìn suy, Tị bệnh (vì mộc trường sinh ở Hợi, suy ở Thìn, bệnh ở Tị), vì vậy hành mộc suy yếu mà mang hành thủy của Thìn mộ.

Tị vốn thuộc hỏa nên theo mộc mà sinh, nhân từ chấn, thay chấn mà đứng nên mang hành mộc. Hợi vốn thuộc thủy, theo kim mà sinh, tạm ở ngôi vị kim, vì vậy Hợi thuộc hành kim. 
Thân vốn thuộc kim, thủy có thể sinh Thân, kim trợ thế cho thủy, vì vậy Thân thuộc thủy. Dần vốn thuộc mộc, theo thủy mà sinh, tạm ở ngôi vị thủy, vì vậy Dần thuộc thủy.
Thìn Tuất Sửu Mùi vốn thuộc thổ (thổ thủy dung nhau), nhưng Sửu Mùi âm tĩnh vì vậy thuộc thổ, còn Thìn Tuất dương động, vì vậy thuộc thủy.


ỨNG DỤNG
Hồng phạm ngũ hành được ứng dụng trong pháp quyết “Mộ long biến vận” của thuật trạch cát. Pháp thức này rất quan trọng cho việc xem ngày, đoán giờ để né tránh được sự xung khắc của năm tháng ngày giờ đối với mộ long của căn nhà hay ngôi mộ trong năm muốn xây dựng. Nó còn gọi là “Niên khắc sơn gia“.

10. NẠP ÂM NGŨ HÀNH

Nạp âm ngũ hành còn được gọi là “nạp âm cách bát tương sinh”, tức là cứ cách nhau tám vị thì hợp nhau. Nạp âm ngũ hành được sử dụng rất rộng rãi:

  • Trong ngũ quyết phong thủy đều xử dụng nó để biết đích xác long chân, giả, quý, tiện, cát, hung. Huyệt dựa vào long nên giáp tiếp sử dụng sa, thủy, hướng có phân sơn, phân kim. Rõ ràng đều sử dụng nạp âm ngũ hành để đoán định.
  • Trong thuật trạch cát phong thủy, theo nguyên tắc phải dùng hành của chính thể: nếu chính thể dùng nạp âm thì phải sử dụng nạp âm mà đoán định, nếu chính thể dùng chính ngũ hành thì dùng chính ngũ hành mà đoán định. Ví dụ: trong pháp “mộ long hoán tuế” chỉ sử dụng nạp âm ngũ hành cho mộ vận của sơn, nên phải dụng nạp âm ngũ hành của tứ trụ mà tránh khắc tìm sinh. Còn dùng tứ trụ thành khóa “cổ khóa nhất khí” để bổ cho ngôi nhà tọa Giáp hướng Canh chẳng hạn, ta dùng năm Dần tháng Dần ngày Dần giờ Dần để khới công căn nhà – đây là dùng chính ngũ hành.
  • Cung mạng bát quái của năm sinh ra một người, ví dụ nam giới sinh năm 1975 thuộc cung Đoài.
  • Mạng của 1 người: chính là dùng nạp âm ngũ hành của năm sinh của một người.


Người ta dùng ngũ hành nạp âm của mạng (năm sinh) của một người để đoán định hung cát trong quan hệ, trong hôn nhân. Ví dụ như:

Posted Image

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *