CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 8

LỄ
THƯỢNG LƯƠNG ( GÁC ĐÒN DÔNG ).

Từ khi bắt
tay vào làm nhà đến khi ngôi nhà được hoàn tất, thưở xưa người Việt phải tiến
hành nhiều nghi lễ.

1.- Lễ bình cơ
(平基): Gia chủ đem lễ vật cúng trên miếng đất chọn làm nhà, dọn dẹp sạch sẻ khu
đất đó. Rồi sau gia chủ mới đi mời thợ đến bàn việc làm
nhà.

2.- Lễ  trúc cơ (築基) :- bắt đầu
đắp nền nhà.

3.- Lễ phạt mộc (伐木) (lễ
khởi công): Gia chủ làm hai mâm cỗ, một để cúng tổ tiên và thổ thần, một để cúng
tổ sư thợ mộc. Cúng xong người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào cây gỗ định làm
cột cái để làm phép. Người thợ cả nhất thiết phải “lên rui mực” (định kích thước
ngôi nhà vào một thanh tre gọi là rui mực, sào nhà hay thước tầm). Sau đó, nhóm
thợ bắt đầu công việc cưa xẻ gỗ.

4.- Lễ
định táng (tảng) (定磉)hay còn gọi là lễ in tảng: làm lễ để đổ nền nhà, định nơi
đặt cục  táng (đá kê chân cột)

5.- Lễ
tàng giá (藏架) :- còn gọi là sàn vài ( ráp thử các vài cột của căn nhà). Chỗ nào
chưa tốt thì sửa chữa lại.

6.-Lễ
 thượng lương (上梁) (gác đòn dông  hay lễ cất nóc ):- lễ này được coi là quan
trọng nhất không thể bỏ qua. Chọn được ngày tốt, gia chủ nhờ một người nào đó
trong thân tộc, vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu làm ăn phát đạt để đưa
cây đòn dông (vịn vào) cùng với số lượng mấy người phụ đỡ lên gian chính giữa.
Trong khi làm lễ, cây đòn dông đó được buộc hai cành lá thiên tuế, một vài vuông
vải đỏ hay lụa đại hồng có vẻ hình bát quái, quyển lịch Tàu hay sách chữ
Nho.

7.- Lễ cái ốc (蓋屋) :- bắt đầu lợp
nhà

8.- Lễ nhập trạch (入宅) (an thổ 安土)
:- lễ này cúng báo để tổ tiên biết, nhà đã làm xong. Trong số lễ vật đó có gạo
rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà.

9.- Lễ động sàng (動床): cúng báo gia tiên để dọn về nhà mới
và được kê gia cụ vào nhà.

10.- Lễ  tân
gia (新家) (lễ  hoàn thành完城 hay còn gọi là lễ lạc thành落成, lễ cài sào):-  gia chủ
làm lễ cúng gia tiên rồi gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính
giữa.

Lễ này tổ chức ăn uống mời bà con
họ hàng, khách khứa  xa  gần tới dự. Những người được mời thường đem tiền, câu
đối, pháo đến chúc mừng gia chủ.

11.-Lễ
 hoàn công (還工) (trả công thợ) :- lễ này do thợ tổ chức cúng Tổ Sư  Lỗ Ban ,để
nhận tiền công.

12.-Lễ an cư (安居): làm
lễ tạ tổ tiên, thổ thần để báo cho biết chủ nhân đã làm ăn yên ổn trong nhà
mới.

(Nhược  Thủy-Theo Ngọc
Hạp).

THAM
KHẢO.

Trong dân gian ở miền
nam lễ này còn được gọi là “Lễ thượng đòn dong” nghĩa là lễ đưa cây đòn dong
lên. Đòn dong = đòn vong theo cách phát âm dân dã phía nam. Trước khi kiểu nhà
gạch xây trở nên phổ biến thì kiểu nhà thông dụng là nhà gỗ. Dù bộ khung nhà là
toàn bằng gỗ xẻ hay là trưng dụng bằng cây cau, cây tràm, cây tre tàu, cây tre
tầm vông . . . thì kết cấu chung cũng gồm cột, xiên, kèo, đòn tay vv. Sơ lược về
nhà một gian có khung gỗ xẻ : 

+ Cột:
Chịu lực chính,dựng thẳng đứng trên viên tán bằng đá đẻo, bao gồm cột hàng nhất
(cao nhất và còn được gọi là cột cái) cột hàng nhì và cột hàng ba (chống đỡ hiên
nhà nên hàng hiên còn đươc gọi là hàng ba) 

+ Xiên: Kết nối các dãy cột, nằm ngang và xuyên qua các thân
cột, bao gồm xiên giữa, xiên hông, xiên trước, xiên sau. 

+ Kèo: nằm xuôi nghiêng, gác trên đỉnh cột. Với một gian nhà
rộng còn có thêm kèo dơi ở giữa, thiếu cây cột đỡ mà đặt lên đoạn cây chõng tựa
lên cây xiên thôi. 

+ Đòn tay: nằm vắt
ngang lên dãy kèo, thường có 9 đòn tay cho mỗi một bên mái nhà (chỉ đếm số đòn
tay từ cột hàng nhì đến cột hàng nhất) 

Cây đòn vong chính là một cây đòn tay đặc biệt (nhưng không
được tính vào số đòn tay) nằm trên cùng, cao nhất, chổ giao nhau của hai mái nhà
trước và sau. Cây đòn vong được bào đẻo cho thân tròn hoặc bát giác, được “cưng”
nhất và được xem là “mang linh hồn” của một căn nhà hồi xưa. Vì ngày trước, khi
còn chưa dùng ‘tole’ kẽm thì mái nhà được lợp bằng ngói hoặc bằng lá dừa, lá cỏ
tranh … nên rất cần độ dốc nghiêng để nước mưa xuôi chảy, do đó nhà phải làm
theo kiểu hai mái mà vẫn lộ rõ đỉnh nóc thật cao và căn nhà nào cũng có cây đòn
vong ở cao tận cùng trên đỉnh. 


Toàn bộ khung nhà
được tính tóan cẩn thận, được đo cắt đục đẻo bào gọt hoàn chỉnh từng chi tiết,
được ráp thử riêng từng bộ với nhau trước khi dựng. Công đoạn chuẩn bị này là
chiếm nhiều thời gian và công sức nhất cho bộ khung mà vẫn chưa làm gì “động
thổ”. Cách làm nhà gỗ của người xưa tuy còn là “dân quê thôn dã” so với xã hội
công nghiệp ngày nay, nhưng nhờ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế
hệ nên xem ra lại rất khoa học và sáng tạo. Các thiết kế mộng, ngàm, con sẻ, con
nêm . . . gíup cho việc lắp ráp mau chóng mà vẫn vững chải, khi cần chuyển chổ ở
dời nhà đi thì tháo dỡ dễ dàng mà giữ được gần nguyên vẹn. Và điều quan trọng là
làm được nhiều công đoạn ngay tại dưới mặt đất, hạn chế bớt việc thi công trên
cao vừa khó khăn nguy hiểm lại mắc công leo lên leo xuống. 

Vào ngày lành tháng tốt dựng khung nhà thì có một lễ cúng để
khấn vái ông bà, đất đai, nhà cửa trong đó có Lễ thựơng đòn vong vào đúng giờ đã
được chọn trước. Lễ này do một người hội đủ phúc lộc thọ đứng ra cúng kiến và
chỉ đạo, kết hợp với gia trưởng, tộc trưởng, thợ cả và người hợp tuổi để đưa cây
đòn vong lên. Nếu bộ khung kịp lắp ráp, thường thì cũng mau vì đã chuẩn bị kỷ
lưỡng, thì cây đòn vong được đặt vào đúng chổ của nó luôn. Nếu không kịp ráp bộ
khung, vì chọn vào giờ quá sớm trong ngày hoặc vì bộ khung lớn và phức tạp hay
chưa kịp hoàn tất khâu chuẩn bị, thì cây đòn vong vẫn được đưa lên ngay vị trí
của nó sau này và đựơc giá đỡ tạm thời, tựơng trưng cho căn nhà sẽ đựơc cất lên
sau. Lễ này làm nghiêm trang lắm. Và như Dienbatn đã nói, có một cuốn lịch Tàu
được treo mãi mãi vào cây đòn vong, không ai đụng đến. 

Lẽ thông thường, gia chủ và thầy thợ làm nhà đều cầu mong
may mắn cho căn nhà mới. Căn nhà ở nào đựơc bình an hạnh phúc và làm ăn khấm khá
thì vị thợ cả được cho là “mát tay” và sẽ được đắt mối làm nhà. Trong quá trình
làm nhà thì gia chủ rất mực săn sóc thầy thợ, hoàn chỉnh trả công xong còn chiêu
đãi để tỏ lòng biết ơn. Tuy vậy, vẫn có đồn đãi cho rằng gia chủ nào đối đãi
thầy thợ không hậu hỉ sẽ bị thợ cả biết thuật Lỗ Ban ếm cho gia đạo bất hoà, làm
ăn thất bát, ngóc đầu không nổi. 

Nhân
tiện nhắc đến Lỗ Ban nên có vài lời về cây thước Lỗ Ban luôn. Đến giờ lưu truyền
vài chuẩn khác nhau về cây thước Lỗ Ban chẳng biết cái nào là đúng (cây thước
của ông Bố NT từng dùng thì dài 40,5 cm). Người thợ mộc ngày trước theo cây
thước Lỗ Ban này tìm “cung tốt” để tính toán và lên qui cách một số thông số
trong căn nhà. Bởi vì thầy thợ ai ai cũng theo thước này nên hoá ra nhà cửa có
một số qui cách rập khuôn giống nhau hoặc chỉ thay đổi xê xích chút ít nên cũng
thuận tiện cho việc thiết kế và thi công. Và nhìn chung, nếu “chọn” theo các số
đo thuộc cung tốt trên thước này thì nhà cửa, nội thất lại được phù hợp với đặc
điểm sinh lý chung của cơ thể con người, chẳng hạn như chiều cao, khổ vai, tầm
với tay, sải bước chân đi, khác biệt cao độ tương quan giữa ngồi xuống và đứng
thẳng lên … và cũng được thuận tiện trong ăn ở theo như tập quán sinh hoạt
thuở trước. 

Ngày nay thịnh hành kiểu
nhà bê tông đúc, nhà gạch xây một mái lợp ‘tole’ dốc thoai thoải, nên dù còn sử
dụng cây đòn tay để lợp mái nhà nhưng không còn cây đòn vong, vẫn cúng kiến làm
lễ khởi công động thổ đào móng nhưng không còn Lễ Thượng Lương và cũng hiếm thấy
quyển lịch Tàu bụi bám nằm treo trên nóc nhà. 

(Của anh Hồng Đức bên Palawan ).

BÙA THƯỢNG LƯƠNG DO DIENBATN KHÔI PHỤC LẠI TỪ BÙA CỔ
.



姜 太 公 在 此 百 無 禁
忌 
Đọc: Khương Thái Công tại thử bách vô cấm
kị
Nghĩa: Khương Thái Công tại đây, tà ma đi
hết.


ĐỒ LỄ THƯỢNG LƯƠNG

1/ Xôi – gà.

2/ một bộ Quan Thần linh ( mũ – áo – ủng – ngựa – 1000 vàng
hoa ) tất cả màu vàng+ 200 cuốn Thọ sinh kinh – tiền mã.

3/ 01 đĩa ngũ quả ( 5 loại ).

4/ o1 bình hoa cúc hay hồng.

5/ 3 cốc trà – 3 cốc rượu – 3 cốc nước.

6/ 9 cây nến cốc màu đỏ.

7/ Trầu cau – rượu – thuốc lá.

8/ ít giấy tiền vàng bạc cúng vong.

9/ Gạo , muối.

10/
01 tô cháo trắng.

11/ bỏng ngô, ngô ,
khoai luộc.

12/ 01 bó
hương.

13/ Một bộ Tam sên : Thịt luộc –
01 trứng vịt luộc – một nhúm tôm nõn.

Khi dọn đến nhà mới cần mang trước : Bàn thờ – Gạo đầy thùng
– Muối đầy hũ – Bật lửa mới vài cái.

THAM KHẢO THÊM.

Lệ
tục và Văn khấn trong ĐỘNG THỔ, CẤT NÓC.

Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu, cầu cúng từ lâu đã trở
thành truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông phương theo nguyên lý  “Thiên
Nhân hợp nhất”. Thủa xưa có đến 85 việc cần xem ngày, làm Lễ chia thành 7 nhóm
trong đó có các công việc liên quan tới tu sửa, làm mới các kiến trúc gồm 26
việc. Nay chỉ những sự kiện lớn của đời người mới tiến hành nghi thức
đó.

Đối với người Việt, làm nhà là một
trong ba việc lớn của đời người (lấy vợ, làm nhà, cha mẹ chết). Do đó từ xưa tới
nay, người ta luôn cẩn trọng trong việc phạt mộc, đào móng, dựng nhà, cất nóc,
vào nhà mới. Dân gian quan niệm nóc nhà (cây Thượng lương) rất quan trọng bởi
không có nóc không thành nhà. Do đó khi làm nhà, người ta làm lễ cất nóc, chữ
gọi là lễ Thượng lương. Ngày nay, nhà đổ mái bằng thì “cất nóc” là đổ mái tầng
cao nhất.

Gần đây việc trùng tu, tân
tạo đình, chùa, nhà thờ, đền, miếu theo dạng kiến trúc cổ nên “cất nóc” rất quan
trọng.

1. Chuẩn
bị:

1.1. Chọn
ngày:

Đây là việc lớn nên cần đi xem
ngày, chọn giờ. Yêu cầu chung nhất là ngày giờ đó phải: hợp với việc tạo tác, có
nhiều Cát thần, hợp với bản mệnh của người chủ sự, đủ điều kiện về xây dựng, tổ
chức. Thường chọn ngàứồc sao: Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …; tránh
ngày xấu là ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng
phục…..

1.2. Viết chữ, xin
bùa:

1.2.1. Chữ viết trên Thượng lương
thường là chỉ thời gian và phải nhờ người viết chữ đẹp. Chú ý rằng: chân chữ
hướng ra cửa, từ ngoài nhìn vào phía tay phải là điểm bắt đầu, số chữ có chữ
cuối đứng vào chữ “Sinh” (là 5, 9, 13, 17, 21, 25)Ví dụ: 

* Chữ đề trên cây nóc nhà làm năm 1925:

– Nguyên văn: 啟定十年歲乙丑四月二十一日良辰豎柱上樑大吉 (21
chữ).

– Phiên âm: Khải Định Thập niên
tuế Ất Sửu Tứ nguyệt Nhị thập Nhất nhật lương thời, thụ trụ thượng lương đại
cát

– Dịch nghĩa: Giờ lành ngày 21
tháng 4 năm Ất Sửu 1925, năm thứ Mười niên hiệu Khải Định dựng cây thượng lương
đạt nhiều điềm may mắn.

* Chữ đề trên
cây nóc khi trùng tu nhà năm 1931:


Nguyên văn: 皇朝保大六年歲次辛未四月十九日辰牌重修豎柱上樑大吉 (25 chữ).

– Phiên âm: Hoàng triều Bảo Đại Lục niên tuế thứ Tân Mùi Tứ
nguyệt Thập Cửu nhật thời bài, trùng tu – thụ trụ thượng lương đại
cát

– Dịch nghĩa: Ngày 19 tháng 4 năm
Tân Mùi 1931 năm thứ Sáu niên hiệu Hoàng triều Bảo Đại dựng cây thượng lương khi
trùng tu, đạt nhiều điềm may mắn.

1.2.2. Còn câu đầu ở bên phải là vế có âm trắc ở
cuối.

1.2.3. Một miếng vải đỏ có đề
ngày tháng tiến hành Lễ và mấy chữ:  姜太公在此 (Khương Thái công tại thử, tức Ông
Khương Thái công hiện ở đây), được treo vào Thượng lương hoặc thay miếng vải đỏ
bằng lá bùa Bát quái, để trừ tà ma. 

1.3. Sắm đồ lễ:

Ngày xưa phải cúng tam sinh (3 con vật), ngày nay đơn giản
hơn, nhưng cần phải có:

 – Một con gà;
Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.

– Một đĩa
muối; Một bát gạo; Một bát nước.

– Nửa
lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè.


Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm
trắng.

– Một đinh vàng hoa; Năm lễ vàng
tiền.

– Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu,
năm quả cau.

– Năm quả tròn; Chín bông
hoa hồng đỏ.

2. Nghi
thức:

Chuẩn bị tốt hiện trường: don nơi
đào móng, bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh sườn nhà.

Đúng ngày giờ đã chọn, để Lễ vật ở một cái mâm nhỏ rồi đặt
mâm lễ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất sẽ được đào
móng.

Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp
đèn, rót rượu, đốt nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn
(nhiều người mời Thầy) cáo gia tiên. Lễ xong, trước đây có đốt pháo, ngày nay
thường phụt pháo giấy. Tiếng pháo vừa biểu lộ sự vui sướng vừa để đuổi tà
ma.

Khi hương gần tàn gia chủ hoá tiền
vàng, rắc gạo, muối ra xung quanh rồi tự tay cuốc 7 nhát vào chỗ định đào móng
(nếu cất nóc thì kéo nóc đặt vào vị trí). Ngay sau đó tốp thợ có thể tiến hành
công việc[1].

Cũng trong dịp này, chủ
nhà mời bà con họ hàng tới chung vui “thụ lộc” và mừng cho gia
chủ.

Phảm vật cúng xong chia cho tốp
thợ 1 nửa.

3. Văn
khấn:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3
lần)

Con kính lạy[2] Chín phương Trời,
mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, Tiền chủ Hậu chủ chư vị
Tôn thần.

Con kính lạy Đương niên Quý
Tị niên Chí đức Tôn thần: Từ giả Đại  tướng Quân[3]; Ngài Đương niên chi Thần:
Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán
quan[4].

Con kính lạy các ngài Bản cảnh
Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo
quân: Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, Thổ địa Long mạch Tôn thần, Ngũ
phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Chính thần và Chư vị thần linh cai quản xứ này
.

Hôm nay là ngày ngày Rằm tháng Tám
năm Quý Tị, vào năm thứ 68 của nước CHXHCN Việt Nam, tức là vào thứ Năm, ngày 19
tháng 09 năm 2013.

Tín chủ con là:
Lương Đức Thuộc

Ngụ tại: thôn An Phong,
xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, rượu
thịt nước trong, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: tín
chủ con khởi tạo (hoặc cất nóc, xây cổng, sửa chữa hay xây mới…) căn nhà ở
thôn An Phong, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai để làm nơi cư ngụ
cho gia đình con, con cháu.

Nay chọn
được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho
phép được động thổ (hoặc cất nóc, xây cổng, sửa chữa hay xây
mới…).

Tín chủ con lòng thành lễ vật
dâng lên trước án thành tâm kính mời:

Ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn
thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị
Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ
Địa.

Ngài Định phúc Táo quân, các ngài
Địa chúa long mạch Tôn thần và tất cả các vị

Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành,
thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông,
chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu
như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại
xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh khuất mặt lẩn
khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử
không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thụ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ cũng như
chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý, từ đây
hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được
phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3
lần)

Lương Đức Mến (soạn từ nhiều nguồn tham khảo, dùng trong
gia tộc). 

[1] Nếu mượn tuổi làm
nhà:

– Trước đó phải làm giấy tờ bán
tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 99.000 đồng có làm giấy tờ, chủ
nhà giữ giấy này.

– Khi động thổ: người
mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh
khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở
về.

– Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2… và
tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương, khấn lễ, gia chủ vẫn
phải lánh mặt lúc làm lễ.

– Khi nhập
trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà
cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu,
lễ theo phần nhập trạch.

[2] Xem thêm ở
đây:
http://holuongduclaocai.blogspot.com/2013/08/chu-y-trong-phan-kinh-thinh-cua-van-khan.html

[3] Thay đổi từng năm trong Vòng luân phiên các Thái Tuế
tinh quân trong Lục thập Hoa giáp, xem tại đây:
http://holuongduclaocai.blogspot.com/2012/01/vong-thai-tue.html

[4] Tên quan Hành
khiển, Thần và Phán quan (Lưu niên Hành khiển) thay đổi theo Thập nhị Địa Chi
của năm, xem

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *