Thờ Táo Quân nên như thế nào



Thờ Táo Quân
nên như thế nào


Táo
Quân là ai?
 


     –  “Táo”
là bếp, “Quân” là vua, “Táo Quân” là vua
bếp.


     “Táo
Quân” là nhân dân gọi tắt từ “Định Phúc Táo Quân”. Thực ra, trong tín ngưỡng dân
gian Việt Nam Táo quân bao gồm ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.
Trong đó Thổ Kỳ là nữ thần (Hai ông một bà). Sự tích “hai ông một
” được truyền khẩu trong nhân dân như
sau:


     “Trọng
Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền,
hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao do giận quá mất khôn mà nhẫn tâm đánh vợ
mạnh tay. Thị Nhi do sợ hãi và cảm thấy tủi nhục nên bỏ nhà ra đi không quay về
nữa.


     Sau đó,
Thị Nhi gặp Phạm Lang và bằng lòng làm vợ Phạm Lang, hai người sống với nhau
cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Trong khi đó, sau khi vợ bỏ đi không về, Trọng
Cao mới thấy ân hận không nguôi, nên khăn gói đi đi tìm vợ, tiền bạc đem theo
đều đã tiêu hết, nhưng với quyết tâm phải tìm cho bằng được Thị Nhi, nên Trọng
Cao đành phải đi ăn xin.


     Không ngờ
khi lang thang xin ăn, Trọng Cao vô tình đã đến nhà Thị Nhi. Hai bên nhận ra
nhau. Hiểu rõ tình cảnh, Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà cho ăn uống và nghe
Trọng Cao hàn huyên về nỗi gian nan của mình, Thị Nhi đâm ra ân hận vì đã trót
lấy Phạm Lang.


     Trong lúc
hai người đang tâm sự thì Phạm Lang đột ngột từ ngoài đồng trở về nhà để lấy tro
bếp bón ruộng, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị
Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Vì nhà hết tro, nên Phạm Lang
phải ra đốt rơm để lấy tro bón ruộng mà không hay biết có Trọng Cao trốn trong
đống rơm. Trọng Cao lại sợ ảnh hưởng đến Thi Nhi, nên không dám chui ra , đành
chấp nhận chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao vì mình mà chấp
nhận chết thiêu, nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang không
hiểu sự tình, gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền
nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.


     Linh hồn
của ba người do trong sạch nên được siêu thoát về trời để làm thần thánh. Ngọc
Hoàng cảm động với câu chuyện ân tình của ba người, đồng thời cũng thương cảm về
cái chết của họ, và xét thấy thấy ba người tuy có lỗi, nhưng đều là những con
người có nhân nghĩa, nên đồng ý cho ba người cùng sống chung một nhà. Tuy nhiên
do quan niệm phong kiến lạc hậu cổ xưa, dân tộc người Việt có chế độ phụ tử hệ,
việc một bà hai ông là chuyện chưa từng có ở Thượng giới, nên khó có thể chấp
thuận, do đó Ngọc Hoàng quyết định chỉ sắc phong cho làm Táo Quân trông coi đời
sống gia đình của con người ở hạ giới, chỉ ban áo mũ mà không ban
quần..”.


     Danh hiệu
của ba vị được gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (
定福灶君), nhưng
mỗi người giữ một việc riêng
lẻ:


    – Phạm
Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp lửa, bát cơm manh áo, danh hiệu là: Đông
Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân


   – Trọng Cao
làm Thổ Địa, trông coi việc long mạch đất đai nhà cửa, danh hiệu là: Thổ Địa
Long Mạch Tôn Thần


   – Thị Nhi
làm Thổ Kỳ, trông coi việc tiền bạc, chợ búa, danh hiệu là: Ngũ Phương Ngũ Thổ
Phúc Đức Chính Thần


   Ghi
chú:
Đây cũng là lý do vì sao cái kiềng lại có ba chân, hay nói cách khác là
đầu rau ba người”. Do đó bà con chú ý, nếu cái kiềng (cái để kê nồi trên
ngọn lửa) dù là bếp củi hay bếp than, bếp ga… đều phải chọn loại ba chân, không
chọn bốn chân là đính vào chữ “tử” kiêng
kỵ.


Thờ cúng Táo
Quân như thế nào?


     Theo tục
lệ cổ truyền của người Việt hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân
lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình hạ giới
với Ngọc Hoàng Thượng đế. Và đến đêm Giao thừa Táo Quân mới quay trở lại trần
gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình trong năm
mới.


     Vậy ngày
23 tháng chạp thực chất có ý nghĩa gì?


     Theo các
nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng, câu chuyện dân gian về mối quan hệ của ba vị
táo quân tạo nên một bộ tam tài đặc biệt, biểu tượng bằng quẻ Ly  gồm hai hào
dương một hào âm, theo tiên thiên bát quái thì quẻ ly thuộc phương Đông, theo
hậu thiên bát quái thì quẻ ly thuộc phương Nam, ứng với Trung nữ, và quẻ ly ứng
với hỏa trong ngũ hành. Ngày 23 tháng Chạp được soạn giả Vũ Tuấn Anh cho rằng:
là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng
nhập trung theo chu kỳ cửu cung. “Vạn vật qui ư thổ” hay nói theo thuyết Âm
Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối
cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc
chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối
Ngũ Hành – Theo Lý học Đông phương – thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp
– Táo Quân về trời”.


    Ở đây,
 xin bàn một chút về “nên” hay “không
nên” ?


    Tục truyền
. Câu chuyện Táo Quân tuy mang sắc thái duy tâm, nhưng cũng chưa hẳn là không có
cơ sở. Cụ thể là các nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân tộc cũng đã đưa ra
được những chứng lý làm cơ sở chứng minh. Tuy nhiên hiện tại trong nhân dân có
thể nói là hỗn độn về thờ phụng. Ở Miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn bị ảnh hưởng
khá nhiều, hay nói cách khác là bị nhầm lẫn với việc thờ cúng Ngũ vị tài thần
trong văn hóa tín ngưỡng của Trung Hoa với Ngũ vị tài thần của người Việt. Ngoài
ra còn bị nhầm lẫn giữa lý thuyết Phật giáo và lý thuyết của Đạo Cao Đài. Đa số
các gia đình đều tách Thổ địa ra ghép với thần tài để cúng dưới đất, ở một góc
nhà ngoảnh mặt ra cửa chính. 


    Như vậy có
nên chăng? Thần cai quản đất đai không có nghĩa là phải nằm dưới đất mới là thần
đất?


    Một số gia
đình cũng cho rằng đã là vua bếp thì phải thờ ngay tại bếp. Tuy tên gọi là Táo,
nhưng nhiệm vụ của ba vị thần Táo đâu chỉ có cai quản cái bếp không thôi, mà sự
cai quản

của Đinh phúc
Táo quân bao gồm cả long mạch, đất đai, nhà cửa, tài lộc và sự bình yên trong
sinh hoạt của của một gia đình. Mỗi gia đình chỉ nên có một bàn thờ duy nhất
ở nơi trang trọng và tôn nghiêm trong nhà. Bởi vì ba vị Táo quân là một bộ “Tam
tài thần” của người Việt Nam, nếu tách riêng Thổ Địa để ghép với Thần tài của
văn hóa Trung Hoa, thì ví như quẻ hào Ly bị biến động bất an, gia đạo có thể gặp
điều chẳng lành?


     Trở lại
chuyện Táo Quân. Theo phong tục tập quán của người Việt, khi trong nhà có đại
sự, giỗ chạp…thì gia chủ cần phải thắp hương khấn “Thổ Công – Hà Bá” từ hôm
trước để xin phép ba vị “Táo Quân” trông coi gia đạo nhà mình
xin phép cho
Tổ tiên nhà mình được về hưởng lộc của con cháu dâng lễ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *