Untitled Post

XEM CHÂN GÀ

Sách nầy do Bảo Trai Đường chép để lại từ ngày 7 tháng 7 năm Thiệu Trị thú bảy.

Theo lời Ông nầy nói :
Ta thuật lại lời của Thánh để di truyền cho đời sau nếu người nào quan tâm với
đạo Thánh hiền mà bỏ tà quy chính , hãy dạy cho đấy! Sách nầy nói rõ nghĩa lý
thông tường, rõ ràng huyết mạch, muôn phần không mất một.

Quyển “Khoa xem Chân gà” nầy .

Bảo Trai Đường
kính chép

Làm phương châm đoán về địa mạch.

(Dịch từ bản chữ Hán ra quốc ngữ)

Khi có trái đất, ban đầu còn mênh mang, hổn độn chưa có ai xét đoán được.
Đến thời kỳ có loài người mới phôi thai, có Cụ Bàn Cổ mới lập ra thái cực mà
chia ra lưỡng nghi.

Đến thời kỳ qua Phục Hy mới định ra âm dương mà vạch ra bát quái.

Đến đời Văn Vương nhà Chu mới diễn ra Kinh Dịch.

Đến đời Xuân Thu có Ông Lỗ Ban va Đức Khổng tử mới lập ra hệ thống từ và chữ.

Đến đời Ông Lý Thuần mới làm ra Khoa bói tẩu mã.

Tiếp đến Bà Cữu Thiên Huyền Nữ Phạm thị Chân tiên sư lập ra Khoa bói Chân Gà
nầy, đã thâu tóm các sự bí ẩn của Trời Đất , quán triệt được những niểm vui
hoặc gở đưa lại cho nhân gian, lại biết được sự vận chuyễn của mạch cục , khí
đất động lắng rắn mềm …

Dùng ngón to (ngón giữa của chân Gà) làm vị trí của Huyền Vũ.
Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước.
Lấy ngón trong của chân Gà làm hệ Thanh Long.
Dùng ngón ngoài của chân Gà làm hệ Bạch hổ.

Lấy cung Ngọ là Hỏa là vị trí của Đằng xà nên lấy cái đó làm Huyệt pháp .
Lấy cung giữa (còn gọi là đốt hay là dóng) ở ngòn giữa của chân gà làm cung Thổ
là vị trí của Câu Trần.
Lấy đó mà định làm nơi tôn quý (là mồ mã tổ tiên giòng họ và về sau thuộc về
giòng san nào).
Nếu vị trí Thổ lệch sang ngón trái thì lấy đó là vị trí Câu trần.
Nếu cung Thổ lệnh thiên sang ngón phải thì định là vị trí của Đằng xà đó cũng
là vị trí chỉ cho về Lục Thân, nếu ở chổ đó có huyết hồng tươi là Chân long
(tức là đất tốt có mạch).
Cung giữa của ngón giữa (ngón dài) còn gọi là cung Ngũ hào, nếu thấy hết sắc
tươi và như tơ nhỏ ấy là huyệt đãi người hiền (cái huyệt đó) .
Thứ nữa là tìm Long mạch, định tên của các ngôi Bát quái mà biết được thịnh
suy.
Lại nói rộng ra, xét các quẻ hào, nắm được mười đơn vị bảng thiên can như ở
trên bàn tay: (10 đơn vị thiên can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ,
Canh,Tân,Nhâm,Quý) và khởi tính được ngũ hành : (ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy,
Hõa, Thổ).

Phải biết được âm dương có thuận? Phải xét trong ngoài, xếp đặt được các cung
Bát quái:
Càn, Khãm, Cấn, Chấn, mà thấy ở đó huyền sắc trôi chảy, nguyên vẹn, không pha
trộn, Dương trôi chảy là thuận.
Thấy âm chảy rẽ khác ra là nghịch. Xét ở cung : Tốn, Ly, Khôn, Đoài, cần gấp
rút them vào : Thấy Sinh là lợi cho mình, thấy ngang ra là khắc , khac là ngược
lại không hợp lý .
Không động ây là đất chỉ để mà tạm chôn mà thôi vì đó là đất không có mạch.
Thấy loạn động ấy là hồn phách không yên.
Có điểm đen ấy là phúc ít , họa nhiều . Thấy hưu tù tức là thấy huyết ở các
cung nói trên có ngắt ngừng lại thì người nhà gặp tai ương , súc vật trong nhà
sẽ ói chết bớt .
Riêng vị trí cung Ngọ thấy huyết hồng tươi loang lỗ là mộ đó ở về phương Nam
ám .
Thấy ở cung Tốn có hỷ sắc tươi tốt đó là điềm có bang bút chỉ khoa (ý nói là
con cháu đổ đạt) . Ở nơi đầu mố thấy có huyết đọng là vượng lâu dài.
Các hào vị thấy có huyết đen, đỏ ngắt ngừng lại là phúc ít vì bị hãm .
Thấy ngón trong và ngón ngoài quay hướng vào nhau nghĩa là điềm mau chóng . Nếu
ngón trong và ngón ngoài vẫy qua vắc lại (vênh váo không quay vào nhau) là hiện
tượng chậm chạp.
Thấy trùng động là ba đầu móng ở ba đầu ngón, cả ba đều cúi cám gục lồng bên
nhau hoặc trùng khắc (là xung khắc lồng lớp lên nhau) ; đó là cái thế sơn thuỷ
bức bách xâm phạm mạnh (là sơn thủy cưỡng bách).
Thấy hỷ động , hỷ giao (là đầu ngón giữa ngẫng lên lại có ngón khác ở đầu móng
cúi xuống và giao vào nhau) ấy là long hổ trùng điệp ứng gấp

Hoặc vị trí cung Càn thấy có huyết đọng lên đến cung Đoài ấy là mạch Kim uyển
chuyễn vào Chùa hoặc Miếu nào đó.
Hoặc ở vi trí cung Chấn thấy có ám phá (là tối phá) lên đến cung Tốn phải đoán
đó là ảnh hưởng gốc cây nhờ đó gió thổi vào, vậy là phương Đông có Chùa Phật
đối lại (quay vào mộ đó), ở phương Nam có đền đài xung khắc với mộ đó .
Nếu thấy huyết đọng ở cung Khãm, ở cung Hợi và Tý , ắt là về phía bắc của mộ đó
có thủy khuyết xấu , đó gọi là Huyền Vũ đoãn hiệp (là bị gò ép).
Hoặc là có huyết đọng ở cung Cấn, vị trí Sửu và Dần là ở phía đông bắc của ngôi
mộ đó có Thổ bách ám, cái thế đó lộc thuốc bất minh (là trong nhà trong họ
không yên)..
Nếu thấy ở vị trí Tý và Sửu đọng huyết thì lại xem Kim Mộc giao sung, ấy là
nước mưa của Trời dội xuống động lại , hoặc là nước bùn lầy tràn vào phạm mà
lay động hoặc nước hoàng tuyền ở cạnh đó cuốn thẳng đi . Hoặc sông ngòi nơi
đồng trạch nước lớn mênh mông, bị nước phá sau đầu , hoặc nước trong thung lũng
trên núi chảy thẳng vào hoặc ở nóc nhà nhà nào chẳng thẳng vào .
Xem kỷ vị trí cung cấn có loang lổ ẩn dấu là có thổ sơn .
Bằng thấy ở cung Khôn có sắc khí tươi tía thì luận : Táng ở nơi gò đất lớn lại
có thần linh ở phương bắc chiếu và ở phương nam có đền trên đĩnh núi hoặc ở gò
cao.

Nếu thấy ở cung Chấn động thì đoán là có 3 nhánh rễ cây xâm vào mộ .
Cung ở đốt Mão phương thì đoán là ở đó có bờ ruộng hoặc đường đi thằng phạm vào
mộ .
Nếu chẳng là vậy thì có mộc khí cựu thần xung tới chân long cha93ng ứng (không
hợp không cho kết phát).
Nếu thấy ngón đơn động kim thì hẳn bờ góc ruộng bắn thẳng vào mộ . Nếu không
như vậy là mộc phú phong suy (gió thổi cái hơi gổ cây thối nát đưa vào) .
Nếu thấy vị trí cung Thân mờ tối hẳn là ngôi mộ đó bị núi che lấp bướng trước
mặt như vậy thì con trai trong họ, trong nhà bị cuồng điên hoặc búi rụng tóc .
Nếu thấy hõa huyết động ở vị trí Tỵ và Ngọ và nếu thấy kim huyết loạn ở Mùi
Thân là chôn mộ đó trước đây có gió tro than bếp lửa đã làm tắt hết khí hoặc
trước đó đã có đá nhọn của núi sông đã phạm vào đến mạch đương hành .
Xem ở cung giữa có huyết thổ lẫn với huyết thủy ấy là có sâu kiến đang phá hoại
xương cốt ; nếu thấy thủy thanh ấy là có loải lươn chạch vào quan tài hoặc vào
tiểu .
Nếu thấy ở Khôn Cấn có loạn động thì đoán có nam giới chết trận .
Hoặc thấy cung Dần cung Thân có vết huyết như (cây) kim chỉ ngang hoặc ở Cấn
Dần thấy sắc trong là thủy tận sơn cung . Nếu Dần và Dậu có hồng sắc loang lổ
đát thiêng sinh nhân hào kiết .

Nếu thấy ngón cái co rút vào đảo ngược lại là đất chẳng được, người chết là do
thiếu máu sợ hải, co dật chân tay mà chết .
Nếu nội ẩn (là ngón trong dấu đi) thì đoán là phi long. Nếu ngoại ẩn (ngón
ngoài dấu đi) thì đoán là phi hổ.
Nếu ngón trong đè ngón cái ở chổ : hổ tý lại có huyết động , ấy là chu tước ,
phải đoán là mộ khô không có nước .
Nếu ở cung Ngọ thấy khô như lữa đốt vào nơi ấy là Huyền vũ thì không có người
nối dõi vi phản huyệt (huyệt ngược, bất chính nên vong linh bất bình).
Đầu ngón cái ủ rũ , co rút lại, còn là “Long đoản sơn, khắc vong mệnh” . Còn có
huyết đọng mà tươi là “Sơn chi long trường, mạch phu quan hài (là núi chắn rổng
dài có mạch bổ sung cho quan tài hài cốt).
Nếu huyết loạn ở ngoài ngón là hổ không đủ chân .
Nếu huyết đọng ở trong ngón là thân rồng chẳng tốt .
Nếu 2 ngón nội và ngoại như đôi mi mắt chầu vào nhau, chầu ngang nhau, đó là
Long Hổ đầu sát . Nếu huyết điểm ở ngón con (ngón nhỏ), ngón con lại chỉ vào
ngón nội, phải đoán là : nội loan động , ắt phải đề phòng trộm cướp, dịch lệ
(1), hõa tai .

(1) chũ dịch lệ nầy là bệnh dịch như dịch tả hay dịch hạch, dịch đậu

Nếu thấy huyết đen ở cung Khôn , cung Khôn ở ngón ngoài và ngón ngoài lại là
Thổ thì ấy là (rất tiếc một hang chữ không đọc được) trộm đến cướp ngày lấy của
cải của người và súc vật .
Nếu thấy máu sắc hồng tươi ở 2 cung Thân và Dậu đó là sẽ người “quân cơ anh
hùng” .
Xét về 2 ngôi Chấn và Đoài có điểm thẩm đen , đó là con cháu dâm dục .
Thường xem ngón trong và ngón ngoài phù trợ tiếp nhau và ngón con (ngón út) chỉ
lên không chỉ cao gần đến cung Ly cung Khãm ấy là mộ ở vi trí Bính, hướng Nhâm
và xem hai cung : Càn Tốn thì lấy Tân Hợi và ngón con chỉ gần ngôi Tốn là mộ
hoặc ở Tốn sang , nếu phân kim thì rõ chốn đó tức là mạch đất tốt vậy .
Nếu ngón con chỉ gần trên cung Khôn đó là ngôi hướng quý, nhìn về hướng Đinh .
Bằng ngón con chỉ vào giữa cung Khôn nên lấy tâm ở cung Cấn .
Cung Khôn có nhiều hồng huyết, nếu cung Cấn có nhiều sắc loang lổ va tươi hồng
ở cung Khôn ít sự bên bệ (rời rạc) thì hoặc là Bính Thân hoặc Bính Dần .
Nếu chỉ vào cung Khôn là biểu thị con cháu có voi ngựa (ý nói con cháu sang
giàu).
Nếu vào cung Chấn và Mão là thuộc vị tri Tân, lại thấu tươi tía là biểu thị có
văn tinh bảng bút chi khoa (ý nói con cháu thi đổ ).

Nếu ở trên cung Chấn là vị trí chính Ất có sắc hồng và loạn, đó là cho biết sắp
có sự kiện cáo, khẩu thiệt, quan phi (bị phạt lẽ trái phần mình).
Lấy cung Khôn là quẻ dâu rể.
Định vị trí Cấn Dần là kho tang . Quẻ hào Khôn ẩn vết là dâu rể không tốt lành
.
Ở vị trí Cấn có nhiều loang lổ sắc, là mấu chốt kỳ lạ, quẻ ấy mà xung trong,
lại hóa ra quẻ lành , nếu gấp lại là tốt lành, nếu ám đen là độc . Nếu ứng về
Tây bắc là Kim tức Thủy vương, cửa thủy có chưa loại cá giải tụ hội.
Ở vị trí Đông Nam
có hõa sinh minh đường, có chim phượng chầu, là cái thế Long Hổ trùng điêp; có
sơn thủy lớp lớp, mạch hưng thịnh được lâu, hang năm lại càng hưng thịnh .

=o=

Phép xem chân gà

Muốn xem chân gà trước ngày đó phãi chay tịnh.
Đặt bàn thờ ở giữa sân, có bày hương đèn, trầu cau và chén nước trong tinh
khiết.
Con gà sống phải rữa sạch chân. Tay trái cầm chân
gà trái của ga . Tay mặt cầm chân gà mặt của
gà, mà cầu khẩn rằng :

Kính tấu .
Thiên địa thần kỳ,
Kính xin :
Cửu thiên Huyền nữ Phạm thị Chân tiên nữ và chư thần linh bản thổ, bản gia,
giáng lâm chứng tri minh bạch (xin hỏi việc gì thì khấn thêm).

Khấn xong thì đem con gà ấy giết ngay, hoặc để đến ngày hôm sau .

Trước khi giết phải nhổ lông cánh, lông đuôi, lông ở đầu gối và lấy vãy chân ở
dưới đầu gối gà, mỗi thứ lấy 3 cái.

Khi luộc gà :
Luộc bằng 2 nồi riêng :
– mình con gà luộc riêng 1 nồi .
-3 thứ lông, vẫy và lông đuôi luộc riêng 1 nồi .

Nước đun từ khi đương lạnh .
Khi thấy nồi đun lông và vãy đã sùi sùi sôi thì bỏ đôi chân gà xuống đến đốt
thứ hai.
Khi nhắc đôi chân gà đã lên thấy các đường huyết đã lộ rõ ra rồi thì thôi, lấy
ra . Đừng để chân gà quá chín hoặc dối quá (chữ xưa : dối nghĩa là chưa chín).
Còn thân con gà cứ luộc cho chín kỷ, vớt ra đặt lên bàn để cúng với đôi chân
gà.
Lễ xong thì đem xuống

Muốn xem việc gì thì :
-Lấy chân gà phải xem về việc cầu tài .
-Lấy chân gà trái xem vể bản mệnh .
Nếu xem 2 việc một chân gà thì dùng 3 gióng (hay gọi là đốt) : gióng trên,
gióng giữa và gióng dưới .

Xem chân gà đoán thổ trạch.

Cứ tuần tự sau đây mà suy cho tường.
– Kim là Bia – Thổ là Gò đất
– Mộc là rường như sà nhà hoặc cầu qua sông.
– Hỏa là Thần miếu – Thủy là hồ ao.

Thổ mà có đới Hõa thì luận rằng nhà đấy nầy mua của nhà có người mới chết sao
đây ?
Thể Kim mà gặp Mộc sinh Hõa, hẳn là mua đồ vật gì của người ăn trôm, có ngày
nhầm sao (ý nói là mua nhằm của ăn trộm ăn cắp).
Mộc hoành mà đới Kim bảo là để bàn thờ uế tạp làm sao chẳng lành , lấy về dựng
nhà làm chi .
Hỏa Kim bao đới ấy thì : mua đồng khí vật làm chi đấy mà . Cận tuần thế Hỏa
trùng sinh Thủy bao đầu hóa gia đình gian truân , đoán rằng lữa uế uế như tẩm
vào vào cốt Táo quân lạ thường.
Kim bao ngưu uế bên tường (phân trâu làm uế bên vách).
Thủy bao là lợn làm uế ở bên rõ rang.
Hõa bao Thổ bên ngoài là do người phóng uế nào ai biết gì .
Lại xem chính vị trí ở thể chính mà suy ra.
Mộc sinh Hõa, Hõa sinh Thổ đoán là nhà tốt.
Mộc sinh mà thây Kim ra thì đoán là nhà có gổ mục nát, luận vào chẳng sai .
Huyết theo bên ngoài ngón cái, đoán là nhà hai bếp hay hai bếp một nhà , rõ
rành .
Thổ nguyên tổ địa (là nhà của tổ ) để dành lại cho.
Thế Hõa vận Thổ là mình tự lo, ngủ hành ứng bên ngoài lạ thay, đoán là đất mới
mua của cùng chi tổ ngoại . Nếu mà thấy ngắt một hai đoạn, phải đoán là Thiên
di thổ trạch, đoán mà chẳng sai đâu.
Thế bên hành hiện sinh ra, đoán là bếp núc mới làm lại gia cho tường .Hai bên
thấy phiến xuyên ngang, luận rằng cái ngõ là đường vào ra . Thế cung ở trên hai
đốt, lại giải rằng : Kim trầm (chìm sâu không lộ ra) là thờ Phật, luận vào như
y . Thổ trầm trách chủ là ky . Mộc trầm thờ Thánh chi đây. Hõa trầm ấy là thờ
Thần . Tả có Kim, Hữu có Hõa huyết bày ra, giao nha thế tiết là phải ân cần đèn
nhang .

còn tiếp..
=o=
Xem chân gà là một môn khoa học cũng
có nguồn gốc từ Kinh dịch mà ra đấy
.
Ứng nghiệm nhất là xem về âm trach, mồ mả tổ tiên. Mà muốn linh thì trước hết
tâm người muốn xem phải chính, phải thành tâm, con gà là vật cúng tế phải được
nuôi tại gia chủ ít nhất là 3 ngày mới ngấm đủ âm dương địa khí của gia chủ.
Sau đó trước khi cắt tiết gà đẻ cúng phải lập bàn thờ ở giữa sân ,mặt người gia
chủ phải quay về hướng của ” Quan “quản từng năm ( cái nầy thì phải
học mới biết ) . Thành tâm thắp hương ,tay trái cầm cổ gà, tay phải để trước
ngực theo tư thế bái phật, miệng khấn thần linh ( cái này cũng phải học ) và
nói lên những ước nguyện của mình về những điều cần xem…sau khi khấn xong,
đem gà đi cắt tiết, làm lông. Nhưng nhớ trước khi nhúng nước sôi, cần nhổ 3 cái
lông ở sau gáy, 3 cái lông ở đuôi, 3 cái ở đầu gối phải, 3 cái ở đầu gối trái,
tổng cộng là 12 cái lông để riêng ra 1 chỗ cẩn thận. Sau khi mổ và làm vệ sinh
con gà sạch sẽ, cắt riêng 2 cẳng chân gà luộc riêng cùng với 12 cái lông lúc
nẫy.Lưu ý luộc vừa chín tới , còn thân con gà thì luộc bình thường như mọi ngày
.

Sau khi xong đặt cả gà và 2 chân lên bàn thờ gia tiên để cúng vái hết một tuần
nhang, lúc đó thì có thể hạ lễ đem chân gà đi xem được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *