Tại sao trước nhà nên có “tụ thủy”?

Tại sao trước nhà nên có “tụ thủy”?

heo phong thủy, trước có sông ngòi kênh rạch, sau có đồi núi được coi là môi trường nhà ở lý tưởng nhất. Vì sao lại như vậy?
Tại sao trước nhà nên có "tụ thủy"?
Ngày nay, điều kiện chỗ ở chật chội, các gia đình thường làm dòng nước nhân tạo trước nhà
Bởi sau nhà có núi đồi làm điểm dựa “chống lưng”, có thế tàng phong tụ khí. Địa thế “trước thấp sau cao”, vững chãi tựa thái sơn; trước có minh đường rộng rãi, tầm nhìn bao quát, với “Nao nao dòng nước uốn quanh” nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”, thật là “non nước hữu tình”. “Khúc tắc hữu tình” (uốn lượn thì có tình), khoan thai lững lờ không nhanh cũng không chậm, chín khúc như đai ngọc bao quanh, khiến lòng ta phơi phới với cảm giác cát tường.
Trước cửa có ao nước hoặc giếng phun, Phong thủy gọi là “Đường tiền tụ thủy” (trước nhà tụ nước), nghĩa là trước cửa nhà sáng sủa có nước thì có phúc. Diễn biến tới nhận thức tâm lý của con người nước sẽ trở thành tượng trúng của phúc khí.
Thực ra, ngay trước cửa có nước, với chủ nhà mà nói, thật thuận tiện, chẳng phải đi xa gánh nước, mà sự thuận tiện trong cuộc sống thường nhật đối vói người xưa mà nói là phúc khí.
 
Nơi đô thị hiện đại “Phố phường chật hẹp người đông đúc” có được chỗ “chui ra chui vào” đã là quý, khó tìm được một căn nhà ở muốn gió có gió, muốn nước có nước. Tuy nhà ở hiện đại không có được nguồn nước tự nhiên trời phú. nhưng hoàn toàn có thể bù đắp bằng phương pháp nhân tạo.
Ví dụ, trước Quảng trường Phương Đông tọa lạc ở mé Bắc Tràng An Bắc Kinh, người ta đã xâv dựng một bể phun nước rất lớn, tuy là một quần thể kiến trúc gây cảm giác hiện đại rất mạnh, nhưng lại rất tuân theo quan niệm phong thủy học truyền thống. Là một nơi hoạt động thương mại nhộn nhịp trong nền kinh tế thị trường cầu mong phúc lộc mới là ý tưởng cụ thể của nó, ấy là hy vọng “tiền vào như nước” (tài nguyên quảng tiến), ngụ ý này được làm mạnh thêm bằng những cột nước phun dựng đứng, vọt lên trời cao!
Điều cần chú ý là, trước cửa có nước, nhưng cũng cần phải phân biệt rõ là nước như thế nào, trong phong thủy học chia “thủy” (nước) thành 2 loại là “Tử thủy” (nước tù đọng) và “Hoạt thủy” (nước lưu động, luôn đổi mới).
1. Hoạt thủy: Chỉ dòng nước trong luôn chảy với tốc độ vừa phải, có sức sông khá dồi dào, dòng nước luôn lưu thông luôn mang lại cho môi trường sông của con người cảm giác trong lành tỉnh táo, mang lại một sức sống, tạo nên môi trường bao quanh nhà ở của ta có dòng nước luôn luôn chuyển, trong phong thủy học gọi là “Dẫn tài khí nhập thất” (dẫn của cải vào nhà).
2. Tử thủy: Chỉ nguồn nước tù đọng ô nhiễm, hôi thối, thiếu sức sống, rõ ràng là không có lợi cho hoàn cảnh sống của con người, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và luôn gây cho ta cảm giác bức xúc, tù túng như vũng nước vậy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *