THIÊN VĂN PHƯƠNG ĐÔNG

undefined

THIÊN VĂN PHƯƠNG ĐÔNG

Từ thời thượng cổ, vòm trời bao la đã được nhân loại trên Trái đất nhỏ bé chiêm ngưỡng. Tuy nhiên Vũ trụ hầu như vẫn giữ nguyên vẹn tính chất bí hiểm. Bởi trình độ khoa học chưa được tiến triển đến mức độ để có thể thỏa mãn sự tò mò của con người trong hàng chục thế kỷ.

Từ thời thượng cổ, vòm trời bao la đã được nhân loại trên Trái đất nhỏ bé chiêm ngưỡng. Tuy nhiên Vũ trụ hầu như vẫn giữ nguyên vẹn tính chất bí hiểm. Bởi trình độ khoa học chưa được tiến triển đến mức độ để có thể thỏa mãn sự tò mò của con người trong hàng chục thế kỷ.

Thiên văn được coi là một ngành ưu tiên ở các nước phương Đông vì những sự kiện xảy ra trên trời có liên quan đến đời sống của dân gian, đặc biệt là khí hậu và mùa màng. Buổi tối mùa hè, ta thường nhìn thấy chòm sao Thần Nông mọc ở hướng đông nam trong đó có một ngôi sao sáng, sao Alpha Antares ở ngay ven giải Ngân Hà.
Chòm Thần Nông dường như đứng thẳng trên chân trời. Nếu ta nhìn lên vòm trời những buổi tối mùa thu, ta thấy Thần Nông cúi rạp về hướng chân trời tây nam trước khi lặn. Lúc đó là mùa gặt nên dân gian hình dung Thần Nông cúi xuống gặt lúa. 

Đó là một phương tiện đơn giản, dựa trên xự thay đổi biểu kiến của các chòm sao, mà các nhà nông ngày xưa dùng để nhận định thời vụ. Sự chuyển động biểu kiến của các ngôi sao là do Trái đất tự quay chung quanh một trục xuyên qua cực bắc gần sao Bắc Đẩu (hình 1). Vòm trời quay được một vòng trong 23 giờ 56 phút 4 giây, cho nên mỗi ngày 24 tiếng, các sao trên trời dường như chuyển động nhanh hơn gần 4 phút. 

Ở một thời điểm xác định, mỗi ngày vị trí của sao thay đổi chút ít trên vòm trời. Một chòm sao ta nhìn thấy những buổi tối mùa hạ có thể không hiện trên vòm trời những buổi tối mùa đông vì đã lặn xuống chân trời.

Các học thuyết của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo về đạo lý con người và sự hài hòa với Vũ trụ có ảnh hưởng tới những lĩnh vực như thiên văn, địa lý và y dược. Chiêm tinh học dựa theo vị trí tinh tú để tiên đoán tương lai đã chiềm một địa vị quan trọng trong ngành thiên văn thời xưa. Bên Trung Quốc, những nhà thiên văn kiêm chiêm tinh học được liên hệ trực tiếp với triều đình và được tiếp đón ngay trong hoàng thành để chăm lo việc tế lễ. Tên và thứ bậc các vì sao trên vòm trời được ấn định theo mô hình thứ bậc trong triều đình. Sao Bắc Đẩu tượng trưng ngai Hoàng Đế và tất cả hệ thống sao quay chung quanh là các quan trong triều.

Quan sát Vũ trụ ngày xưa chủ yếu để phục vụ ngành chiêm tinh bằng cách phát hiêẹn những sự kiện bất thường nhìn thấy bằng mắt trần trên vòm trời. Người Trung Quốc bắt đầu từ khoảng 1500 năm trước công nguyên, vào đời nhà Thương, đã khắc trên những mẩu xương những sự kiện thiên văn như nguyệt tực, nhật thực và sự xuất hiện đột ngột của những ngôi sao mới trên trời (hình 2). Mỗi khi sao chổi xuất hiện trên bầu trời, người ta cho rằng đó là điềm chẳng lành.

Người Hy Lạp và A Rập ngày xưa hình dung sao chổi như một mớ tóc hay một lưỡi kiếm lửa bay trên không trung, tượng trưng sự căm giận của Thượng đế, gieo những thiên tai và tang tóc. Năm 1910 khi sao chổi Halley trở lại gần Trái đất, dân chúng thành phố San Francisco rất kinh hoàng vì sợ hít phải hơi độc cyanur phát hiện thấy trong đuôi sao chổi. Có người dùng mặt nạ để chống khí độc! 

Thật ra dù có chất cyanur trong sao chổi, nhưng vì khí rất loãng nên không có ảnh hưởng đến cơ thể. Tất cả những sự hiện diện của sao chổi Halley trên bầu trời với chu kỳ 76 năm, lần nào cũng được quan sát và ghi chép trong sử Trung quốc từ 20 thế kỷ nay Chu kỳ 76 năm là do nhà thiên văn người Anh tên là Halley ở thé kỷ thứ 18 xác định. Sự kiện sao chổi này đã được ghi vào nhiều bức tranh, đặc biệt là tấm thảm ở tỉnh Bayeux của Pháp vào năm 1066. 

Tuy nhiên trong “Thiên luận” (bàn về trời), Tuân Tử (313-230 TCN) đã có những tư tưởng tiến bộ bác bỏ thuyết cho rằng sao chổi xuất hiện thì điều chẳng lành.

Những sự kiện bất thường xảy ra trên trời được cho là có ảnh hưởng tới những nhân vật và tiền đồ của cả nước và phải được ghi và theo dõi tỉ mỉ. Đó cũng là nhiệm vụ của nhà sử học đời nhà Chu (110 tới 481 TCN). 

Bắt đầu từ thời Tây Hán (năm 206 TCN tới năm thứ 9 sau công nguyên) vì công việc của nhà sử học có phần bận bịu, nên nhiệm vụ thiên văn được tách rời và giqo phó cho các nhà chiêm tinh học. “Sao mới” hiện ra năm 185 (sau công nguyên) đã được coi là điềm xấu báo hiệu sự sụp đổ của triều Đông Hán. 

Ai chểnh mảng trong công việc tiên đoán nhật thực và nguyệt thực đều có thể bị trừng trị. Để tránh sai lầm, những sự kiện phải quan sát thấy tại hai đài thiên văn mới được chấp nhận. Để xác định vị trí sao, vòm trời được chia thành 3 vòng và 28 “tú” như 28 múi cam. Sự chia vòm trời ra 28 túcó lẽ không phải là ngẫu nhiên mà để thuận tiện cho việc theo dõi vị trí của Mặt trăng. Vì tuần trăng vào khoảng 29 ngày và cứ vào khoảng 27 ngày thì Mặt trăng trở lại vị trí cũ trên trời.

Nhiều sách viết trong đời nhà Chu có thể cho là những triều văn hiến nhất của Trung quốc ở thời đại thượng cổ, tiếc thay đã bị đốt theo lệnh của Tần Thủy Hoàng vào năm 213 TCN. Mục đích của vụ đốt kho tàng văn hóa quý báu này là để thủ tiêu những thành tựu có thể làm lu mờ công trình của đời nhà Tần. Các thi sĩ đời nhà Chu đã đặt những câu hỏi về Vũ trụ. Trong những bài thơ, Trời được coi là Cửu trùng (chín tầng). 

Từ thời Chiến Quốc (thế kỷ thứ 5 tới thứ 3 TCN) tới thời Đông Hán (thế kỷ thứ 3 sau công nguyên) vấn đề Vũ trụ đã được đề cập. Trong “Sử ký” mục “Thiên quan” của Tư Mã Thiên, một nhà thiên văn và chiêm tinh đời Tây Hán, năm 90 TCN, có đề cập đến nhiều vấn đề thiên văn như quỹ đạo của các hành tinh, thiên thạch, nguyệt thực và nhật thực. 

Hiện tượng “tuế sai của phân điểm” làm điểm xuân phân di chuyển từ từ (1 độ trong 72 năm) trong cung hoàng đạo, ngược chiều chuyển động biểu kiến Mặt trời đã được phát hiện từ thế kỷ thứ tư bởi nhà thiên văn Ngu Hỉ và ghi trong cuốn “An Thiên Luận”. Điểm xuân phân là mốc của tọa độ trên vòm trời nên hiện tượng tuế sai có ảnh hưởng đến sự xác định vị trí của các thiên thể. Nguyên nhân của sự di chuyển của điểm xuân phân là vì trục quay của Trái đất bị đảo làm trái đất tự quay lắc lư như một con quay.

Đến đời nhà Tống (960-1278), vị trí sao đã được xác định bằng những vòng đo hình cầu gọi là “hồn nghi” và “hồn tượng” (dụng cụ định vị trí và dạng hình thiên thể). Trong bộ Thông Chí Lược (năm 1150) có mục lục của hàng trăm tên sách đề cập những vấn đề như cấu trúc Vũ trụ, sự phân bố bầu trời ra những chòm sao, kỹ thuật đo lường với những dụng cụ thiên văn. 

Thời gian của ngày, tháng, năm và nói chung là vấn đề làm lịch cũng là một trong những công việc được coi là quan trọng của nhà thiên văn thời xưa. Những lịch đầu tiên làm ở đời nhà Chu rất thô sơ và chỉ nói tới thời tiết và những tuần trăng. Đến đời nhà Đường, thế kỷ thứ 7, với sự cộng tác của các nhà thiên văn Ấn Độ ngụ tại Trung Quốc, việc làm lịch có phần hoàn hảo hơn. 

Vào thế kỷ 13-15, đời nhà Nguyên và nhà Minh có cả sự cộng tác của các nhà thiên văn A Rập để đo vị trí các sao và lập ra lịch.

Từ thế kỷ 16 đời nhà Minh đến thế kỷ 18 đời nhà Thanh, nhờ sự phát triển của ngành toán học do sự phát triển của khoa học tây phương, thiên văn vị trí và hệ thống lập ra lịch lại càng chính xác.

Năm 1618, kính viễn vọng làm ở Tây phương lần đầu được mang sang Trung Quốc, và nguyên tắc cùng phương pháp sử dụng kính được trình bày trong “Viễn kính thuyết” (626). Nhật thực ngày 25 tháng 10 năm 1631 đã được quan sát bằng hai kính viễn vọng.
Nguyễn Quang Riệu
Ngày Hoàng đạo

‘Dù có học vấn và kiến thức cao thâm đến đâu, hãy vẫn cảm thấy mình còn thấp kém cần học hỏi, như vậy trí tuệ mới ngày một thăng tiến’. 

Một cái ly chứa đầy nước sẽ không bao giờ nhận được nước thêm nữa, nước sẽ tràn ra ngoài. Có cảm thấy mình còn yếu kém mới cần học hỏi thêm, bằng không sẽ trở nên tự mãn thì sẽ giống như con thuyền không chèo chống, nó bị sức nước đẩy lui về sau vậy.

Sách báo là phương tiện tôi luyện óc sáng tạo cho con người. Nó là người thầy dạy kiến thức ngoài trường đời và cũng là người bạn để giải buồn. Càng đọc sách báo để trau dồi trí tuệ thì nhân cách con người càng tao nhã, vì trí thức là một trong những điều kiện để phát huy tâm hồn cao thượng.

Sách là công cụ truyền bá văn hóa, báo chí là phương tiện truyền thông, là khí giới đấu tranh cho chân lý. Một bài viết hay một cuốn sách dầu có dở đi chăng nữa, người viết cũng đã lao khổ với những dòng tư tưởng của họ, họ cũng đã mất nhiều thời giờ suy ngẫm mới viết ra được. Nếu đọc sách báo với ác ý, châm chích thì tự mình đã bỏ mất một cơ hội tốt. Biết đâu từ trong đó mình thu nhận được những lời hay ý đẹp, ngoại trừ những sách báo dâm ô thì không kể.

Học giả Gibbon nói: ‘Đọc sách để suy tư, chớ đừng đọc sách để khỏi suy nghĩ’.

Nên biết cách đọc! Có nhiều người đọc sách báo mà rốt cuộc không thu được lợi ích gì cho kiến thức của họ cả. Đó là những người chỉ đọc một đoạn đầu, một đoạn giữa và một khúc đuôi… rồi xếp quyển sách hay tờ báo lại, cứ tưởng rằng mình đã hiểu biết những gì trong sách báo truyền đạt. Người nào muốn đọc sách báo để thu nhận thêm kiến thức, để giúp cho óc phán đoán thì đừng bao giờ đọc theo cách này!

Có kẻ đọc sách báo để giải buồn, cũng có người đọc sách để tìm sự an ủi cho tinh thần khi bị đau khổ, mong tìm thấy sức mạnh thiêng liêng hầu giúp mình thêm can đảm nhẫn nại, vượt qua cảnh khổ của cuộc đời. 

Cũng có người đọc sách báo để chứng tỏ ta đây là người hiểu biết thời sự nóng bỏng để tán gẫu trong lúc ‘trà dư tửu hậu’ hay ‘cà phê luận’ tại các quán sá. Đọc cách này, không những không có lợi cho kiến thức mà còn gây hại cho bản thân mình về sau, vì nó tạo cho mình thói quen nói dối khi bị ‘bí’ đề tài hoặc trình độ hiểu biết nông cạn. 

Điểm tối kỵ là lợi dụng người chưa biết mình, tự tâng bốc, khoát lác ca tụng về sự hiểu biết của mình với hy vọng sẽ được cảm tình hoặc sự trọng nể của người đó. Đây là việc làm thiếu khôn ngoan nhất! Vì khi bị phát hiện là kẻ khoát lác, bản thân mình sẽ không còn đất dung thân, bị người cười chê suốt cả cuộc đời!


Sách báo là nơi tập trung tin tức, cập nhật những tư tưởng mới, những sáng kiến, những kinh nghiệm trong đời sống… Do đó đọc thường xuyên để học hỏi, tự trau dồi khả năng và kinh nghiệm là điều tốt. 

Người tốt nghiệp ra trường hơn 10 năm về trước, nếu không biết tự học hỏi trau dồi kiến thức nghề nghiệp thì bằng cấp của người đó không còn có giá trị nữa, nó chỉ là tấm giấy lộn để người đó nhìn vào, mù quáng tin rằng mình có thực tài… là tự mình lừa bịp mình thôi! Khoa học ngày càng tiến bộ chớ không ngưng đọng!

Hãy tưởng tượng một kiến trúc sư ra trường vào thập niên 50, không đi làm việc đúng theo khả năng, không xem sách báo về ngành kiến trúc. Đến nay hơn 50 năm, kiến trúc sư này muốn hành nghề trở lại thì thật là… lỗi thời!

Một bác sĩ ra trường năm 1960, chỉ hành nghề tại phòng mạch mà không chịu tu nghiệp thêm, không đọc sách báo về y khoa, đến năm 2006 thử hỏi kiến thức y khoa của bác sĩ này như thế nào? Sẽ cho lầm thuốc hay nặng về liều lượng thì chỉ hại người hại mình!

Nghề võ cũng vậy, người mang đai nhị đẳng, nếu không tập luyện thường xuyên hay chịu khó theo dõi, trau dồi thêm kiến thức võ thuật trên sách báo thì sau 20 năm đầu óc người này trở nên lạc hậu. Bài quyền còn không nhớ, nói chi đến thi đấu? (không biết luật mới). 

Tóm lại, đọc sách báo là việc tốt nhưng nếu biết suy luận và phân tích trong tinh thần học hỏi thì mới thực sự hữu ích hơn.

Ngày xưa các nhà thiên văn tưởng tượng vùng trời trong vũ trụ có một vòng tròn lớn gọi là vòng Hoàng đạo. Họ đem chia vòng này thành 360 độ, hai bên gọi là miền Hoàng đạo, dùng bốn quẻ chánh của Bát quái: Càn, Khảm, Ly, Khôn phân thành bốn phương (bốn mùa). Dùng Thập nhị Địa chi bố trí bốn phương để chỉ bốn mùa cho 12 tháng. Sau đó họ phân nạp 7 tinh tú vào mỗi phương. Mười hai Địa chi sắp xếp theo chiều kim đồng hồ, còn Nhị thập Bát tú thì ngược chiều kim đồng hồ. Do đó sao Phòng đóng ở cung Mẹo là Xuân phân, sao Tinh đóng tại Ngọ là Hạ chí, sao Mão đóng ở cung Dậu là Thu phân, sao Hư đóng tại cung Tý là Đông chí.

Sự chuyển động của Mặt trời và Mặt trăng là quan trọng hơn các tinh tú khác, nó gây ảnh hưởng lớn đến sự sống của vạn vật. 

Sự chuyển động của Mặt trời tạo nên sự thay đổi khí hậu bốn mùa, nó cũng làm cho sự vận hành khí huyết trong cơ thể con người thay đổi theo. Thời tiết ấm áp của mùa Xuân thì khí huyết trong người dễ lưu thông, sông suối mạch nước dễ luân lưu. Ngược lại khí trời lạnh rét của mùa Đông thì khí huyết của con người bị ngưng trệ, mạch nước cũng bị đông đặc.

Sự chuyển động của Mặt trăng gây ảnh hưởng đến thủy triều và sinh lý của con người, nhất là những người đang mang những chứng bệnh nan y như phong cùi, ung thư, tê thấp… Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống của thú vật, đặc biệt loại thú rừng sinh sống về đêm.

Hệ thống vị trí của Nhị thập Bát tú được các nhà Thiên văn thiết lập theo quá trình xác định chuyển động của Mặt trời và Mặt trăng. Ngoài chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, sự vận chuyển của các hành tinh cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng đối với vạn vật và đặc biệt nhất là đối với con người. Trong 5 hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì ảnh hưởng của Mộc tinh là lớn nhất. Người xưa gọi nó là Tuế tinh, khi xung nó tạo ra nhiều họa hại cho những mệnh nào bị chiếu. Ngày nay người ta biết khối lượng của thiên thể Mộc tinh lớn gấp 2.5 lần tổng khối lượng các hành tinh trong Thái dương hệ. Chu kỳ quay quanh Mặt trời là 12 năm, trong khoảng thời gian này Mộc tinh, mặt trời và trái đất ở vị trí khác nhau. Người ta cho rằng có thể nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành 12 kinh mạch trong thân thể con người.

Con người sinh sống trong sự vận chuyển của các hành tinh (vật đổi sao dời), nên cuộc đời mỗi con người mỗi khác vì ảnh hưởng của các lành dữ của các hành tinh đó… 

Theo các chiêm tinh gia, ngày Hoàng đạo là ngày có nhiều cát tinh hội tụ nên tốt lành. Vì thế các nhà Thuật số chọn ngày này để khai trương, xuất hành, cúng kiến, an táng… 

Ngày Hoàng đạo

Thông thường cuốn lịch của các chùa đều có ghi ngày Hoàng đạo. Các nhà Thuật số chia 12 tháng làm 6 cặp tháng, trong cặp tháng đó các ngày Hoàng đạo giống nhau như sau:

– Tháng Giêng, Bảy: Ngày Tý, Thìn và Tỵ.

– Tháng Hai, Tám: Ngày Dần, Ngọ và Mùi.

– Tháng Ba, Chín: Ngày Thìn, Thân và Dậu.

– Tháng Tư, Mười: Ngày Ngọ, Tuất và Hợi.

– Tháng Năm, Mười Một: Ngày Thân Tý, và Sửu.

– Tháng Sáu, Chạp: Ngày Tuất, Dần và Mẹo. 

Cách bấm bàn tay
Tính khởi tháng Giêng tại Tý, bấm cách tiết thuận hành để biết các tháng sau đó. Từ cung của tháng nào, bấm liên tiết thuận hành đến cung thứ 5 và 6. Hai Địa chi đó cũng là hai ngày Hoàng đạo kế tiếp. 

* Cách bấm tính ngày đầu: Tính khởi tháng Giêng tại Tý bấm thuận hành cách tiết, tháng 2 tại Dần, 3 tại Thìn, 4 tại Ngọ, 5 tại Thân, 6 tại Tuất. Tháng 7 tại Tý trở lại, 8 tại Dần, 9 tại Thìn, tháng 10 tại Ngọ, tháng 11 tại Thân, tháng 12 tại Tuất.

* Cách bấm tính 2 ngày sau: Bấm khởi tại tháng muốn tính đếm 1, bấm liên tiết thuận hành đến cung 5 và cung 6 là 2 ngày Hoàng đạo tiếp theo. 

Thí dụ:

– Tháng Giêng, ngày Tý bấm tại cung Tý đọc 1, Sửu đọc 2, Dần đọc 3, Mẹo đọc 4, Thìn đọc 5 và Tỵ đọc 6. Ngày 1: Tý; ngày 5: Thìn; ngày 6: Tỵ. Ngày Tý, Thìn, Tỵ là ngày Hoàng đạo của tháng Giêng và tháng Bảy. 

– Tháng Ba, bấm cung Thìn đọc 1, Tỵ đọc 2, Ngọ đọc 3, Mùi đọc 4, Thân đọc 5, Dậu đọc 6. Ngày 1: Thìn; ngày 5: Thân; ngày 6: Dậu. Ngày Thìn, Thân, Dậu là ngày Hoàng đạo của tháng Ba và tháng Chín. 

– Tháng Sáu, bấm cung Tuất đọc 1, Hợi đọc 2, Tý đọc 3, Sửu đọc 4, Dần đọc 5, Mẹo đọc 6. 1, 5 và 6 là ngày Tuất, Dần và Mẹo là ngày Hoàng đạo của tháng Sáu, tháng Chạp.

* Xin lưu ý: Nếu ngày Hoàng đạo trùng ngày Ngũ kỵ thì ảnh hưởng tốt sẽ bị triệt tiêu. 

Giờ Hoàng đạo
Ngày Hoàng đạo là ngày tốt, nhưng nếu biết dụng giờ Hoàng đạo của ngày Hoàng đạo thì không có gì tốt cho bằng. Giờ Hoàng đạo của ngày: 

– Tý, Ngọ: 1-3, 5-7 giờ sáng, 11-1 giờ trưa, 3-5 giờ chiều, 5-7 giờ tối, 11-1 giờ khuya.

– Mẹo, Dậu: 11-1 giờ khuya, 3-5, 5-7 giờ sáng, 11-1 giờ trưa, 1-3, 5-7 giờ chiều. 

– Thìn, Tuất: 1-3 giờ sáng, 7-9, 9-11 giờ trưa, 1-3 giờ chiều, 7-9 giờ tối, 11-1 giờ sáng.

– Sửu, Mùi: 1-3 giờ sáng, 7-9 giờ sáng, 11-1, 1-3 giờ chiều, 7-9, 9-11 giờ tối.

– Dần, Thân: 3-5 giờ sáng, 7-9, 9-11 giờ trưa, 3-5, 5-7 giờ tối, 9-11 giờ khuya.

– Tỵ, Hợi: 3-5, 5-7 giờ sáng, 9-11 giờ trưa, 3-5 giờ chiều, 7-9, 9-11 giờ khuya.
Ngày bất tương

Lời thầy dạy 
‘Đừng vội kết luận theo lối chủ quan và tránh cãi vã với người’.

Hãy nghe câu chuyện này: 

Sau khi đi du lịch ở Alice Springs, vùng Northern Territory trở về, tất cả học sinh đều phải viết bài luận văn tả cảnh đá thần Uluru theo lời yêu cầu của người thầy. Trong lớp có hai người viết xong, trao đổi xem bài lẫn nhau trước khi nạp. Một lúc sau cả hai cãi vã, không ai chịu cho bài của người kia là đúng chỉ vì màu sắc của đá thần. Người thầy sau khi xem qua các bài luận văn đều gật đầu ngợi khen, nhất là bài của hai người. Thấy thế, một trong hai người lên tiếng khiếu nại:

– Thưa thầy, nếu bài của con đúng thì bài của anh ta phải sai, hoặc bài của anh ta đúng thì bài của con sai, chớ không thể nào cả hai bài đều đúng được. Con tin rằng bài của con đúng, còn của anh ta thì sai. 

Người thầy mỉm cười bảo:

– Nếu con chịu nghĩ ra thời điểm khác nhau mà con và bạn của con tả màu sắc của đá thần thì con sẽ hiểu được cả hai đều đúng. Con tả đá thần vào buổi sáng sớm nên có màu xanh của núi, còn người bạn con tả đá thần vào buổi trưa nắng nên có ửng màu xám đỏ. Tại sao con bảo bài của con đúng, còn của bạn con sai? 

Câu chuyện minh họa nêu trên cho chúng ta một bài học là nếu chưa hiểu được sự việc thì đừng bao giờ cho rằng mình đúng còn người thì sai. Chỉ có những bậc đại trí mới thấy được ‘chân tướng’ của sự vật, còn nếu là người bình thường thì khó lòng nhìn thấy. Cho nên nếu mình có giỏi hơn người khác, cũng chỉ ở một vài phương diện nào thôi, chớ không thể hơn về mọi mặt! 

Sự vật thì vô thường, còn sự hiểu biết của mỗi con người có hạn, nên suy nghĩ lại, cố tránh cãi vã vì bất đồng quan điểm là điều nên làm. Được như vậy trong lòng mình sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Hãy nhớ đây là chìa khóa của cánh cửa an lạc! Thiện tai!
* * *
Ngày xưa, trước khi dựng vợ gả chồng cho con cháu, các cụ thường nhờ người thầy xem tuổi của đôi trẻ để lương duyên của chúng khỏi bị ‘nửa đường gẫy gánh’ hay tránh cho chúng khỏi bị cảnh phu thê ‘ly biệt’ khi phạm ‘cô phòng quả tú’. Ngày nay, quan niệm về hôn nhân đã thay đổi. Nam nữ ‘phải lòng’ thương yêu nhau thì việc cưới gả tiếp theo là lẽ thường tình. Cho dù ông bà cha mẹ biết trước sự đổ vỡ cũng không thể nào ngăn cản được! Thôi thì cứ xem như đôi trẻ có duyên ‘tiền định’ cho lòng mình thanh thản. Còn chúng có ‘nợ’ lâu dài với nhau hay không là còn tùy ‘duyên phận’.




Ở thập niên 50 trở về trước, người thầy xem tuổi để chọn đối tượng tốt theo yêu cầu thì không có tội. Thời đó con cái không được quyền tự do luyến ái, việc hỏi cưới đều nằm trong tầm tay, trong sự sắp đặt của ông bà cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Ngày nay, khi đôi trẻ đã ‘phải lòng’ nhau, người thầy xem thấy tuổi của hai trẻ bị kỵ hay không hạp, chắc chắn cha mẹ đôi bên bắt buộc phải ‘chia loan rẽ thúy’ thì thật là… Tội lỗi! Tội lỗi!

Do đó, không xem tuổi hạp của ‘lứa đôi’ trong thời đại này thì không có gì sai trái, nhưng cũng cần nên biết ngày, tháng, năm kiêng kỵ trong việc gả cưới để giúp cho đôi trẻ sống hạnh phúc lâu dài bên nhau là điều tốt vậy! 

Năm kỵ cưới gả
Người xưa kỵ dựng vợ gả chồng vào năm kỵ cho nam và nữ theo tuổi ta như sau:

* Nam: Bấm năm cầm tinh đếm 1, bấm liên tiết thuận hành theo bàn tay Địa chi đến cung thứ 8 là năm kỵ lấy vợ. Thí dụ: 

– Nam tuổi Tý: Bấm Tý đếm 1, Sửu đếm 2, Dần đếm 3, Mẹo đếm 4, Thìn đếm 5, Tỵ đếm 6, Ngọ đếm 7 và Mùi đếm 8. Tuổi Tý kỵ cưới vợ năm Mùi.

– Nam tuổi Dậu: Bấm Dậu đếm 1, Tuất đếm 2, Hợi đếm 3, Tý đếm 4, Sửu đếm 5, Dần đếm 6, Mẹo đếm 7 và Thìn đếm 8. Tuổi Dậu không nên lập gia đình vào năm Thìn.

Bấm hết tuổi của 12 con giáp sẽ thấy các năm kỵ như sau:

– Tuổi Tý kỵ năm Mùi. 
– Tuổi Sửu kỵ năm Thân. 
– Tuổi Dần kỵ năm Dậu. 
– Tuổi Mẹo kỵ năm Tuất. 
– Tuổi Thìn kỵ năm Hợi.
– Tuổi Tỵ kỵ năm Tý. 
– Tuổi Ngọ kỵ năm Sửu. 
– Tuổi Mùi kỵ năm Dần. 
– Tuổi Thân kỵ năm Mẹo. 
– Tuổi Dậu kỵ năm Thìn. 
– Tuổi Tuất kỵ năm Tỵ. 
– Tuổi Hợi kỵ năm Ngọ.
* Nữ: Không theo nguyên tắc như nam và tuổi kỵ lấy chồng vào các năm sau đây: 

– Tuổi Tý kỵ năm Mẹo và tuổi Mẹo kỵ năm Tý. 
– Tuổi Sửu kỵ năm Dần và tuổi Dần kỵ năm Sửu. 
– Tuổi Thìn kỵ năm Hợi và tuổi Hợi kỵ năm Thìn. 
– Tuổi Tỵ kỵ năm Tuất và tuổi Tuất kỵ năm Tỵ.
– Tuổi Ngọ kỵ năm Dậu và tuổi Dậu kỵ năm Ngọ. 
– Tuổi Thân kỵ năm Mùi và tuổi Mùi kỵ năm Thân.
Ngày tốt 
Các nhà Thuật số luôn chọn các ngày tốt để cưới gả, họ chọn:
Ngày Bất tương.

– Ngày có nhiều cát tinh như: Thiên Hỷ, Thiên Đức + Nguyệt Đức, Tam Hiệp, Ngũ hiệp, Lục hiệp. 

– Ngày trực Bình, trực Định, trực Thành, trực Thâu.

Ngày kiêng kỵ
Nên tránh các ngày dưới đây:

– Ngày Tam nương, Sát chủ dương và Nguyệt kỵ.

– Ngày có hung tinh như: Trùng phục, Thiên hình, Thiên tặc, Địa tặc, Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt hỏa, Nguyệt yểm, Vãng vong, Sát thê. 

– Ngày kỵ tuổi (Thiên khắc, Địa xung).

– Ngày trực Kiến, trực Phá, trực Nguy.

Ngày bất tương
Bất là không, tương là tương hợp. Nghĩa ở đây là không bị Âm tương, không bị Dương tương, không bị Cụ tương và bất tương là ngày đại kiết để dựng vợ gả chồng.

– Âm tương: Can Âm (-) phối Chi Âm (-), kỵ cho nữ.

– Dương tương: Can Dương (+) phối Chi Dương (+), kỵ cho nam.

– Âm Dương cụ tương: Can Âm (-) phối hợp Chi Dương (+), nam nữ đều bị kỵ.

– Âm Dương bất tương: Can Dương (+) hòa hợp với Chi Âm (-) thì tốt cho cả nam lẫn nữ.

Ngày bất tương của mỗi tháng
Để giúp độc giả dễ dàng tìm ngày bất tương, Vô Chiêu liệt kê các ngày này trong bảng phân chia theo từng tháng dưới đây. 

Lời kết
Kết luận theo lối chủ quan và cãi vã là thất sách, cho dù có hơn người cũng không mang lợi ích gì cho cuộc sống. Còn nếu như thua người, trong lòng hổ thẹn, buồn rầu sinh ra sân hận… là tự mình mở cửa địa ngục mà thôi!

Cổ nhân nói: ‘Không biết khiêm nhường, không biết hổ thẹn, không biết phải trái và không biết thương người thì không phải là… con người!’.

Khiêm nhường là đầu mối của lễ.
Hổ thẹn là đầu mối của nghĩa.
Biết phải trái là đầu mối của trí.
Lòng thương người là đầu mối của nhân.

Người có đủ bốn đức tính ‘lễ, nghĩa, trí, nhân’ sẽ không bao giờ kết luận theo lối chủ quan hoặc cãi vã với người khác. Còn nếu như thiếu một hoặc hai trong bốn đức tính này mà chẳng chịu suy nghiệm để tu sửa là tự hủy hoại danh dự của mình mà thôi!
Tìm sao của năm, tháng

Lời thầy dạy: ‘Hãy khiêm tốn nếu muốn tiếp nhận thêm trí tuệ và càng phải khiêm tốn hơn nữa khi đã đạt được đỉnh cao’.

Tự cho mình là khôn ngoan, thông hiểu mọi sự việc trên đời là chướng ngại lớn ngăn chận sự tiếp nhận thêm trí tuệ. Kiêu căng tự phụ là một tánh nết xấu nhất ở trên đời này. Biết bao kẻ bị ‘thân bại danh liệt’, ‘tán gia bại sản’ cũng vì bản tánh ‘tự cao tự đại’. Lòng kiêu hãnh chẳng những không cho phép người ta tiếp nhận thêm những điều mà họ không hiểu biết mà còn làm cho họ trở nên mù quáng. Khi làm hoặc nói về một vấn đề nào đó mà họ không biết, họ sẽ khoác lác để khỏa lấp sự ngu dốt của mình và như thế họ đã vấp thêm lầm lỗi! Tội lỗi! Tội lỗi!

Nên ở vai trò của người học hỏi, chớ không nên là học trò. Người có lòng học hỏi luôn mang một tinh thần sảng khoái, sẵn sàng và mong được tiếp nhận thêm những điều mình không biết, mà quả thật mình chưa biết.

Học hỏi khác với học tập. Học tập ở trường thường có tính căn bản, từ chương để trả bài và thi cử. Một học sinh chỉ học chương trình do bộ giáo dục đề ra còn không đủ thời gian, nói chi đến những vấn đề bao quát bên ngoài, chắc chắn rằng cậu ta hay cô ta không có thì giờ học hỏi được sự liên quan từ sách vở ngoài đời, hoặc từ kinh nghiệm của chính bản thân.

Học tập đến hết bậc trung học, đại học hay cao nhất là lấy bằng tiến sĩ là hết. Còn học hỏi có tính cách trường kỳ hơn, còn sống là còn học hỏi. Tiến sĩ toán học nếu không chịu học hỏi về nghệ thuật làm vườn thì làm sao biết cách chăm sóc và làm đẹp khu vườn nhà?

Học hỏi là học những gì liên quan đến từng sự việc, học qua kinh nghiệm của nhiều người. Lắng nghe hay đọc những gì người ta chỉ dạy rồi suy nghiệm xem có đúng hay không, hoặc kiểm chứng lại một cách cẩn thận. Người thầy có bổn phận giúp đỡ cho người học hiểu rõ ràng và tường tận sự việc mà ông ta muốn dạy hay đề cập tới. Dĩ nhiên người thầy được kính trọng khi nào dạy những điều đúng và thích đáng.

Người học hỏi không nên quá tin tưởng và lệ thuộc vào người thầy mà phải có tinh thần hăng say tích cực bằng cách nêu ra những thắc mắc hoặc hỏi những gì mình chưa thông suốt. Ngoài ra người học hỏi cần phải tham khảo sách vở có liên quan đến sự việc mình đang tìm hiểu, luôn phân tích tìm ưu khuyết điểm và nghiệm lại thì mới đạt được kết quả.

Cũng có khi người ta học hỏi qua một sự việc hay một sự kiện xảy trước mắt mà không cần thầy dạy, chẳng hạn như câu chuyện ‘Thầy tôi là cây xoài’ được người đời kể lại như sau:

Ngày xưa, có một ông vua cùng đoàn tùy tùng đi thăm dân ở vùng yên bình. Trước khi đến tỉnh thành kế cận, họ băng qua một khu rừng hoang và trong đó có mấy cây xoài. Nhà vua thấy một cây xoài sai trái, trái chín nặng trĩu nên nhiều nhánh bị oằn xuống, vài cây không có trái bên cạnh thì cành nhánh cao hơn. Nhà vua là người thích ăn xoài, định trong bụng trên đường về kinh sẽ đích thân hái vài chục trái về cho hoàng hậu và công chúa cùng hưởng dụng. 

Xong việc khi trở về, nhà vua thấy cây xoài sai trái bị gẫy cành, lá xác xơ và không còn một trái nào cả. Chợt hiểu ra rằng, đoàn tùy tùng của mình trước khi lên đường đã không dằn lòng ham muốn dùng binh khí chặt nhánh, dùng đá liệng cho rụng những trái trên cao và thậm chí còn leo lên cây làm gẫy cành… Là người có trí tuệ nên ông không buồn giận mà lại nghiệm ra được một điều lý thú rằng: Cây sai trái bị tàn phá thảm thương, còn cây không trái còn nguyên vẹn. Từ sự kiện này nhà vua học hỏi được một bài học: ‘Càng có nhiều thì càng nhiều khổ đau, có ít thì ít bị đau khổ’. 

Ngày hôm sau khi về đến cung điện, nhà vua đội vương miện lên đầu thái tử và nói: ‘Kể từ bây giờ, con là vua của một nước, hãy sáng suốt mà trị vì thiên hạ’. Sau đó nhà vua rời cung vàng điện ngọc với bộ quần áo của người dân thường, ung dung thư thái đi về một nơi xa… Sau này có người thấy ông sống trăm tuổi vẫn vui tươi, an nhiên tự tại, họ hỏi: ‘Thầy ông là ai?’. Ông ta trả lời: ‘Thầy tôi là một cây xoài’.

Các nhà thiên văn ngày xưa quan sát sự chuyển động của nhị thập bát tú mà dự đoán thời tiết, bên cạnh đó các nhà địa lý quan niệm rằng, các ngôi sao trên trời là nguồn gốc gây ra tai họa hay giáng phúc cho mỗi con người. 

Tùy theo sinh vào năm của sao nào thì cầm tinh con vật tượng trưng của vì sao đó. Họ căn cứ vào tính chất của sao và tính chất của con vật cầm tinh mà luận đoán cát hung họa phúc. Nếu cát tinh chiếu thì được phúc lộc, còn hung tinh chiếu thì bị họa tai.

Bởi thế cho nên khi cất nhà hoặc an táng người ‘quá cố’, người ta cần sao cát tinh chiếu vào cửa nhà hay mộ huyệt, họ kiêng kỵ hung tinh chiếu vào những nơi đó. 

Nhị thập Bát tú là 28 vì sao. Dựa theo phương và hướng di chuyển của từng ngôi sao mà các nhà thiên văn chia nó ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 7 ngôi sao và sắp xếp thứ tự theo bốn phương như sau:

– Thanh long ở phương Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

– Huyền vũ ở phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. 

– Bạch Hổ ở phương Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.

– Chu Tước ở phương Nam: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Tính chất của mỗi vì sao
1. Giác mộc giao (con cá sấu): Mộc tinh, sao tốt. Đỗ đạt, hôn nhân thành tựu. Kỵ an táng và cải táng. 
2. Cang kim long (con rồng): Kim tinh, sao xấu. Kỵ gả cưới, xây cất. Dễ bị tai nạn.
3. Đê thổ lạc (con nhím): Thổ tinh, sao xấu. Kỵ động thổ, xuất hành, khai trương và chôn cất. 
4. Phòng nhựt thố (con thỏ): Thái dương, sao tốt. Hưng vượng về tài sản, thuận lợi trong việc chôn cất và xây cất. 
5. Tâm nguyệt hồ (con chồn): Thái âm, sao xấu. Kỵ thưa kiện, gả cưới, xây cất. Thua lỗ trong việc kinh doanh. 
6. Vĩ hỏa hổ (con cọp): Hỏa tinh, sao tốt. Hưng vượng, thuận lợi trong việc xây cất, xuất ngoại và hôn nhân.
7. Cơ thủy báo (con beo): Thủy tinh, sao tốt. Vượng điền sản, sự nghiệp thăng tiến, gia đình an vui.
8. Đẩu mộc giải (con cua): Mộc tinh, sao tốt. Nên sửa chữa, xây cất, an táng và cưới gả.
9. Ngưu kim ngưu (con trâu): Kim tinh, sao xấu. Kỵ xây cất, hôn nhân.
10. Nữ thổ bức (con dơi): Thổ tinh, sao xấu. Kỵ chôn cất, gả cưới. Bất lợi khi sanh đẻ. 
11. Hư nhật thử (con chuột): Nhật tinh, sao xấu. Kỵ xây cất. Gia đạo bất hòa. 
12. Nguy nguyệt yến (con én): Nguyệt tinh, sao xấu. Kỵ an táng, xây dựng, khai trương.
13. Thất hỏa trư (con heo): Hỏa tinh, sao tốt. Tốt trong việc hôn nhân, xây cất, chôn cất và kinh doanh.
14. Bích thủy du (con rái): Thủy tinh, sao tốt. Tốt cho việc mai táng, hôn nhân, xây cất. Kinh doanh thuận lợi. 
15. Khuê mộc lang (con sói): Mộc tinh, sao xấu. Kỵ khai trương, động thổ, an táng và sửa cửa. 
16. Lâu kim cẩu (con chó): Kim tinh, sao tốt. Tiền bạc dồi dào, học hành đỗ đạt, tốt trong việc cưới gả, xây cất.
17. Vị thổ trĩ (con trĩ): Thổ tinh, sao tốt. Tốt cho việc xây cất, chôn cất, buôn bán và cưới gả. 
18. Mão nhật kê (con gà): Nhật tinh, sao xấu. Tốt cho việc xây cất. Kỵ an táng, cưới gả và gắn hoặc sửa cửa.
19. Tất nguyệt ô (con quạ): Nguyệt tinh, sao tốt. Mọi việc đều tốt đẹp.
20. Chủy hỏa hầu (con khỉ): Hỏa tinh, sao xấu. Kỵ thưa kiện, xây cất, mai táng. Bất lợi trong việc thi cử. 
21. Sâm thủy viên (con vượn): Thủy tinh, sao tốt. Tốt cho việc mua bán, xây cất và thi cử. Kỵ an táng và gả cưới.
22. Tỉnh mộc can (con chim cú): Mộc tinh, sao tốt. Công danh thành đạt, thuận lợi cho việc chăn nuôi và xây cất. 
23. Quỷ kim dương (con dê): Kim tinh, sao xấu. Thuận lợi trong việc chôn cất. Bất lợi cho việc xây cất và gả cưới. 
24. Liễu thổ chướng (con cheo): Thổ tinh, sao xấu. Tiền bạc hao hụt, dễ bị tai nạn, gia đình không yên. Kỵ cưới gả. 
25. Tinh nhật mã (con ngựa): Nhật tinh, sao xấu. Tốt trong việc xây cất, xấu trong việc an táng, hôn nhân, gia đình bất an.
26. Trương nguyệt lộc (con nai): Nguyệt tinh, sao tốt. Thuận lợi cho việc mai táng, hôn nhân.
27. Dực hỏa xà (con rắn): Hỏa tinh, sao xấu. Kỵ dựng nhà, chôn cất và cưới gả.
28. Chẩn thủy dẫn (con trùng): Thủy tinh, sao tốt. Tốt cho việc xây dựng, gả cưới và an táng.

Xác định sao của nămTheo chu kỳ thì 28 năm, sao sẽ trở lại như ban đầu, bắt đầu từ nhóm sao ở phương Tây (Bạch Hổ), xuống phương Nam (Chu Tước), lên phương Đông (Thanh long) và phương Bắc (Huyền vũ). 

<195>
Cách tính
Sau Công nguyên, lấy số năm chia cho 28, nếu số dư bằng 0 thì năm đó do sao Khuê gây ảnh hưởng (số dư chớ không phải số thành), nếu số 1 = sao Lâu, số 2 = sao Vị… (xem bảng số bên dưới).

Bắt đầu từ sao Khuê và theo thứ tự tiếp tục cộng 1. Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Thí dụ
* Tìm sao gây ảnh hưởng cho năm 1990?

Lấy số 1990 chia cho 28, số dư còn lại là 2. So vào bảng số tính năm cho sao thấy số 2 thuộc sao Vị. Vậy sao của năm 1990 là sao Vị (số thành là 71, không tính). 

* Tìm sao gây ảnh hưởng cho năm 1996?

Lấy số 1996 chia cho 28, số dư còn lại là 8. So vào bảng số thấy số 8 thuộc sao Quỷ. Vậy sao của năm 1996 là sao Quỷ. 

* Tìm sao gây ảnh hưởng cho năm 2006?

Lấy số 2006 chia cho 28, số dư còn lại là 18. So vào bảng số thấy số 18 thuộc sao Đê. Vậy sao của năm 2006 là sao Đê. 

Xác định sao của tháng
Tháng Giêng của năm sao Giác là sao Tâm. Mỗi tháng sao thay đổi. Chu kỳ của sao là 28. Một năm có 12 tháng, vì vậy chu kỳ của tháng là 12. Bội số chung nhỏ nhất của 28 và 12 là 84. Số 84 = 28 x 3 = 12 x 7. Như vậy theo chu kỳ 7 năm thì tháng Giêng và sao Tâm trùng trở lại. Chỉ cần tìm sao của tháng Giêng mỗi năm để tính các tháng kế tiếp. 

Điều cần nhớ trong phương pháp xác định sao của tháng là: Năm tính theo dương lịch, còn tháng tính theo âm lịch.

Cách tính
* Đầu tiên lấy số năm muốn tính chia cho 7 để xem được bao nhiêu lần tháng Giêng (chu kỳ). Lấy số dư (D) nhân với 12 để được số tháng dư (T). Sẽ có hai trường hợp sau:

– Nếu T + 5 > 28 thì lấy T + 5 – 28 = S. S là số sao của tháng Giêng cần tìm.

– Nếu T + 5 < 28 thì chính T + 5 là số sao của tháng Giêng cần tìm vậy.

Chú thích: Dấu > là lớn hơn; dấu < là nhỏ hơn. 

* Tính tháng khởi đầu bằng sao Giác của chòm sao Thanh long ở phương Đông, tiếp theo là chòm sao Huyền vũ ở phương Bắc, kế đến là chòm sao Bạch hổ ở phương Tây và cuối cùng là chòm sao Chu tước ở phương Nam trở lại sao Giác như lúc khởi đầu bằng số 1, Cang 2, Đê 3, Phòng 4… Chẩn 28. Thứ tự 28 sao được sắp xếp như sau:

Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

* Biết được sao tháng Giêng của năm thì tính các tháng kế tiếp rất dễ dàng theo thứ tự các sao ghi trên.

* Gặp tháng nhuần thì tính như tháng trước. Thí dụ như năm Bính Tuất (2006) là năm nhuần, nên có hai tháng 7. Tháng 7 đầu thuộc sao Đê thì tháng 7 nhuần sau cũng vẫn thuộc sao Đê, tháng 8 mới qua ảnh hưởng của sao Phòng. 

Thí dụ
* Tìm sao của tháng Giêng năm 1990?

Lấy số 1990 chia cho 7, số dư còn lại là 2 (D). Lấy số dư 2 x 12 = 24 (T) + 5 = 29 (S). Vì S > 28, nên lấy số 29 – 28 = 1

Vậy sao của tháng Giêng năm 1990 là sao Giác (S = 1). 

* Tìm sao của tháng Giêng năm 1996?

Lấy số 1996 chia cho 7, số dư còn lại là 1 (D). Lấy số dư 1 x 12 = 12 (T) + 5 = 17 (S).

Vậy sao của tháng Giêng năm 1996 là sao Vị (S = 17). 

* Tìm sao của tháng Giêng năm 2006?

Lấy số 2006 chia cho 7, số dư còn lại là 4 (D). Lấy số dư 4 x 12 = 48 (T) + 5 = 53 (S).

Vì S > 28, nên lấy số 53 – 28 = 25. Theo thứ tự số 25 là sao Tinh 

Vậy sao của tháng Giêng năm 2006 là sao Tinh (S = 25). 

Lời kết
Cuộc đời tựa như biển cả, thường êm ả dù bên dưới có luồng hải lưu chuyển động không ngừng, nước thủy triều lên xuống và không có sóng to gió lớn. Nhưng đôi khi biển cả nổi sóng lớn cuồn cuộn sẵn sàng hủy diệt những gì ngăn chận nó. Người sống trên đời như đang cỡi trên lượn sóng đó, càng được nâng cao càng cảm thấy tràn đầy niềm vui để rồi trong nháy mắt bị lượn sóng đổ ụp xuống, chới với ngã té trong đau khổ và tuyệt vọng. Càng đeo đuổi niềm vui vật chất chừng nào thì càng chuốc lấy đớn đau sầu khổ chừng nấy. Đến chừng nghiệm ra thì… ôi thôi! lỗi tại ta mọi đàng!  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *