MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CẢI TÁNG MỘ 2

6/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
LƯU Ý TRƯỚC KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN.
– Vấn đề đoàn kết trong dòng
họ :

Khi cải táng một ngôi mộ, nhất là
những ngôi mộ Tổ và dòng họ có nhiều chi, nhánh, vấn đề đoàn kết trong các thành
viên vô cùng quan trọng. Người ta có câu :” Ma chê – Cưới trách “. Trong dòng họ
có nhiều nhánh, nhiều chi, việc bàn ra, tán vào là tất yếu, song trong họ phải
có người đứng đầu ( thường là trưởng dòng họ ) phải có khả năng đoàn kết và
thống nhất được tất cả những tâm nguyện của mọi người. Việc này vô cùng khó khăn
, bởi những người đang làm ăn xuôi chèo, mát mái thì không muốn động vào mộ phần
sợ “động mộ “, còn những gia đình đang gặp khó khăn , bất trắc trong cuộc sống
lại muốn tu tạo lại mộ cho cuộc sống êm đẹp hơn. Mong muốn của cả 2 phái đều có
lý đúng của nó, nhưng nhiều trường hợp bắt buộc phải di dời thì sự đoàn kết,
nhất trí trong dòng họ, bản thân nó đã là sự tích phúc rồi. Việc quy tập mộ của
các đời trước về nghĩa trang dòng họ , thoạt đầu ta tưởng không có gì khó khăn ,
khi mà chúng ta đã xây dựng được nghĩa trang hoàn chỉnh theo đúng phong thủy.
Tuy nhiên lúc này mới chính là lúc mà chữ Phúc phận của dòng họ biểu hiện ra
mạnh nhất. Người lĩnh xướng và chủ trì việc lập nghĩa trang phải là người có uy
tín trong dòng họ mới có thể thuyết phục và tập trung sức lực, tiền bạc để thực
hiện việc này. Trong rất nhiều trường hợp, vì sự thiển cận của một số thành viên
trong dòng họ, sợ rằng các chi khác ” ăn hết lộc ” của chi nhà mình nên đưa đến
những trường hợp dở khóc, dở cười.  

Trong quá trình làm mộ ở khắp nơi, dienbatn đã gặp phải
những trường hợp dở khóc, dở cười của các thành viên trong một dòng họ. Thôi thì
mỗi người một ý, cãi nhau như mổ bò, thậm chí các nhánh trong dòng họ còn đòi ”
chia xương ” để mỗi nhánh chôn riêng ở khu vực của mình. Thật là kinh
khủng. 
Nhìn mọi người cãi nhau , ở dưới âm
phần, chắc các cụ không khỏi phải đau lòng, xót xa. Có dòng họ vì có nhiều chi,
mộ phần đời trước có những biểu hiện xấu, thất vận…. có chi làm ăn được, có
chi làm ăn sa sút, bệnh tật triền miên. Có chi về nhân đinh toàn là nữ nhân. Lúc
này, nếu động đến việc mồ mả thì chi làm ăn sút kém muốn tu bổ hoặc di dời mộ
phần, còn chi đang làm ăn tốt thì tâm lý là không muốn động chạm đến mộ phần vì
sợ ảnh hưởng. Chỉ đến khi mọi việc trở nên xấu đều thì mới cuống quýt tu sử mộ
phần, lúc này mọi sự đã muộn.

 Thật ra
mọi người đều không nhớ một điều rằng : ” Tiên tích Phúc – Hậu tầm Long “, nhà
không có phúc thì kể cả đến cụ Tả Ao hay Cao Biền, Lưu Bá Ôn có sống dậy cũng
đành chịu chết , không thể giúp gì được. 

Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt
thật tốt mà an táng , song song với việc trên , người tại tiền phải nỗ lực tu
dưỡng thân , tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo. Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa
Huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược, làm tổn hại đến con cháu đời
sau.

Nếu như có Nhân,tất phải có
Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa
phúc.

Một việc rất quan trọng là
phải cân được phúc đức của dòng họ người cải táng. Phúc phận của dòng họ đó như
thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả.Không
phải cứ thấy con Long to mà ham đặt huyệt mộ dòng họ vào đó, bởi nhiều khi không
hợp hoặc không tụ đủ Phúc mà lợi bất cập hại. Không vì khu đất kết Huyệt quá to
, quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ. Việc đó
giống như ta đặt cái quạt máy sử dụng điện 110v vào mạch điện 220v, lúc đó cái
quạt sẽ bị cháy rụi. Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ
cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới
những con Long, những Huyệt kết đắc địa.Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị
, những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi.
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng
tức là Thiên Đạo (Đạo Trời ) ; sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo
nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :”Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt “.Do vậy,tìm
kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư và mọi thành viên trong dòng
họ phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì
ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau
hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời
ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng
rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng
ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong
Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế vương,Công
Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai
?
– Với những Phong thủy sư hay thày
Địa lý

Vũ trụ là mênh mông, vô tận, hiểu biết của Phong thủy sư hay thày Địa lý cần mẫn suốt cuộc đời, đến 70-
80 tuổi rồi so với thực tế vẫn chỉ là thô lậu. Tam tài THIÊN – ĐỊA – NHÂN vận
hành theo quy luật vận hành của Vũ trụ, kiến thức tích lũy suốt cả cuộc đời chỉ
là một hạt cát trên sa mạc. Do vậy ngày xưa thường có câu ” Phúc chủ – May Thày
” – Trong nghề Địa lý Âm trạch, không một thày nào dám vỗ ngực , xưng tên là
biết được mọi chuyện . Nhà Chủ có Phúc thì Thày được ăm may theo Phúc của gia
chủ mà thôi. Thày thuốc khi mổ, lỡ tay dao thì chỉ có thể hại tính mạng của một
người. Thày Địa lý phân Kim – Điểm Huyệt sai một ly sẽ hại cả dòng họ của người
ta. Các cụ có câu ” Nhất nhật vi Sư – Tam niên khất thực ” là như vậy. Làm Thày
một ngày không có Tâm Đức, không có hiểu biết, không cần cù , chăm chỉ , không
cẩn thận thì con cháu và cả dòng họ nhà Thày sẽ có 3 năm phải đi ăn mày để trả
giá cho những sai lầm của mình. Các vị phải luôn tâm niệm rằng : Mình chỉ là sợi
dây dẫn, là cây cầu nối giữa Phúc phận của dòng họ người ta với ánh Quang của
các chư Phật, Tiên , Thánh, Thần. Việc thành hay bại chủ yếu là do Phúc phận của
người ta, các vị chỉ là người thực hiện theo ý chỉ của Đấng tối cao. Khi xong
công việc, các vị lại nguyên hình trở lại là sợi dây dẫn điện, nếu không cần cù
, chăm chỉ tu tập, không giữ ghìn Tâm, Đức thì sợi dây dẫn đó mau ghỉ sét lắm
đó. Lúc đó chỉ còn mỗi tác dụng là bán ve chai, đồng nát mà
thôi.

Trước khi Tầm Long,trích Huyệt
thì Phong thủy sư phải học hỏi để hiểu biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong
thân thể con người có 365 đại huyệt và gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có
Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng
vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt
được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch
những nơi “Tàng Phong tụ Thủy “,là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh
hưởng thăng hoa vật chất và nhân thể.

Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm
Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều
đời.Do vậy,các Phong thủy sư phải rèn luyện Đạo thuật,nhằm khai mở Tâm
năng,khiếu Cảm xạ,Thấu thị là chính yếu,còn tri thức kinh nghiệm của các bậc
Tiền nhân là căn bản cho sự nhận định và luận chứng Huyệt mạch Phong thủy mà
thôi,chứ việc Tầm Long ,trích Huyệt rất phức tạp và đa dạng. 
Tâm năng của con người gần như bất tận nếu biết rèn
luyện,khai thác đúng mức những khả năng để khám phá Đại Vũ
trụ. 

7/ CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ CHO NGÀY CẢI
TÁNG ?

Trước tiên, tùy theo hoàn cảnh
kinh tế của từng gia đình mà chúng ta chọn Tiểu và Quách bằng nhiều vật liệu
khác nhau như sành, sứ , xi măng, gỗ…Các vật liệu rẻ tiền như xi măng, sành ,
sứ theo thời giá hiện nay chỉ khoảng trên dưới 2 triệu đồng một bộ Tiểu và Quách
. Với những bộ Quách bằng gỗ Ngọc Am và Vàng tâm cùng với Tiểu bằng sành đặt tại
Bát Tràng như hình bên dưới có giá hàng trăm triệu đồng. Việc tiếp theo nữa là
chuẩn bị thật nhiều nước Vang (  Còn gọi là nước ngũ vị hương – Đừng nhầm với
gói ngũ vị hương để nấu Ca ri – Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ).Thông
thường sau khi chọn được ngày bốc mộ , người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ
cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc , nhưng tất cả cùng phải chung một điều
là bốc mộ phải làm vào ban đêm . Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng
sẽ bị đen đi . Khi bốc mộ , người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên
trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên ( Tấm ván Thiên là
tấm ván trên nóc quan tài ) . 

Trước
khi tiến hành bốc mộ , người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình
báo Tổ tiên . Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ
trình Quan Thần Linh sở tại . Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ
, ủng ) , ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu ,
thuốc , đèn nến , gạo muối . Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc +
Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ) , xôi , gà trống luộc nguyên con
….

Vật dụng cần thiết cho quá trình
bốc mộ là một cái tiểu sành , một cái quách đặt làm sẵn , một miếng vải đỏ ( tốt
nhất là mua thêm một tấm ” Mền Quang Minh ” ( có bán tại khu vực chùa Quán Sứ
giá khoảng 80.000 đ ) , một vài tấm ni lông , giấy trang kim , một tấm bạt và
chiếc bàn thấp để Thày làm lễ , vài chai rượu nặng và vài chục lít nước Vang.
Một vài cái xô , chậu nhựa để rửa xương . Người ta cũng chặt sẵn một vài đoạn
thân cây chuối dùng để cắm nhang. 

Phần lớn việc bốc
mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia
chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung
bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một
tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác,
nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với
ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên
cạnh. Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm .
Khi ván Thiên được cậy ra , người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào
quan tài để tảy rửa âm Khí , cũng nhiều nơi người ta dùng một cây chổi to làm
bằng lá hương nhu đốt cháy và khua xung quanh quan tài để trừ Âm Khí . Sau đó
mới tiến hành lấy cốt . Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết ,
người ta phải dùng  dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang .
Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , người ta trải tấm ni lông hay giấy trang kim ở
dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái
sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Bên cạnh cáo sọ người
ta xếp một ít giấy tiền mã xanh , là thứ tiền dùng cho người chết đi đường .
Những người bốc mộ có kinh nghiệm , người đó phải biết cài 2 ống xương chân theo
chiều dọc tiểu thật chắc chắn rồi mới tới 2 ống xương tay, xương sường phải xếp
thành vòng cung .  Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu
.Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt”
xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói
quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn
trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm
tra lại.Sau khi hoàn tất , người ta phủ tấm ” Mền Quang Minh ” lên trên và đóng
nắp tiểu lại . Từ khi đóng nắp tiểu lại thì không được mở nắp ra nữa vì sợ ánh
sáng lọt vào. Cũng cần nhớ là trong suốt quá trình chuyển tiểu tới nơi mới , cần
cử một người ngồi cạnh tiểu rắc như thoi và lá tiền vàng mã để dẫn đường cho
Vong biết đường mà đi về nơi mới. 

* Quách bằng vàng tâm và
Ngọc Am có giá khoảng gần 100 triệu.




Quách Vàng tâm có sơn
mài giá khoảng vài chục triệu.




Bộ Tiểu và Quách gốm Bát
Tràng có giá khoảng 5 triệu một bộ.


Tiểu và
quách bằng sành có giá khoảng 3 triệu một bộ.
Phủ ” mền
Quang Minh ” lên Tiểu.
Xếp xương
vào Tiểu.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *