MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN 3

8/ MỘT VÀI ĐIỀU VỀ HÌNH
DẠNG MỘ CẢI TÁNG.


Mộ sau khi cải táng có nhiều
kiểu , nhưng nhìn chung cha ông chúng ta có câu truyền lại rằng ” : Chết mộ dài
– Cải táng một tròn ” ( Tức là khi hung táng thì đắp mộ dài theo thân – Khi Cải
táng thì đắp mộ hình tròn ) . Nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này và soi rọi bằng
những kiến thức Địa lý mà cha ông chúng ta truyền lại , dienbatn thấy cha ông
chúng ta thật là chí lý. 

Một số dạng mộ không dùng Bát Quái.



Sau khi cải táng, người ta tùy theo điều
kiện kinh tế gia đình mà thực hiện phần mộ phía trên . Từ Bắc vào Nam nước ta ,
có nhiều kiểu mộ : Hình chư nhật, hình tròn, hình trứng ngỗng , hình mai rùa,
hình lá sen, hình gáy ngựa ( cổ ngựa ) – Còn gọi là Mã Lạp , Mộ nấp liếp, mộ
Trúc cách, Long đình ( giống như một chiếc kiệu ) – Thường dùng cho các bậc
quyền quý, Lăng, Tẩm ( thường dùng cho những bậc Đế Vương
).
Theo Huyền Không phi tinh : Thông thường, nếu đặt mộ dài hình chữ nhật, thì nếu huyệt mộ
có được vận cũng chỉ được nhiều nhất là hai vận liền nhau ( 40 năm ) mà thôi.
Thường hai vận tốt liền nhau là Đáo Sơn Đáo hướng và Toàn cục hợp Thập. Sang đến
vận thứ 3 thì hướng mộ này thường gặp phải Thượng Sơn – Hạ Thủy làm cho mất
người, mất của.
Tam-Nguyên Cửu Vận là chu kỳ 180 năm chia làm 3 Nguyên và 9
Vận. Ba Nguyên là Thượng, Trung và Hạ-Nguyên mà mổi Nguyên có 60 năm. Mổi vận là
20 năm. 

Theo GS TS Nguyễn Tiến Đích .”
Khí gồm có Âm khí và Dương khí, Sinh khí và Tà khí. Đó là hai mặt đối lập
cùng tồn tại khách quan của Khí. Ta không nhìn thấy Khí âm hay Khí dương, không
nhìn thấy Sinh khí hay Tà khí, nhưng cảm nhận được nó. Vào một nhà mà thấy nóng
quá thì đó là nhiều Dương khí quá, hoặc thấy khó thở thì có nghĩa là nhiều Tà
khí quá. Con người ta cần một môi trường sống cân bằng Âm Dương khí, nhiều Sinh
khí ít Tà khí.

   Quan sát một
ngôi mộ như ở Hình 2 ta thấy, khi một dòng Khí tác động vào nấm mồ, nó lập tức
được phân ra: Tà khí (TK) nặng trọc lao xuống dưới (trực vô tình), còn Sinh khí
(SK) thanh nhẹ thì lượn theo dường cong hình khối của nấm mồ để thẩm thấu xưống
dưới mộ (khúc hữu tình). Như vậy ngôi mộ này luôn được Sinh khí nuôi, lại cân
bằng Âm Dương khí, dưới mộ luôn được mát, làm cho hài cốt tươi
lâu.

   Ngược lại, ở ngôi mộ
Hình 3 ta thấy: ngôi mộ này được xây tường xung quanh và lát kín trên mặt đã làm
cho Sinh khí không thẩm thấu được xuống mộ được, mà bay đi mất. Thành ra ngôi mộ
này luôn bị mất Sinh khí, lại bị nắng mặt trời nung nóng xung quanh làm cho
Dương khí luôn quá lớn, mất cả cân bằng Âm Dương khí. Ngôi mộ này chắc chắn hài
cốt sẽ mau hoai. Từ đây cho thấy rằng nấm mồ có cỏ xanh phía trên là rất cần
thiết. Đó là phương tiện để nhận Sinh khí và thải bớt Tà khí và để cân bằng Âm
Dương khí. Như vậỵ trên mộ cần phải có cỏ xanh là một tiên quyết
!


 Quan sát hình 4 ta thấy:
Khi một dòng Khí tác động vào thành mộ tròn thì phần Tà khí (TK) sẽ tách ra lao
xuống dưới. Còn Sinh khí (SK) thì vừa chạy viền quanh đường cong thành mộ, vừa
đổ vào mặt trên của mộ để thẩm thấu vào mộ theo mọi hướng. Như vậy mộ tròn có ưu
điểm là nhận được nhiều Sinh khí hơn là mộ xây hình chữ
nhật.
 Quan sát một ngôi mộ xây
hình chữ nhật như hình 5 ta thấy: Ngôi mộ này không có đường Sinh khí bao quanh
như ở mộ xây tròn vì mặt tường là mặt phẳng. Mặt khác, bức tường cao để đặt bia
đã làm thoát mất Sinh khí SK2, không rơi xuống mặt mộ, mà vượt qua mộ đi mất. Mộ
này chỉ có thể thường xuyên nhận Sinh khí SK1 từ 3 hướng mà
thôi.

Như vậy, mộ có thể xây hình tròn hay hình chữ nhật đều
được, nhưng xây tròn thì vẫn hơn. Có một nguyên tắc cần nhớ là trên mộ phải có
cỏ xanh. Đó là cửa giao lưu thông thoáng Âm Dương giúp cho mộ luôn nhận được
Sinh khí và cân bằng Âm Dương khí.

   Ở một
vài tỉnh miền Trung nước ta, nhân dân xây mộ không làm tường cao gắn bia, mà đặt
bia ngay trên thành mộ (Hình 6). Ưu điểm của những mộ này là không cản đường
Sinh khí vào mộ. Mộ có thể nhận Sinh khí từ mọi phía. Mộ này vừa đơn giản, đủ
lịch sự, lại vừa phù hợp với quy luật vận hành Khí của vũ trụ. Ở những mộ này
bia được gắn trên thành mộ theo nguyên tắc: người đứng lễ phía chân người chết
phải nhìn thấy bia. Nghĩa là: nếu gắn trên thành mộ thì bia gắn ở phía chân
người chết (ngoài thành mộ). Còn gắn trên cao thì gắn phía đầu người chết (trong
thành mộ). “


Qua phần phân tích về đường
khi vào mộ như trên , ta thấy rằng hình dáng mộ hình tròn và trên mặt bằng phẳng
là hình dáng 
không cản đường Sinh khí vào mộ.
Mộ có thể nhận Sinh khí từ mọi phía. Mộ này vừa đơn giản, đủ lịch sự, lại vừa
phù hợp với quy luật vận hành Khí của vũ trụ. 
Qua quá trình học tập và thực
hành việc đặt mộ trong những năm qua , kết hợp với những gì Ân Sư đã chỉ dạy,
dienbatn kết hợp giữa mẫu mộ hình tròn và trận đồ Bát quái thành một loại mộ
phần có hình dạng Bát Quái rất đắc dụng và thành công.

SƠ LƯỢC VỀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI .

Trong các cuộc chiến tranh ngày xưa , người ta rất chú trọng
đến việc lập trận . Kể từ những cuộc chiến của thời Tam quốc với những cách Trận
đồ Bát quái của Khổng minh Gia cát lượng đến những trận đồ của phương Tây như
trong trận OATECLO của NAPOLEON . Như vậy , việc thực hiện Trận pháp là hoàn
toàn có thật và đã đạt được những hiệu quả rất cao . Trận pháp là một môn nghiên
cứu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự hàng ngàn năm nay . Tại Việt nam chúng ta
cũng có cuốn sách : Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật
quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông
sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm
như vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này, qua lời đề tựa
của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được.

Trong lời tựa của Trần Khánh Dư : ” Người giỏi cầm quân thì
không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh
thì không thua, người khéo thua thì không chết.

Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến
Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa
đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân
thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu
Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây
phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là
người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là
Mã Long) nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ
Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua
vậy.

Cho nên trận nghĩa là “trần”, là
bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia
Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn
lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành
khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho
là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của
mình (sách Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không
hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà,
soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ
bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.

Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp
cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương
với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng,
ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc
trấn ngự Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành).
” 

Trích từ Đại Việt sử ký toàn
thư:

” Sau này, con cháu và bồi thần
của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận;
không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương
mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó. “

Trong cổ thi của Trung quốc có bài BÁT TRẬN ĐỒ của ĐỖ PHỦ ca
ngợi Khổng minh như sau : 

Bát trận
đồ

Công cái tam phân
quốc

Danh thành Bát trận
đồ

Giang lưu thạch bất
chuyển

Di hận thất thôn
Ngô

Dịch
Nghĩa:

Công lớn trùm khắp, nước chia
làm ba

Nổi danh trận đồ Bát
quái

Nước sông cứ chảy đá không
lay chuyển

Để lại hận đă thất kế
thôn tính Ngô

Dịch
Thơ:

Bát Trận Đồ

Vơ công trùm lợp thời Tam Quốc

Danh tiếng làm nên Bát trận đồ

Đá vẫn nằm trơ dòng nước chảy

Hận còn để măi lỡ thôn Ngô

Bản dịch của Trần Trọng San

Tam phân quốc công cao tột bực

Bát trận đồ danh nức muôn đời

Nước trôi đá vẫn không dời

Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh
Ngô

Bản dịch của Trần Trọng
Kim

Chú thích:

-Bát trận đồ: do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành, ở
huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại
đây, nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Nghiện chỉ đường nên
ra thoát được

-Tam phân quốc: Khổng
Minh chưa ra khỏi nhà đă biết thiên hạ thế chia làm ba, Thục Ngô
Ngụy

-Thôn Ngô: Lưu Bị đánh Đông Ngô để
trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn. 

Các sách cổ của Trung quốc cũng có rất nhiều tác phẩm viết
về cách lập trận như các cuốn : DƯƠNG ĐẨU NGU CƠ , THỦY KINH CHÚ , VŨ LƯỢC CHÍ ,
QUA KÍP ĐÀN BINH …

Trong các loại
hình thế trận , người ta nghiên cứu phát minh ra nhiều loại trận đồ với nhiều
mục đích khác nhau : BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ , VIÊN TRẬN ĐỒ , PHƯƠNG TRẬN ĐỒ , TRỰC
TRẬN ĐỒ , KHÚC TRẬN ĐỒ , NHUỆ TRẬN ĐỒ TRƯỜNG XÀ TRẬN ĐỒ
…..

SỬ DỤNG TẬN ĐỒ BÁT QUÁI VÀO TRẤN
YỂM VÀ ĐẶT MỘ PHẦN .

Người ta có thể
dùng TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vào việc TRẤN YỂM một khu đất hay địa huyệt nào đó với hai
mục đích ngược nhau : Làm cho khu vực đó tốt lên hay là triệt phá Long mạch của
vùng đất hay Địa Huyệt đó . Đó là hai chiều tương sinh và tương khắc của Ngũ
hành – Âm , Dương .

Việc xây dựng một
TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vì mục đích gì đi chăng nữa , người Chủ trận phải hiểu tường
tận cách bố trí Trận pháp . Ngoài việc xác định rõ vị trí của Huyệt kết ở đâu ,
hướng của Long Nhập thủ như thế nào trong 72 Long Thấu Địa , Thiên Môn – Địa hộ
ở đâu , Tính chất Âm – Dương ,Ngũ hành của Khí Huyệt như thế nào , người bố trí
Trận đồ phải rất giỏi về Ngũ Tử Khí Long ( Phận biệt các loại Khí Hỏa Khanh ,
Không hư , Bảo Châu ) , phải thành thạo các thuật Toán an Ngũ Thân , Lộc , Mã ,
Quý , Tứ cát , Tam Kỳ , Bát Môn , an các Thiên Can , Địa Chi lên Bát Quái Đồ Hỗn
Thiên . Những thuật này liên quan mật thiết đến Thuật tính Thái Ất , Độn Giáp
.

Đã có
nhiều lần người viết đề cập đến Trận đồ Bát quái này. Tên đầy đủ là BÁT QUÁI
THIÊN ĐỒ TRẬN. Tục truyền rằng trận đồ này do hậu duệ của Khổng Minh Gia Cát
Lượng lưu truyền lại từ xưa qua bao thăng trầm của dòng họ. Trận pháp này chỉ
truyền lại cho đời sau, mỗi đời một người nắm giữ. Sau này vì một lý do nào đó
lọt ra đến ngoài, nhưng số người nắm giữ được bí mật này cũng rất ít. Sư phụ của
người viết là một trong số những người được truyền lại và tiếp tục truyền lại
cho người viết trận đồ Bát quái này. Vì không được phép phổ biến nên người viết
chỉ có thể nói sơ qua một chút để các bạn hình dung. Đây là một trận pháp áp
dụng theo Bát môn có các cửa : Hưu – Sinh – Thương – Đỗ – Cảnh – Tử – Kinh –
Khai. Trận đồ này áp dụng theo thuật số của Hà đồ – Lạc thư với hai vòng quay
thuận – nghịch theo Thời gian. Trận đồ này bao gồm tổng hợp những thủ thuật dùng
trong Phong thủy, Dịch lý, Thái ất…. với rất nhiều loại Linh phù, Chú của Tiên
gia…Thường khi thực hiện, Pháp sư dùng 9 hũ bằng gốm, đặt theo 9 phương vị của
Trời đất. Trong 9 hũ đó chứa đựng 5 thứ kim loại : Vàng – Bạc – Đồng – Chì – Sắt
và rất nhiều loại Linh phù Trấn trạch ( Âm hoặc Dương trạch ). Trận đồ này chỉ
được phép thực hiện trong một số ngày nhất định mà thôi. Người ta có thể dùng
đèn cầy , nhang , đá hay bản thân người để thực hiện Trận đồ này tùy theo mục
đích công việc. Công dụng của Trận đồ này qua hàng ngàn năm đã chứng tỏ uy lực
mạnh mẽ của nó : Dùng trấn Âm , Dương trạch ( kể cả Chùa chiền, nhà cửa, Kinh
thành, hoá giải được những Trấn yểm…). Người viết chưa đủ Năng lượng để thực
hiện những Trận đồ với quy mô lớn, nhưng có dùng để Trấn trạch và hoá giải những
cuộc đất xấu, những ngôi mộ bị Trùng tang liên táng hoặc phát sinh những việc
xấu sau khi tang… đều thấy hiệu quả rõ rệt. Trận đồ Bát môn này quay đủ 360 độ
theo thời gian theo hai vòng thuận nghịch nên có thể hóa giải được Cửu tinh của
Huyền không .
Trong ứng dụng vào việc đặt mộ phần khi cải táng, dienbatn
sử dụng vòng tương sinh và dùng các loại đá quý sắp đặt theo Bát trận để thu khí
về Huyệt mộ. 


Vòng dưới ngoài là Tiên Thiên Bát Quái, vòng trên trong là
Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương, lấy số 1 của Tiên Thiên và Hậu Thiên làm mốc, Tiên
Thiên đi nghịch mà Hậu Thiên đi thuận. Trận có 8 Trận, Thiên trận quẻ Càn, Địa
trận quẻ Khôn, Long trận quẻ Chấn, Phong trận quẻ Tốn, Vân trận quẻ Khảm, Điểu
trận quẻ Ly, Xà trận quẻ Cấn, Hổ trận quẻ Đoài. Mồi cung tùy theo 9 tinh (Bồng
Nhậm Xung Phụ Anh Nhuế Trụ Tâm) gia lâm mà bày trận.

Cửa có 8 cửa, Hưu Sinh Thương Đổ Cảnh Tử Kinh Khai. Môn theo
9 tinh gia thời 1 đóng 1 mởi. Tinh gia thời can dương thì mở, thời can âm thì
đóng. Đóng thì không phá trận được.

Thần có 8 Thần, Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu
Trần, Chu Tước, Cửu Địa, Cửu Thiên, phân bố theo Chi của Tuần Giáp mà có Bát
Thần Lâm Môn trấn giữ 8 cửa.

Tướng có
12 Thiên Tướng Thần Hậu, Đại Cát, Công Tào, Thái Xung, Thiên Cương, Thái Ất,
Thắng Quang, Tiểu Cát Truyền Tòng, Hà Khôi, và Đăng Minh, phân bố theo Nguyệt
Tướng, 4 tướng cư tứ chính, 4 tướng cư tứ duy, 4 tướng giữ 4 góc trung cung. Tại
phần trung cung , có Chủ trận bày theo Ngũ hành – Âm dương và xoay chủ trận theo
360 độ , như vậy , trận pháp này sẽ xoay theo độ số của Trời – Đất , biến ảo
khôn lường . Chủ trận giống như kim chỉ Nam của Địa bàn và là cái bất biến theo
từng cung độ . Dĩ bất biến – Ứng vạn biến chính là đây .

Trong trường hợp áp dụng Tận đồ Bát Quái vào hình dáng mộ
phần, Chủ trận chính là phần xương cốt của người được cải táng sẽ là một hướng
tốt bất biến với thời gian và các thành phần khác của mộ đều di chuyển xoay theo
từng cung độ của Trời – Đất. Việc này sẽ phá vỡ quy luật biến thiên theo Cửu
tinh của thời gian. Về lý thuyết, Trận đồ này thoát ra khỏi sự vận động của Cửu
tinh và luôn giữ được hướng Cát Khí vĩnh viễn. Trận đồ này chỉ dừng lại khi năng
lượng xoay chuyển Trận đồ cạn kiệt. Chính vì vậy mà dienbatn phải dùng quả cầu
đá quý làm nơi tích trữ năng lượng, dùng khối Thạch Anh tím để làm Antena thu
Khí , kết hợp với 5 vòng đá Ngũ sắc bằng Trạch anh, Casidon , Mã Não …xếp theo
chiều tương sinh làm vòng rung động để thu khí. Vòng đá Ngũ sắc sẽ được tính
toán riêng biệt cho từng Huyệt mộ, hoàn toàn không phải là cố
định.

Những quả cầu được khắc chủng tử của Phật và một số Linh
phù sau đó trì chú vào dùng để dự trữ năng lượng cho Huyệt mộ giống như một cái
Ắc quy xe hơi.


5 vòng đá Ngũ sắc bằng
Trạch anh, Casidon , Mã Não …xếp theo chiều tương sinh làm vòng rung động để
thu khí. Vòng đá Ngũ sắc sẽ được tính toán riêng biệt cho từng Huyệt mộ, hoàn
toàn không phải là cố định.






Một số ngôi mộ, dienbatn
cho ẩn dấu ký hiệu 8 cửa và thực hiện dùng các chủng tử của Phật bên ngoài để
che đi hình thế của Trận Đồ.


Xin
theo dõi tiếp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *