Xem Tay biết bệnh

Xem Tay biết bệnh

Cập

Xem tướng tay là một nghề cổ xưa, từ cổ đến kim, từ trong nước đến ngoài nước đều có. Xem tướng bàn tay cho đến ngày nay, lại có sự phát triển mới. Ở phương Tây đã có xem tướng tay bằng điện não

                                     XEM BỆNH QUA TƯỚNG  TAY
          Xem tướng tay là một nghề cổ xưa, từ cổ đến kim, từ trong nước đến ngoài nước đều có. Xem tướng bàn tay cho đến ngày nay, lại có sự phát triển mới. Ở phương Tây đã có xem tướng tay bằng điện não. Tuy nhiên, chúng ta không tin xem tướng tay lại dự đoán được vận mệnh của con người, đó là điều mê tín. Chúng ta thấy ông thầy bói xem tướng bàn tay để đoán số mệnh cho người ta nhưng lại không thể xem đúng được tướng tay của mình và dự đoán được số mệnh của mình, điều đó há chẳng phải là rất có ý nghĩa châm biếm đó hay sao ? Nhưng tướng tay tuy không thể đoán biết được số mệnh con ngơừi, nhưng lại có thể quan sát nó mà biết được bệnh tật của con người, đó là điều mà khoa học đã và đang thừa nhận.
Trung y cho rằng, 12 kinh mạch của con người, đại bộ phận hội tụ, ở đầu ngón tay cho nên hễ bị bệnh thì tín hiệu báo bệnh tật thông qua phản ứng của thần kinh, huyết quản và kinh mạch đến với các vân tay. Khoa học hiện đại cho rằng, bản thân cơ thể con người là một thể sinh vật hoàn chỉnh, mỗi một tế bào cấu tạo thành một thể sinh vật đó. Hoặc trong sự sắp xếp chủ thể của mỗi một gien di truyền, đều có mang theo đặc trưng có tính hiện rõ toàn bộ của sinh mệnh con người, nó chứa đựng toàn bộ thông tin của cả một vật tượng (vật ảnh) như mắt, tai, lưỡi. Cho nên nói, vô luận là từ góc độ Trung y học truyền thống, hay là từ góc độ thông tin luận hiện đại, đều có thể chứng thực tay của con người có thể phản ánh tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Nghĩa là, xem bàn tay có thể biết được bệnh của con người.
Mấy năm gần đây, xem bàn tay chẩn đoán bệnh được phát triển rất nhanh, cả trong và ngoài nước đã xuất hiện một loạt chuyên gia xem vân ngón tay, xem vân bàn tay, xem móng ngón tay để chẩn đoán bệnh. Thành tích của họ cũng được xã hội thừa nhận. Hiện nay đã biết rất nhiều bệnh tật có thể phát hiện qua sự thay đổi từ các mặt về màu sắc, vân tay, hình dạng và móng, ngón tay … Cách xem như sau:
1- Xem hình dạng, màu sắc của bàn tay:
Người bình thường thì ngón tay đẫy đà hồng nhuận, chuyển động linh hoạt, co vào duỗi ra như ý, năm ngón tay phối hợp nhịp nhàng. Bàn tay có màu hồng nhạt hoặc màu phấn hồng, sáng nhuận trơn bóng, khí sắc đều đặn. Hễ ngón tay biến dạng hoặc vụng về, mầu sắc bàn tay biến sang sẫm hoặc nhạt, thậm chí thấy có mầu sắc thì tình trạng sức khoẻ tất phải có sự khác thường.
1- Ngón tay, bàn tay biến dạng
Đốt ngón tay cái tương đối ngắn và quá cứng rắn, không dễ uốn cong, hiện tượng này thường thấy ở người có bệnh đau đầu do cao huyết áp, bệnh đau tim và bệnh trúng phong.
Đầu ngón tay trỏ bị cong lệch, khe đốt ngón tay rộng và đường nếp vân phân tán lộn xộn, hiện tượng này thường thấy ở những người do ảnh hưởng của bệnh gan mật mà dẫn tới công năng của tỳ vị thất thường.
Đầu ngón tay giữa bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe trường hợp như vậy chứng tỏ công năng của tim và ruột non tương đối yếu.
Đầu ngón tay vô danh (ngón đeo nhẫn) bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe, trường hợp như vậy thường thấy ở những người bị bệnh ở hệ thống tiết niệu và bị suy nhược thần kinh.
Ngón tay út bị cong về một bên và da bàn tay bị khô, trường hợp này thường thấy ở người có công năng tiêu hoá không tốt.
Ngón tay cái và ngón tay trỏ không nhanh chóng tiếp xúc trở lại (người bình thường, tốc độ tiếp xúc của hai ngón tay này khá nhanh), chứng tỏ khả năng vận động của tiểu não mất điều hoà.
Thực chỉ khâu (khâu ngón trỏ) (ghi chú) cao hơn khâu (đồi) các ngón khác, trường hợp này thường thể hiện khả năng bị chứng xuất huyết não.
Ghi chú: Trên bàn tay, các chỗ lồi lên của các chân ngón tay gọi là khâu (đồi), như mẫu chỉ khâu (đồi ngón tay cái), thực chỉ khâu (đồi ngón tay trỏ), trung chỉ khâu (đồi ngón tay giữa) …
(Hình vẽ)
Ngón tay có hình dùi trống (tức đầu ngón tay to hơn đốt ngón, giống như cái dùi đánh trống), thể hiện có khả năng bệnh tim bẩm sinh hoặc bị bệnh phổi nghiêm trọng, như phổi bị loét có mủ, bị lao phổi, bị ung thư phổi, bị bệnh về tim phổi … Đó là do thiếu ôxy mạn tính lâu ngày, các tổ chức liên kết đầu cuối ngón tay, ngón chân tăng sinh gây nên.
Bàn tay rũ xuống rã rời hoặc các khớp ngón tay co quắp như chân chim, gọi là “tay hình vuốt”, trường hợp này là bệnh teo cơ đang tiến triển ở tay do thần kinh cổ tay của cánh tay trước bị tổn thương gây nên.
Các khớp ngón tay sưng to, da bị teo, các cơ bị teo, hiện tượng này thường thấy ở bệnh tạo keo (giao nguyên tính).
Các khớp ngón tay sưng tấy, hai đầu nhỏ, giữa to giống như cái thoi dệt vải và bị cong tê cứng không thể duỗi thẳng ra được, đau đớn, khi cử độnglại đau nặng hơn, hiện tượng này thường thấy ở người bị viêm khớp do phong thấp.
Gấp xương ở xương ngón tay, say khi khép kín lại thì ngón tay hoàn toàn không thể uốn cong được, nếu biến chứng bệnh lý ở ngón tay cái thì không thể tiếp xúc với bốn ngón tay khác, gọi là bệnh khép kín xương ngón tay, đây là một loại bệnh về xương có tính di truyền hiếm thấy.
Nhắm mắt đứng thẳng, hai tay dang ngang, ngón tay xoè ra, nếu thấy ngón tay hơi bị run, đó là biểu hiện của chứng cơ năng của tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường (cường đại).
Các tế bào của tổ cức dưới da ngón tay bị mất nước, da mặt bàn tay đầu ngón tay bị dăn deo, bị khô lép, giống như tay bị ngâm lâu trong nước (người ta vẫn gọi là “tay phụ nữ giặt quần áo”), hiện tượng này thường thấy ở bệnh đường ruột, dạ dày cấp tính, các chứng ỉa chảy, nôn mửa nhiều lần và đau bụng kịch liệt …
Cơ bàn tay bị teo nghiêm trọng, mất đi hình dạng vốn có của nó, đặc biệt là cơ đại ngư tế (vùng cá to) và cơ tiểu ngư tế (vùng cá nhỏ) bị teo rõ rệt, làm cho bàn tay trở nên bằng phẳng, giống như bàn tay của con vượn (bị người ta gọi là “bàn tay vượn”), hiện tượng này thường thấy ở những người thần kinh tay bị tổn thương và bị viêm.
Bàn tay bị phù, các ngón tay bị tê liệt, thể hiện khả năng bị bệnh đau tim.
Cả bàn tay trở nên rộng và dày lên, ngón tay thô và gắn, đồng thời xương gò má, xương hàm dưới, xương hàm trước … đều nhô lên, hiện tượng này thường thấy ở những người lớn bị khối u ở tuyến yên của não.
Da ở bàn tay mọc mụn nước, da bị lột tuột, ngứa, phần nhiều là tay bị nấm, tức tay bị bệnh nấm tay, người ta vẫn thường gọi là bệnh tổ đỉa ở bàn tay.
Trên bàn tay, trên ngón tay có gân xanh (dãn tĩnh mạch) lộ ra, hiện tượng này phần nhiều là biểu hiện trong ruột bị ngừng trệ phân, bí đại tiện.
Da mu bàn tay bị khô dăn deo, các khớp ngón tay bị cứng, không linh hoạt, nếu động vào cái gì, là tay có cảm giác như bị băng lạnh. Một năm bốn mùa đều như thế, đó là bị mắc chứng lạnh giá chân tay, thường thấy ở người già cơ thể suy nhược. Nếu chân tay lạnh giá từng cơn, khi phát ra kèm theo cả các chứng như đau bụng khó chịu, sắc mặt tái xanh, thân vã mồ hôi … qua những cơn đau đó rồi, vẫn thấy như người bình thường, hiện tượng này thường thấy ở chứng giun đũa.
2- Màu sắc ngón tay, bàn tay bị thay đổi:
Ngón trỏ trắng bợt và nhỏ yếu, chứng tỏ công năng của gan mật hơi kém, những người bị như vậy dễ mỏi mệt, tinh thần thường suy sụp, không phấn chấn được.
Ngón giữa trắng bợt, nhỏ bé và bải hoải rã rời, chứng tỏ công năng của tâm huyết không đủ hoặc bị thiếu máu.
Ngón vô danh trắng bợt và nhỏ bé, chứng tỏ công năng của thận và công năng của hệ thống sinh dục tương đối kém.
Ngón út trắng bợt, nhỏ bé, hiện tượng này, thường thấy ở chứng bệnh tiêu hoá hấp thụ kém hoặc bị những bệnh như đại tiện không thông thoát, bị tiêu chảy …
Đầu ngón tay hai bàn tay trắng bợt, lạnh giá, chứng tỏ có thể bị bệnh ở dạ dày và ruột mạn tính và có khuynh hướng ung thư dạ dày.
Mầu da tay trở nên sẫm lại thường thấy ở người có chứng thiếu máu, xuất huyết ngầm … bàn tay có mầu trắng bệch, chứng tỏ phổi bị bệnh hoặc trong người có bộ phận nào đó bị viêm.
Bàn tay có màu xanh lam, thường thấy ở người có chứng bệnh công năng đường ruột bị trở ngại.
Bàn tay có màu xanh biếc, thường thấy ở người tuần hoàn máu bị trở ngại.
Bàn tay có màu xanh lục, chứng tỏ bị thiếu máu hoặc bị bệnh ở tỳ vị.
Bàn tay có màu vàng, thường thấy ở người có chứng bệnh mạn tính.
Bàn tay có màu vàng óng, thường thấy ở người có bệnh gan. Da bàn tay trở nên dày, cứng, nhẵn bóng, khô khốc, có mầu vàng nhạt, đó gọi là “bệnh hoá sừng bàn tay”, thường là do di truyền thể hiện rõ ở nhiễm sắc thể, trường hợp này phần lớn phát bệnh ở thời kỳ trẻ em một tuổi, thường có tiền sử gia đình bị mắc chứng bệnh này.
Bàn tay có mầu vàng đất, không bóng, chứng tỏ khả năng bị ung thư.
Bàn tay xuất hiện huyết quản mao dẫn có dạng lưới màu hồng, hiện tượng này thường thấy ở chứng thiếu vitamin C.
Toàn bộ bàn tay có đốm ban màu đỏ xạm hoặc màu tím, thường thấy ở người bị bệnh gan.
Bề mặt bàn tay, nhất là chỗ đại ngư tế (vùng cá lớn) và tiểu ngư (cá nhỏ) và ở đầu ngón tay, da bị sung huyết phát đỏ ra, thường thấy ở người bị xơ cứng gan và ung thư gan. Bàn tay sau khi có màu đỏ, lại dần dần biến sang màu tím sẫm, thường thấy ở người bị đau tim và dự báo bệnh tình đang nặng dần lên.
Người có màu sắc bàn tay quá đỏ, chứng tỏ có khuynh hướng bị trúng phong. Người bị cao huyết áp nếu cả bàn tay có màu đỏ như nước chè, chứng tỏ có thể là điềm báo trước não bị chảy máu.
Da bàn tay non mềm nhuận đỏ như vải vóc, chứng tỏ người đó dễ bị bệnh phong thấp nhiệt hoặc bệnh thống phong.
Tổ chức dưới da bàn tay bị ứ huyết phát ra màu đen pha màu hồng, có màu tím ngắt, thường thấy ở người bị ngất xỉu do bị cảm nhiễm nghiêm trọng…
Trên mặt bàn tay có lấm chấm bàng bạc giống như một số tàn thuốc, thường là tín hiệu của người hút nhiều thuốc lá bị mắc bệnh tim.
Bàn tay có màu đen, thường thấy ở bệnh thận. Giữa bàn tay có màu nâu đen, thường thấy ở người có bệnh dạ dày và ruột.
Từ cổ tay đến chỗ tiểu ngư (vùng cá nhỏ) có màu đen hoặc màu tím sẫm, thường là tín hiệu bị bệnh ở thắt lưng do phong thấp. Khi đó, phía trong mắt cá chân cũng có thể có loại màu như thế.
2- Quan sát vân tay:
Vân tay học là một môn khoa học cổ xưa, theo tài liệu ghi chép, việc ứng dụng vân tay có liên quan ở nước ta đã có hơn 2.000 năm lịch sử, luôn luôn được công nhận là một nước nhận thức và ứng dụng vân tay sớm nhất trên thế giới. Như trong “Đạo huyệt thiên” các văn vật đào được ở Tây An của Tần Giản có ghi chép hiện trường của vụ án điều tra hồ sơ ăn cắp ở “Thủ tích lục xứ”. Cho đến nay còn giữ một cái ấn làm bằng đất tượng trưng cho quyền lực của Tiểu chư hầu thời cổ đại của nước ta ở viện bảo tàng Bác cổ Phillu ở Chicago Mỹ có tồn tại vết in vân ngón tay cái, từng đường nét vân in có thể phân biệt được rất rõ ràng. Song, xưa kia vân tay chủ yếu  là dùng cho cơ quan tư pháp phá án và cho các nhà tướng số “đoán mệnh”, còn bây giờ theo sự phát triển của sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của y học, vân tay đã được dùng rộng rãi để quan sát và chẩn đoán bệnh.
Vân tay thay đổi, trên mức độn nào đó đã phản ánh mức độ sức khoẻ của con người, nhất là một số bệnh có tính di truyền nào đo, có đặc trưng vân tay rất rõ ràng, điểm này đã được các nhà chuyên gia y học và các nhà di truyền học trình bày, phân tích và chứng minh. Muốn biết biểu hiện khác thường của vân tay, cần trước hết phải biết được sự sắp xếp phân bố vân tay bình thường. Vân tay có thể chia ra vân ngón tay và vân bàn tay, dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu các đặc điểm của nó.
1- Vân ngón tay. Vân ngón tay thường có thể phân ra ba loại là: Vân tay vòng  (hình cái dấu), lại gọi là vân tay hình xoán ốc, vân tay hình vòng là loại hình tròn đồng tâm hoặc loại xoáy ốc, bên dưới, bên trái và bên phải của vân tay này, mỗi cái đều có một cái chạc ba. Vân tay hình cái ky hót rác giống như cái ky sọt, miệng mở ra một phía: hai cái vân tay hình ky này đan vào nhau, nên gọi là vân tay hình ky kép.
Vân tay hình cung là vân tay có dạng cái cung cao thấp khác nhau và đi ngang qua bụng ngón tay, không có chạc ba. Cái gọi là chạc ba chỉ là kết cấu vân ngón tay hình thành hình chữ Y lộn ngược bởi các đường xương sống đến từ ba chiều.
2- Vân bàn tay. Vân bàn tay của người ta có rất nhiều. Ở đây chỉ giới thiệu tóm tắt nội dung những vân tay có quan hệ tương đối gắn bó với sức khoẻ.
a- Vân bàn tay gấp: Vân gấp trên bàn tay của người ta thông thường có ba đường: Vân cong ngang xa tâm (còn gọi là vân cong ngang bên phải ở xa), vân cong ngang gần tâm (còn gọi là vân cong ngang bên ở gần), vân cong ngang ngư tế (vùng cá) (lại gọi là đường cong ngư tế, đường cong sinh mệnh). Thường người ta cho rằng trong trường hợp bình thường, vân cong ngang ngư tế (vùng cá), vân cong ngang gần tâm và vân cong ngang xa tâm đều được khắc sâu bởi các đường vân rõ ràng, đầu cuối liền một dải, không bi gián đoạn, là tốt. Nếu lại phân tích tỉ mỉ thì thấy vân cong ngang ở ngư tế vừa to lại sâu và dài, có mầu phần phớt hồng, hơn nữa lại không nhiều và rỗi ren lẫn lộn, đầu đường vân dần dần biến dạng nhỏ đi và mất hẳn, như vậy thì thường biểu thị người khoẻ mạnh, tinh lực đầy đủ, không dễ mắc bệnh. Vân cong ngang gần tâm to, sâu và dài, luôn luôn rõ nét, mầu sắc hồng hào, mịn màng, hơi xệ xuống, và cong thành hình vòng cung rất đẹp, đầu cuối gần lòng bàn tay, có thể chia ra hai nhánh, như vậy thể hiện rõ cơ thể khoẻ mạnh, sức sống dồi dào.
Vân cong ngang xa tâm,sâu và dài rõ rệt, mầu sắc hồng hào, mịn màng, đường nhánh hướng xuống dưới ít, hướng nhánh hướng lên hoặc đường phụ nhiều, như vậy thì chứng tỏ công năng tim của người đó khoẻ mạnh.
Ngoài ba đường vân bàn tay nói trên, còn có một đường vân chỉ sức khoẻ, cũng rất quan trọng đối với việc dự đoán bệnh tật. Nó đi từ vân cong ngang ngư tế (vùng cá) (nhưng lấy không tiếp xúc với vân cong ngang ngư tế làm chuẩn), đi chếch lên hướng ngón tay út, kéo dài đến vân cong ngang xa tâm. Hình dạng của nó không giống các vân cong ngư tế (vùng cá), vân cong ngang xa tâm và vân cong ngang gần tâm. Đường vân càng dài, càng sâu, thì tình trạng sức khoẻ thường càng kém, bởi vì đường vân sức khoẻ, thực ra là sử duụng trái với tên của nó, tác dụng của nó là muốn người ta chú trọng đến cơ thể đang hoặc sắp xảy ra bệnh tật. Nói chung, người có cơ thể khoẻ mạnh rất ít có đường vân sức khoẻ. Đường này, đại đa số thấy ở những người lao động trí óc hoặc những người cơ thể yếu, còn những người lao động chân tay hoặc những người có cơ thể cường tráng thì rất ít có loại đường vân tay này. Vì thế, không có đường vân tay sức khoẻ là tốt, nếu có cũng phải là đường nhỏ, liên tục không gián đoạn, và tốt hơn là không tiếp xúc với đường vân cong ngang ngư tế (vùng cá).
b- Góc a t d: Trên bàn tay, ngoài ngón cái ra, phần gốc đốt ngón tay của bốn ngón khác (sau khi lao động, sinh ra phần chai cứng), từng đường vân một đều có một chạc ba hình chữ “Y”, theo thứ tự gọi là chạc ba ngón tay a, c, b, d còn một bên gần sát cổ tay có một chạc ba hình chữ “Y” lộn ngược rất rõ nét, gọi là “t”. Nếu nối liền ba đường chạc a-t-d với nhau thì vị trí của phần t có thể tạo thành một góc kẹp, dùng thước đo góc có thể đo được trị số của góc này, và được tính bằng số độ của hai tay, góc a-t-d của người bình thường nói chung nhỏ hơn 400. Những người có góc kẹp lớn quá 400 thì coi là khác thường. Ở đây điều quyết định số độ to hay nhỏ là t, vị trí chạc ba hình chữ “Y” đảo ngược vượt lên thì độ góc càng lớn, nó là một chỉ tiêu sức khoẻ quan trọng. Đại đa số bệnh nhân nhiễm sắc thể đều có chạc ba hình chữ “Y” đảo ngược có vị trí cao.
Trên đây đã giới thiệu một số đặc điểm của vân ngón tay và vân bàn tay. Sau khi bạn hiểu được vấn đề này thì có thể giám định phân  biệt đợc các loại vân tay hình dạng khác nhau. Biểu hiện nổi bật của vân tay có hình dạng khác nhau, đầu tiên là ở bệnh nhiễm sắc thể. Như: Vân hình vòng trong vân ngón tay tăng nhiều, có thể tới từ 8 đến 10 cái, đồng thời có vóc người thấp bé, bị bế kinh nguyên phát, bộ máy sinh dục không phát dục (hình thể hiện ở trẻ con), sau khi trưởng thành không thể sinh đẻ dược, thường thấy ở chứng bệnh tổng hợp về chức năng buồng trứng nguyên phát không tốt, bệnh này là do thiếu đường nhiễm sắc thể X gây nên. Vân hình tròn tăng nhiều có thể đạt tới từ 8 đến 10 cái tạo thành góc a-t-d từ 600 đến 700, một bên tay hoặc cả hai bên tay đều là tay thông xuyên (vân tay ở lòng bàn tay thường chỉ có một đường), tiếng khóc tựa như mèo kêu, đồng thời có kèm theo ngón cái bị cong về phía mu bàn tay, mặt tròn, khoảng cách giữa hai con mắt rộng, mắt chếch xuống phía dưới, da khoé mắt bên trong bị thừa, cằm nhỏ … có kèm theo bệnh tim bẩm sinh, trường hợp này thường thấy ở chứng bệnh tổng hợp “mèo kêu”, bệnh này là do thiếu nhiễm sắc thể số năm do cánh tay ngắn gây nên.
Vân ngón tay thể hiện là các ky sâu chuỗi tăng nhiều, ngón thứ tư, thứ năm có thể có một nửa số là hình ky cong, hình “Y” đảo ngược, t di chuyển vào lòng bàn tay, tạo thành góc a-t-d trên dưới 60-700, vân bàn tay thường là hình thông xuyên tâm. Ngoài vân bàn tay ra, những sự thay đổi tính đặc trưng khác còn có khía ở mắt nhỏ, khoảng giữa hai mắt rộng, khía ở mắt xếch lên trên, sống mũi tẹt, miệng thường hé mở một nửa, lưỡi thường thè lè ra ngoài miệng, trí lực giảm, phát dục chậm, ngồi, đứng, đi nói, đều rất chậm chạp … Hiện tượng này thường thấy ở những người dạng ngu bẩm sinh. Bệnh này là do cơ thể có thêm một nhiễm sắc thể số 21 gây nên. Nó là bệnh thường thấy nhất do số nhiễm sắc thể khác thường gây nên, trung bình trong số từ 600 đến 800 người thì có mọt người bị bệnh này.
Hiện nay đã chứng thực, tất cả những người bị biến dị nhiễm sắc thể đều có vân tay khác thường. Nhiễm sắc thể được coi là thể tải vật chất di truyền, ở người bình thường đều có 96 đường, chúng còn phối hợp thành 23 đôi, trong đó có 22 đôi là nhiễm sắc thể không đổi, có hình thái và độ to nhỏ giống nhau, còn một đôi là nhiễm sắc thể giới tính có quan hệ tới giới tính. Mấy loại bệnh giới thiệu trên đây đều là vì nhiễm sắc thể khác thường (hoặc nhiều, hoặc ít hoặc tàn khuyết) gây nên. Ngoài ra, rất nhiều bệnh về nhiễm sắc thể đều có sự thay đổi về vân tay mang tính đặc trưng, tuy hình thức mỗi trường hợp có khác nhau, nhưng sự thay đỏi đó đều có những đặc điểm chung dưới đây:
(1) Thông xuyên tay
(2) Hình Y đảo ngược, t di chuyển vào lòng bàn tay, góc a-t-d lớn hơn 600
(3) Vân hình cung tăng lên nhiều
(4) Vân hình vòng tăng lên nhiều
(5) Ngón vô danh và ngón út đều có vân hình ky hót rác ngược lại
(6) Vân hình ky kép tăng lên nhiều
Các đặc điểm này rất dễ nhận biết, có khác nhau rất lớn so với vân tay bình thường, khi các đặc điểm khác biểu hiện không rõ thì việc xem vân tay lại càng có ý nghĩa thể hiện bệnh tật, vì thế hơi chú ý một tý sẽ có thể kịp thời phát hiện và điều trị được sớm.
Ngoài bệnh nhiễm sắc thể gây ra vân tay khác thường, hiện nay người ta còn phát hiện một số bệnh tật khác, cũng có thể thấy vân tay khác thường như:
Một công trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư của trường Đại học Hawai ở Mỹ phát hiện, những phụ nữ có hình vân tay ở ngón tay trái mở miệng về bên phải tương đối nhiều, thì khả năng bị ung thư vú tương đôi cao.
Vân ngón tay của cả mười ngón đều là vân bình cái ky xúc rác và là tay thông xuyên, trường hợp này thì trong gia tộc của họ thông thường có người bị bệnh di truyền của chứng hậu di như có thể gây ra trí lực suy thoái, phát dục chậm v.v… Người mắc bệnh di truyền này, có lúc còn có thể có một loại đặc trưng vân tay. Trên ngón tay út chỉ có một con đường gấp nhăn, chứ không có hai nếp nhăn giống như người bình thường. Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, bệnh điên, bệnh đái tháo đường, bệnh nấm da trâu, bệnh phong, bệnh thanh manh (bệnh mù mắt xanh) bẩm sinh là những bệnh có tính di truyền, trên bàn tay của họ, cũng có thể có hiện tượng vân tay đại loại như vậy.
Ngoài ra, còn có người phát hiện, thấy vân tay rất rõ ràng, chứng tỏ hai lá van tim có khả năng bị tổn thương, vân tay chủ yếu là loại vân hình vòng, hiện tượng này chứng tỏ sau này có khả năng phát triển thành chứng ngây ngô, đần độn của tuổi già.
Trên đây đã tập trung phân tích về mối quan hệ giữa vân ray, góc a-t-d khác thường với bệnh tật. Dưới đây chúng ta lại xem quan hệ giữa vân bàn tay với bệnh tật.
(1) Vân cong ngang ngư tế vùng cá.
Khởi điểm của vân cong ngang ngư tế (vùng cá), bị một số đường vân dọc cắt đứt, trên vân cong ngang ngư tế (vùng cá) và vân cong ngang gần lòng bàn tay (gần tâm) có rất nhiều mắt, thường thấy ở bệnh lao phôi.
Đầu cuối vân cong ngang ngư tế (vùng cá) có miệng mở tương đối to, thường thấy ở bệnh phong thấp.
Đầu cuối vân cong ngang ngư tế (vùng cá) giống như hình tam giác, có người lòng bàn tay có hình chữ thập thường thấy ở bệnh đau tim.
Vân cong ngang ngư tế (vùng cá) đột nhiên bị cắt ở đầu cuối, giống như lưỡi dao cắt, thường biểu hiện rõ dần theo cùng với sự tăng lên của tuổi tác, dễ mắc bệnh trúng phong (kể cả bệnh não xuất hiện).
Đường vân cong ngang ngư tế (vùng cá) nông và nhạt, vân cong ngang xa tâm và vân cong ngang gần tâm đều có khối nhỏ mầu nâu, dù có dùng tay ấn, màu sắc cũng không thay đổi, hiện tượng này thường thấy ở bệnh xuất huyết não.
Vân cong ngang ngư tế (vùng cá) bị cắt ở giữa đường, bất luận ở trường hợp cắt như thế nào, đều có thể coi là tín hiệu nguy hiểm. Nếu chỉ có một bàn tay bị gián đoạn ở giữa thì trường hợp này tương đối nhẹ, nếu cả hai bàn tay đồng thời bị gián đoạn ở giữa cả thì thường biểu thị cơ thể dễ bị bệnh; Nếu ở chỗ gián đoạn (bị cắt giữa) lại xuất hiện vân hình sao, thì thường là tín hiệu sắp có bệnh đột biến. Theo truyền thuyết ở phương Tây, thì vân công ngang đại ngư tế (vùng cá) ở người cha của vũ balê thuộc loại hình dạng này, nên ông bị chết đột nhiên vào tuổi trung niên, vì thế, nếu có vân bàn tay thì cần kịp thời kiểm tra sức khoẻ để đề phòng bệnh khi chưa xảy ra.
Vân cong ngang ngư tế (vùng cá) trở nên rộng, thường thấy ở bệnh, bệnh lỵ mạn tính hoặc dinh dưỡng kém.
Vân cong ngang ngư tế (vùng cá) không thành vòng cung, lại kéo dài xuống phía dưới bằng đường thẳng hoặc thành hình sóng thì hiện tượng này thường ở bệnh đái tháo đường.
Hình vẽ
 Vân cong ngang ngư tế (vùng cá) giữa đường có hình sóng thì thường chứng tỏ là huyết quản tim bị hư yếu, dễ mắc chứng xơ cứng động mạch hoặc tắc cơ tim.
Toàn bộ đường vân cong ngang ngư tế (vùng cá) có dạng hình dây xích, thường biểu thị thể chất hư nhược, dễ sinh bệnh, người có loại vân tay này thì suốtd dời có thể bị các bệnh mạn tính dày vò. Trong các bệnh mạn tính, thường thấy nhiều là những bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá dạ dày, ruột … Nếu phần đầu trên có dạng hình dây xích thì biểu thị tình trạng không khoẻ mạnh vào thời kỳ tuổi ấu thơ và tuổi thanh niên, nếu đầu dưới có dạng hình dây xích thì tình trạng không khoẻ mạnh vào thời kỳ trung niên và tuổi già.
Khởi đầu của vân cong ngang gần lòng bàn tay kéo dài một mạch đến mép bàn tay, thì gọi là “đường Sydnei” (thành phố Sydnei ở Ôxtrâylia phát hiện tương đối nhiều nên đặt tên như vậy). Ở nước ngoài đã có những báo cáo khoa học nói rằng nó có quan hệ tới bệnh máu trắng. Ngay ở trong nước, cũng có người quan sát thấy trong số những bệnh nhân bị máu trắng và bị các loại ung thư thì người có vân tay đường Sydnei rất nhiều. Vì thế, người có vân tay cong đi ngang qua gần lòng bàn tay là đường Sydnei, cần đặc biệt chú ý trong cuộc sống hàng ngày phải tích cực dự phòng chứng bệnh ung thư. (Phương pháp dự phòng có thể xem “ghi chú” ở cuối phần này).
Hình vẽ
          Vân đường cong ngang gần lòng bàn tay kết thúc ở đầu dưới của ngón tay vô danh và ở chỗ xuất hiện một mắt lớn, có thể thể hiện bị bệnh thần kinh đại não, đầu cuối của các đường vân cong ngang gần lòng bàn tay, đường vân cong ngang ngư tế (vùng cá) và đường vân ngang xa lòng bàn tay có các đường vân cắt đứt, hiện tượng này thường thấy ở những người bị bệnh phổi.
Hình vẽ
          Vân cong ngang gần lòng bàn tay kéo dài xuống dưới theo vùng ngư tế (cá nhỏ), giữa đường bị cắt và sinh ra nhiều đường dọc, đồng thời ở phần chân ngón út sinh ra nhiều đường dọc, trường hợp này thường thấy ở người bị viêm bàng quang.
Vân cong ngang gần lòng bàn tay to hay nhỏ không đều hoặc nhỏ, hoặc bị cắt, hiện tượng này thường thấy ở bệnh xuất huyết não.
Vân cong ngang gần lòng bàn tay lúc ẩn lúc hiện, rất mờ nhạt, hiện tượng này rất có thể là bị bệnh ở thần kinh đại não. Vân cong ngang gần lòng bàn tay cong theo hướng chỗ nhô ra của ngón cái, hiện tượng này có thể là bị bệnh tâm thần.
Vân cong ngang gần lòng bàn tay khi có vân dạng sóng gợn rõ rệt, thường thể hiện là bị bệnh ở hệ thống thần kinh.
Trên vân cong ngang gần tâm có mắt nhỏ thường biểu hiện đại não có bệnh.
Trên vân cong ngang gần tâm xuất hiện chấm đen hoặc vết ố bẩn, trường hợp này có khả năng trong não có khối u.
Hình vẽ
(3) Vân tay cong ngang xa lòng bàn tay (xa tâm):
Khởi đầu của vân tay công ngang xa tâm có hai đường vân sợi, hiện tượng này thường thấy ở người bị bệnh thống phong (đau gió).
Đầu cuối của vân tay cong  ngang xa tâm bị cắt thành hình dạng xương sườn thường thấy ở người bị lao phổi.
Vân cong ngang xa tâm ở vị trí phía dưới ngón tay vô danh (ngón đeo nhẫn), khi bị cắt bởi đoạn thẳng thành hai đoạn ngắn và thô, hiện tượng này thường thấy ở người bị cao huyết áp.
Khi đầu dưới vân cong ngang xa tâm có rất nhiều đường đứt đoạn có hình dạng lông, hiện tượng này thường biểu lộ ra ở người có hệ thống huyết quản não bị bệnh.
Vân tay cong ngang xa tâm bị đứt, nếu phía dưới ngón giữa hoặc ngón vô danh có hiện tượng đứt nứt, hơn nữa lại thấy miệng đứt tương đối rộng thì thường thấy ở những người dễ bị bệnh ở hệ thống tuần hoàn máu hoặc hệ thống hô hấp. Nếu phía dưới ngón út có hiện tượng đứt nứt và miệng đứt nứt tương đối to thì chứng tỏ là dễ bị bệnh tật về gan.
Vân cong ngang xa tâm rất mờ nhạt và là hình gợn sóng cong xoắn, có vân bị cắt đứt, giữa vân cong ngang xa tâm với vân cong ngang gần tâm hoặc vân ở ngư tế (vùng cá) có kẹp vào đường xiên, hiện tượng này thường thấy ở người bị bệnh về tim.
Trên vân cong ngang xa tâm có đường dọc, hiện tượng này biểu thị dễ bị viêm họng và có khuynh hướng ung thư vòm họng.
Vân cong ngang xa tâm dài, biểu hiện dễ bị bệnh ở ruột và dạ dày do thần kinh.
Trên vân cong ngang xa tâm có mắt nhỏ, thường thấy ở người thần kinh suy nhược.
Hình vẽ
          (4) Đường vân sức khoẻ khác thường:
Chúng ta đã trình bày ở phía trước, đường vân sức khoẻ tốt nhất là không nên có. Đương nhiên, có đường vân sức khoẻ cũng không có nghĩa là phát sinh bệnh tật. Có khi tình trạng cơ thể có lúc tương đối kém, đường vân sức khoẻ luôn luôn sâu thêm, đợi đến khi sức khoẻ được khôi phục, lại trở nên nông và mờ nhạt. Nhưng những đường vân sức khoẻ ngắn và biến sắc thì thường thường là tín hiệu báo động có bệnh nặng, cho nên không nên coi thường đường vân sức khoẻ ngắn. Như:
Ở chính giữa bàn tay có đường vân sức khoẻ ngắn, có thể thấy ở bệnh tim, nếu mầu sắc của nó và vùng phụ cận có màu sắc tối (màu tro nhạt), màu hồng sẫm, mầu nâu, mầu đỏ (mầu phấn hồng nhạt thì hiện tượng này có thể coi là bình thường) … Trường hợp này thường biểu thị là hệ thống tiêu hoá rất có khả năng bị bệnh.
Đường vân sức khoẻ ngắn và sâu, cắt qua giữa các đường vân cong ngang xa tâm và đường vân cong ngang gần tâm, hiện tượng này thường biểu thị có bệnh ở đại não.
Khi đường sức khoẻ tiếp xúc với đường vân cong ngang ngư tế (vùng cá), hiện tượng này thường thấy ở người bị bệnh ở huyết quản và ở tim.
Đường vân sức khoẻ xuyên qua đường vân ngang ngư tế (vùng cá), thường thấy ở bệnh suy nhược cả phủ tạng, nhất là bị suy tim.
Khi đường sức khoẻ hình thành đường gạch gạch đứt quãng, thường biểu thị có bệnh ở gan.
Đường vân sức khoẻ có rất nhiều mắt nhỏ và có hình dạng dây xích, thường thấy ở người có bệnh ở hệ thống hô hấp.
Trên đường vân sức khoẻ có lấm chấm màu nâu sẫm, thường thấy ở người bị bệnh nặng, nhất là có khả năng bị ung thư, cần phải cảnh giác.
Hình vẽ
          Chỗ tiếp xúc giữa đường sức khoẻ với đường vân xa tâm có mầu đỏ sẫm, thường thể hiện khả năng bị bệnh tim.
(5) Các vân tay khác thấy có khác thường.
Phía dưới tiểu ngư tế (vùng cá nhỏ) nổi nhô lên và có vân ngang, vân tay sau khi tắm tăng lên nhiều, hiện tượng này thường thấy ở người bị bệnh thận.
Chỗ tiểu ngư tế (vùng cá nhỏ) có đường vân ngang hoặc có đường ngắn hình cung, hiện tượng này thường thấy ở người bị bệnh đái đường. Phía ngoài tiểu ngư tế (vùng cá nhỏ) có nhiều vân gấp, hiện tượng này thường thấy ở người bị bệnh ở đường ruột và dạ dày.
Hình vẽ
          3- Quan sát móng tay.
          Móng tay của người ta giống như cái “màn che ánh sáng” có diện tích kích thước khác nhau, được lắp một cách ngay ngắn ở đầu 10 ngón tay. Hình thái móng tay có thể thay đổi theo thời gian, tuỳ theo thời gian đều có thể phản ánh lên tình trạng thay đổi về sinh lý, bệnh lý của cơ thể.
Móng tay được cấu tạo bởi da trên đã hoá sừng rắn chắc. Móng tay của người khoẻ mạnh thể hiện nửa trong suốt, trong có mầu hồng nhạt, mặt bóng nhẵn, phẳng phiu, rắn chắc và có tính đàn hồi nhất định, có độ dày mỏng thích hợp, ăn khớp với hình dạng ngón tay mang móng đó. Móng tay bình thường trung bình dài khoảng 12,8mmm dày độ 0,50 đến 075mm trung bình mỗi tuần dài ra được từ 0,5 đến 1,2mm. Sau khi thay móng hoặc nhổ bỏ, cần thời gian 100 ngày mới có thể hoàn toàn mọc ra hết. Móng tay về mùa hè dài ra tương đối nhanh, ban ngày dài nhanh hơn ban đêm, móng tay nam dài nhanh hơn móng tay nữ, móng tay thanh niên, người lớn dài nhanh hơn của trẻ em và người già. Nếu quan sát kỹ móng tay, còn có thể thấy ở phía phần chân móng tay của ngón cái và ngón trỏ có cùng mầu nhạt hình mặt trăng mới mọc, gọi là cung bán nguyệt (lại gọi là hình bán nguyệt, móng tay hình bán nguyệt). Cung bán nguyệt trong trường hợp bình thường chiếm chừng 1/5 tổng số móng tay, ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh giảm dần, ngón út thì bịt kín toàn bộ. Cung bán nguyệt quá nhỏ, quá to hoặc khác thường, chứng tỏ trong người có bệnh hoặc công năng của cơ quan nội tạng nào đó kém.
Sau khi hiểu được các đặc trưng đó của móng tay, bạn có thể từ trông thấy sự thay đổi khác thường của móng tay mà quan sát biết được bệnh tật. Cách quan sát như sau:
1. Quan sát hình dạng của móng tay.
Móng tay trở nên mỏng, chính giữa lõm xuống, bên cạnh vểnh lên như cái thìa con, gọi là móng tay hình thìa, cũng gọi là móng tay ngược (kiểm ngihệm móng tay xem có lõm vào trong không, có thể đặt móng tay nằm ngang trên bàn) giỏ từng giọt nước lên bề mặt móng tay, nếu giọt nước không tràn ra, tức là móng tay hình thìa). Móng tay hình thìa thường thấy ở những người bị các chứng bệnh như thiếu máu do huyết sắc tố thấp, phong thấp nhiệt, bệnh giun móc, giang mai, bị nhiễm khuẩn và công năng tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường.
Móng tay trở nên mỏng, móng tay sinh trưởng chậm, thô ráp, nhiễm vàng, hiện tượng này thường thấy ở những người bị bệnh đái tháo đường, bị bệnh tim, tuần hoàn máu ở đầu ngón tay bị trở ngại, bị thiếu máu …
Móng tay bị lồi lên, móng tay xung quanh đầu ngón bị cong cuộn, bên ngoài có dạng thuỷ tinh mờ, hiện tượng đó phần lớn là triệu chứng của bệnh nguy kịch, như bệnh phổi phù hơi, bệnh lao, bệnh tim, bệnh viêm kết tràng do loét, bệnh xơ gan và một số bệnh khối u ác tính …
Móng tay mập, dày, trở nên cứng, không trong  suốt, không nhẵn bóng, thường thấy ở những người bị các chứng bệnh như bị chấn thương ở bên ngoài, bị cảm nhiễm nấm, bị bệnh nhiễm mạt bạc (ngân tiết bệnh), bệnh dày móng tay bẩm sinh, bệnh khuyết lá phôi ngoài bẩm sinh. Nếu móng tay trở nên dày, ngả màu vàng, mặt bên cạnh cong quá lớn, không nhẵn bóng và mọc chậm chạp, hiện tượng này thường thấy ở những người bị các chứng bệnh ở hệ thống hô hấp, hệ thống limpha ở tuyến giáp trạng.
Móng tay bị bóc rời (móng tay tách ra khỏi nền móng), bộ phận tách bóc ra có màu vàng hoặc màu trắng, hiện tượng này thấy nhiều ở các bệnh viêm da do ánh sáng, bệnh blind máu; Móng tay bị tách ra từng lớp như các mảnh vân mẫu, hiện tượng này có thể thấy ở bệnh thiếu máu nặng do thiếu sắc tố. Từ chỗ mép phân ly, móng bong ra, dần dần tách ra khỏi bàn móng, nói chung không quá nửa bàn móng, trường hợp này thường thấy xuất hiện ở những người bị viêm rãnh móng tay, bị bệnh mẩn ngứa, hoặc tay ngâm trong nước nóng và nước xà phòng lâu.
Móng tay bị khô héo, trở nên mỏng, là do dinh dưỡng cục bộ không tốt gây nên, có thể thấy ở những người bị bệnh co giật động mạch đầu chi, bệnh rỗng tuỷ sống hoặc bệnh phong …
Móng tay có hình tam giác ngược, tức đầu trước móng to, chân móng nhỏ hẹp, chứng tỏ có khuynh hướng bị trúng phong và bị bệnh bại liệt.
Móng tay như dạng quả trám, tức là hai đầu nhỏ, ở giữa to, chứng tỏ công năng huyết quản tim kém, hoặc có khuynh hướng bị bệnh ở tuỷ sống.
Móng tay sinh trưởng chậm rõ ràng, hiện tượng này chứng tỏ bị bệnh nấm da trâu, bị viêm da do thần kinh và một số cơ quan nội tạng nào đó có bệnh, hoặc bản thân móng tay có biến chứng bệnh lý.
Trên móng tay có “rãnh ngang”, chứng tỏ dinh dưỡng không tốt, hoặc bị bệnh sởi, bệnh quai bị truyền nhiễm hoặc bệnh tim quấy nhiễu. Trên bản móng tay có vài đường rãnh ngang hình sóng, như bàn giặt quần áo, hiện tượng này phần nhiều là bị bệnh viêm rãnh móng tay hoặc bị tổn thương nền móng tay hoặc phần nền móng tay bị ung nhọt chèn ép gây nên.
Móng tay thế dốc ngược, có người quan sát thấy, khi cơ thể bị đánh một lần, bị thương hoặc bị bệnh nặng, ở phần chân móng tay có thể có dốc ngang, tùy theo sự biến chuyển của thời gian, dốc ngang này dần dần mọc dài ra theo đầu móng tay, phải cần khoảng nửa năm, dốc ngang này có thể dài đến đầu cuối của móng tay và mất đi. Vì thế, móng tay có dốc ngang chứng tỏ bạn có thể đang bị bệnh, cần phải chú ý.
Móng tay có vân dọc, có thể là do thiếu vitamin A  hoặc chứng tỏ một cơ quan, tổ chức bộ phận nào đó của cơ thể đang có chứng viêm mạn tính. Nếu cả 10 móng tay có vân dọc đồng thời thì chứng tỏ có thể có triệu chứng của bệnh gan. Nếu chỉ có một móng tay có vân dọc thì khả năng là do bị chấn thương ở ngoài gây nên. Nếu móng tay có vân dọc rõ rệt thì thường thấy ở những người có chứng bệnh tuần hoàn máu xung quanh bị trở ngại, bị nấm rêu và bị chứng lỗ chân lông hoá sừng, vân dọc thành từng chuỗi hột là đặc trưng của bệnh viêm khớp do phong thấp.
Trên móng tay có hố lõm không đều đặn, hiện tượng này phần lớn là do nguyên nhân bị bệnh nấm da trâu.
Không có móng tay.Lúc sinh ra không có móng tay gọi là chứng thiếu móng tay bẩm sinh, hiện tượng này có liên quan đến nhân tố di truyền. Trường hợp về sau này mới thiếu móng tay thì thường là do bản móng tay tổn thương, bị hỏng, hoặc bị chứng viêm tái phát gây ra.
Người có tỷ lệ móng tay hình bán nguyệt ở phần chân móng tay (bình thường chiếm 1/5 toàn bộ móng), như vậy chứng tỏ tình trạng sức khoẻ của người đó tốt. Hình bán nguyệt không có hoặc có nhưng quá nhỏ, như vậy chứng tỏ chức năng tiêu hoá kém, nếu hình bán nguyệt đó lớn quá hoặc vượt quá tỷ lệ bình thường (1/5) thì chứng tỏ người đó bị cao huyết áp hoặc khả năng bị trúng phong. Người có cả 10 ngón tay hoàn toàn không có hình bán nguyệt ở móng thì phần lớn là bị thiếu máu, bị suy nhược thần kinh, bị huyết áp thấp. Người có 10 ngón tay có hình bán nguyệt cùng quá lớn cả thì chứng tỏ trong cơ thể đã mất đi công năng thay thế bù đắp, đã có bệnh mạn tính.
Ấn nhẹ ở mép phía trước móng tay, nếu tổ chức ở phần đáy móng tay có hiện tượng đập theo tim mà sung huyết có tính quy luật thì gọi là nhịp đập của mao huyết quản, phần nhiều do van động mạch chủ đóng không đều, ống dẫn động mạch bẩm sinh chưa đóng, động mạch và tĩnh mạch bị có ngòi, cơ năng tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường … gây nên.
Phần vành móng bị thay đổi. Nếu vành móng bị sưng đỏ nhẹ (thường xảy ra ở vành móng của một bên cạnh), hiện tượng này thấy nhiều ở thời kỳ đầu của bệnh viêm cơ da, bị mụn phát ban và bệnh da cứng. Nếu vành móng bị sưng tấy đỏ cục bộ, có kèm theo lồi lõm móng tay, mép vành móng bị co lại có thể thấy ở người bị bệnhh đái tháo đường.
Còn móng tay có đốm xám, “phong ban”, thường gọi là móng tay xám, đó là do bản thân móng tay có bệnh, y học gọi là nấm móng tay, là do mấy loại nấm ngoài da gây nên, cần sớm điều trị, nếu không kéo dài sẽ gây ra nấm ăn tay, nấm ăn chân và nấm ăn ra cả cơ thể …
Đầu ngón tay hoặc móng tay biến dạng, đây cũng thường xuyên là biểu hiện của một số bệnh mạn tính.
2. Quan sát màu sắc của móng tay:
Móng tay có màu trắng. Ở đây có mấy trường hợp:
(1) Nếu bề ngoài mống tay thường xuyên có màu trắng thì biểu thị huyết dịch trong cơ thể không đầy đủ, có hiện tượng thiếu máu.
(2) Móng tay có màu trắng như sáp, không nhẵn bóng, đó chính là biểu hiện của các chứng mất máu mạn tính như xuất huyết của bệnh loét hoặc bệnh giun móc.
(3) Đại bộ phận dưới móng tay có màu trắng, màu phấn hồng bình thường giảm đến chỉ còn một đường nhỏ dựa sát đầu ngón tay, như vậy khả năng là triệu chứng của bệnh xơ cứng gan.
(4) Bộ phận đầu xa của móng tay có màu trắng như thuỷ tinh mờ, có mầu nâu hồng hiện tượng này có thể thấy ở chứng công năng thận không toàn vẹn mạn tính mà có chứng cao đạm trong máu.
(5) Trên móng tay có đường màu trắng xuyên ngang, có thể thấy ở bệnh ngộ độc các kim loại như Arsenic (AS) và chì (PG) hoặc thấy ở người bệnh hodgkin (tức bệnh limphô hạt ác tính) và bệnh da thô ráp …
(6) Trên móng tay có hai đường màu trắng xuyên ngang thường thường thể hiện ở người có chứng hạ protêin trong máu và thấy nhiều ở bệnh thành phần protêin trong máu thấp do bệnh mạn tính gây nên.
(7) Bề mặt bản móng tay có vết đốm hoặc vân trắng hình sợi, đó thường do dinh dưỡng bị trở ngại, phần nhiều là tượng trưng của bệnh gan mạn tính, bệnh xơ gan, bệnh đau thận.
(8) Khi móng tay phẳng có màu trắng xám, đó có thể là triệu chứng của bệnh lao phổi ở vào thời kỳ cuối và bệnh suy tim do phổi gây nên.
Ngoài ra, móng tay trắng hết, có khả năng là do bẩm sinh, có người là do bệnh nghề nghiệp.
Trên móng tay của người già có mảng lốm đốm màu trắng và đường vân dọc xuất hiện có tính chu kỳ, đó là sự thay đổi thường gặp ở móng tay của người già, không phải là trạng thái bệnh, không cần lo lắng.
Móng tay có màu vàng. Ở đây cũng có mấy trường hợp:
(1) Móng tay trở nên vàng, thường biểu thị gan có vấn đề, phần nhiều là viêm gan vàng da, cũng thấy ở người bị bệnh xuất huyết mạn tính.
(2) Cơ năng của tuyến giáp trạng bị suy giảm, bị chứng tổng hợp của bệnh thận và chứng máu có chất ca rô tin, có thể gây ra vàng móng tay, nấm móng tay cũng có thể gây ra vàng móng tay.
(3) Nếu móng tay không chỉ vàng mà biến thành dày, độ cong ở bên cạnh cũng lớn, mà còn sinh trưởng chậm, mỗi tuần mọc thêm ra được dưới 0,2mm, lại có thêm cả chứng phù lim pha nguyên phát và thẩm dịch trong khoang ngực, như vậy là đã bị “chứng tổng hợp vàng móng tay”.
(4) Nếu thấy móng tay có hình dạng giống như khuôn đồng vàng đã bị búa đánh vào, đó là do chứng rụng tóc từ tính miễn dịch của cơ thể mà hiện nay chúng ta còn biết rất ít về nó gây nên. Loại bệnh này có thể làm người ta rụng tóc một phần hoặc rụng hết cả tóc.
(5) Nếu thấy xung quanh đầu ngón tay có màu vàng thì phải cảnh giác với bệnh khối u có sắc tố màu đen ác tính.
Ngoài ra, người dùng thuốc tetracycline lâu ngày móng tay cũng có thể có màu vàng, người già do móng tay bị thoái hoá, cũng hơi có màu vàng nhạt, hút thuốc lá lâu ngày sẽ làm móng tay bị hun vàng, các trường hợp này không coi là móng tay ở trạng thái bệnh.
Mống tay có màu đỏ: Căn cứ vào chỗ có màu đỏ khác nhau, có thể phân ra mấy trường hợp như sau:
(1) Gần sát chân móng là màu đỏ ửng, còn ở phần giữa thân móng và phần trước chân móng là màu trắng nhạt, đó phần nhiều là bị bệnh ho hen, bị khạc ra máu, tiếp cận với đầu móng tay, một nửa có màu phấn hồng hoặc màu hồng, còn một nửa tiếp cận với màng bảo vệ là màu trắng, trường hợp đó có khả năng là triệu chứng của bệnh suy thận mạn tính.
(2) Móng tay đều là màu đỏ ửng, đó là tượng trưng cho bệnh lao phổi và bệnh lao ruột thời kỳ đầu (nếu bóp móng tay, khi bỏ tay bóp ra, huyết sắc khôi phục nhanh, là bệnh còn nhẹ, huyết sắc khôi phục chậm là bệnh tình đã tương đối lâu rồi).
(3) Dưới móng tay có lấm chấm đổ hoặc có vân tay màu đỏ dọc, chứng tỏ mao huyết quản bị xuất huyết, có thể là do có bệnh cao huyết áp, bệnh ngoài da, bệnh tim hoặc bị một số bệnh nghiêm trọng nào đó.
(4) Xung quanh móng tay có nốt ban đỏ, chứng tỏ có thể bị viêm cơ da hoặc bị bệnh mụn nhọt, bị nốt ban đỏ toàn thân.
(5) Đầu trước móng tay có giải màu đỏ ngang, chứng tỏ bị viêm đường ruột, dạ dày hoặc màng van tim bị xệ, gián cách tâm thất bị khuyết tổn.
(6) Móng tay có màu đỏ sẫm, ấn thấy biến đổi màu, như vậy chứng tỏ cơ quan nội tạng nào đó bị viêm nặng.
Móng tay có màu tím. Đó là một đặc điểm của bệnh tim và bệnh về huyết dịch, nó phản ánh lên trong máu thiếu ô xy hoặc một số thành phần nào đó có khác thường. Nếu màu tím xuất hiện cùng với màu trắng bệch, có thể thấy ở bệnh co giật động mạch đầu chi.
Móng tay có màu xanh. Người bị đau bụng cấp, chân tay lạnh giá, móng tay bỗng nhiên có màu xanh. Phụ nữ bị thai nhi chết trong bụng, móng tay luôn luôn có màu xanh. Ngoài ra có người từng quan sát thấy, móng tay có vết ứ màu xanh, có thể do bị ngộ độc hoặc bị ung thư thời kỳ đầu. Móng tay có màu xanh tím, thấy nhiều ở những người có bệnh tim bẩm sinh hoặc là bị các bệnh về phổi như viêm phổi lá to, phổi bị phù hơi nặng.
Móng tay có màu xanh lục. Bản móng tay bị xanh lục một phần hoặc bị cả móng, hiện tượng này phần nhiều có quan hệ với việc tiếp xúc lâu với nước xà phòng, với nghề làm thuốc tẩy, có khi cũng có thể bị nhiễm trực khuẩn gây mủ màu xanh lục hoặc khúc khuẩn (khuẩn hình cong) có màu xanh lục gây nên.
Móng tay có màu xanh lam. Những bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, viêm phổi, bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính và thực quản có dị vật làm tắc nghẽn, thì có móng tay màu xanh lam, khi hạch có hình dạng to bằng hạt đậu ở gan bị biến đổi tính chất, sự thay thế chuyển hoá của chất đồng (Cu) trong cơ thể bị rối loạn, có khi cũng có móng tay màu xanh lam; Chứng tím ngắt nguyeê phát ở đường ruột gây nên do ăn loại rau không tươi và bị ngộ độc nitrite, có thể làm cho quá trình ô xy hoá hemoglobin thành phần sắt thấp bình thường hoặc hemoglobin thành phần sắt cao mất đi khả năng tải ô xy, tạo thành thiếu ô xy trong các tổ chức của cơ thể, từ đó mà sinh ra móng tay màu lam và da có màu đỏ tím, nhưng điều cần chú ý là một số thuốc như lưu huỳnh, nitrite, atabrine … cũng gây ra hiện tượng móng tay có màu xanh lam. Phần chân móng tay có dạng hình bán nguyệt màu xanh lam, người có loại móng tay có dạng hình bán nguyệt màu xanh lam, người có loại móng tay này thì tức là đã có tổn thương về tuần hoàn máu, bị bệnh tim hoặc bị chứng tổng hợp Reynols, có khi cũng có quan hệ với các bệnh viêm khớp do phong thấp hoặc bệnh ung nhọt ban đỏ do bệnh miễn dịch tự thân.
Móng tay có màu xám. Có thể thấy ở những người có bệnh tật có tính toàn thân, bệnh phù niêm dịch, viêm khớp loại phong thấp hoặc bị liệt nửa người. Dinh dưỡng kém, móng tay có thể trở nên dày hoặc teo đi và có sắc tố lắng đọng trên mặt hoặc có màu xám. Khi đầu dưới của móng tay cái có hình dạng gợn sóng màu xám thì thường thấy ở bệnh thanh manh.
Móng tay có màu đen. Đa số là do bị chấn thương gây nên. Bị thương dưới móng tay chảy máu, bắt đầu là màu đỏ tím, lâu thành màu tím đen. Sắc tố màu đen ở nền móng tay tăng thêm, kim thuộc nặng là bạc lắng đọng, có thể làm cho móng tay có màu nâu xạm đen; khi dưới móng hoặc xung quanh móng có viêm ở rãnh móng do nhiễm trực khuẩn gây mủ xanh,móng tay có thể có màu đen hoặc màu xanh lam; công năng thận bị suy kiệt mạn tính, thường thấy đầu xa của móng tay có màu đen rõ rệt; thiếu vitamin B12, công năng màng tuyến thượng thận bị giảm, chứng tổng hợp thịt thừa ở ruột và dạ dày, hoặc trực tiếp lâu ngày với coal tar (hắc ín) chẳng hạn, móng tay có thể trở thành màu xám đen. Ngoài ra, có hai trường hợp cần đặc biệt chú ý, trước hết là khi móng tay có mảng màu đen, màu nâu hoặc có dạng vân tàn nhang, thường xẩy ra ở ngón tay cái và ngón chân cái, nhất là khi thấy móng tay và tổ chức xung quanh móng tay cũng có màu nâu hoặc màu đen, thì đó có nghĩa là bị bệnh phổi u ác tính – khối u sắc tố đen. Thứ hai là, khi phần chân móng tay mọc ra một số đường màu đen (thông thường chỉ dài đến giữa móng), chứng tỏ trong cơ thể đang hoặc đã có bệnh ung thư, cần đến ngay bệnh viện kiểm tra thêm để chẩn đoán chính xác và kịp thời điều trị.
Trên đây đã trình  bày mấy phương pháp quan sát móng tay để biết bệnh, quan sát tay để biết bệnh cần phải quan sát cả hai tay trái và phải, không thể dùng công thức bất thành lý là “nam tay trái, nữ tay phải”. Khi hai tay đều có hiện tượng khác thường thì càng có ý  nghĩa về chẩn đoán. Đồng thời quan sát tay để biết bệnh, còn cần xem xét tới nghề nghiệp và những ham thích trong cuộc sống của bệnh nhân, như xem có phải vì đã từng nhuộm móng tay hoặc bị ảnh hưởng của môi trường làm việc mà làm cho móng tay có những biến đổi khác thường như vậy hay không.
Chỉ có loại trừ các nhân tố bên ngoài, mới có thể có phán đoán chính xác được.
Ghi chú:
Chứng ung thư là bệnh đa phát và là bệnh thường gặp. Các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác dự phòng và điều trị bệnh ung thư. Hiện nay xin giới thiệu biện pháp dự phòng bệnh ung thư của Nhật và Mỹ như sau: để bạn đọc tham khảo.
Mười hai biện pháp dự phòng bệnh ung thư của quan chức Nhật Bản đưa ra là:
1. Dinh dưỡng phải được cân đối, không nên ăn thiên lệch về loại thức ăn gì, không nên chỉ thích thiên lệch về một mùi vị nào đó trong thức ăn.
2. Mỗi ngày ăn uống phải thay đổi, không ăn lâu dài thức ăn đồng dạng hoặc cùng uống một loại thuốc.
3. Tránh ăn quá no, hạn chế đúng mức ăn các chất mỡ.
4. Cố gắng không uống rượu, nhất là không nên uống rượu mạnh.
5. Ít hút thuốc hoặc cai hẳn thuốc.
6. Ăn nhiều thức ăn có chất xenluylô bảo đảm lượng vitamin thích hợp, như vitamin A, C và E …
7. Ít ăn muối, không ăn thức ăn nóng bỏng quá.
8. Không ăn thức ăn cháy và muối.
9. Không ăn thức ăn bị mốc, bị vữa nát, bị thiu.
10. Tránh tắm nắng có ánh sáng mạnh, không nên đi dưới trời nắng quá.
11. Năng luyện tập thể thao thể dục vừa phải, không nên làm việc quá mệt mỏi.
12. Thường xuyên tắm rửa, bảo đảm thân thể sạch sẽ.
Bảy nguyên tắc phòng ngừa bệnh ung thư do Sở nghiên cứu chứng bệnh ung thư và Viện khoa học Mỹ nêu ra:
1. Không hút các loại thuốc, không hút thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Tăng lượng thức ăn có chất xenluylô, giảm số lượng ăn chất mỡ, không ăn tức ăn ô nhiễm, út ăn thức ăn chế biến dưới ình thức muối và thức ăn hun đốt.
3. Nếu uống rượu, cần cố hạn chế, mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 chén.
4. Cần phải hiểu rõ về nơi mình công tác, tuân thủ quy tắc vệ sinh và an toàn.
5. Loại bỏ những nhu cầu không thuộc điều trị bệnh, không nên tiếp xúc tới tia X.
6. Bảo vệ da, không để ánh sáng mặt trời quá mức rọi vào da thịt.

7. Chỉ khi thật cần thiết, mới dùng đến các loại chất kích thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *