ĐỀN THIÊNG CỬA SÓT. BÀI 3

THỜI ĐIỂM PHẬT
GIÁO TRUYỀN VÀO VIỆT NAM .

Thiền sư Lê Mạnh Thát đã viết
:
 
” Vậy nhà sư Phật Quang này xuất hiện ở
cửa Sót vào thời nào? Qua những chứng cớ ngoại tại, gián tiếp vừa kể trên, tối
thiểu ta biết là những gì Lĩnh Nam trích quái ghi lại chưa hẵn là không xảy ra,
hay không có từ xưa. Cụ thể là truyện về truyền thuyết Trăm Trứng. Không kể các
dã sử hay những thông tin bên ngoài, cứ theo chính sử Trung Quốc cũng đã ghi là
có các chính quyền phương nam đi thông qua nước ta để đến phương bắc, đó là
chính quyền nước Hoàng Chi. Bình Đế Kỷ trong Tiền Hán thư 12 tờ 4a 3 ghi:
“Nguyên thuỷ thứ 2 (năm thứ 2 sdl), mùa xuân, nước Hoàng Chi dâng tê giác và
bò”. Rồi đến quyển 28 hạ, Tiền Hán thư tờ 32b 2 – 3, nơi chuyện Vương Mãng, cũng
ghi: “Trong khoảng Nguyên thuỷ (1 – 6 sdl) của Bình đế, Vương Mãng phụ chính,
muốn làm rạng rỡ uy đức của mình đã gửi biếu hậu hỹ vua Hoàng Chi khiến cho gửi
sứ cống tê giác và bò sống”. Nước Hoàng Chi này, cứ Tiền Hán thư 28 hạ, tờ 32b 3
– 5, còn ghi tiếp: “Từ Hoàng Chi đi thuyền có thể tám tháng đến Bì Tôn, rồi đi
thuyền hai tháng có thể đến biên giới Tượng Lâm của Nhật Nam. Phía nam Hoàng Chi
có nước Dĩ Trình Phất. Dịch sứ của Hán từ đó về”.

Thế rõ ràng Hoàng Chi
là một nước rất xa nước Hán, đi thuyền đến mười tháng mới đến. Ghi nhận đầu tiên
của chính sử Trung Quốc về sự liên hệ giữa chính quyền Trung Quốc và chính quyền
Hoàng Chi là Hoàng Chi ở phía tây nước ta và phải đi thông qua nước ta mới đến
Trung Quốc được. Hoàng Chi là nước nào? Có khả năng Hoàng Chi đây là một trong
những nước ở Ấn Độ. Cho nên, nói cách khác, từ những năm đầu Dương lịch, quan hệ
chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có về đường biển và đã được chính sử
Trung Quốc ghi lại. Sau đó, từ thế kỷ thứ hai trở đi thì quan hệ giữa An Độ và
Trung Quốc đã được ghi rất rõ, cho nên khả năng trước khi có quan hệ chímh thức
trên bình diện chính quyền thì phải có quan hệ nhân dân; tức quan hệ giữa hai
dân tộc phải đi với nhau rồi hai chímh quyền mới đi theo, hoặc để bảo trợ quyền
lợi của dân tộc mình hoặc để thiết lập quan hệ ngoại giao. Cho nên khả năng
những thương thuyền buôn bán của người Ấn Độ đã đến Trung Quốc trước thời Vương
Mãng từ lâu là một sự thật.

Thực tế thì ngay trong Sử ký ta đã tìm thấy
những từ tiếng Phạn được phiên âm ra tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ lưu ly,
vaidurya. Tức là nước Trung Quốc đã biết nước Ấn Độ từ lâu. Nói cách khác, từ
những thế kỷ đầu dương lịch, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã thiết lập và có
quan hệ buôn bán giữa thương nhân hai nước (*). Tiền Hán thư 9, tờ 3a 3 – 6
(truyện Tây nam di lưỡng Việt Triều Tiên đã nói việc thương nhân nước Thục đem
vải và gậy trúc Thân độc về Trung Quốc bán vào năm Nguyên thú thứ nhất (120
tdl). Và truyện Vương Mãng ghi vì “ muốn làm rạng rỡ uy đức của mình, (ông) đã
hậu hĩ vua nuớc Hoàng Chi và khiến dâng tê giác và bò sống”, có nghĩa hai chính
quyền đã có mối quan hệ bang giao từ lâu. Mà trước khi Vương Mãng biết đến nước
nay thì người nước này đã có quan hệ với Trung Quốc rồi, cho nên Vương Mãng mới
biết để khiến dâng vật cống với mục đích làm cho hai nước quan hệ chính quyền
với nhau. Nói cách khác vào những thế kỷ trước và sau dương lịch, đã có những
quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khác về đường biển thơng qua Việt Nam. Cho nên giả thiết sự tồn tại của nhà sư Phật Quang giữa thế kỷ thứ III
hay thứ II tdl có thể chứng thực được.




(*) Chú thích: Sầm Trọng Miễn, Nha phiến
chiến tranh dĩ tiền Hán ngữ trung đích tá từ, Trung Sơn Đại học học báo 4 (1959)
146 – 154.




Về nhà Sư Phật
Quang




Truyện Nhất Dạ Trạch trong Lĩnh Nam
trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử họ được đạo Phật như sau:

“Thương
nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên Dung (và) Đồng Tử làm chúa. Có
một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: “Quí nhân hãy bỏ ra một dật vàng năm
nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quí, đến sang năm được lãi mười dật”.
Tiên Dung vui mừng bảo Đồng Tử: “Vợ chồng ta là bởi Trời mà nên. Nhưng cái ăn
cái mặc là do người làm lấy. Nay nên đem một dật vàng cùng thương nhân ra nước
ngoài mua vật quí để sinh sống”. Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi buôn bán lênh
đênh ra khắp nước ngoài. Có núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ. Thương nhân ghé
thuyền vào lấy nước. Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu Tăng tên Phật
Quang truyền pháp cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại để nghe pháp, đưa vàng cho thương
nhân đi mua hàng. Đến lúc thương nhân trở về lại tới am đó chở Đồng Tử trở về
nhà. Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: “Các việc
linh thông đều ở đó rồi”. Đồng Tử trở về, đem đạo Phật nói hết với Tiên Dung.
Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ nghề buôn để cùng Đồng Tử du phương tìm
thầy học đạo”.

Việc Chử Đồng Tử và Tiên Dung, những người Việt Nam đầu
tiên mà ta biết tên tiếp thu đạo Phật là như thế. Có hai đặc điểm mà ta cần lưu
ý. Thứ nhất, việc tiếp thu này đã xảy ra tại núi Quỳnh Viên. Núi Quỳnh Viên từ
thời Lê Thánh Tôn ta đã biết là nằm tại của Nam Giới, hay cửa Sót. Ngày nay, tại
bờ nam của cửa Sót, còn có một hòn núi gọi là Nam Giới sơn (1). Phải chăng đây
là địa điểm cần tìm hiểu khảo cổ học để khai quật xem có vết tích gì của Chử
Đồng Tử và Phật Quang chăng? Trước mắt, ít nhất ta đã xác định được là Quỳnh
Viên không phải là một ngọn núi thần thoại, mà thật sự là một hòn núi có tên
tuổi tại cửa Sót. Do những dấu vết của Chiêm Thành còn tồn tại đến ngày nay, ta
cũng hiểu thêm từ cửa Sót về nam là miền đất thuộc vương quốc Chiêm Thành. Như
thế, đất nước Việt Nam thời Hùng Vương phải chăng đã lấy cửa Sót làm một địa
điểm của miền cực nam của tổ quốc ta?

Cần lưu ý, từ vùng cửa Sót trở ra
miền bắc, ta không tìm thấy có bất cứ di chỉ nào liên hệ với nền văn hóa của
Chiêm Thành. Ngược lại, từ cửa Sót trở về nam, cụ thể là các vùng phía nam tỉnh
Nghệ An, tức từ Vinh trở về nam và các tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên, cho đến ngày nay, vẫn còn những vết tích của nền văn hóa Chiêm
Thành. Nói thế, tức là muốn nói Phật giáo
truyền vào nước ta căn cứ vào Lĩnh Nam trích quái là từ phía nam, qua trung gian
nhà sư Phật Quang ở núi Quỳnh Viên, tại Nam Giới hay cửa Sót, giáp với Chiêm
Thành. Nhà sư này chắc hẳn không phải là người Việt, vì rằng truyện Chử Đồng Tử
nói “Đồng Tử linh đinh ra khắp nước ngoài (phù du xuất hải ngoại)”. Vùng núi
Quỳnh Viên này có khả năng vào thời Chử Đồng Tử chưa thuộc bản đồ nước ta. Như
nhà sư Phật Quang này có thể là một người Chiêm Thành, hoặc là người Ấn Độ, đang
tìm cách truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Và Chử Đồng Tử là người Việt Nam đầu
tiên đã tiếp xúc với ông, để rồi sau đó, trở thành người Phật tử Việt Nam đầu
tiên có tên tuổi. Truyện Chử Đồng Tử này sau đó được Thiên Nam Vân Lục (2) của
một tác giả vô danh chép lại.

Thế thì Chử Đồng Tử đã tiếp thu đạo Phật
như thế nào? Đây là đặc điểm thứ hai mà ta cần lưu ý. Truyện Chử Đồng Tử chỉ nói
khi Đồng Tử trở về quê “nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón,
vừa bảo: “Mọi việc linh thông đều đã ở đây cả”. Nói vậy, Lĩnh Nam trích quái báo
ta biết là truyền thống Phật giáo mà Chử Đồng Tử tiếp thu là một truyền thống
Phật giáo quyền năng, đề cập đến những vấn đề linh dị và thần thông (linh
thông). Truyền thống Phật giáo này như ta sẽ thấy, xuất hiện trong Mâu Tử cũng
như trong Khương Tăng Hội, và tồn tại cho đến một thời truyền thống Phật giáo
mới ra đời, đó là truyền thống Phật giáo Thiền của Pháp Vân. Cần nhấn mạnh Phật
giáo quyền năng này cho đến thế kỷ thứ VI được bổ sung bởi truyền thống Phật
giáo Thiền, nhưng không vì thế mà mất đi ảnh hưởng cơ bản của nó. Nó vẫn tồn tại
như một lớp truyền thống Phật giáo đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, một lớp cơ
bản để từ đó xây dựng nên những truyền thống Phật giáo mới, bổ sung cho nó qua
lịch sử phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Nhận thức điều này, ta sẽ dễ dàng
hiểu được những hiện tượng đặc thù của những truyền thống khác nhau của Phật
giáo Việt Nam trong lịch sử. Ta sẽ đi sâu về vấn đề này dưới
đây.




Chử Đồng Tử

Người Phật tử Việt
Nam đầu tiên



Trước mắt, nếu Chử Đồng Tử là người Phật tử
Việt Nam đầu tiên, thì vấn đề người Phật tử đầu tiên này đã sống vào lúc nào?
Truyện Nhất Dạ Trạch chỉ viết một câu hết sức mơ hồ, là: “Vua Hùng truyền đến
cháu đời thứ 3” (Hùng Vương truyền chí tam thế tôn). Ta biết lịch sử nước ta,
tên hiệu Hùng Vương được dùng để gọi cho nhiều đời vua thời cổ
đại.
 




Đại Việt sử ký toàn thư ngoại kỷ I, tờ
2b9 – 5b, ghi nhận Hùng Vương là triệu đại đầu tiên của họ Hồng Bàng, và bảo:
“Họ Hồng Bàng từ Kinh Dương Vương năm Nhâm Tuất thụ phong cùng với Đế Nghi cùng
thời, truyền đến đời Hùng Vương cuối cùng gặp năm 257 tdl của Noãn Vương nhà
Chu, là năm Quí Mão thì chấm dứt, gồm 2622 năm”. Nhưng trong phần phàm lệ, tờ
2a1 – 2, Ngô Sĩ Liên đã nhận xét: “hoặc có người nói (Hùng Vương) có 18 đời, sợ
chưa phải là thế”.

Đi sâu vào vấn đề này, ta biết hiện có 3 bản ngọc phả
khác nhau liên hệ đến triều đại Hùng Vương. Bản thứ nhất là một bản chép của
thời Lê Hồng Đức bắt đầu từ năm 1470, rồi được chép lại vào thời Lê Kính Tôn (ở
ngôi 1600 – 1618), niên đại Hoằng Định. Bản thứ hai là bản chép tay đời Khải
Định được bảo là chép lại từ một bản thuộc niên đại Thiên Phúc (980 – 988) của
Lê Đại Hành (ở ngôi 980 – 1005). Cả hai bản này hiện tàng trữ tại đền Hùng ở
Vĩnh Phú, Phú Thọ. Bản thứ ba hiện tàng trự tại chùa Tây Thiên trên núi Tam Đảo,
không có ghi ngày tháng. Vấn đề văn bản học của các ngọc phả này ta chưa cần đề
cập tới ở đây. Chỉ cứ vào chúng, ta biết tối thiểu mỗi triều đại Hùng Vương có
cùng mang một tên hiệu. Chẳng hạn, đời Hùng Vương cuối cùng là Hùng Duệ Vương
thì ta có Duệ Vương thứ nhất, thứ hai, thứ ba, v.v… Vì thế, mười tám đời Hùng
Vương trải dài trên hai ngàn năm là có thể hiểu được. Riêng đối với vấn đề quan
tâm của chúng ta ở đây là cháu đời thứ ba của Hùng Vương là cháu của Hùng Vương
đời nào?

Nếu Phật giáo xuất hiện vào năm 528 (hoặc 529?)
tdl ở Ấn Độ và bắt đầu truyền bá qua các nước xung quanh vào những năm 247 – 232
tdl vào thời của vua A Dục khi vua này lịnh cho các phải đoàn Tăng lữ đi khắp
nơi để truyền bá đạo Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn của Sona đi về vùng
Đất vàng (Suvanabhumi).
 Vùng Đất này có phải là vùng Đông Nam Á hay
không, có phải là vùng Đông Dương hay không? Đây là một vấn đề đang còn tranh
cãi. Tuy nhiên cứ vào những sử liệu cổ sơ của Trung Quốc, cụ thể là Sử Ký và
Tiền Hán thư cùng Hậu Hán thư cũng như các di liệu khảo cổ học, như di liệu khảo
cổ học Óc Eo, thì vào những thế kỷ đầu dl, vùng biển phía nam nước ta đã rộn rịp
những thương thuyền không những của các quốc gia thuộc nền văn minh Ấn Độ, mà cả
những quốc gia xa xôi của nền văn minh La – mã. Cho nên, truyền bá Phật giáo vào
những vùng đất này là một sự kiện chắc chắn đã xảy ra.

Hơn nữa, vùng đất
miền nam nước ta từ phía nam cửa Sót trở vào đã mang nặng những vết tích của nền
văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ cảnh tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang, thường
được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ II sdl viết bằng Phạn
văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền
văn minh Ấn Độ vào thời điểm ấy chủ đạo là Phật giáo, phải truyền bá tại vùng
đất này qua một thơi gian tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất một vài ba trăm
năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn Độ phải tồn tại ở phía nam nước ta vào những thế
kỷ trước và sau Dương lịch. Cho nên, vị Hùng Vương của thời Chử Đồng Tử ta cũng có thể xác định
vào những thế kỷ tdl, có khả năng là Hùng Nghị Vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức
khoảng thế kỷ II –III tdl.
Đoán định này của ta về niên đại của việc Chử
Đồng Tử tiếp thu Phật giáo là hoàn toàn phù hợp với quan điểm của thiền sư Chân
Nguyên (1647 – 1728) trong Thiên Nam Ngữ Lục (1). Sau khi kể chuyện Lữ Gia bị
quân của Hán Vũ Đế đánh bại, Chân Nguyên viết:




(1) Lê Mạnh Thát, Chân Nguyên thiền sư
toàn tập III, Thiên Nam Ngữ Lục Tu thư Phật học Vạn Hạnh,
1983.
“Gia bỏ cửa mốc nhà rêu

Hang thần
trật lối, hồn phiêu đường nào

Nước nên thấy những đồng dao

Cõi
bờ tất đất vào chầu Hán gia

Non Sài tuyệt chẳng vào ra

Thấy còn
một dấu vườn là Trúc Viên

Đìu hiu ngoài cảnh thiền thiên

Thuở
trưa quyên khóc, thuở đêm hạc sầu”


Viết thế, Chân Nguyên
muốn nói rằng ngôi chùa Trúc Viên đã có từ thời Lữ Gia, tức khoảng năm 110 tdl
tại núi Thầy (Sài Sơn), ở Sơn Tây. Điều này cũng có nghĩa Phật giáo đã tồn tại ở
nước ta vào thế kỷ thứ II tdl.
 Đây là một điểm khá lôi cuốn. Bởi vì nó
cho thấy đã từ lâu lưu hành quan điểm cho rằng Phật giáo đã du nhập vào nước ta
từ rất sớm. Đến thời An Thiền viết Đạo Giáo Nguyên Lưu (1) vào năm 1845, ở quyển
thượng, tờ 9a11 – b5 dưới mục Đại Nam thiền học sơ khởi, ông đã kể lại truyện
tích Chử Đồng Tử như đã ghi lại trong Lĩnh Nam trích quái:




(1) Lê Mạnh Thát, An Thiền thiền sư toàn
tập: Đạo giáo nguyên lưu, 3 quyển. Cảo bản.




“Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vĩ, có Đồng
Tử lên thảo am. Trong am có nhà sư tên Phật Quang. Đó là người Thiên Trúc, tuổi
hơn 40, truyền pháp cho Đồng Tử một cái nón và một cây gậy, nói rằng: “Linh dị
và thần không có đây cả”. Đồng Tử đem đạo Phật truyền cho Tiên Dung. Vợ chồng
Tiên Dung bèn học đạo. Đến buổi chiều ngày trở về, giữa đường cần làm nơi tá
túc, bèn dựng gậy che nón, đến canh ba thì thành quách lâu đài, màn gấm màn the,
kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ đầy cả sân chầu…”.

An Thiền cũng đề ra
mục Hùng Vương Phạn Tăng, tức các nhà sư Ấn Độ thời Hùng Vương, ở tờ 9b6 – 9, và
kể tên nhà sư Khâu Đà La đến thành Luy Lâu của Sĩ Nhiếp vào thời cuối của Hán
Linh đế (168 – 189 sdl).Xác
định Khâu Đà La vào thời Hán Linh đế, dĩ nhiên không thể xếp Khâu Đà La vào loại
các nhà sư vào thời Hùng Vương được.
Ngoài ra, trong các loai thần tích
của các xã, ta biết trong số các tướng tá của Hai Bà Trưng, sau khi bị Mã Viện
đánh bại, một số đã mai danh ẩn tích trong các giáo đoàn Phật giáo. Một trong
những vị này được biết tên là Bát Nàn phu nhơn đã xuất gia. Như sẽ thấy, chính
những vị này cùng người kế nghiệp họ đã tập họp những văn bản kinh điển Phật
giáo lưu hành lúc ấy, những bộ kinh đầu tiên hiện còn và được biết mà sau này
Khương Tăng Hội đã dịch thành Hán văn dưới nhan đề Lục độ tập kinh và Cựu Tạp
Thí Dụ Kinh.




Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã viết
:
 




Chính trong đoạn trích dẫn trên đã nói rõ
rằng:




“…vào những năm 247 – 232 tdl vào thời của
vua A Dục, khi vua này lệnh cho các phái đoàn Tăng lữ đi khắp nơi để truyền bá
đạo Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn của Sona đi về vùng Đất vàng
(Suvanabhumi). Vùng đất vàng này có phải là vùng Đông Nam Á không, có phải vùng
Đông Dương không? Đây là một vấn đề còn đang tranh cãi…”




Người viết đặt một giả thiết thuận lợi nhất cho nhận
định của ông Lê Mạnh Thát là vùng đất vàng chính là Việt Nam. 
giả thiết thuận lợi nhất cho niên đại chấm dứt thời đại Hùng Vương – theo quan
điểm mới – là 208 tr.CN thì nó chỉ cách thời điểm xa nhất của việc truyền bá đạo
Phật của tăng đoàn Sonna là 39 năm, gần nhất là 24 năm. Với những điều kiện trên
và cho rằng ngài Chử Đồng Tử đã tiếp xúc ngay được với giáo lý của Phật vào thời
điểm này ( thuận lợi nhất là 39 năm trước khi kết thúc thời đại Hùng
Vương)
thì:

Theo như truyền thuyết thì ngài Chử Đồng Tử đã tạo
được một khối lượng tín đồ đông đảo và đứng đầu giáo hội này trở thành một hiện
tượng xã hội, khiến vua Hùng phải quan tâm tới. Nhưng chính tư liệu của ông Lê
Mạnh Thác lại chứng tỏ: “bấy giờ Tôn Quyền xưng đế Giang Tả (năm 222 sdl) mà Phật giáo chưa
lưu hành”
. Điều này một sự phủ định gián tiếp cho nhận định của ông
Lê Mạnh Thác. Bởi vì:

Nếu Phật giáo được truyền vào Việt Nam qua ngài
Chử Đồng Tử vào thời điểm cuối cùng của thời Hùng Vương (208 tr.CN theo quan
điểm lịch sử mới, tức là điều kiện thuận lợi nhất cho nhận định trên), kéo dài
đến 400 năm sau đó đến thời Tôn Quyền nhà Ngô (tức Giang Đông); không lẽ Phật
giáo không thể phát triển trong vòng 400 năm đó, trong phạm vi một quốc gia và
sau này là chính Giang Đông? Hay nói một cách khác: không lẽ trong vòng 400 năm
không có sự giao lưu văn hoá trong một quốc gia; để rồi đến đời Đường, Phật giáo
lại từ Trung Quốc qua chính vùng Giang Đông trở lại vào Giao Châu? Do đó, sự
không phổ biến của Phật giáo ở Giang Đông vào thời điểm 200 năm sau CN, đã chứng
minh sự mâu thuẫn trong nhận định của ông Lê Mạnh Thác.

Chưa nói đến
việc theo quan điểm lịch sử cũ thì thời Hùng Vương kết thúc vào năm 257 tr.CN;
tức là trước khi phái đoàn của Sona xuất hành truyền bá đạo Phật 8 năm và vấn đề
Đất Vàng có phải là Việt Nam không. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng: Phật giáo
chưa thể truyền vào Việt Nam vào thời điểm ngài Chử Đồng Tử hành đạo. Còn một
vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là: Thời điểm hành đạo của ngài Chử
Đồng tử vào đầu thời Hùng Vương thứ 18.
 Nếu theo quan niệm mới thì đó là
một đời vua và ngài Chử Đồng Tử chỉ hành đạo vào khoảng 230 năm tr.CN. Nhưng với
quan niệm cho rằng thời Hùng Vương tồn tại 2622 năm và căn cứ vào Hùng triều
Ngọc phả ( trong sách đã dẫn, ông Lê Manh Thác cũng nói đến điều này và không
phản bác) thì đầu thời Hùng Vương thứ 18 sẽ vào thời điểm từ năm 408 tr.CN. Lúc
này Phật giáo chưa thể truyền vào Việt Nam. Vấn đề này sẽ được trình bầy ngay
sau đây.



@ Thời điểm hành đạo của ngài Chử Đồng
Tử




Với cách nói và cái nhìn quen thuộc về 18 “đời” Hùng
Vương. Đã dẫn đến cái nhìn cho là thời Hùng Vương chỉ có 18 vị vua. Và đời Hùng
Vương thứ 18 chỉ là một vị, đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn không thể lý giải. Một
trong những mâu thuẫn khó hiểu nhất chính là việc chia 2622 năm tồn tại của thời
Hùng Vương cho 18 vị vua (theo quan niệm mới) ra con số khoảng gần 150 năm cho
tuổi thọ của một con người và khẳng định tính phi lý về niên đại gần 3000 văn
hiến Văn Lang. Bởi vì, truyền thuyết Con Rồng – Cháu Tiên mang nội dung huyền
thoại: Rồng lấy Tiên, đẻ ra một trăm trứng nở thành 100 người con … Do đó, con
số 18 cũng chỉ mang tính biểu tượng. Cho nên không thể lấy một đại lượng cụ thể
(2622 năm được ghi trong chính sử cũ) chia cho một đại lượng trừu tượng. Đây là
một sai lầm sơ đẳng về toán học. Nó giống như việc lấy tri thức trong một cuốn
sách chia cho số học sinh, để tìm xem trung bình một học sinh tiếp thu được bao
nhiêu phần của cuốn sách.

Nếu không căn cứ vào Hùng triều Ngọc phả, thì
ngay truyền thuyết thời Hùng Vương cũng đủ chứng tỏ “18 đời Hùng
Vương”
 mà truyền thuyết nói tới không thể là 18 vị vua, bởi
vì:

Vào thời Hùng Vương thứ 18 có đến 3 truyền thuyết mà
nội dung không liên quan đến nhau. Đó là: truyền thuyết về ngài Chử Đồng Tử, vào
đầu thời Hùng Vương thứ 18; truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, vào cuối thời
Hùng Vương thứ 18; truyền thuyết về ngài Tản viên Sơn Thánh cũng vào cuối thời
Hùng Vương thứ 18. Trong đó: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh khẳng định vua
Hùng cuối đời thứ 18 chỉ có một người con gái duy nhất là Mỵ Nương. Với truyền
thuyết Đầm Nhất Dạ – vào đầu thời Hùng Vương thứ 18 – lại có công chúa Tiên
Dung? Rồi truyền thuyết về ngài Tản Viên Sơn Thánh, cũng cuối đời Hùng Vương thứ
18 lại có công chúa Ngọc Hoa
. Để giải quyết mâu thuẫn này, với quan điểm
mới chỉ còn cách ghép hai vị công chúa này thành hai chị em ruột và bắt buộc
phải sửa lại truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh là“Vua Hùng thứ 18
có hai công chúa, một người gả cho Chử Đồng Tử, còn lại chỉ có một người là Mỵ
Nương, tên là Ngọc Hoa”;
 cuối cùng là ghép ngài Tản Viên Sơn Thánh – Nguyễn
Tuấn – chính là Sơn Tinh? Sự gán ghép này tất nhiên là rất phi lý! Trước hết là
nội dung các truyền thuyết này không liên quan đến nhau.

Nội dung trực
tiếp của truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh đầy màu sắc huyền thoại trong suốt
nội dung của nó. Sự liên hệ duy nhất với các truyền thuyết khác chỉ có ở câu mở
đầu: “Vào
cuối đời Hùng Vương thứ 18”.
Nội dung trực tiếp của “Sự
tích Đầm Nhất Dạ”
 cũng mang màu sắc huyền thoại về một con người là ngài
Chử Đồng Tử. Sự liên hệ duy nhất với 3 truyền thuyết cùng thời là
câu: 
“Vào đầu
đời Hùng Vương thứ 18”.
Nội dung trực tiếp của truyền thuyết về ngài
Tản Viên Sơn Thánh cũng mang ít nhiều màu sắc huyền thoại về một con người. Sự
liên hệ với các truyền thuyết khác là “Vào cuối đời Hùng Vương thứ 18” và cũng
là con rể vua Hùng. Đây là một truyền thuyết lịch sử về một danh nhân được khẳng
định tính thực tế tồn tại vào cuối thời Hùng Vương thứ 18, mặc dù có chất huyền
thoại về con người được xưng tụng.

Do đó, khi ghép ngài Tản Viên được
khẳng định sự tồn tại trên thực tế theo nội dung truyền thuyết với nhân vật Sơn
Tinh huyền thoại mang tính hư cấu hoàn toàn sẽ mang tính khiên cưỡng, phi lý
hoàn toàn. Bởi vì nội dung hai truyền thuyết này không hề liên quan với hau. Như
vậy, sự phân tích với tính hợp lý nhất – tính hợp lý là một ếu tố cần của một
giả thuyết nhân danh khoa học – phải là sự khẳng ịnh tính độc lập giữa hai
truyền thuyết này. Hệ quả của tính hợp lý iếp theo là: Khi giữa ngài Tản Viên
Sơn Thánh với hình tượng Sơn inh không liên quan đến nhau thì sẽ phải khẳng định
rằng: truyền huyết này nhằm chuyển tải một nội dung lịch sử khác (sẽ được trình
bày ở chương VIII trong sách này). Khi khẳng định tính độc lập của truyền thuyết
này thì sự hợp lý tiếp theo là truyền thuyết “Đầm Nhất Dạ” cũng độc lập với nội
dung của nó. Tức là: Đầu thời Hùng Vương thứ 18 của “Sự tích đầm
Nhất Dạ”
 và cuối đời Hùng Vương thứ 18 của truyền thuyết ngài Tản Viên Sơn
Thánh và Sơn tinh – Thuỷ tinh, không thể là khoảng thời gian của một vị vua. Hay
nói một cách khác: đầu thời Hùng Vương thứ 18 với công chúa Tiên Dung và Chử
Đồng Tử; cuối thời Hùng Vương thứ 18 với công chúa Ngọc Hoa và ngài Tản Viên Sơn
Thánh Nguyễn Tuấn ít nhất là hai đời vua trong thời Hùng Vương thứ 18. Như vậy
tính chặt chẽ nhất của lập luận tiếp theo sẽ là phải coi cái nhìn quen thuộc về
cụm từ “18 đời Hùng Vương” là sự sailệch; mà phải là “18 thời Hùng Vương”. Như vậy, việc tồn tại 2622 năm mà cổ sử Đại
Việt nhắc tới hoàn toàn có cơ sở. Còn nếu như coi các truyền thuyết về thời Hùng
Vương là mơ hồ, thì có thể khẳng định rằng: sẽ không thể có một lập luận nào,
nhân danh bất cứ một giá trị tri thức nào của nhân loại – từ tri thức siêu hình
nhất cho đến tri thức khoa học nhất – được toàn thể nhân loại tích luỹ trong quá
trình lịch sử của loài người, giải thích được hiện tượng ăn trầu phổ biến hàng
ngàn năm ở miền nam sông Dương Tử, cho đến tận ngày nay ở Đài Loan và ở Việt
nam, cũng như sự hiện diện của chiếc bánh chưng, bánh dầy trong truyền thống văn
hoá của người Việt còn đến tận bây giờ.

Hơn nữa và cũng là điều quan
trọng là: sự xuất hiện với danh xưng “sư Phật Quang” trong
truyền thuyết “Đầm Nhất Dạ” ở “Lĩnh Nam chích
quái”
 chỉ là một hiện tượng không có sự liên hệ nhất quán và hợp lý trong
toàn bộ nội dung câu truyện. Bạn đọc có thể nhận thấy điều này trong suốt cuộc
đời hành đạo của ngài Chử Đồng Tử. Ngài hoàn toàn sử dụng thần thông để tác động
vào cuộc đời. Hay nói một cách khác – theo ngôn ngữ Phật giáo – là Ngài vẫn tác
nghiệp dưới một hình thức khác và việc này không phải là mục đích tu tập theo
giáo lý Phật là không tác nghiệp dưới bất cứ hình thức nào, để tránh nghiệp quả
và đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Hình tượng thể hiện rõ nét nhất chính là khi
đắc đạo, ngài đã tạo dựng vương quốc riêng với lối sống của bậc đế vương nơi
trần thế. Bạn đọc xem lại đoạn trích dẫn sau đây, trong truyền thuyết Đầm Nhất
Dạ thể hiện điều này:



“Trên đường viễn hành, trời tối mà chưa
thấy thôn xá, hai người tạm nghỉ giữa đường, cắm trượng, che nón mà trú thân.
Đến canh ba thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài dinh thự, phủ
kho miếu xã, vàng bạc châu báu, giường chiếu chăn màn, tiên đồng ngọc nữ, tướng
sĩ thị vệ la liệt trước mắt. Sáng hôm sau ai trông cũng kinh lạ, đem hương hoa,
thức ăn quí tới mà xin làm bầy tôi. Có văn võ bá quan chia quân túc vệ lập thành
nước riêng.”




Cho dù đây chỉ là hình ảnh biểu tượng phản ánh một vương
quốc tâm linh của một tín ngưỡng được tạo dựng trong nền văn minh Lạc Việt, thì
đó cũng không phải là lối sống và sự tu tập theo Phật pháp. Điều này chứng tỏ
rằng ngài Chử Đồng Tử là một chân nhân – đẳng cấp cao nhất của sự tu tập theo
Đạo giáo – chứ không phải là một Phật tử theo đạo Phật; đồng thời cũng chứng tỏ
rằng ngài là người đã sáng lập ra Đạo giáo thuộc về nền văn minh Lạc Việt. Điều
này đã giải thích vì sao ngài là một trong bốn vị thần bất tử hộ quốc của người
Lạc Việt.

Từ những tiền đề phân tích ở trên về tính hợp lý và sự chặt
chẽ trong cấu trúc của hệ thống truyền thuyết và huyền thoại thời Hùng Vương –
ngoài việc chứng minh một trí tuệ siêu đẳng của tổ tiên người Lạc Việt – còn
chứng tỏ thời điểm hành đạo của ngài Chử Đồng Tử vào đầu thời Hùng Vương thứ 18
tức là khoảng 400 năm trước CN. Tất nhiên, vào thời điểm này Phật giáo mới vào
giai đoạn kiết tập để hoàn chỉnh kinh sách qua những lời giảng của Đức Thích Ca,
chưa thể truyền đến Việt Nam. Do đó, tôn giáo mà ngài Chử Đồng Tử sáng lập không
thể là Phật giáo, mà chính là Đạo giáo như đã trình bày ở trên.

Những
lập luận trong sách này, nhằm chứng tỏ ngài Chử Đồng Tử là người sáng lập Đạo
giáo của nền văn minh Lạc Việt, không phủ nhận việc Phật giáo du nhập vào nền
văn minh này vào cuối thời Hùng Vương thứ 18, trên cơ sở thời Hùng Vương thứ 18
kéo dài gần 400 năm.



Theo sách vở cũ, các đời vua Hùng bắt
đầu từ năm 2879 và kết thúc vào 258 TCN. Tổng cộng 2622 năm . Nếu theo Tây lich
hiện nay là năm 2008 thì Thế đại các Vương Triều Vua Hùng từ khi kết thúc đến
nay là 2266 năm . Còn theo Việt lich thì năm nay là năm 
4887. dienbatn đồng ý
với những lập luận của Nguyễn Vũ Tuấn Anh về các Thế Đại Vương Triều Hùng Vương
. Cụ thể trong 2622 năm tồn tại của các Thế Đại Vương Triều Hùng Vương , không
phải chỉ tồn tại 18 ông Vua có tên là Hùng Vương mà thực ra là 18 giai đoạn trị
vì của các Vương triều . Chỉ như vậy ta mới có thể lý giải được những mâu thuẫn
về 3 truyền thuyết quan trọng về thời Hùng Vương thứ 18 :”Vào thời Hùng Vương
thứ 18 có đến 3 truyền thuyết mà nội dung không liên quan đến nhau. Đó là:
truyền thuyết về ngài Chử Đồng Tử, vào đầu thời Hùng Vương thứ 18; truyền thuyết
Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, vào cuối thời Hùng Vương thứ 18; truyền thuyết về ngài Tản
viên Sơn Thánh cũng vào cuối thời Hùng Vương thứ 18. Trong đó: Truyền thuyết Sơn
Tinh – Thuỷ Tinh khẳng định vua Hùng cuối đời thứ 18 chỉ có một người con gái
duy nhất là Mỵ Nương. Với truyền thuyết Đầm Nhất Dạ – vào đầu thời Hùng Vương
thứ 18 – lại có công chúa Tiên Dung? Rồi truyền thuyết về ngài Tản Viên Sơn
Thánh, cũng cuối đời Hùng Vương thứ 18 lại có công chúa Ngọc Hoa
.
 Đây chính là một việc chứng tỏ trong Thời của các Vua Hùng Vương thứ
18 có nhiều vị Vua tương ứng với các truyền thuyết nêu trên . Như vậy , nếu muộn
nhất thì sự tích của nhà sư Phật Quang truyền Đạo cho Chử Đồng Tử cũng phải vào
những năm cuối của thời Hùng Vương thứ 18 , cụ thể là phải trước năm 258 TCN
.
Thiền sư Lê Mạnh Thát đã viết
” Nếu Phật giáo xuất hiện vào năm 528 (hoặc 529?) tdl ở Ấn Độ và bắt đầu
truyền bá qua các nước xung quanh vào những năm 247 – 232 tdl vào thời của vua A
Dục khi vua này lịnh cho các phải đoàn Tăng lữ đi khắp nơi để truyền bá đạo
Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn của Sona đi về vùng Đất vàng (Suvanabhumi).
Vùng Đất này có phải là vùng Đông Nam Á hay không, có phải là vùng Đông Dương
hay không? Đây là một vấn đề đang còn tranh cãi. Tuy nhiên cứ vào những sử liệu
cổ sơ của Trung Quốc, cụ thể là Sử Ký và Tiền Hán thư cùng Hậu Hán thư cũng như
các di liệu khảo cổ học, như di liệu khảo cổ học Óc Eo, thì vào những thế kỷ đầu
dl, vùng biển phía nam nước ta đã rộn rịp những thương thuyền không những của
các quốc gia thuộc nền văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc gia xa xôi của nền văn
minh La – mã. Cho nên, truyền bá Phật giáo vào những vùng đất này là một sự kiện
chắc chắn đã xảy ra.

Hơn nữa, vùng đất miền nam nước ta từ phía nam cửa
Sót trở vào đã mang nặng những vết tích của nền văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ cảnh
tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định
là xuất hiện vào thế kỷ II sdl viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một
ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời điểm ấy
chủ đạo là Phật giáo, phải truyền bá tại vùng đất này qua một thơi gian tương
đối dài, tối thiểu cũng phải mất một vài ba trăm năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn
Độ phải tồn tại ở phía nam nước ta vào những thế kỷ trước và sau Dương lịch. Cho
nên, vị Hùng Vương của thời Chử Đồng Tử ta cũng có thể xác định vào những thế kỷ
tdl, có khả năng là Hùng Nghị Vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II
–III tdl.

Đoán định này của ta về niên đại của việc Chử Đồng Tử tiếp thu
Phật giáo là hoàn toàn phù hợp với quan điểm của thiền sư Chân Nguyên (1647 –
1728) trong Thiên Nam Ngữ Lục (1). Sau khi kể chuyện Lữ Gia bị quân của Hán Vũ
Đế đánh bại, Chân Nguyên viết:
 (1) Lê Mạnh Thát, Chân
Nguyên thiền sư toàn tập III, Thiên Nam Ngữ Lục Tu thư Phật học Vạn Hạnh,
1983.
“Gia bỏ cửa mốc nhà
rêu

Hang thần trật lối, hồn phiêu đường nào

Nước nên thấy những
đồng dao

Cõi bờ tất đất vào chầu Hán gia

Non Sài tuyệt chẳng vào
ra

Thấy còn một dấu vườn là Trúc Viên

Đìu hiu ngoài cảnh thiền
thiên

Thuở trưa quyên khóc, thuở đêm hạc
sầu”

Viết thế, Chân Nguyên muốn
nói rằng ngôi chùa Trúc Viên đã có từ thời Lữ Gia, tức khoảng năm 110 tdl tại
núi Thầy (Sài Sơn), ở Sơn Tây. Điều này cũng có nghĩa Phật giáo đã tồn tại ở
nước ta vào thế kỷ thứ II tdl. Đây là một điểm khá lôi cuốn. Bởi vì nó cho thấy
đã từ lâu lưu hành quan điểm cho rằng Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ rất
sớm. Đến thời An Thiền viết Đạo Giáo Nguyên Lưu (1) vào năm 1845, ở quyển
thượng, tờ 9a11 – b5 dưới mục Đại Nam thiền học sơ khởi, ông đã kể lại truyện
tích Chử Đồng Tử như đã ghi lại trong Lĩnh Nam trích
quái:

(1) Lê Mạnh Thát, An Thiền thiền sư toàn tập: Đạo giáo
nguyên lưu, 3 quyển. Cảo bản.

“Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vĩ, có Đồng Tử lên thảo
am. Trong am có nhà sư tên Phật Quang. Đó là người Thiên Trúc, tuổi hơn 40,
truyền pháp cho Đồng Tử một cái nón và một cây gậy, nói rằng: “Linh dị và thần
không có đây cả”. Đồng Tử đem đạo Phật truyền cho Tiên Dung. Vợ chồng Tiên Dung
bèn học đạo. Đến buổi chiều ngày trở về, giữa đường cần làm nơi tá túc, bèn dựng
gậy che nón, đến canh ba thì thành quách lâu đài, màn gấm màn the, kim đồng ngọc
nữ, tướng sĩ thị vệ đầy cả sân chầu…”.

An Thiền cũng đề ra mục Hùng
Vương Phạn Tăng, tức các nhà sư Ấn Độ thời Hùng Vương, ở tờ 9b6 – 9, và kể tên
nhà sư Khâu Đà La đến thành Luy Lâu của Sĩ Nhiếp vào thời cuối của Hán Linh đế
(168 – 189 sdl). Xác định Khâu Đà La vào thời Hán Linh đế, dĩ nhiên không thể
xếp Khâu Đà La vào loại các nhà sư vào thời Hùng Vương được.

Ngoài ra,
trong các loai thần tích của các xã, ta biết trong số các tướng tá của Hai Bà
Trưng, sau khi bị Mã Viện đánh bại, một số đã mai danh ẩn tích trong các giáo
đoàn Phật giáo. Một trong những vị này được biết tên là Bát Nàn phu nhơn đã xuất
gia. Như sẽ thấy, chính những vị này cùng người kế nghiệp họ đã tập họp những
văn bản kinh điển Phật giáo lưu hành lúc ấy, những bộ kinh đầu tiên hiện còn và
được biết mà sau này Khương Tăng Hội đã dịch thành Hán văn dưới nhan đề Lục độ
tập kinh và Cựu Tạp Thí Dụ
Kinh.

Như vậy , Phật giáo xuất hiện vào năm 528- 529 TCN và
nếu có phái đoàn truyền Đạo của Phật giáo ( 247-232 TCN ) , thì thời điểm này
cũng gần như trùng lặp với thời của Chử Đồng Tử ( nếu lấy giả thiết lúc đó là
những năm cuối thời Đại Hùng Vương thứ 18 – trước những năm 258 TCN ). Đây chính
là lần đầu tiên Phật giáo được truyền vào Việt Nam và cũng là một bằng chứng Chử
Đồng Tử là một Phật tử đầu tiên của Việt Nam

Lần truyền Đạo thứ hai vào Việt Nam lại do nhà sư Tỳ ni
Đa Lưu Chi truyền vào vùng Luy Lâu khoảng năm 580 , tức là sau khoảng gần 900
năm .

NHÀ SƯ PHẬT QUANG TRUYỀN CHO CHỬ ĐỒNG TỬ PHẬT
GIÁO HAY ĐẠO GIÁO CỦA LÃO TỬ .

Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã viết
:


Chử
Đồng Tử là một trong bốn vị thần hộ quốc thuộc hàng bất tử trong tín ngưỡng dân
gian Việt Nam, đương nhiên không phải vì lấy công chúa Tiên Dung và làm phò mã
của vua. Ông xuất thân từ địa vị một người nghèo và đạt đến đỉnh cao của sự phú
quý, nhưng vẫn sẵn sàng bỏ hết để tầm sư học đạo. Chỉ cần như vậy, cũng đủ để
ông có sự tín nhiệm của người đương thời với những giá trị tinh thần mà ông
hướng tới.
 

Qua cuộc đời của
ông cho thấy ít nhất căn bản quan niệm nhân sinh quan của Chử Đồng Tử là: của
cải thế nhân và sự thăng trầm của cuộc đời chỉ là phù du. Trong truyền
thuyết Đầm Nhất Dạ nói tới sự kiện Chử Đồng Tử, Tiên Dung đắc
đạo và tạo dựng một vương quốc hư ảo cho mình bằng quyền năng của thần thánh.
Đây là hình ảnh của một thế giới tâm linh tạo nên tín ngưỡng của người dân Lạc
Việt thời Hùng.

Hình ảnh cuối cùng của truyền thuyết này là lâu đài,
cung điện nguy nga biến mất chỉ trong một đêm, để lại cho thế nhân một đầm nước
long lanh, phản chiếu những hình ảnh hư ảo của cuộc đời qua hàng thiên niên
kỷ.

Như những chương trên đã trình bày: thuyết Âm Dương Ngũ hành là hệ
tư tưởng vũ trụ quan chính thống của thời Hùng Vương, giải thích từ bản nguyên
vũ trụ là Thái Cực đến sự vận động của nó là Âm Dương Ngũ hành. Tính bao trùm về
mọi mặt và sự ứng dụng rộng rãi trên thực tế đã chứng tỏ sự thuyết phục của học
thuyết này. Do đó, không thể có cơ sở từ ngay trong tâm lý để phát sinh và tồn
tại một hệ tư tưởng tôn giáo vượt ra ngoài giá trị của nó. Nhưng về nhân sinh
quan, xuất phát từ những giá trị đạo lý đề cao tình người và tính nhân bản, cộng
với tri thức sâu sắc trong thiên văn qua sự vận động của những tinh tú ảnh hưởng
đến chu kỳ sinh học của con người – tức là sự chi phối của sức mạnh thiên nhiên.
Đồng thời nền văn minh đó cũng thừa nhận khả năng của con người trong sự tương
tác giữa con người với thiên nhiên (Sự tích Dưa Hấu). Do đó, tín ngưỡng mà ngài
Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung tạo dựng, chỉ có thể hướng con người vươn tới
sự hòa nhập với thiên nhiên hoặc đạt tới những quyền năng của thiên nhiên trong
sự vận động của Âm Dương Ngũ hành. Trên thực tế, truyền thuyết về các thánh thần
ở Việt Nam cho thấy: mỗi thần đều có chức năng riêng trong việc chi phối vận
động của tự nhiên. Như: Thiên Lôi làm sấm sét, Long vương làm mưa…Sự khác biệt
so sánh với hệ thống đa thần của các nền văn minh cổ đại khác như Ai Cập, Hy Lạp
là:

@ Các thần của hệ thống đa thần trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian
Việt Nam không có quyền, hoặc quyền năng rất hạn chế, trong việc quyết định thay
đổi định mệnh con người. Ngược lại, trong thần thoại Ai Cập , Hy Lạp hầu như mỗi
vị thần đều có quyền năng thay đổi số phận con người.

@ Tổ chức trong hệ
thống bách thần ở Việt Nam rất chặt chẽ, có thứ bậc; trong đó Ngọc Hoàng Thượng
đế có quyền năng tối cao. Ngược lại, trong thần thoại Hy Lạp quyền năng của thần
Dớt rất hạn chế với các vị thần dưới quyền. Hoặc trong thần thoại Ai Cập, quyền
năng của các vi thần thượng đẳng như : thần Rê, thần Tho… gần ngang
nhau. 

Điều này là cơ sở để chứng tỏ hệ thống thần thoại Việt Nam đã ra đời
rất lâu sau khi hình thành một quốc gia có tổ chức chặt chẽ. Từ đó, trên cơ sở
của những giá trị tư tưởng chính thống chi phối toàn bộ xã hội Văn Lang là
thuyết Âm dương Ngũ hành và cuộc đời của ngài Chử Đồng Tử, thì hoàn toàn có cơ
sở để đặt giả thuyết về khả năng hình thành một tín ngưỡng đa thần vào cuối thời
Hùng Vương mà vị khởi xướng là ngài Chử Đồng Tử. Tín ngưỡng này phản ảnh thực
trạng xã hội Văn Lang ở tính tổ chức và quyền năng hạn chế của các vị thần,
hướng giá trị tâm linh con người trở về với Thái Cực, hoặc đạt tới Thái Cực để
thoát ly khỏi cuộc sống đầy vướng bận trần gian.

Hình tượng vua Hùng đem
quân tới mà không có sự trấn áp, đã chứng tỏ vua Hùng không thừa nhận những giá
trị tín ngưỡng được hình thành từ chính những giá trị tư tưởng chính thống của
Văn Lang, nhưng cũng không phản ứng mạnh mẽ. Mặc dù như vậy, nhưng sự hiện diện
của công chúa Tiên Dung – con vua Hùng – bên cạnh Chử Đồng Tử, vị sáng lập ra
một hệ thống tín ngưỡng của người Lạc Việt cũng chứng tỏ khả năng phát triển sâu
rộng của nó trong xã hội Văn Lang .

….Vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII về thời gian tương đương với sự
xuất hiện “Đạo Đức Kinh” của Lão tử, đồng thời có sự tương
đồng về tư tưởng của Lão – Chử với những hiện tượng liên quan đến văn minh Văn
Lang đã trình bày ở trên. Trong truyền thuyết Việt Nam, Chử Đồng tử và công chúa
Tiên Dung biến mất khi kết thúc câu chuyện và sự xuất hiện huyền ảo của Lão tư,
ở cùng một khoảng thời gian và trong không gian của hai quốc gia láng giềng với
những giá trị tư tưởng gần như hoàn toàn trùng hợp. Do đó, hoàn toàn có cơ sở để
đặt vấn đề về tác giả của Đạo Đức Kinh – nếu do Lão tử viết – thì Lão tử và Chử
Đồng tử chỉ là một người duy nhất. Đây cũng là một vấn đề đã được nhiều học giả
nghi vấn.

Đoạn dưới đây được trích lại trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam nhận xét của giáo sư Trần Văn Giàu để bạn đọc tham khảo: Giáo
sư Trần Văn Giàu có viết: “Tư tưởng tín ngưỡng Đạo giáo … sẵn có từng phần lớn
trong nhân dân Việt Nam từ nguyên thủy và trong cả quá trình lịch sử, người Việt
chưa có lúc nào chế tạo được cái tên chung để đặt cho loại tín ngưỡng đó, riêng
những người nghiên cứu nhận thấy tư tưởng tín ngưỡng đó cùng bản chất với Đạo
giáo nên xếp vào một loại vậy thôi”.

Những luận điểm này giải
thích vì sao Chử Đồng tử được coi là một trong bốn vị thần hộ quốc của người Lạc
Việt.

Thiền sư Lê mạnh Thát đã
viết : 

” Thế thì Chử Đồng
Tử đã tiếp thu đạo Phật như thế nào? Đây là đặc điểm thứ hai mà ta cần lưu ý.
Truyện Chử Đồng Tử chỉ nói khi Đồng Tử trở về quê “nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử
một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: “Mọi việc linh thông đều đã ở đây cả”. Nói
vậy, Lĩnh Nam trích quái báo ta biết là truyền thống Phật giáo mà Chử Đồng Tử
tiếp thu là một truyền thống Phật giáo quyền năng, đề cập đến những vấn đề linh
dị và thần thông (linh thông). Truyền thống Phật giáo này như ta sẽ thấy, xuất
hiện trong Mâu Tử cũng như trong Khương Tăng Hội, và tồn tại cho đến một thời
truyền thống Phật giáo mới ra đời, đó là truyền thống Phật giáo Thiền của Pháp
Vân. Cần nhấn mạnh Phật giáo quyền năng này cho đến thế kỷ thứ VI được bổ sung
bởi truyền thống Phật giáo Thiền, nhưng không vì thế mà mất đi ảnh hưởng cơ bản
của nó. Nó vẫn tồn tại như một lớp truyền thống Phật giáo đầu tiên của Phật giáo
Việt Nam, một lớp cơ bản để từ đó xây dựng nên những truyền thống Phật giáo mới,
bổ sung cho nó qua lịch sử phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Nhận thức điều
này, ta sẽ dễ dàng hiểu được những hiện tượng đặc thù của những truyền thống
khác nhau của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử. Ta sẽ đi sâu về vấn đề này dưới
đây.”

Nhận xét riêng
của dienbatn : các bạn xem thử những hình ảnh dưới đây
:

Posted Image

Posted Image

Có một hình ảnh nhất quán mà trong Phật giáo
Việt Nam luôn xuất hiện , nhất là trong các ngày lễ hội , trong các chùa là hình
ảnh của Đại Bạch Tán Cái ( Sitatapatra ).

Đây là một tư liệu dienbatn tìm được từ
nguồn 
http://www.thienlybuutoa.org cũng rất
đáng quan tâm “ 
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ
rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một
nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở
thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và
Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong
khoảng các năm 168-189.

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ
Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành “Bụt”, từ “Bụt” được dùng
nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu
thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu.
Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ
“Bụt” bị mất đi và được thay thế bởi từ “Phật”. Trong tiếng Hán, từ Buddha được
phiên âm thành “Phật đà”, “Phật đồ” rồi được rút gọn thành “Phật”.

Phật
giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo
phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề
trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật
giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn
hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều
kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo
Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp
quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu .

….Trên bước đường
truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là khế
lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là
Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào
Việt Nam và các nước khác.

Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên
dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng
vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một
vị đó là vị giải thoát.

Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên
dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng
luôn luôn đa dạng[12]. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không
hề mất gốc (Phật giáo). Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện theo
từng vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của
Phật giáo là ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sanh.

Tên gọi tuy
có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một mà không phải một,
nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan, v.v.
tất cả đều có tên chung là Phật giáo, bảo rằng giống cũng được nhưng bảo rằng
không thì là sai. Đây gọi là khế cơ là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của
từng vùng miền.

Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị
thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo
nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng
dân tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước
như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và
các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa
để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn
được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ
thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ
pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được “Phật hóa”. Các pho
tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và
Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn
của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẽ đẹp, mà một
trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn mặt đầy
lòng từ mẫn v.v. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi
chùa “tiền Phật, hậu thần” hay “tiền Phật, hậu Mẫu”. Người Việt Nam đưa các vị
Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc… vào thờ trong chùa.
Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã
khuất….

…Các tông phái Phật giáo Đại
thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi
pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh,
Nguyễn Minh Không,… đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền
tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ
Tát.

Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng
Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu
hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ
Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh
Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo
nâu, áo lam.

…..Phật giáo Việt Nam còn
có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là “tùy duyên bất biến;
bất biến mà vẫn thường tùy duyên” nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà
người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn
không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa
thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc
(vốn là hòa thượng),… Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân
dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết
Sơn),… Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của
phụ nữ Việt Nam. “

Theo dienbatn , những
nhận xét trên của Thienlybuutoa vô cùng chính xác . Phật giáo do nhà sư Phật
Quang truyền cho Chử Đồng Tử , là một Phật giáo chính thống đã được các nhà sư
Việt Nam bản địa hóa , trải qua các thăng trầm của thời gian Phật giáo đã thấm
nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật giáo trong
văn hóa Việt khá đậm nét. 

Ta có thể
thấy Phật giáo Việt Nam hòa trộn với Đạo giáo qua việc tại Xã Đa Hòa – Huyện
Đông Yên ( nay thuộc Xã Bình Minh – Huyện Khoái Châu- Tỉnh Hưng Yên ) có đền thờ
Chử Đồng Tử với bài vị là : Chử Đồng Tử Đế Quân và Tiên Dung tả Hoàng Hậu .
Riêng tình tiết Chử Đồng Tử lấy vợ hai là Hữu Hoàng Hậu thì trong Phật giáo
không có được . Đây chính là người dân đã Phong Thánh hóa nhà sư Chử Đồng Tử mà
thôi . 

Một câu chuyện khác về Phật mẫu
Man Nương cũng có những chi tiết tương tự : ” Truyền thuyết kể rằng Phật Mẫu Man
Nương là người con gái rất sùng đạo, năm 12 tuổi đến theo học đạo ở chùa Linh
Quang, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tại chùa có thiền sư Khâu Đà La là một vị cao
tăng đầu tiên sang Việt Nam truyền đạo tại đây.

Một hôm Man Nương ngủ ở thềm, Khâu Đà La bước qua người, sau đó bà thụ
thai. Cha mẹ Man Nương trách cứ thì Khâu Đà La dặn rằng đó là con Phật, không
phải lo phiền.

Mười bốn tháng sau, Man
Nương sinh hạ một người con vào ngày 8 tháng 4, đem đến chùa trả lại Thiền sư,
ông gõ gậy tích trượng vào cây dung thụ (cây đa) ở cạnh chùa, cây đa tách ra,
thiền sư để đứa trẻ vào trong, cây lại khép lại. Khâu Đà La trao cho Man Nương
cây gậy và dặn khi nào hạn hán thì đem gậy cắm xuống đất để cứu nhân dân. Khi
vùng Dâu bị hạn hán ba năm liền, nhớ đến lời dặn của ông, Man Nương đã đem cây
gậy thần cắm xuống đất. Ngay lập tức nước phun lên, cây cối, ruộng đồng lại tươi
tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán.

Tiếp đó có trận mưa to, cây dung thụ bị gió bão quật đổ xuống sông
Thiên Đức – sông Dâu rồi trôi về Luy Lâu. Khi đó, Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân
lính vớt lên đã để làm nóc điện Kính Thiên, nhưng không ai lay chuyển nổi. Man
Nương đi qua liền xuống sông, buộc dải yếm vào thì kéo cây lên dễ dàng. Sĩ Nhiếp
thấy thế kính sợ, tuyển mười người họ Đào tạc tượng Tứ pháp là Pháp Vân – Pháp
Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện tượng trưng cho Mây, Mưa, Sấm, Chớp để thờ. Khi thợ
tạc tượng gặp trong thân cây một khối đá bèn vứt xuống sông. Đến đêm thấy lòng
sông rực sáng, Sĩ Nhiếp cho người vớt nhưng không tài nào vớt được. Man Nương
liền đi thuyền ra giữa sông thì khì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng. Khối đá ấy
được gọi là Thạch Quang Phật (Phật đá tỏa sáng).

Bốn pho tượng Tứ Pháp được thờ ở bốn chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn ở Thuận
Thành, Bắc Ninh. Làng Mãn Xá lập chùa Phúc Nghiêm thờ Man Nương, gọi là Phật
Mẫu, nên gọi chùa này là chùa Tổ. Hàng năm vào ngày hội chùa Dâu, thì ba làng
Đậu, Tướng, Dàn rước tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện về chùa Dâu gặp Pháp Vân
rồi bốn chị em về chùa Tổ thăm Mẹ. Thời Pháp, chùa Đậu bị phá nên tượng Pháp Vũ
để ở chùa Dâu. Thạch Quang Phật cũng được thờ ở đây. ” Trong câu chuyện này ta
cũng thấy xuất hiện cây gậy và việc hóa phép Thần thông của Phật Mẫu Man nương
cứu dân khỏi bị khô hạn . 

PHẬT MẪU MAN
NƯƠNG 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *