CÁCH CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT MỘ VÀ HƯỚNG MỘ

CÁCH
CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT MỘ VÀ HƯỚNG MỘ

Lập hướng
mộ
 cũng giống như lập hướng nhà, cũng cần phải tránh các phương vị
Hoàng Tuyền, và tuyến Không Vong. Bởi nếu lập mộ vào các tuyến này sẽ tổn đinh
phá tài và khiến cho con cháu suy bại, khi động thổ cũng cần phải tránh phạm Bát
sát Hoàng tuyền, tam sát phương, Mậu Kỷ đại sát, và trùng tang, tuy nhiên
khi cải
táng
(bốc mộ) thì không còn coi nặng vấn đề trùng
tang
 nữa mà có thể bỏ qua và cần lập theo hướng tốt như lập hướng thu
cát thủy trước mặt, vì Dương trạch trọng hướng Cửa, Âm trạch trọng hướng Thuỷ.
Nhưng hiện nay ở một số nơi chôn cất người chết theo hình thức hung
táng 
(chôn cất một lần duy nhất mà không bốc mộ) thì
phải để ý đến vấn đề trùng
tang
Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến vấn đề cách chọn vị
trí đặt mộ và hướng mộ, vấn đề trùng
tang
 sẽ được chia sẻ trong một bài viết:  Tìm hiểu
về trùng tang
Cách chọn vị trí đặt mộ và hướng mộ, mộ đá đẹp

Cách
chọn vị trí và hướng mộ đẹp
Hướng
mộ cũng cần phải lấy hướng có Khí thuần khiết, không pha tạp khí xấu. Nghĩa là,
nếu tọa hướng của mộ mà bị kiêm hướng ( lệch nhiều ) thì phải kiêm cho đúng pháp
độ và nếu có thể kết hợp, thì lập theo hướng có Du niên tốt theo tuổi người
chết, theo cách phối hợp Mệnh cung với trạch vận của Phong thủy Bát trạch. Đặc
biệt là, nếu thầy địa lý dùng phân kim thì phải tránh xung sát với mệnh vong (
người chết ).

Chọn
vị trí đặt mộ khi cải táng:

Việc
chọn vị
trí để đặt mộ
 nếu chọn theo cách của Phong
thủy
 thời xưa như là phải có Long, Hổ, Sa, Thuỷ, thì sẽ mất rất nhiều
thời gian và rất tốn kém tiền bạc cho gia chủ, để tìm vì đất đai bây giờ chật
hẹp lại thuộc sự quản lý của chính quyền nên không thể tùy tiện đặt mộ như thời
xưa được vì vậy việc đặt mộ hiện nay phần lớn là dựa vàohướng
mộ
, còn vị
trí đặt mộ
 thì một số thầy Địa lý ngày nay cho rằng, vị trí tốt để đặt
mộ chỉ cần đạt được trong những điều sau đây:

Nhập thủ đầy đặn: Nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu
con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn đặt mộ, gia chủ và con cháu sẽ
phú quý. Chú ý về sắc đất: Sau khi đào huyệt mộ thấy đất ở dưới mịn, có màu ngũ
sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, hồng có vân đất này gọi là “Thái cực biên huân”
rất tốt.

Những huyệt mộ ở đồng bằng
thì nên có ít nước ở dưới huyệt, hoặc kỵ chôn đè lên huyệt cũ của người khác. Ở
các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện
tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm trước mộ
đè lên mộ, hoặc các
góc nhọn của mộ khác chọc vào trước mộ, hoặc đâm xuyên vào cạnh mộ.

Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là
đắc cách (tốt).Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước
thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước
huyệt mộ.

Quan sát cẩn thận đường đi xung quanh mộ. Nếu mộ có đường đi đâm thẳng vào giữa
,phía trước hoặc phía sau mộ, hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại
không thể dùng. Tốt nhất chọn huyệt mộ nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại
quanh khu vực mộ.

Nếu an táng ở địa hình bằng phẳng thì nên chọn nơi nhô cao, không nên chọn nơi
trũng thấp, vì chỗ nhô cao mới hấp thu được sinh Khí, khi an táng, chôn sâu mà
không đụng mạch nước ngầm là tốt.

Dấu
hiệu nhận biết huyệt hung

– Huyệt bần: Huyệt mộ không có đồi,
dòng nước bao bọc. Trong trường hợp này, dòng nước sẽ chảy thẳng vào huyệt
mộ.

– Huyệt hèn: Cũng giống như huyệt bần, huyệt này cũng không có gò
đồi, dòng nước che chắn, bao bọc. Dòng nước quay lưng chảy qua huyệt mộ.

Khi đã chọ được vị trí đặt mộ và
hướng mộ rồi thì cần chọn giờ, ngày, tháng, năm hạ huyệt.
Sách Tuyết Tâm Phú nói: “Tuy là huyệt cát vẫn kỵ táng hung”. Sách Táng kinh nói:
“Huyệt cát táng hung như là vứt thây”. Vì vậy chọn giờ hạ huyệt vô cùng quan
trọng. Bất kể huyệt mộ đặt như thế
nào chỉ cần chọn ngày Hoàng đạo thì gặp hung hóa cát. Các ngày có sao: Thái Tuế,
Tuế Phá, Kiếp Sát, Diệt Sát, Tuế Sát, Ngũ Hoàng, Nguyệt Kiến, Nguyệt Phá, Nguyệt
Yếm, Tứ Tuyệt, Tứ Ly thì tuyệt đối không được động thổ, an táng.

– Căn
cứ vào phép sinh khắc ngũ hành để đặt hướng mộ, cần chọn giờ, tháng, năm phù
hợp.

– Tọa Đông (thuộc Mộc): mộ nhìn hướng Tây thì đại kỵ động thổ, hạ
huyệt giờ, ngày, tháng, năm Tỵ, Dậu, Sửu (tam hợp Kim cục).

– Tọa Tây
(thuộc Kim): mộ nhìn hướng Đông thì đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng,
năm Hợi, Mão, Mùi (tam hợp Mộc cục).

– Tọa Nam (thuộc Hỏa): mộ nhìn
hướng Bắc thì đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Thân, Tý, Thìn
(tam hợp Thủy cục).

– Tọa Bắc (thuộc Thủy): mộ nhìn hướng Nam thì đại kỵ
động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Dần, Ngọ, Tuất (tam hợp Hỏa
cục)

Con
người là do tinh cha huyết mẹ kết lại mà thành, cho nên bàn thân mình là tinh
hoa của hai khí Âm Dương. Mỗi người khi sống là hai khí Âm Dương hoạt động nơi
toàn thân, khi mất rồi thịt da tiêu hết, nhưng hai khí Âm Dương không hề mất.
Khí tụ nơi xương, xương người quá vãng không mất, cho nên khí của họ vẫn hoạt
động. Khi hạ táng, cần nhất tìm nơi Âm trạch có sinh Khí, làm cho Sinh Khí kết
hợp với hai khí Âm Dương tồn lưu trong cốt, bảo hộ cho thân nhân đang sống, nên
người xưa mới nói “táng tiên ấm hậu” là vậy.
Về
cách chọn vị trí đặt mộ và hướng  mộ chắc hẳn quý vị đã nghê đến tích của Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được lưu truyền ở Vĩnh Bảo và càng khẳng định thêm về
những khả năng tiên đoán về tương lai của Trạng Trình. Đó là sau ngày Trạng mất
khoảng nửa thế kỷ, một thầy địa lý có tiếng của Trung Quốc vì kính nể tiếng tăm
đã lặn lội sang thăm và viếng mộ. Thầy Tàu ngạc nhiên khi nhìn thấy rõ ràng ngôi
mộ được đặt vào huyệt đất rất tốt, nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt
ngược, ông ta cho rằng Trạng Trình là “thánh nhân mắt mù”, người hữu danh vô
thực.
Nghe
thấy thế, ông trưởng tộc vội vàng ra mời thầy về rồi khẩn khoản nhờ thầy địa lý
đặt lại mộ cho, vì trước khi mất Trạng đã dặn dò con cháu mai sau sẽ xảy ra sự
việc này. Nghe thế, thầy Tàu bảo chỉ cần đào huyệt mộ lên rồi xoay lại là được.
Nhưng đào được một lúc thì mọi người phát hiện có 1 tấm bia được chôn cùng, khắc
bài thơ: “Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu/ Ngũ thập niên hậu mạch quy túc/ Hậu
sinh nhĩ bối ná năng tri?/ Hà vị thánh-nhân vô nhĩ mục?”. Nghĩa là:”Ngày nay
mạch lộn xuống chân/ Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu/ Biết gì những kẻ
sinh sau?/ Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?”.
Đến
lượt ông thầy Tàu cùng mọi người mới ngã ngửa. Rõ ràng, Trạng đã biết trước mọi
việc và dặn dò con cháu chôn theo tấm bia đã được bọc kỹ, không ai hiểu bia ghi
điều gì. Và 50 năm sau nếu có ai đến thăm mộ mà nói: “Thánh nhân mắt mù” thì
phải mời họ về nhà rồi nhờ họ đổi lại hướng của ngôi mộ.
Thầy
Tàu quá kinh hãi, răm rắp làm theo mọi việc Trạng đã chỉ bảo, và tự xấu hổ nhận
mình chỉ đáng là học trò bậc thánh nhân này.

Hi
vọng bài viết có thể giúp quý vị hiểu một phần về của vị trí đặt mộ và hướng mộ.
Ở bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ về vấn đề trùng
tang
, nếu quý vị quan tâm hãy vào đọc và cùng thảo luận
nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *